Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếTốc độ tăng dân số của Việt Nam đang giảm

Tốc độ tăng dân số của Việt Nam đang giảm


Ngày 4/7/2024, Sở Y tế Hà Nội phối hợp với UBND huyện Đông Anh tổ chức lễ Mít tinh kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới với chủ đề “Đầu tư cho công tác dân số là đầu tư cho phát triển bền vững”.

Năm 2024 là tròn 30 năm (1994-2024) thực hiện Chương trình Hành động Hội nghị quốc tế về Dân số và phát triển, Cairo1994 – tại Hội nghị này, các Quốc gia đều đồng thuận với quan điểm cho rằng cần đặt con người vào vị trí trung tâm và khẳng định mối quan hệ chặt chẽ giữa dân số và phát triển.





Tại Việt Nam, công tác dân số Việt Nam trong 30 năm qua đã có những thành tựu đáng kể.

Việc lồng ghép đầy đủ các vấn đề dân số vào các chiến lược phát triển, vào công tác lập kế hoạch, ra các quyết định và phân bổ nguồn lực ở các cấp, vùng nhằm giải quyết hợp lý các chỉ tiêu dân số, bao gồm tỷ lệ tăng dân số, cơ cấu tuổi, mức sinh, mức chết, di cư… đều ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của phát triển con người, kinh tế và xã hội.

Tuy nhiên, theo Quỹ Dân số Liên hợp quốc thế giới vẫn còn đối mặt với nhiều vấn đề như tử vong bà mẹ liên quan đến thai sản, nhu cầu về kế hoạch hóa gia đình chưa được đáp ứng, bạo lực đối với phụ nữ, mang thai ở tuổi vị thành niên.

Tại Việt Nam, công tác dân số Việt Nam trong 30 năm qua đã có những thành tựu đáng kể, Việt Nam đã áp dụng những cách tiếp cận sáng tạo để giải quyết tình trạng bất bình đẳng và thu hẹp khoảng cách về phát triển kinh tế xã hội giữa các vùng và các nhóm dân cư. Việt Nam cũng vừa vượt mốc 100 triệu dân. Tuổi thọ của người dân được nâng cao, đạt 73,7 tuổi năm 2023.

Việt Nam đã vượt qua các xu hướng toàn cầu về giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ trong 30 năm qua và tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại đạt mức cao trên thế giới.

Tầm vóc, thể lực người Việt Nam có bước cải thiện. Dân số đã có sự phân bố hợp lý hơn, gắn với quá trình đô thị hoá, công nghiệp hóa và yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Song Việt Nam công tác dân số vẫn còn những khó khăn, thách thức như chênh lệch mức sinh đáng kể giữa các vùng, đối tượng và nguy cơ không đạt mức sinh thay thế trên phạm vi toàn quốc; tốc độ già hóa dân số nhanh; tỷ số giới tính khi sinh cao; tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vẫn chậm khắc phục.

Cụ thể, theo Bộ Y tế, tỷ số giới tính khi sinh vẫn luôn ở mức cao. Tỷ số giới tính khi sinh ở mức sinh học bình thường là từ 104 – 106/100 trẻ em gái. 

Ở Việt Nam, từ 2009, kết quả tổng điều tra dân số đã ghi nhận, tỷ số này đã vượt mức sinh học bình thường và từ 2010, tỷ số này đã ở ngưỡng đáng báo động là 110,5 trẻ em trai/100 trẻ em gái. Cá biệt, có nơi tỷ số này từng lên đến 114/100.

Thông tin về các yếu tố giảm mức độ gia tăng dân số, ông Lê Thanh Dũng, Cục trưởng Cục Dân số, Bộ Y tế cho biết, tại Việt Nam, theo các nghiên cứu, điều tra trong nước, tuổi kết hôn tăng nhưng lại giảm tỷ lệ kết hôn. Điều này cho thấy xu hướng kết hôn muộn, không muốn kết hôn, không muốn sinh con, sinh muộn, sinh ít, sinh thưa ngày càng cao và có xu hướng lan rộng.

Theo ước tính của các chuyên gia về dân số, tốc độ tăng dân số của Việt Nam đang giảm, bình quân giai đoạn 2017 – 2020 là tăng 1,07%. 

Tuy nhiên, do mức sinh có xu hướng giảm nhẹ nên tốc độ tăng dân số giảm dần trong những năm gần đây (tốc độ tăng dân số trung bình năm 2022 là 0,98%, năm 2023 là 0,84%) và dự báo tiếp tục giảm trong những năm tiếp theo, theo dự báo dân số Việt Nam 2019 – 2069 của Tổng cục Thống kê.

