Trang chủNewsNhân quyềnToàn cảnh phiên tranh tụng vụ kiện chất độc da cam/dioxin của...

Toàn cảnh phiên tranh tụng vụ kiện chất độc da cam/dioxin của bà Trần Tố Nga, sẽ có phán quyết vào ngày 22/8

Phiên tranh tụng tại Tòa án phúc thẩm Paris (Pháp) liên quan đến vụ kiện chất độc da cam/dioxin của bà Trần Tố Nga cho thấy bị đơn bị đuối lý khi chỉ viện vào “quyền miễn trừ”, mở ra hy vọng về một phán quyết có lợi cho bà Trần Tố Nga vào ngày 22/8 tới.

Toàn cảnh phiên tranh tụng vụ kiện chất độc da cam của bà Trần Tố Nga, sẽ có phán quyết vào ngày 22/8
Bà Trần Tố Nga sau phiên xử phúc thẩm tại Paris, Pháp, ngày 7/5. (Nguồn: Nhân Dân)

Lập luận của hai bên tại phiên tranh tụng

Từ 8h ngày 7/5, những người ủng hộ bà Trần Tố Nga đã có mặt trước cửa Tòa án Paris. Phòng xử án chật kín người tham dự. Do không đủ ghế nên nhiều người phải đứng suốt hơn 3 giờ diễn ra phiên tòa. Cuối phòng là 3 vị thẩm phán ngồi lắng nghe ý kiến tranh tụng của mỗi bên.

Hai luật sư tình nguyện giúp bà Trần Tố Nga trong vụ kiện là Bertrand Repolt và William Bourdon cho rằng, các công ty hóa chất đã cung cấp chất diệt cỏ cho quân đội Mỹ sử dụng tại chiến trường Việt Nam phải có trách nhiệm với hành động của mình và không được hưởng “quyền miễn trừ” vì phục vụ nhà nước Mỹ.

Các luật sư khẳng định đủ bằng chứng cho thấy các doanh nghiệp này tham gia dự thầu tự nguyện, có quyền tự quyết định về việc sản xuất, cũng như hàm lượng của chất độc dioxin trong chất diệt cỏ cung cấp cho quân đội Mỹ giai đoạn 1961-1971 ở Việt Nam. Các hành động này đã gây ra hậu quả thảm khốc cho con người và môi trường Việt Nam, kéo dài đến tận ngày nay.

Bản thân bà Trần Tố Nga, thân chủ của họ, là nạn nhân của chất độc này và phải chịu hậu quả rất nghiêm trọng như mất đứa con đầu lòng, các con khác đều bị ảnh hưởng về sức khỏe, bản thân bị ung thư… Các luật sư cũng nêu ra quyền được xét xử là quyền cơ bản của bà Trần Tố Nga và mong có thể giành lại công lý cho nạn nhân.

Bị đơn chỉ vin vào “quyền miễn trừ”

Về phía mình, các luật sư đại diện cho 14 doanh nghiệp hóa chất phủ nhận trách nhiệm của thân chủ, khẳng định các doanh nghiệp này đã hành động theo yêu cầu của quân đội Mỹ, do đó họ viện dẫn “quyền miễn trừ” cho phép một nhà nước tránh bị truy tố tại tòa án của một quốc gia khác để từ đó phủi bỏ trách nhiệm đối với những hậu quả mà sản phẩm của các doanh nghiệp gây ra tại chiến trường Việt Nam.

Sau 3 giờ tranh tụng, các thẩm phán đã ghi nhận ý kiến của mỗi bên và cho biết sẽ đưa ra phán quyết vào ngày 22/8 tới.

Phát biểu với các phóng viên sau phiên tòa, các luật sư đại diện của bà Trần Tố Nga cho biết, mỗi bên đều có lý lẽ để bảo vệ luận điểm của mình. Phía bị đơn cho rằng họ được hưởng quyền miễn trừ vì làm theo ủy quyền của nhà nước Mỹ, mà theo luật quốc tế thì không cho phép tòa án nước này phán quyết hoặc truy tố một nước khác.

Còn các luật sư của bà Trần Tố Nga khẳng định không có ý định kiện nhà nước Mỹ mà chỉ muốn đưa ra bằng chứng để yêu cầu các công ty hóa chất chịu trách nhiệm về việc sản xuất chất độc da cam/dioxin một cách chủ động, độc lập và với mục đích thương mại, kiếm lợi trên sản phẩm độc hại đó.

Luật sư Bertrand Repolt cho biết, bản thân Tòa án Mỹ cũng đã kết luận rằng, chất diệt cỏ không phải là vũ khí chiến tranh, do đó, các công ty này không được hưởng quyền miễn trừ. Trong khi đó, luật sư William Bourdon khẳng định có niềm tin vào cuộc chiến pháp lý này.

