Trang chủDi sảnTòa thị chính tỉnh Đồng Nai Thượng - Dinh thự cổ nhất...

Tòa thị chính tỉnh Đồng Nai Thượng – Dinh thự cổ nhất Tây Nguyên


VHO – Nằm trên một ngọn đồi mà ngày nay khu vực này đã trở thành Trung tâm hành chính của huyện Di Linh (Lâm Đồng), Tòa thị chính tỉnh Đồng Nai Thượng (cũ) đã trải qua hơn trăm năm kể từ ngày được xây dựng, nhưng vẫn sừng sững đứng đó như một chứng nhân lịch sử sống động trong những thăng trầm của vùng đất này.

Tòa thị chính tỉnh Đồng Nai Thượng - Dinh thự cổ nhất Tây Nguyên - ảnh 1
Đây là công trình kiến trúc đầu tiên được người Pháp cho xây dựng tại Tây Nguyên

Dấu ấn đầu tiên của người Pháp tại Tây Nguyên

Tòa thị chính hay Dinh tỉnh trưởng tỉnh Đồng Nai Thượng là công trình kiến trúc kiên cố được xây dựng vào đầu thế kỷ XX, trong bối cảnh chính trị và xã hội của Việt Nam nằm dưới sự kiểm soát của thực dân Pháp. Đây là một công trình mang đậm dấu ấn lịch sử, được xây dựng không chỉ với mục đích hành chính mà còn thể hiện quyền lực và sự hiện diện của chính quyền thực dân tại Tây Nguyên.

Theo đó, năm 1899, Toàn quyền Đông Dương lúc bây giờ là Paul Doumer đã ra Nghị định lập tỉnh Đồng Nai Thượng với tỉnh lỵ đặt tại Djiring (Di Linh), để tạo nguồn lực hỗ trợ việc kiến tạo Đà Lạt trở thành một trung tâm nghỉ dưỡng cho giới chức Pháp tại Đông Dương.

Cùng năm, vị Toàn quyền này đã giao cho kiến trúc sư kiêm trắc địa viên người Pháp có tên Cunhac phụ trách việc xây dựng một Tòa thị chính tại đây để dùng làm nơi làm việc cho bộ máy chính quyền sở tại.

Sau nhiều ngày tìm kiếm, khảo sát, Cunhac đã lựa chọn được vị trí thích hợp để xây dựng Tòa thị chính. Đó là một ngọn đồi không quá cao nhưng có tầm nhìn bao quát xung quanh. Vì thế, ngay sau đó ông đã nhanh chóng cho tiến hành khởi công xây công trình.

Tòa thị chính tỉnh Đồng Nai Thượng - Dinh thự cổ nhất Tây Nguyên - ảnh 2
Hình ảnh hiếm hoi về dinh thự này được chụp lại trước năm 1945. Ảnh do UBND huyện Di Linh cung cấp

Được biết, để phục vụ cho việc xây dựng công trình, người Pháp đã huy động một lượng lớn nhân công, nhân lực trong đó chủ yếu là những người bản địa. Đặc biệt, hàng ngàn mộ phu được tuyển chọn và đưa xuống vùng đất Phan Rí (thuộc TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận ngày nay) cách đó hàng trăm km để gùi, tải các loại vật liệu lên phục vụ cho việc xây dựng công trình.

Một năm sau, công trình được hoàn thành và chính thức đưa vào sử dụng. Tòa dinh thự khi hoàn thiện có lối thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothic thuộc địa Pháp, một phong cách phổ biến tại nhiều công trình công cộng của thời kỳ này ở Việt Nam.

Nhìn tổng quan, dinh thự có dạng hình chữ nhật gồm 2 tầng với mặt trước khá rộng rãi bao gồm các cột trụ, mái vòm, cửa đi, cửa sổ lớn. Bên trong gồm có 8 phòng rộng rãi được sử dụng là nơi làm việc và nghỉ ngơi của những quan chức người Pháp.

Ngoài ra, phía trên đỉnh tòa nhà còn có thêm một ngọn tháp nhô lên cao tựa như chiếc đồng hồ hình hộp chữ nhật. 4 phía của ngọn tháp này đều có cửa mở ra các hướng. Việc xây dựng ngọn tháp này được cho là nhằm vừa làm tăng thêm tính thẩm mỹ cho công trình vừa là vị trí để những lính canh tại đây có thể dễ dàng bao quát tình hình xung quang cũng như sớm phát hiện và kịp thời xử lý những nguy hiểm có thể gây ra cho bộ máy chính quyền tại đây.