Trong trường hợp mức sinh giảm mạnh như phương án thấp thì sau năm 2054, dân số Việt Nam sẽ bắt đầu tăng trưởng âm và mức giảm dân số ngày càng lớn.

Ngược lại, nếu mức sinh thay thế vẫn được duy trì ổn định trong suốt thời kỳ dự báo đúng như mục tiêu Nghị quyết số 21/NQ-TW của Ban Chấp hành T.Ư khóa XII ngày 25.10.2017 về công tác dân số trong tình hình mới đề ra thì đến cuối thời kỳ dự báo, dân số Việt Nam vẫn tăng nhẹ, bình quân mỗi năm giai đoạn 2064 – 2069, dân số tăng 0,17%, tương đương 200.000 người mỗi năm.

Như vậy, nếu mức sinh tiếp tục giảm, số người được sinh ra ngày càng ít đi thì tương lai lực lượng dân số trong độ tuổi lao động sẽ giảm, trong khi tuổi thọ trung bình của người Việt Nam tăng nhanh dẫn đến tỷ trọng dân số già sẽ chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng dân số và Việt Nam sẽ có cơ cấu dân số già.

“Vì vậy, Việt Nam cần chú trọng can thiệp ngay khi có dấu hiệu xu hướng mức sinh giảm ở phạm vi rộng để tránh việc mức sinh xuống thấp”, ông Dũng cho biết.

Riêng với Thủ đô Hà Nội, ông Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho rằng, quy mô dân số lớn, địa bàn dân cư rộng, dân trí không đồng đều.

Một số bộ phận người dân vẫn còn tâm lý muốn có nhiều con và thích có con trai dẫn đến việc tỷ số giới tính khi sinh của thành phố vẫn còn ở mức cao, có xu hướng giảm nhưng không bền vững.

Thêm vào đó, tỷ lệ người cao tuổi tăng nhanh vì thế già hóa dân số đang là một thách thức lớn của Hà Nội đòi hỏi phải có một kế hoạch chủ động ứng phó và những chính sách phù hợp nhằm bảo đảm tốt hơn sức khỏe, an sinh xã hội và quyền lợi của người cao tuổi…

Trước thực tế đó, các cấp chính quyền phải coi công tác dân số và phát triển là một bộ phận quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội ở các cấp, là nội dung trọng tâm trong chương trình hoạt động của chính quyền và các ngành, đoàn thể.

Để tạo ra sự ổn định trong công tác dân số, theo ông Trần Văn Chung, thời gian tới, Hà Nội cần tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chính quyền; sự vào cuộc tham gia của các ngành, đoàn thể. Bảo đảm nguồn lực đáp ứng yêu cầu triển khai toàn diện các nhiệm vụ, giải pháp về công tác dân số. Kiện toàn và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân số từ thành phố đến cơ sở.

“Chúng ta cần nghiêm túc đánh giá kiểm điểm tình hình thực hiện của địa phương. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, các nội dung và giải pháp thực hiện công tác dân số ở các cấp. Cùng với đó, tăng cường công tác thanh tra đối với các hoạt động can thiệp lựa chọn giới tính thai nhi theo quy định để hạn chế tối đa chênh lệch giới tính khi sinh”, ông Trần Văn Chung nhấn mạnh.





Nguồn: https://baodautu.vn/toc-do-tang-dan-so-cua-viet-nam-dang-giam-d219313.html

Cùng chủ đề

Việt Nam có thể ‘dư thừa’ 2,5 triệu nam giới vào năm 2059

Thông tin do bà Hoàng Thị Thơm, Phó Cục trưởng Cục Dân số, Bộ Y tế cho biết tại tập huấn cập nhật thông tin cho báo chí trong cách thức truyền thông về lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới, ngày 28/11.Việt Nam xuất hiện tình trạng mất cân bằng giới bắt đầu từ năm 2006, với tỷ số giới tính khi sinh là 109,8 bé trai/100 bé gái. “Chúng ta đã khống chế...

Đã xử lý nhiều vi phạm nghiêm trọng về thực phẩm

Tin mới y tế ngày 9/8: Đã xử lý nhiều vi phạm nghiêm trọng về thực phẩmTừ năm 2022 đến nay, Bộ Y tế đã chuyển 16 vụ việc liên quan đến sản xuất, buôn bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa chất cấm, có dấu hiệu nhập khẩu, kinh doanh hàng giả, sử dụng giấy tờ giả đến cơ quan Công an. ...

Chênh lệch giới tính khi sinh tăng cao

Năm 2023, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh vẫn ở mức cao, 112 bé trai trên 100 bé gái, trong khi tỷ số tự nhiên khoảng 105/100. Báo cáo Tình hình dân số, lao động và việc làm quý IV và cả năm 2023 của Tổng cục Thống kê cho thấy tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam vẫn ở mức cao. Năm 2022, tỷ số này là 113,7 bé trai trên 100 bé...