Bà Trần Tố Nga được tiếp thêm sức mạnh

Chia sẻ với báo giới, bà Trần Tố Nga cho rằng, phía luật sư đại diện các công ty đã bộc lộ nhiều điểm yếu như chỉ bám vào “quyền miễn trừ” để trốn tránh trách nhiệm; thiếu sự phối hợp đoàn kết trong việc bảo vệ thân chủ; dùng lời lẽ công kích thiếu căn cứ để hạ bệ đối phương, vốn chỉ là một người phụ nữ ốm đau bệnh tật, tuổi cao sức yếu, nhưng lại có thể tập hợp được sự ủng hộ của hàng trăm ngàn người.

“Nhìn thấy điểm yếu của họ, tôi cũng cảm thấy mình mạnh mẽ hơn. Ngay cả sau khi kết thúc phiên toà, họ ra về lặng lẽ, nhưng các luật sư của tôi vẫn ở lại, mọi người cũng ở lại với tôi. Điều này cho thấy cuộc đấu tranh của tôi được ủng hộ vì nó mang tính chính nghĩa và cao quý. Và nếu chúng ta đi cùng nhau, tôi, các bạn và báo chí, chúng ta sẽ đến được đích”, bà Trần Tố Nga khẳng định và bày tỏ quyết tâm theo đuổi vụ kiện đến cùng.

Đông đảo kiều bào, bạn bè Pháp và đại diện Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin có mặt tại phiên tòa cũng đã bày tỏ sự ủng hộ với bà Trần Tố Nga, bởi đây là cuộc chiến mang tính biểu tượng, không chỉ cho cá nhân bà mà còn vì lợi ích của hàng triệu nạn nhân chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam và trên thế giới.

Năm 2021, Tòa án Tư pháp Evry, nơi bà Trần Tố Nga nộp đơn khiếu nại lần đầu vào năm 2014, đã phán quyết không chấp nhận khiếu nại này. Bà Trần Tố Nga và luật sư biện hộ đã kháng cáo quyết định và dẫn đến việc khởi kiện lại 3 năm sau đó.

Chiều 4/5, tại Quảng trường Cộng hòa ở Paris, đông đảo bạn bè Pháp và kiều bào cùng nhiều tổ chức hội đoàn đã tập hợp bày tỏ sự ủng hộ với bà Trần Tố Nga và các nạn nhân da cam/dioxin Việt Nam trong vụ kiện này. Nhiều chính trị gia, dân biểu, thị trưởng các quận của Paris và thành phố lân cận, cùng đại diện các đảng phái cánh tả, các nhà hoạt động phong trào đấu tranh vì môi trường đã tới tham dự.

Hơn 3 triệu người Việt Nam, 150.000 trẻ em đang gánh chịu hậu quả chất độc da cam/dioxin

Trong chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ đã rải hơn 80 triệu lít chất diệt cỏ, phần lớn là chất da cam/dioxin (hóa chất độc hại nhất mà con người biết được từ trước đến nay) xuống 1/4 diện tích đất tự nhiên ở miền Trung và miền Nam.

Cuộc chiến tranh hóa học lớn nhất trong lịch sử này đã gây ra thảm họa nhân đạo, sức khỏe và môi trường với những hệ quả vô cùng nặng nề và lâu dài: Hơn 3 triệu người Việt Nam vẫn đang phải gánh chịu hậu quả vì ung thư và các bệnh do chất độc dioxin gây ra; khoảng 150.000 trẻ em, qua bốn thế hệ kể từ năm 1975 đến nay, đã được sinh ra với dị tật hoặc khuyết tật nghiêm trọng (thiếu chân tay, mù, điếc..); 1 triệu ha rừng nhiệt đới bị tàn phá cùng sự biến mất của nhiều loài động vật hoang dã, 400.000ha đất nông nghiệp bị ô nhiễm. Cho đến nửa thế kỷ sau, di chứng của chất độc da cam/dioxin vẫn còn tồn tại, gây nên những nỗi đau dai dẳng.





Nguồn: https://baoquocte.vn/toan-canh-phien-tranh-tung-vu-kien-chat-doc-da-camdioxin-cua-ba-tran-to-nga-se-co-phan-quyet-vao-ngay-228-270522.html

Cùng chủ đề

Ước mong của một thế hệ

Năm 2025 là năm có nhiều ngày kỷ niệm lớn của đất nước. ...

Mang yêu thương đến với người nghèo

Ngày 9/1, UBND huyện Ba Vì (Hà Nội) tổ chức Chương trình “Tết nhân ái” xuân Ất Tỵ 2025. Đây là hoạt động ý nghĩa nhằm sẻ chia khó khăn, mang mùa xuân ấm áp đến với những hộ gia đình còn yếu thế. ...