Tòa thị chính tỉnh Đồng Nai Thượng - Dinh thự cổ nhất Tây Nguyên - ảnh 3
Gần 125 năm tồn tại, công trình này đã chứng kiến những thay đổi trong lịch sử phát triển của vùng đất Di Linh

Việc cho xây dựng và đưa công trình này vào sử dụng đã đánh dấu sự khởi đầu trong việc mở rộng ảnh hưởng của người Pháp tại đây cũng như góp phần không vào việc định hình một Tây Nguyên như ngày nay.

Chứng nhân sống động cho một giai đoạn lịch sử

Sau khi được xây dựng và đưa vào sử dụng, Tòa thị chính tỉnh Đồng Nai Thượng đã chứng kiến và trải qua nhiều giai đoạn phát triển cũng như những thay đổi của vùng đất này, nhất là việc liên tục bị tách rồi lại nhập vào các đơn vị hành chính khác nhau trong những lần thay đổi địa giới hành chính.

Đầu tiên, chỉ sau 4 năm kể từ khi Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer ra Quyết định thành lập tỉnh, thì đến năm 1903, người Pháp đã xóa bỏ tỉnh Đồng Nai Thượng; đồng thời đem vùng đất Di Linh sáp nhập vào tỉnh Bình Thuận, rồi sau đó lại trở thành một phần của tỉnh Lâm Viên vào năm 1916. Việc xóa bỏ tỉnh Đồng Nai Thượng nên đương nhiên Tòa thị chính của tỉnh lỵ cũ cũng theo đó mà bị xóa bỏ danh phận.

Đến năm 1920, khi tái lập tỉnh Đồng Nai Thượng thì nơi đây lại được trưng dụng trở lại làm cơ quan hành chính của tỉnh và hoạt động cho đến năm 1928 thì tỉnh lỵ được chuyển lên Đà Lạt.

Tòa thị chính tỉnh Đồng Nai Thượng - Dinh thự cổ nhất Tây Nguyên - ảnh 4
Trong tương lai, địa điểm này sẽ trở thành điểm tham quan thú vị cho những ai muốn tìm hiểu về vùng đất và con người nơi đây

Năm 1941, khi Đà Lạt được tách ra để thành lập tỉnh Lâm Viên thì một lần nữa tỉnh lỵ tỉnh Đồng Nai Thượng được chuyển về Di Linh và Tòa thị chính cũ của tỉnh này lại được trưng dụng trở lại.

Vào đêm 22 rạng sáng ngày 23.8.1945, một sự kiện mang ý nghĩa lịch sử đã diễn ra ngay tại Tòa dinh thự này với việc chính quyền cách mạng lâm thời đã buộc Tỉnh trưởng tỉnh Đồng Nai Thượng lúc bấy giờ là Cao Minh Hiệu đầu hàng, giao nộp ấn tín, vũ khí và những giấy tờ quan trọng khác cho chính quyền mới.

Sau năm 1975, dinh thự này được trưng dụng để làm trụ sở của Ủy ban Quân quản lâm thời một thời gian. Hiện nay, chính quyền huyện Di Linh tiếp tục sử dụng nơi đây làm trụ sở của HĐND huyện.

Có thể nói, Tòa thị chính tỉnh Đồng Nai Thượng cũ tại huyện Di Linh không chỉ là một công trình kiến trúc nổi bật đầu tiên của người Pháp tại Tây Nguyên mà còn là một phần quan trọng trong tiến trình lịch sử của vùng đất cao nguyên Di Linh.

Liên quan đến công trình này, ông Vũ Đức Nhuần – Phó Chủ tịch UBND huyện Di Linh đánh giá, đây là một công trình kiến trúc hết sức có giá trị về lịch sử – văn hóa đối với địa phương, là chứng nhân của một giai đoạn lịch sử và đặt dấu ấn của người Pháp ở Tây Nguyên; qua đó cho thấy người Pháp đã đánh giá rất cao vùng đất này.

