Trang chủPolitical ActivitiesTổng Bí thư yêu cầu 'đi sau thì phải đi tắt, đón...

Tổng Bí thư yêu cầu ‘đi sau thì phải đi tắt, đón đầu về khoa học công nghệ’

Thảo luận tại tổ sáng 15/2 về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, nghiên cứu khoa học như đi vào miền đất mới để khai phá, phải có sự ưu tiên.

Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu ‘đi sau thì phải đi tắt, đón đầu về khoa học công nghệ’ – Ảnh: TTXVN



Lý giải việc phải ban hành Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, Tổng Bí thư nêu rõ, khi khó khăn chồng chất, để chờ sửa một số luật, đặc biệt là Luật Khoa học, công nghệ theo chương trình thì nhanh nhất cũng phải đến cuối năm 2025. Việc triển khai Nghị quyết 57 sẽ bị chậm. “Tinh thần của nghị quyết đưa ra rồi nhưng chưa thể chế được bằng hệ thống pháp luật nên chúng tôi mới đề nghị phải có văn bản khẩn trương để đưa nghị quyết đi vào cuộc sống và có ý nghĩa”.

Tuy nhiên, trước ý kiến của các đại biểu về tên Nghị quyết, Tổng Bí thư cho rằng, đây không chỉ là tháo gỡ mà còn thúc đẩy, khuyến khích thì mới có thể phát triển được, cần phải tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu những vấn đề đại biểu nêu.

Cho rằng, “phạm vi của những vấn đề này quá lớn, đụng vào cái gì cũng khó khăn, khó khăn do những quy định của chúng ta”, theo Tổng Bí thư, đây cũng là một bài học để thấy đúng là thể chế là điểm nghẽn, nếu không gỡ thể chế thì không thể đi vào cuộc sống. Lựa chọn hình thức nghị quyết cũng là một cách thức để khẩn trương tháo gỡ và vì thế “Quốc hội phải có kỳ họp bất thường này để giải quyết những vấn đề không bình thường”.

Ông chia sẻ, “nghe các đại biểu phát biểu thế tôi thấy rất thấm việc đó”, đồng thời đề nghị khẩn trương đưa những Nghị quyết này đi vào cuộc sống. Rà soát lại đây mới chỉ là bước đầu. Cơ quan của Chính phủ trên cơ sở tổng hợp của các cơ quan, người dân, các doanh nghiệp mới hệ thống được đây là một số vấn đề đang cần tập trung tháo gỡ. Phạm vi nghị quyết đưa ra 3 nhóm để định hướng, tập trung giải quyết .

Nếu chúng ta không tập trung mà mở rộng, đi vào chi tiết những vấn đề cụ thể thì cũng không quy định được hết nên tinh thần “vừa chạy, vừa xếp hàng”, Tổng Bí thư bày tỏ.

Đặt câu hỏi ai cũng thấy giá trị, sự cần thiết của phát triển khoa học công nghệ mà tại sao không phát triển được, ông trích lời đại biểu là “nó vô cùng khó khăn, vô cùng nhiều vấn đề”. Sửa Luật Khoa học, công nghệ thôi cũng chưa đủ để thúc đẩy khoa học công nghệ phát triển.

Tổng Bí thư chỉ ra rằng, Luật Đấu thầu “có vấn đề”, “đấu thầu không khuyến khích mua đồ đắt tiền, cứ tìm thứ rẻ nhất, như thế thì mình sẽ trở thành bãi rác của khoa học công nghệ, thậm chí người ta cho mình khoa học công nghệ lạc hậu”.

Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, chúng ta đi sau thì phải biết đi tắt, đón đầu khoa học công nghệ, nếu không cứ “đi theo người ta thì lúc nào cũng “lũn cũn” đi sau”. Nhưng theo quy định của Luật Đấu thầu thì sẽ vướng, bởi “đấu thầu chỉ quan tâm về chuyện tiền nong và giá rẻ”. Bây giờ vẫn chỉ quan tâm giá rẻ nữa thì biết đến bao giờ mình thu hồi đủ vốn để lại tiến triển hơn như tốc độ của thế giới?, Tổng Bí thư đặt vấn đề.