Trung tâm chăm sóc nạn nhân chất độc da cam dừng hoạt động vì…hết tiền

Hết tiền, Trung tâm nuôi dưỡng, phục hồi chức năng nạn nhân chất độc da cam/dioxin Nghĩa Thắng (Quảng Ngãi) phải dừng hoạt động. Những người gắn bó với trung tâm 13 năm qua rất buồn vì điều này. Chị Nguyễn Thị Thị (thôn...

Hỗ trợ, đồng hành với cuộc chiến công lý cho các nạn nhân da cam/dioxin

  Tại buổi tiếp, bà Nga đã báo cáo Thứ trưởng, Chủ nhiệm về những hoạt động của bà trong hành trình tìm công lý cho các nạn nhân chất độc da cam/dioxin. Bà Nga cho biết, mặc dù ngày 22/8 vừa qua, Tòa Phúc Thẩm Paris đã ra phán quyết bác đơn của Bà kiện 14 công ty cung cấp chất độc da cam trong chiến tranh Việt Nam, song khẳng định tiếp tục kiên trì theo đuổi...

Chia sẻ những góc nhìn cá nhân và bài học rút ra từ chiến tranh Mỹ tại Việt Nam

Thượng nghị sỹ Mỹ Leahy nhấn mạnh tuy cuộc chiến đã kết thúc, nhưng những ký ức đau thương, mất mát vẫn còn hiện hữu; bài học về Việt Nam vẫn giữ nguyên giá trị. Hoa Kỳ ưu tiên thúc đẩy hợp tác trong khắc phục hậu quả chiến tranh Phần lớn chính giới Mỹ thừa nhận chiến tranh Việt...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam-Đức: Đưa nghệ thuật thị giác trở thành cầu nối hữu nghị

Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Đức (23/9/1975 - 23/9/2025), Đại sứ quán Đức tại Việt Nam phát động dự án nghệ thuật độc đáo biến bức tường bên ngoài Đại sứ quán thành tác phẩm tranh vẽ ngoài trời, phản ánh quan điểm và góc nhìn đa dạng về mối quan hệ đa chiều giữa hai quốc gia.

Mỹ-Trung Quốc khó phân thắng bại, Nga bị ‘trói chân’, cờ đã đến tay EU?

Căng thẳng Mỹ-Trung Quốc “nóng” lên từng ngày, Nga bị “trói chân” trong cuộc xung đột quân sự tại Ukraine, lúc này có là một cơ hội để EU thể hiện mình và tiến lên vị trí siêu cường thứ ba thế giới?

Quốc gia Kavkaz từng thân Nga bắt đầu xem xét dự luật khởi động gia nhập EU

Ngày 10/2, Quốc hội Armenia thông báo đưa dự luật về việc bắt đầu tiến trình gia nhập Liên minh châu Âu (EU) vào chương trình nghị sự trong kỳ họp diễn ra từ 11-14/2.

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 sẽ tổ chức kỳ thi riêng năm 2025

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 sẽ tổ chức kỳ thi riêng năm 2025 với 8 môn để xét tuyển.

Tổng nợ của Nhật Bản tăng mạnh, Trung Quốc áp thuế bổ sung với Mỹ, Tổng thống Romania từ chức

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 11/2.

Bài đọc nhiều

Vinh danh 26 tác phẩm báo chí xuất sắc viết về tam nông

Tại sự kiện, Ban tổ chức đã lần lượt trao 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba, 10 giải khuyến khích, 10 giải chuyên đề được trao cho các tác giả, nhóm tác giả đến từ các cơ quan báo chí cả nước. Giải...

Nhiều tỉnh chưa quan tâm đúng mức các Khu Bảo tồn Biển, Vườn Quốc gia

Ngày 23-12, tại TP Hội An (Quảng Nam), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn (NN&PTNN) phối hợp cùng UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội nghị Bảo vệ và phát triển nguồn lợi Thủy sản – vì Ngành Thủy sản xanh và phát triển...

UNICEF báo động về tình trạng bạo lực tình dục đối với trẻ em ở Haiti

Ngày 7/2, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cảnh báo, số vụ xâm hại tình dục trẻ em ở Haiti, quốc gia đang chìm trong bạo lực và nghèo đói ở Mỹ Latinh, đã tăng gấp 10 lần trong năm 2024.

“Nước trời” của người Tà Riềng

Đến xã Đắc Tôi, huyện vùng biên Nam Giang (Quảng Nam) mà không một lần thưởng thức “nước trời” thì quả thật uổng phí. Khắp dãy Trường Sơn, những vạt rừng đoák xanh tươi đựng thứ nước màu trắng đục, thơm dịu, nồng nàn đã gắn bó với đồng bào Tà Riềng (một nhóm địa phương thuộc dân tộc Gié-Triêng) và trở thành đặc sản quê hương Nam Giang. Nơi đây gọi là rượu tà vạt.Có cuộc trở về...

