Trang chủNewsThời sựTổng thống Erdogan khát vọng đưa Thổ Nhĩ Kỳ trở lại vũ...

Tổng thống Erdogan khát vọng đưa Thổ Nhĩ Kỳ trở lại vũ đài thế giới


Từ những ký ức Ottoman

Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đã giành chiến thắng sít sao trong cuộc bầu cử vòng 2 diễn ra vào ngày 28/5 để tái đắc cử nhiệm kỳ thứ 3. Với 99,43% số phiếu đã được kiểm, kết quả chính thức do Hội đồng bầu cử tối cao Thổ Nhĩ Kỳ (YSK) công bố hôm Chủ nhật vừa rồi cho thấy ông Erdogan giành chiến thắng với 52,14% số phiếu bầu, trong khi đối thủ của ông, thủ lĩnh phe đối lập Kemal Kilicdaroglu nhận được 47,86%.

tong thong erdogan va khat vong dua tho nhi ky tro lai vu dai quoc te hinh 1

Biểu ngữ khổng lồ ủng hộ ông Erdogan được treo trên một bức tường ở Istanbul trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ năm nay – Ảnh: Wall Street Journal

Như vậy, ông Erdogan sẽ ngồi ở vị trí lãnh đạo quốc gia thêm 5 năm nữa, trở thành nguyên thủ tại vị lâu năm nhất của Thổ Nhĩ Kỳ thời hiện đại. Trong phát biểu trước một biển người ủng hộ đang reo hò trong khuôn viên Dinh Tổng thống ở Ankara sau khi giành chiến thắng vào tối Chủ nhật, ông Erdogan nhắc lại rằng hôm thứ Hai (30/5) sẽ đánh dấu kỷ niệm cuộc chinh phục Constantinople vào năm 1453, qua đó vẽ một đường xuyên suốt từ quá khứ đến những dấu ấn hiện tại của Thổ Nhĩ Kỳ trên trường thế giới.

“Ngày mai chúng ta sẽ đánh dấu cuộc chinh phục Istanbul một lần nữa. Người chỉ huy đẹp làm sao và những người lính của anh ấy đẹp làm sao, như người ta vẫn nói. Tôi coi tất cả các bạn là con trai và con gái của những bậc tiên tổ đó”, chính trị gia 69 tuổi phát biểu. “Những cuộc bầu cử này sẽ được ghi nhận như một bước ngoặt trong lịch sử”.

Lịch sử dường như đè nặng lên tâm trí của Erdogan. Đây không phải lần đầu ông Erdogan nhắc đến chủ đề vinh quang Đế chế Ottoman. Ông đã nói đến ký ức ấy của Thổ Nhĩ Kỳ nhiều lần trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm nay. Là một trong những nhà lãnh đạo Hồi giáo nổi tiếng nhất, ông Erdogan đã đưa Thổ Nhĩ Kỳ trở thành đối trọng cạnh tranh với Ả Rập Xê Út và Iran để giành ảnh hưởng trong cộng đồng Hồi giáo trên toàn thế giới.

Tổng thống Erdogan cũng mở rộng ảnh hưởng chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ trên khắp Trung Đông và Trung Á, thúc đẩy đất nước này xây dựng ngành công nghiệp vũ khí ấn tượng đồng thời đóng một vai trò quan trọng trên trường quốc tế, trong các vấn đề liên quan đến cuộc xung đột Nga – Ukraine và các cuộc chiến ở Syria, Iraq và Libya.

Giờ đây, khi ông bắt đầu thập kỷ cầm quyền thứ ba của mình, thế giới sẽ phải đối mặt với một chính khách linh hoạt đến mức không thể đoán trước – người sau khi sống sót sau một âm mưu đảo chính và nhiều cuộc khủng hoảng trong nước, song vẫn thể hiện sự xuất sắc trong việc mặc cả nhượng bộ từ các đồng minh cũng như đối thủ khi xoay trục.

“Ông ấy sẽ tiếp tục là người theo chủ nghĩa trao đổi”. Soner Cagaptay, tác giả của nhiều cuốn sách về Erdogan và là giám đốc Chương trình Nghiên cứu Thổ Nhĩ Kỳ tại Viện Washington về Chính sách Cận Đông, nhận định.

Những thách thức từ kinh tế

Tuy nhiên, các nhà phân tích chính trị cho rằng việc củng cố tầm nhìn của ông Erdogan về Thổ Nhĩ Kỳ như một cường quốc sẽ rất khó khăn. Chính những vấn đề đã khiến đối thủ của ông giành được sự ủng hộ không nhỏ – đồng tiền sụt giá và một trong những tỷ lệ lạm phát cao – đã hạn chế khả năng hành động của Tổng thống Erdogan và vẫn có dấu hiệu trở nên tồi tệ hơn.

Đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ đã giảm 0,4% vào thứ Hai, giao dịch gần mức thấp kỷ lục với tỷ giá 20,16 lira đổi 1 USD. Ngân hàng trung ương Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng cường bảo vệ đồng lira trước nguy cơ mất giá, làm cạn kiệt nguồn dự trữ ngoại tệ vốn đã hạn chế của nước này. Theo báo Wall Street Journal, chi phí bảo hiểm cho trường hợp vỡ nợ đối với trái phiếu chính phủ bằng ngoại tệ của Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng gần 25%.

Muốn đạt được tham vọng toàn cầu, ông Erdogan phải giải quyết những rắc rối tài chính của đất nước. Tài sản nước ngoài của Thổ Nhĩ Kỳ đã chìm trong sắc đỏ sau nhiều năm nước này chi hàng chục tỷ USD để chống đỡ đồng lira. Đồng nội tệ đã mất gần 80% giá trị so với USD trong 5 năm qua khi ông Erdogan gây áp lực buộc ngân hàng trung ương phải cắt giảm lãi suất bất chấp lạm phát cao – điều ngược lại với những gì các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới làm.

Nhu cầu về ngoại tệ của Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến ông Erdogan phụ thuộc sâu hơn vào Nga và các nước Vùng Vịnh. Moscow đã gửi cho Thổ Nhĩ Kỳ 15 tỷ USD vào năm ngoái để xây dựng một nhà máy điện hạt nhân và hoãn các khoản thanh toán của Ankara cho khí đốt tự nhiên có thể lên tới hàng tỷ USD, qua đó cung cấp cứu trợ cần thiết cho tài chính của Thổ Nhĩ Kỳ.

Ở Trung Đông, chính phủ Tổng thống Erdogan gần đây đã khôi phục quan hệ với một loạt đối thủ lâu năm trong nỗ lực chấm dứt nhiều năm căng thẳng do ông ủng hộ nhiều cuộc nổi dậy Mùa xuân Ả Rập năm 2011. Bằng cách hàn gắn quan hệ với Ả Rập Xê Út, UAE, Ai Cập và Israel, ông Erdogan hy vọng sẽ giảm bớt phần nào sự cô lập của Thổ Nhĩ Kỳ trong khu vực và giảm bớt phần nào tình trạng thiếu ngoại tệ của đất nước.

Nhưng các nhà kinh tế cho biết dòng tiền từ Nga và Vùng Vịnh sẽ không đủ để cứu trợ nền kinh tế với trị giá khoảng 900 tỷ USD của Thổ Nhĩ Kỳ. “Tổng thống Erdogan vẫn không có giải pháp hợp lý cho những vấn đề này. Ông ấy không có một chương trình rõ ràng để đối phó với nó và sẽ gặp rắc rối sau cuộc bầu cử”, Ilhan Uzgel – nhà phân tích và là cựu trưởng khoa quan hệ quốc tế tại Đại học Ankara, cho biết.

Những bài toán về đối ngoại

Về mặt đối ngoại, thách thức hàng đầu trong chương trình nghị sự của ông Erdogan sẽ là giải quyết bế tắc trong quan hệ với các đồng minh phương Tây liên quan đến việc ông sẵn sàng làm ăn với Nga và bảo vệ những gì ông coi là lợi ích lâu dài của Thổ Nhĩ Kỳ.

tong thong erdogan va khat vong dua tho nhi ky tro lai vu dai quoc te hinh 2

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Erdogan đang chịu sức ép phải nhượng bộ NATO trong vấn đề kết nạp Thụy Điển – Ảnh: EPA

Tổng thống Erdogan đôi khi đã khiến các nhà lãnh đạo Mỹ và châu Âu thất vọng vì tăng cường quan hệ kinh tế với Moscow, đồng thời bán máy bay không người lái và các vũ khí quan trọng khác cho cả Ukraine lẫn Nga và cấm tàu chiến các nước không liên quan tiến vào Biển Đen.

Các thủ đô phương Tây cũng lo ngại ông Erdogan đang gieo rắc sự chia rẽ trong NATO, tổ chức mà Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên từ những năm 1950. Ông Erdogan hiện đang ngăn Thụy Điển gia nhập NATO vì không hài lòng trước việc các chiến binh người Kurd bị cáo buộc đang lưu vong ở quốc gia Bắc Âu này. Ông đã đưa ra điều kiện tiên quyết cho việc gia nhập của Stockholm là phải dẫn độ các cá nhân bị Ankara truy nã về Thổ Nhĩ Kỳ.