Tòa thị chính tỉnh Đồng Nai Thượng - Dinh thự cổ nhất Tây Nguyên - ảnh 5

“Thời gian qua, huyện Di Linh đã luôn quan tâm thực hiện công tác di tu, tôn tạo đối với Dinh để tránh tình trạng xuống cấp, hư hỏng. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã làm hồ sơ xin phép cơ quan có thẩm quyền của tỉnh công nhận di tích đối với Dinh.

Hiện nay, Dinh đang là trụ sở của HĐND huyện nhưng chúng tôi đang có ý tưởng sẽ di chuyển sang một vị trí khác phù hợp để tiến hành tu sửa, cải tạo vị trí này trở thành một điểm tham quan du lịch và lưu giữ các tư liệu, hiện vật có giá trị lịch sử – văn hóa của đồng bào các dân tộc cũng như quá trình hình thành và phát triển của vùng đất này”, ông Nhuần thông tin thêm.

Thiết nghĩ, với giá trị lịch sử sâu sắc và vẻ đẹp kiến trúc độc đáo, Tòa thị chính này xứng đáng được bảo tồn và phát huy giá trị, không chỉ như một biểu tượng của quá khứ mà còn như một điểm tựa cho sự phát triển bền vững của địa phương trong tương lai.



Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/toa-thi-chinh-tinh-dong-nai-thuong-dinh-thu-co-nhat-tay-nguyen-113355.html

Cùng chủ đề

Dự báo giá cà phê trong nước ngày mai 25/1/2025 chững lại

Dự báo giá cà phê ngày mai 25/1/2025, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 25/1/2025. Cập nhật giá cà phê thế giới Trên sàn London, vào lúc 16 giờ 00 phút ngày 24/1/2025 giá cà phê Robusta tiếp tục tăng phiên thứ 4 liên tiếp trong tuần và gần chạm mốc 5.500 USD/tấn, với mức tăng nhẹ...

Giá cà phê trong nước ngày 24/1/2025 tăng cao nhất 2.200 đồng/kg

Cập nhật giá cà phê hôm nay 24/1/2025, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 24/1/2025. Giá cà phê hôm nay 24/1/2025 trên thị trường thế giới, lúc 4 giờ 30 phút cập nhật trên sàn giao dịch Sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam MXV (giá cà phê thế giới được MXV cập nhật liên tục, khớp với các sàn...

Dự báo giá cà phê ngày mai 24/1/2025 vượt mốc 125.000 đồng/kg

Dự báo giá cà phê ngày mai 24/1/2025, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 24/1/2025. Cập nhật giá cà phê thế giới Trên sàn London, vào lúc 16 giờ 00 phút ngày 23/1/2025 giá cà phê Robusta tiếp tục tăng phi mã và lập đỉnh mới, với mức tăng từ 152 – 189 USD/tấn so với phiên...

Giá cà phê trong nước hôm nay 23/1/2025 tăng rất mạnh

Cập nhật giá cà phê hôm nay 23/1/2025, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 23/1/2025. Giá cà phê hôm nay 23/1/2025 trên thị trường thế giới, lúc 4 giờ 30 phút cập nhật trên sàn giao dịch Sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam MXV (giá cà phê thế giới được MXV cập nhật liên tục, khớp với các sàn...

Lâm Đồng có dự án phân lô bán nền gần 1.300 tỷ đồng

(Dân trí) - Tỉnh Lâm Đồng vừa chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khu dân cư nông thôn với tổng mức đầu tư gần 1.300 tỷ đồng. Ngày 21/1, UBND tỉnh Lâm Đồng đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Khu dân cư nông thôn kiểu mẫu Eco Grand Land. Dự án này sẽ được triển khai trên diện tích hơn 46ha tại thôn 8, xã Gia Hiệp, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.Trong đó, 26ha...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tọa đàm khoa học “Danh nhân Đặng Huy Trứ với Hội An”

Các tham luận tại tọa đàm góp phần nhận diện và làm rõ hơn mối thâm tình sâu sắc của danh nhân Đặng Huy Trứ với vùng đất Hội An nói riêng, Quảng Nam nói chung, cũng như giá trị của những di sản mà ông để lại nơi đây.  Ngày 20.8, tại TP Hội An, tỉnh Quảng Nam, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản văn hóa Hội An tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề...