Đói nghèo đã dần lùi vào quá khứ

Công nghệ đồng hành làm giàu Thoát nghèo thôi chưa đủ, nhiều người dân hiện đang sinh sống trên điạ bàn huyện Tân Phú còn giàu lên từ chuyển đổi cây trồng bắt đầu từ mục đích để cây phù hợp thời tiết và chống chịu được tác động của...

Cùng chuyên mục

“Nước trời” của người Tà Riềng

Đến xã Đắc Tôi, huyện vùng biên Nam Giang (Quảng Nam) mà không một lần thưởng thức “nước trời” thì quả thật uổng phí. Khắp dãy Trường Sơn, những vạt rừng đoák xanh tươi đựng thứ nước màu trắng đục, thơm dịu, nồng nàn đã gắn bó với đồng bào Tà Riềng (một nhóm địa phương thuộc dân tộc Gié-Triêng) và trở thành đặc sản quê hương Nam Giang. Nơi đây gọi là rượu tà vạt.Có cuộc trở về...

Bản chất của Vàng Chỉnh Mình và cái gọi là ‘Liên minh người Mông vì công lý’

Là người dân tộc Mông được sinh ra, lớn lên ở Việt Nam, thời gian qua, được sự hậu thuẫn của những cá nhân, tổ chức phản động, thiếu thiện chí, Vàng Chỉnh Mình đã lập ra cái gọi là “Liên minh người Mông vì công lý” để tiến hành các hoạt động xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Quyền tiếp cận nước sạch trong pháp luật quốc tế và Việt Nam

Nước là một nhu cầu thiết yếu của con người, nhưng phải đến tháng 7/2010, quyền tiếp cận nước sạch mới được Liên hợp quốc (LHQ) công nhận là một quyền cơ bản của con người. Tại Việt Nam, quyền tiếp cận nước sạch không chỉ được ghi nhận trong các văn kiện pháp lý, mà còn là một trong những mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam đến năm 2030.

Giúp phạm nhân được đặc xá tái hòa nhập cộng đồng

Là một trong những đơn vị thực hiện tốt chính sách của Đảng và Nhà nước, với mục đích giáo dục, cải tạo, đưa người phạm tội trở lại cộng đồng, có cơ hội phấn đấu trở thành người có ích cho xã hội và không tái phạm, Công an tỉnh Bắc Ninh đã triển khai nhiều mô hình giúp phạm nhân được đặc xá năm 2024 tái hòa nhập cộng đồng.

UNICEF báo động về tình trạng bạo lực tình dục đối với trẻ em ở Haiti

Ngày 7/2, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cảnh báo, số vụ xâm hại tình dục trẻ em ở Haiti, quốc gia đang chìm trong bạo lực và nghèo đói ở Mỹ Latinh, đã tăng gấp 10 lần trong năm 2024.

Mới nhất

Bộ Quốc phòng Triều Tiên cảnh báo sau tin tàu ngầm Mỹ đến Hàn Quốc

Bộ Quốc phòng CHDCND Triều Tiên ngày 11.2 cáo buộc Mỹ một lần nữa đang gây ra mối đe dọa an ninh nghiêm...

50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam-Đức: Đưa nghệ thuật thị giác trở thành cầu nối hữu nghị

Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Đức (23/9/1975 - 23/9/2025), Đại sứ quán Đức tại Việt Nam phát động dự án nghệ thuật độc đáo biến bức tường bên ngoài Đại sứ quán thành tác phẩm tranh vẽ ngoài trời, phản ánh quan điểm và góc nhìn đa dạng về mối quan hệ đa chiều giữa hai quốc gia.

VietinBank chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát tại tỉnh Hải Dương

Ngày 9/2/2025 tại TP. Chí Linh, tỉnh Hải Dương, VietinBank đã tổ chức Lễ trao tặng kinh phí hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn. Chương trình nằm trong khuôn khổ Chiến dịch “Cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” do Thủ tướng Chính...

phấn đấu xây dựng ngành y tế đứng top 10 cả nước

Áp dụng nhiều kỹ thuật hiện đại trong khám chữa bệnh Phát biểu tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Đặng Xuân Phong khẳng định, thông qua chương trình làm việc, Thường trực Tỉnh ủy Vĩnh Phúc mong muốn nắm rõ tình hình hoạt động của Sở Y tế Vĩnh Phúc. Trên cơ sở ghi nhận...

Giá heo hơi hôm nay 11/2/2025: Đạt mốc 73.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 11/2/2025 chứng kiến làn sóng tăng giá trở lại tại các tỉnh thành. Trong đó, miền Nam thiết lập bảng giá mới với 73.000 đồng/kg. Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (11/2/2025) tại khu vực miền Bắc ghi nhận các tỉnh Bắc Giang, Yên Bái,...

Mới nhất