Đề tài này đã nổi lên như trung tâm của một mạng lưới rối rắm các vấn đề gây căng thẳng giữa Ankara với Washington cũng như các cường quốc phương Tây khác. Chính quyền Tổng thống Joe Biden từng đặt điều kiện trong thương vụ bán phi đội F-16 trị giá 20 tỷ USD cho Thổ Nhĩ Kỳ rằng ông Erdogan phải đồng ý để Thụy Điển gia nhập NATO. Trong khi đó, các thành viên hàng đầu khác của NATO dự kiến sẽ gây áp lực buộc Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý mở rộng liên minh trước hội nghị thượng đỉnh diễn ra trong tháng Bảy.

“Chúng tôi đang bế tắc. Cần phải có một cuộc đối thoại để bắt đầu quan hệ với Liên minh châu Âu cũng như Mỹ”, Gulru Gezer, cựu viên chức ngoại giao cấp cao của Thổ Nhĩ Kỳ từng phục vụ ở cả Nga và Mỹ trong nhiệm kỳ trước của ông Erdogan, cho biết.

Nhưng đối với những người ủng hộ lâu năm của ông Erdogan, niềm tự hào về vị trí được sắp xếp lại của Thổ Nhĩ Kỳ trên bản đồ quyền lực thế giới vượt xa mọi lo ngại về tài chính hay các thách thức đối ngoại.

Refika Yardimci, một cử tri bỏ phiếu ở Istanbul hôm Chủ nhật, phát biểu: “Chúng tôi thấy những gì Tổng thống Erdogan đã làm cho đất nước, những cây cầu, con đường, ngành công nghiệp quốc phòng. Trước đây, đất nước chúng tôi ở trong hố sâu. Nhưng với lập trường quyết đoán của mình, ông ấy đã giúp Thổ Nhĩ Kỳ vươn lên”.

Nguyên Khánh





Nguồn

Cùng chủ đề

Biểu tình lan rộng ở Thổ Nhĩ Kỳ, hơn 1.100 người bị bắt

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ngày 24.3 khẳng định các cuộc biểu tình rầm rộ trong nước những ngày qua đã trở thành "phong trào bạo lực". ...

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ chỉ trích các cuộc biểu tình ở Istanbul

(CLO) Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan hôm thứ Hai tuyên bố rằng các cuộc biểu tình phản đối vụ bắt giữ Thị trưởng Istanbul Ekrem Imamoglu đã biến thành "phong trào bạo lực" và cảnh báo Đảng Nhân dân Cộng hòa (CHP) đối lập sẽ phải chịu trách nhiệm...

Mỹ ‘ra rìa’ trong dự án tái vũ trang 165 tỉ USD của châu Âu?

Các công ty vũ khí của Mỹ được cho là sẽ bị loại khỏi sáng kiến chi tiêu quốc phòng trị giá 165 tỉ USD của Liên minh châu Âu (EU), một sự thay đổi đáng kể trong quan hệ xuyên Đại Tây...

Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ Thị trưởng Istanbul Ekrem Imamoglu

Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ ngày 19.3 đã bắt giữ Thị trưởng Istanbul Ekrem Imamoglu, đối thủ chính của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan, như một phần của cuộc điều tra tham nhũng. ...

Phát hiện “tàu ma” 1.100 tuổi đến từ Dải Gaza

(NLĐO) - Chứa nhiều vật dụng còn nguyên vẹn, con "tàu ma" tiết lộ cả một tuyến đường thương mại từng rất tấp nập 11-12 thế kỷ trước. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khai mạc du lịch Cát Bà

(CLO) Chiều 30/3 tại Quần đảo Cát Bà - Di sản thiên nhiên thế giới, huyện Cát Hải tổ chức Khai mạc du lịch Cát Bà năm 2025 và Giải Marathon Cát Bà Amatina 2025 - Heritage Road (Sải bước trên miền di sản). ...

Tổng thống lâm thời Syria công bố thành lập chính phủ chuyển tiếp

(CLO) Ngày 29/3, Tổng thống lâm thời Syria Ahmed al-Sharaa đã công bố chính phủ chuyển tiếp với 23 bộ trưởng, đánh dấu giai đoạn mới sau khi chế độ của Bashar al-Assad sụp đổ vào tháng 12 năm ngoái. ...

Houthi tấn công tàu sân bay Mỹ ba lần trong 24 giờ

(CLO) Trong vòng 24 giờ qua, lực lượng vũ trang Houthi tại Yemen đã ba lần tấn công nhóm tàu chiến do tàu sân bay USS Harry S. Truman của Mỹ dẫn đầu tại Biển Đỏ. ...