Bảo tồn, phát huy giá trị chuẩn mực trong thực hành Di sản Tín ngưỡng thờ Mẫu

Trong bối cảnh ngày càng xuất hiện những hiện tượng không đúng chuẩn mực, làm sai lệch di sản Thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, các nhà quản lý, chuyên gia văn hóa, di sản cũng như các nghệ nhân uy tín, gắn bó lâu năm với di sản đều nhấn mạnh sự cần thiết phải có những không gian, hoạt động thực hành chuẩn mực, góp phần tôn vinh giá trị di sản. Bảo...

Khai mạc trưng bày chuyên đề “Đảng Cộng sản Việt Nam – Những mốc son lịch sử“

VHO - Sáng nay 16.1 tại Hà Nội, trưng bày chuyên đề "Đảng Cộng sản Việt Nam - Những mốc son lịch sử" do Bảo tàng Lịch sử quốc gia và Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng phối hợp tổ chức đã khai mạc. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Đạo Cương dự và cắt băng khai mạc trưng bày. Nhiều tài liệu, hiện vật quý, tiêu biểu trong phần nội dung này như các đồng chí Lãnh...

Tự hào nghề muối Sa Huỳnh

VHO - Nghề làm muối Sa Huỳnh ở phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ (Quảng Ngãi) được Bộ VHTTDL đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Nghề này đã có lịch sử hàng trăm năm và trở thành một nghề truyền thống, văn hóa đặc trưng của địa phương. Hiện nay, đồng muối Sa Huỳnh có tổng diện tích khoảng 106 ha với hơn 560 hộ diêm dân thuộc 3 tổ dân...

Chuyện về ba chiếc xe ô tô từng phục vụ Bác Hồ được công nhận là Bảo vật quốc gia

VHO - Nhằm tôn vinh giá trị di sản vô giá mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho quốc gia, dân tộc, vào ngày 19.1.2025, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch sẽ trang trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Bảo vật quốc gia với ba chiếc xe ô tô đã từng phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh...

Bài đọc nhiều

Cận cảnh kho cổ vật hơn 600 tuổi ở thành nhà Hồ

Qua 19 cuộc khai quật trong vòng 10 năm, các nhà khảo cổ phát hiện hàng nghìn cổ vật quý gắn với niên đại hình thành và tồn tại của thành nhà Hồ. Nguồn: https://daidoanket.vn/anh-can-canh-kho-co-vat-hon-600-tuoi-o-thanh-nha-ho-10259139.html

Phát hiện tổ hợp kiến trúc hoàn chỉnh ở trung tâm Thành nhà Hồ

Ngày 24.1, Viện Khảo cổ học phối hợp Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Thanh Hóa và Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ công bố kết quả thực hiện khai quật di tích Thành nhà Hồ trong nội thành di sản thế giới Thành nhà Hồ. Đây là đợt khai quật quy mô lớn, với 2 hố khảo cổ nhằm tìm hiểu một phần kiến trúc trung tâm Chính điện (Nền Vua) và kiến trúc...

Cây Di Sản Việt Nam: Tài Nguyên Xanh Đáng Quý Của Quốc Gia

Ngày 18/3/2010, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã khởi động sáng kiến bảo tồn Cây Di sản Việt Nam, góp phần vào bảo vệ đa dạng sinh học trong thập kỷ Đa dạng Sinh học do Liên hợp quốc phát động. Sáng kiến này không chỉ tạo điều kiện giữ gìn hệ sinh thái mà còn cải thiện chất lượng đời sống người dân, mở ra hướng đi mới trong quản lý tài nguyên...

Vai Trò Của Cộng Đồng Tôn Giáo Trong Việc Bảo Tồn Di Sản Kiến Trúc

Trong suốt chiều dài lịch sử, cộng đồng tôn giáo luôn giữ vai trò trọng yếu trong việc bảo tồn các di sản kiến trúc. Những công trình như đình, đền, chùa và nhà thờ không đơn thuần là không gian thờ phụng mà còn lưu giữ tinh hoa văn hóa, nghệ thuật và tín ngưỡng của từng thời kỳ. Mỗi công trình là một dấu ấn khó phai, là nơi ghi lại những trang sử và bản sắc...