Chênh lệch giới tính khi sinh vẫn cao

Năm 2023, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh vẫn ở mức cao, 112 bé trai trên 100 bé gái, trong khi tỷ số tự nhiên khoảng 105/100. Báo cáo Tình hình dân số, lao động và việc làm quý IV và cả năm 2023 của Tổng cục Thống kê cho thấy tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam vẫn ở mức cao. Năm 2022, tỷ số này là 113,7 bé trai trên 100 bé...

Bảo vệ quyền của các em gái hôm nay là bảo đảm một tương lai công bằng hơn

Ngày 6/10, tại Hà Nội, UBND quận Hai Bà Trưng phối hợp với Sở Y tế Hà Nội tổ chức Hội nghị biểu dương trẻ em gái chăm ngoan, học giỏi trong các gia đình tiêu biểu thực hiện tốt chính sách dân số nhân Ngày Quốc tế Trẻ em gái 11/10. Đẩy mạnh truyền thông, giáo dục nhằm giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinhTiền Giang: Phát động chiến dịch truyền thông mất cân bằng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đề xuất đưa vắc-xin phòng bệnh do phế cầu vào Chương trình tiêm chủng mở rộng

Bộ Y tế vừa đề xuất bổ sung vắc-xin phòng bệnh do phế cầu vào Chương trình tiêm chủng mở rộng, đồng thời đưa bệnh do phế cầu vào danh mục các bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải tiêm vắc-xin cho trẻ em. Tin mới y tế ngày 5/2: Đề xuất đưa vắc-xin phòng bệnh do phế cầu vào Chương trình tiêm chủng mở rộngBộ Y tế vừa đề xuất bổ sung vắc-xin phòng bệnh do phế cầu vào Chương...

Bệnh cúm cần nhập viện khi có các triệu chứng nghiêm trọng

Cúm mùa là bệnh lý truyền nhiễm do virus cúm thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra, bao gồm ba nhóm chính: A, B, và C. Bệnh cúm cần nhập viện khi có triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao kéo dài trên 3 ngày, khó thở, đau ngực, môi tím tái. Tin mới y tế ngày 7/2: Bệnh cúm cần nhập viện khi có các triệu chứng nghiêm trọngCúm mùa là bệnh lý truyền nhiễm do virus cúm thuộc họ Orthomyxoviridae...

Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang “nóng”

Theo thống kê từ Bộ Y tế, trong năm 2024, Việt Nam ghi nhận 289.876 trường hợp mắc cúm mùa, tăng 17,9% so với năm 2023 (353.108 ca). Tin mới y tế ngày 6/2: Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang “nóng”Theo thống kê từ Bộ Y tế, trong năm 2024, Việt Nam ghi nhận 289.876 trường hợp mắc cúm mùa, tăng 17,9% so với năm 2023 (353.108 ca). ...

TP.HCM mời gọi đầu tư 535 dự án vào TP. Thủ Đức, tổng vốn 800.000 tỷ đồng

TP.HCM công bố Đồ án quy hoạch chung TP.Thủ Đức đến năm 2040 và mời gọi đầu tư 535 dự án, với tổng nguồn vốn hơn 800.000 tỷ đồng. TP.HCM mời gọi đầu tư 535 dự án vào TP. Thủ Đức, tổng vốn 800.000 tỷ đồngTP.HCM công bố Đồ án quy hoạch chung TP.Thủ Đức đến năm 2040 và mời gọi đầu tư 535 dự án, với tổng nguồn vốn hơn 800.000 tỷ đồng. ...

Huyện Đông Anh có thêm 5.100 m2 đất đấu giá, liệu giá trúng có lập đỉnh?

Hiện nhiều lô đất thổ cư tại xã Xuân Canh (huyện Đông Anh, Hà Nội), địa phương vừa được giao đất đấu giá, đã chạm mốc 180 triệu đồng/m2. Không ít nhà đầu tư đã tới đây “săn” đất để đón đầu quy hoạch hạ tầng. Huyện Đông Anh có thêm 5.100 m2 đất đấu giá, liệu giá trúng có lập đỉnh?Hiện nhiều lô đất thổ cư tại xã Xuân Canh (huyện Đông Anh, Hà Nội), địa phương vừa được...

Bài đọc nhiều

USAID ‘tạm nghỉ’ trên toàn cầu, dự án phòng chống lao, HIV/AIDS tại Việt Nam bị ảnh hưởng

Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã có thông tin chính thức về việc “nghỉ phép hành chính” trên toàn cầu từ 7-2. Điều này đồng nghĩa với việc những dự án USAID đang thực hiện tại Việt Nam cũng bị tạm dừng. ...