Mùi tử khí và cảnh tượng hoang tàn khắp khu vực động đất ở Myanmar

(CLO) Mùi tử khí nồng nặc lan khắp đường phố Mandalay, Myanmar vào ngày 30/3 khi người dân tuyệt vọng tìm kiếm người sống sót giữa đống đổ nát, hai ngày sau trận động đất khiến hơn 1.600 người thiệt mạng. ...

Nét văn hóa truyền thống độc đáo có tại Lễ hội điện Huệ Nam

(CLO) Sáng ngày 30/3, Lễ hội truyền thống điện Huệ Nam (tên dân gian là điện Hòn Chén) được tổ chức tại địa điểm chính là điện Huệ Nam tọa lạc tại làng Hải Cát, phường Long Hồ, thành phố Huế. ...

Bài đọc nhiều

Điều ước đầu năm mới của tay vợt nữ số một Việt Nam Nguyễn Thùy Linh

(Dân trí) - Sau những ngày nghỉ quý giá bên gia đình dịp Tết cổ truyền, tay vợt nữ cầu lông số một Việt Nam đặt mục tiêu cải thiện vị trí trên bảng xếp hạng thế giới và hướng đến SEA Games với phong độ cao nhất. "Tôi xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể mọi người đã quan tâm và ủng hộ tôi trong thời gian qua. Nhân dịp năm mới kính chúc độc giả Dân trí...

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nêu các tiêu chí trong chuyển đổi xanh

Sáng ngày 8/6, trong khuổn khổ các hoạt động của Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) 2023, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp tục tham dự và là diễn giả chính phát biểu tại phiên thảo luận về “Phát thải ròng bằng không, phát triển bền vững, đa dạng sinh học” do Bộ trưởng Bộ trưởng An ninh năng lượng và trung hoà carbon Anh chủ trì.

Công tác đối ngoại là điểm sáng nổi bật của năm 2023

Công tác đối ngoại là điểm sáng nổi bật của năm 2023, đạt nhiều thành tựu quan trọng, có tính lịch sử, tạo thuận lợi mới, cơ hội mới, thời cơ mới để phát triển KTXH và tiếp tục củng cố, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Việt Nam – Trung Quốc tăng cường hợp tác vì lợi ích nhân dân hai nước

Chiều 25.10, Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Phó chủ tịch Quân ủy T.Ư Trung Quốc, thượng tướng Trương Hựu Hiệp, đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam. Chủ tịch nước Lương Cường bày tỏ vui mừng được gặp lại Phó chủ tịch Quân ủy T.Ư Trung Quốc Trương Hựu Hiệp, khẳng định VN và Trung Quốc là láng giềng núi liền núi, sông liền sông; có tình hữu nghị truyền thống "vừa là đồng chí, vừa là...

Liên tiếp bắt 5 vụ và 13 người mua bán, sử dụng ma tuý ở Thanh Hoá

Ngày 24/11, Công an tỉnh Thanh Hoá cho biết, từ 30/10 đến nay, Công an thị xã Bỉm Sơn liên tiếp phát hiện, bắt giữ 5 vụ, 13 người mua bán, tàng trữ và sử dụng trái phép chất ma túy.Điển hình, khoảng 12h ngày 30/10, qua công tác nắm tình hình Công an thị xã Bỉm Sơn phát hiện, bắt quả tang 2 người là Đặng Trung Thành (sinh năm 1973 ở phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm...

Cùng chuyên mục

Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư. Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường là một giải pháp quan trọng trong công cuộc cải tổ bộ máy hành chính hiện nay, nhằm tái cấu trúc tổ chức, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Xe mất phanh trước tai nạn?

(NLĐO) - Vụ xe khách rơi vực đèo Bảo Lộc đến hiện tại xác định 1 người chết và 3 người bị thương nặng. ...

Mới nhất

Giám khảo “áp lực” trước dàn thí sinh bước vào chung kết Dalat Best Dance Crew 2025

Giám khảo Viết Thành và Việt Max bất ngờ trước chất lượng thí sinh...

Làm rõ những giá trị nổi bật toàn cầu di sản khảo cổ Óc Eo – Ba Thê

VHO - Ban Quản lý di tích văn hóa Óc Eo vừa tổ chức hội nghị triển khai công tác xây dựng hồ sơ đề cử Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê tỉnh An Giang trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là Di...

Xây dựng hồ sơ Cảng Quy Nhơn – Điểm 300 ngày chuyển quân tập kết ra Bắc là di tích quốc gia

VHO - UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản số 2778/ UBND-NCVX gửi các Sở VHTTDL và Tài chính về chủ trương xây dựng hồ sơ khoa học di tích Cảng Quy Nhơn - Điểm 300 ngày chuyển quân tập kết ra Bắc để xếp hạng di tích quốc gia.  Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh này đồng...

Mới nhất