Tổng Bí thư cũng chỉ ra, thực tế một số nền kinh tế vừa qua đi vào khoa học công nghệ không phát triển được là vì mắc vốn cũ, đang phải lúng túng lo thu hồi vốn mới cải tiến, đưa khoa học công nghệ mới vào. “Bây giờ mình lại đi vào vết xe này nữa là không nên”.

Ngoài ra, Tổng Bí thư đề cập đến đầu tư công, đầu tư tư, hợp tác công – công, hợp tác công – tư, cho rằng, mối quan hệ này phải đi tính đến hiệu quả, tránh máy móc.

Nói về câu chuyện miễn thuế, năm 2024 miễn thuế 200 tỷ đồng, nhưng con số thu lại cao hơn năm trước không miễn thuế lên đến 300 tỷ đồng, theo Tổng Bí thư Tô Lâm, miễn thuế mà thu được nhiều hơn thì phải miễn.

“Hôm trước họp Chính phủ, tôi rất xúc động khi Thủ tướng nói miễn thuế, giảm thuế để khuyến khích phát triển, rồi lại giảm lãi suất cho vay của ngân hàng. Ngân hàng cứ 5 – 7% như thế, người ta không vay tiền nữa, người ta không sản xuất kinh doanh, cả xã hội không phát triển. Giờ lãi suất thấp xuống, nhiều người vay, có khi lại cho vay được nhiều hơn. Nhiều người vay hơn thì anh thu lãi, tuy tỉ lệ thấp nhưng tổng lãi của ngân hàng lớn hơn”, ông nói.

Tổng Bí thư phân tích, chính sách khuyến khích thì phải quy định như thế nào để khuyến khích, chứ không chỉ lo việc thu nhiều phí, thu triệt để. Những chính sách này phải được thể hiện vào trong luật.

Theo Tổng Bí thư, để đáp ứng yêu cầu phát triển, phải tháo gỡ những rào cản, tất cả mọi người đều phải thực hiện, đi theo cùng hướng. Mục tiêu của chúng ta là phải là khuyến khích, không phải chỉ là tháo gỡ.

“Khoa học là một miền đất hoang vu, ai đi vào mà trúng thì thắng lợi lớn”, nêu quan điểm này, Tổng Bí thư cho biết, nếu không mạo hiểm, chờ đầy đủ thì sẽ không thể làm được. Nghị quyết 57 đã thấy được và có chủ trương về vấn đề này. Trước mắt là sửa Luật Khoa học, công nghệ, sau đó tiếp tục sửa các luật khác cho đồng bộ, sát với yêu cầu của thực tiễn. Để đi được vào cuộc sống, chúng ta phải đổi mới tư duy, đổi mới cách làm, nhìn thẳng vào vấn đề của thực tế để có cách tháo gỡ./.



Nguồn: https://moha.gov.vn/tintuc/Pages/danh-sach-tin-noi-bat.aspx?ItemID=56884

Cùng chủ đề

Sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện là phù hợp với tiến bộ thế giới

Theo GS Trần Ngọc Đường, việc sáp nhập tỉnh này với tỉnh kia không có vấn đề gì về Hiến pháp; việc bỏ cấp huyện và chỉ còn cấp tỉnh, xã cũng là hợp lý, phù hợp với tiến bộ thế giới. Trao đổi với VietNamNet về kết luận của Bộ Chính trị mới đây yêu cầu Đảng ủy Chính...

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 4 bộ trưởng các bộ mới thành lập

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 4 bộ trưởng gồm: Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Xây dựng Trần Hồng Minh, Bộ trưởng NN&MT Đỗ Đức Duy, Bộ trưởng Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung. Ngày 18/02/2025, Quốc hội thực hiện quy trình kiện toàn tổ chức bộ máy và nhân sự...

Thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình kỳ họp bất thường lần thứ 9, sáng nay (18/2), Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) với 463/465 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành. Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) - Ảnh: VGP/Nhật Bắc Ngày 13 và 14/2, Quốc...

Thủ tướng Chính phủ được dùng các biện pháp cấp bách khác luật khi thật cần thiết

Trường hợp thật cần thiết vì lợi ích quốc gia, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, bảo đảm tính mạng, tài sản của nhân dân, Thủ tướng quyết định áp dụng các biện pháp cấp bách khác quy định của pháp luật hiện hành. Sáng ngày 18/02/2025, Quốc hội thông qua Luật Tổ chức Chính phủ sửa đổi với 463/465...