5 thói quen buổi sáng giúp thận luôn khỏe mạnh

Thận là một trong những cơ quan quan trọng nhất cơ thể vì đảm nhận chức năng lọc máu, loại bỏ độc tố, điều chỉnh độ pH, muối, kali và một số chức năng khác. Do đó, chăm sóc sức khỏe thận là...

Đua trend trữ bánh chưng, bánh tét sau Tết, chuyên gia dinh dưỡng lưu ý gì?

Sau Tết, nhiều người tìm cách bảo quản và chế biến lại bánh chưng, bánh tét để sử dụng lâu hơn mà vẫn giữ trọn hương vị. Bác sĩ Ngô Thị Hà Phương, Viện Dinh dưỡng quốc gia, khuyên hạn chế rán bánh vì...

Bảo đảm nguồn máu quốc gia nhờ sự sẵn sàng của xã hội

NDO - "Lực lượng" nhà hảo tâm cứ căn tới ngày sinh nhật là đi hiến máu, thậm chí hiến máu ngay cả dịp Tết, với tinh thần như vậy nên dù có hai đợt cao điểm Tết liên tiếp vừa qua cũng không xảy ra hiện tượng thiếu máu" - PGS. TS. Trần Ngọc Quế, Giám đốc Trung tâm Máu quốc gia, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương phấn khởi chia sẻ cùng Báo...

Cùng chuyên mục

Uống rượu có xua tan nỗi buồn?

Một nghiên cứu mới từ Đại học Y khoa Chicago tiết lộ những người mắc chứng rối loạn sử dụng rượu (AUD) và trầm cảm trải qua mức độ kích thích và khoái cảm cao khi say rượu, tương tự những người uống rượu nhưng không bị trầm cảm. ...

Người phụ nữ ở Hà Nội mắc ung thư vú cả 2 bên cùng lúc

GĐXH - Theo các bác sĩ, ung thư vú cùng lúc ở cả hai bên là một dạng bệnh lý vô cùng hiếm, chỉ chiếm khoảng 0,2% trong tổng số các ca ung thư vú. ...

Đề xuất đưa vắc-xin phòng bệnh do phế cầu vào Chương trình tiêm chủng mở rộng

Bộ Y tế vừa đề xuất bổ sung vắc-xin phòng bệnh do phế cầu vào Chương trình tiêm chủng mở rộng, đồng thời đưa bệnh do phế cầu vào danh mục các bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải tiêm vắc-xin cho trẻ em. Tin mới y tế ngày 5/2: Đề xuất đưa vắc-xin phòng bệnh do phế cầu vào Chương trình tiêm chủng mở rộngBộ Y tế vừa đề xuất bổ sung vắc-xin phòng bệnh do phế cầu vào Chương...

Tổn thương phổi sau nhiễm cúm A, lưu ý dấu hiệu cần nhập viện

Người già, trẻ nhỏ viêm phổi vì cúm AMới đây, các bác sĩ BV...

Giàu vẫn ăn cắp vặt, thói quen hay bệnh lý?

Thực tế, nhiều người có hành vi ăn cắp vặt dù không thiếu thốn kinh tế hay ăn cắp không vì lợi ích tài chính. Hội chứng ăn cắp vặt là gì?Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, chuyên gia tâm lý Nguyễn Ngọc Hoàng,...

Mới nhất

Nhân dân đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của CSGT trong kỳ nghỉ Tết

Cử tri và nhân dân đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của lực lượng CSGT trong việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông, nhờ vậy tai nạn giao thông trong 9 ngày nghỉ Tết giảm so với cùng kỳ năm ngoái. ...

Nhiều quy định mới nghiêm ngặt hơn, hàng nông sản xuất khẩu EU vướng thêm rào cản

Thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển, Liên minh châu Âu (EU) đang áp dụng các quy định nghiêm ngặt hơn về an toàn thực phẩm và bền vững. ...

Người phụ nữ ở Hà Nội mắc ung thư vú cả 2 bên cùng lúc

GĐXH - Theo các bác sĩ, ung thư vú cùng lúc ở cả hai bên là một dạng bệnh lý vô cùng hiếm, chỉ chiếm khoảng 0,2% trong tổng số các ca ung thư vú. ...

Cơ hội để học sinh/sinh viên nữ Việt Nam “Một ngày làm Đại sứ”

Nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 và 50 năm kỷ niệm ngày thiết lập quan...

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về “ao ước” trong điều động, thuyên chuyển giáo viên

(NLĐO)- Ngày 7-2, tiếp tục phiên họp thứ 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề lớn về tiếp thu,...

Mới nhất