Thương cảng Hội An: Nhìn từ lịch sử huy hoàng

Hội An - viên ngọc quý của văn hóa Việt, điểm đến hấp dẫn của du khách quốc tế. (PLVN) - Hội An - đô thị cổ ven biển Quảng Nam vẫn luôn là tâm điểm của rất nhiều sự quan tâm, chú ý, bảo tồn của người Việt và dư luận toàn cầu. Có một thời, đô thị nhỏ bé này từng là một thương cảng lẫy lừng, đóng vai trò cực kì quan trọng trong giao thương khu...

Cùng chuyên mục

Chuyện bí ẩn chưa có lời giải đáp về thành nhà Hồ

 Đôi rồng đá bị chặt đầu, chuyện ngôi mộ táng ở đàn tế Nam Giao và một huyền tích lịch sử về nàng Bình Khương tuẫn tiết kêu oan cho chồng... Đó là những bí ẩn chưa có lời giải đáp xung quanh di sản thành nhà Hồ. Thành Nhà Hồ (Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) là một trong những công trình kiến trúc bằng đá độc đáo bậc nhất của Việt Nam và...

Choáng ngợp trước nội thất bên trong điện Thái Hòa ở Huế

Điện Thái Hòa rực sáng với dáng vẻ uy quyền của một trong những cung điện quan trọng trong Hoàng thành Huế. Nguồn: https://laodong.vn/photo/choang-ngop-truoc-noi-that-ben-trong-dien-thai-hoa-o-hue-1422498.ldo

Xây dựng Tràng An xứng tầm di sản thế giới: Nơi hội tụ những giá trị đặc biệt ​

Quần thể danh thắng Tràng An, Ninh Bình được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới năm 2014. Di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á này giờ đây không chỉ là một di sản thế giới xanh - sạch - đẹp, động lực chính cho sự phát triển kinh tế - xã hội của...

Tọa đàm khoa học “Danh nhân Đặng Huy Trứ với Hội An”

Các tham luận tại tọa đàm góp phần nhận diện và làm rõ hơn mối thâm tình sâu sắc của danh nhân Đặng Huy Trứ với vùng đất Hội An nói riêng, Quảng Nam nói chung, cũng như giá trị của những di sản mà ông để lại nơi đây.  Ngày 20.8, tại TP Hội An, tỉnh Quảng Nam, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản văn hóa Hội An tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề...

Những dòng chảy văn hóa, lịch sử trên Vịnh Hạ Long

Được biết đến là một thắng cảnh độc nhất vô nhị ở Việt Nam và trên thế giới, nhưng Vịnh Hạ Long còn là nơi ghi lại dấu ấn của những dòng chảy văn hóa, lịch sử được lưu giữ và truyền lại qua nhiều đời cư dân trên Vịnh. Những dấu vết thời tiền sử Vịnh Hạ Long và các khu vực xung quanh là nơi lưu giữ nhiều di tích khảo cổ học có giá trị, đặc biệt là...

Mới nhất

Gặp mặt, chúc tết 125 kiều bào

Đại diện kiều bào bày tỏ niềm hạnh phúc khi được về thăm quê hương, đón Tết cổ truyền; được chứng kiến nhiều thành tựu phát triển. ...

Đóng điện dự án truyền tải hơn 1.100 tỉ để nhập điện từ Lào

Ngày 24-1, theo thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), dự án đường dây 500kV Monsoon - Thạnh Mỹ (đoạn trên lãnh thổ Việt Nam) đã được đóng điện thành công để phục vụ cho nhập khẩu điện từ Lào. ...

Thực hiện Quy hoạch tỉnh An Giang thời kỳ 2021

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 99/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh An Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Nội dung chính của Kế hoạch là hoàn thiện, đồng bộ hệ thống các quy hoạch; trong đó, thực hiện tổ chức rà soát, lập, điều...

Tăng kiểm tra, xử phạt vi phạm về thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng

Bộ Y tế vừa phát đi thông báo yêu cầu các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử phạt nghiêm các hành vi quảng cáo thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng, đặc biệt là trên mạng internet. Tăng kiểm tra, xử phạt vi phạm về thuốc lá điện tử và thuốc lá...

Đây là một huyện ở Ninh Bình vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận nông thôn mới nâng cao

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Yên Mô (tỉnh Ninh Bình) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm...

Mới nhất