Tăng thêm 2 Thứ trưởng để tổng số Thứ trưởng Bộ Nội vụ là không quá 7

Ngày 06/02/2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết số 1402/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tăng thêm số lượng Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện là phù hợp với tiến bộ thế giới

Theo GS Trần Ngọc Đường, việc sáp nhập tỉnh này với tỉnh kia không có vấn đề gì về Hiến pháp; việc bỏ cấp huyện và chỉ còn cấp tỉnh, xã cũng là hợp lý, phù hợp với tiến bộ thế giới. Trao đổi với VietNamNet về kết luận của Bộ Chính trị mới đây yêu cầu Đảng ủy Chính...

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 4 bộ trưởng các bộ mới thành lập

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 4 bộ trưởng gồm: Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Xây dựng Trần Hồng Minh, Bộ trưởng NN&MT Đỗ Đức Duy, Bộ trưởng Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung. Ngày 18/02/2025, Quốc hội thực hiện quy trình kiện toàn tổ chức bộ máy và nhân sự...

Thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình kỳ họp bất thường lần thứ 9, sáng nay (18/2), Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) với 463/465 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành. Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) - Ảnh: VGP/Nhật Bắc Ngày 13 và 14/2, Quốc...

Thủ tướng Chính phủ được dùng các biện pháp cấp bách khác luật khi thật cần thiết

Trường hợp thật cần thiết vì lợi ích quốc gia, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, bảo đảm tính mạng, tài sản của nhân dân, Thủ tướng quyết định áp dụng các biện pháp cấp bách khác quy định của pháp luật hiện hành. Sáng ngày 18/02/2025, Quốc hội thông qua Luật Tổ chức Chính phủ sửa đổi với 463/465...

Tăng thêm 2 Thứ trưởng để tổng số Thứ trưởng Bộ Nội vụ là không quá 7

Ngày 06/02/2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết số 1402/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tăng thêm số lượng Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội...

Bài đọc nhiều

Chuẩn bị chu đáo cho Lễ hội Festival gốm, khinh khí cầu quốc tế Đồng Nai 2025

Sáng 12/02, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Dương Minh Dũng và Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Sơn Hùng đã chủ trì buổi làm việc với các sở, ngành, doanh nghiệp về công tác chuẩn bị cho Lễ hội Festival gốm, khinh khí cầu quốc tế Đồng Nai 2025 (Festival gốm, khinh khí...

Hội nghị “Tổng kết ngành hàng cá tra năm 2024 và bàn giải pháp triển khai nhiệm vụ năm 2025”…

Báo cáo tại Hội nghị, Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân cho biết, sản lượng cá tra năm 2024 ước tính đạt đạt 1,67 triệu tấn, bằng 99% so cùng kỳ 2023. Tính đến ngày 15/10/2024, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 1,56 tỉ USD, tăng 8,9% so cùng kỳ năm 2023, cả năm ước đạt 2 tỷ USD. Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng là không đồng đều do có sự cạnh tranh gay gắt từ các quốc gia...

Tình hình sản xuất công nghiệp tháng đầu năm 2025

(MPI) - Tết Nguyên đán Ất Tỵ diễn ra trong tháng 01/2025 nên số ngày làm việc ít hơn so với tháng trước và cùng kỳ năm trước. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 01 năm 2025 ước tính giảm 9,2% so với tháng trước và tăng 0,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,6%. ...

Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản tham dự Triển lãm Supermarket Trade Show 2025

Triển lãm SMTS là một trong những hội chợ triển lãm thường niên về thương mại có quy mô lớn nhất ở Nhật Bản do Hiệp hội Siêu thị quốc gia Nhật Bản chủ trì tổ chức. SMTS là nơi tụ họp của rất nhiều công ty có danh tiếng của Nhật Bản và nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất, bán buôn và bán lẻ, phân phối các sản phẩm thực phẩm vào hệ thống các chuỗi...

Mời tham dự các hội chợ, triển lãm tháng 3 năm 2025 tại Ấn Độ

Các hội chợ, triển lãm tại Ấn Độ được tổ chức chuyên nghiệp, thu hút hàng nghìn doanh nghiệp từ khắp nơi trên thế giới. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng cơ hội này để quảng bá sản phẩm, thiết lập quan hệ hợp tác và ký kết các hợp đồng giá trị lớn. Để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Ấn Độ, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ xin giới...

Cùng chuyên mục

Chiến lược dữ liệu quốc gia

Một số mục tiêu chính của Chiến lược dữ liệu quốc gia gồm: Xây dựng thể chế, chính sách: Tập trung nghiên cứu, xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số trong đó quy định các hình thức sở hữu dữ liệu, quyền tài sản dữ liệu, chính sách mua bán dữ liệu, đưa dữ liệu trở thành một loại tài sản được pháp luật bảo vệ và tạo thị trường dữ liệu; Nghiên cứu xây dựng chính sách...

Tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử...

Ngày 11/2/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Chỉ thị số 04/CT-TTg về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc...

Cống âu Rạch Mọp (Sóc Trăng) góp phần phục vụ sản xuất và kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông…

Cống âu Rạch Mọp khởi công ngày 5/1/2023, tại xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách và xã Song Phụng, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Cống xây dựng trên sông Rạch Mọp với quy mô: chiều rộng thông nước 85m với 2 khoang cống (mỗi khoang rộng 35m), 1 khoang âu thuyền rộng 15m. Ngoài ra, còn có các công trình phụ trợ như nhà quản lý có kết cấu móng, cột bằng bê tông cốt thép, hệ thống...

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đức Liêm và Chính trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hiện nay

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng nói chung, về đức Liêm và Chính nói riêng là tài sản quý báu của Đảng và nhân dân ta, vẹn nguyên giá trị, mở đường đổi mới, soi sáng tương lai, trường tồn cùng dân tộc và nhân loại. Hiểu thấu và thực hiện đúng tư tưởng Hồ Chí Minh về...

Mới nhất

Chuyện dùng ‘luật đời’- mạnh được, yếu thua trên đường phố

Theo phân tích của Tiến sĩ Nguyễn Như Trang, về tâm lý cá nhân, người nghĩ bản thân nhiều tiền hoặc mạnh hơn người khác thường tự cho mình quyền giải quyết việc va chạm theo kiểu luật “luật đời” mạnh được, yếu thua... Thời gian gần đây, liên tục xuất hiện những clip ghi lại hình ảnh ‘luật đời’-...

Vì sao ngân hàng đổ tiền vào ‘Anh trai chông gai’ đứng đầu về hút vốn giá rẻ?

Tiền gửi không kỳ hạn (CASA) của 27 ngân hàng niêm yết tính đến 31/12/2024 chiếm khoảng 20% tổng tiền gửi của khách hàng. Techcombank tiếp tục chiếm vị trí dẫn đầu về huy động nguồn vốn được coi là giá rẻ nhờ loạt giải pháp mới được triển khai. Top 3 bỏ xa phần còn lại Theo báo cáo tài...

Giá vàng hôm nay 21/2/2025 tiếp tục phá đỉnh, nhẫn trơn và miếng SJC ‘hoà nhịp’?

Giá vàng hôm nay 21/2/2025 trên thị trường quốc tế tăng vọt, tiếp tục lập đỉnh mới. Vàng nhẫn và miếng SJC cũng tăng mạnh trong phiên hôm qua, liệu nhẫn trơn có tiếp tục có thêm kỷ lục? Giá vàng trên sàn Kitco lúc 21h00 ngày 20/2 (theo giờ Việt Nam) giao dịch ở mức 2.942,1 USD/ounce, tăng 0,9%...

Giá tiêu hôm nay 21/2/2025, trong nước đi ngang, thế giới giảm

Giá tiêu hôm nay 21/2/2025, giá tiêu trực tuyến, giá tiêu Đắk Lắk, giá tiêu Đắk Nông, giá tiêu Bình Phước, giá tiêu Gia Lai, giá tiêu ngày 21/2. Giá tiêu trong nước hôm nay Giá tiêu hôm nay được cập nhật lúc 4h30 sáng ngày 21/2/2025 như sau, giá tiêu trong nước...

Đặc sản Bình Thuận, con tôm tươi rói đem nấu canh rau lủi, loại rau rừng, ăn ngon hơn cá thịt

Ký ức về quê hương là những kỷ niệm gắn liền với những món ăn của tuổi thơ ở vùng đất La Gàn (Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận)....

Mới nhất