Trang chủNewsThế giớiTòa án Tối cao Mỹ tiến thoái lưỡng nan vì Trump

Tòa án Tối cao Mỹ tiến thoái lưỡng nan vì Trump


Tòa án Tối cao Mỹ đối mặt tình thế lưỡng nan, khi phán quyết của họ có thể tước đi quyền tự quyết của cử tri, hoặc vô tình tạo cú hích tranh cử cho Trump.

Tranh cãi gạch tên Donald Trump khỏi phiếu bầu sơ bộ của đảng Cộng hòa để lựa chọn ứng viên tổng thống Mỹ bắt đầu lan rộng. Khởi đầu với phán quyết tại Tòa án Tối cao bang Colorado rằng ông Trump không đủ tư cách tranh cử năm 2024 vì “kích động phản loạn” để lật kèo bầu cử năm 2021, quan chức bầu cử bang Maine ngày 28/12 đã tiếp bước và loại cựu tổng thống khỏi phiếu bầu.

Tòa án Tối cao Mỹ tại Washington giờ đây gần như chắc chắn phải can thiệp, khi gốc rễ tranh cãi nằm ở cách thức diễn giải Mục 3, Tu chính án thứ 14 của hiến pháp, điều khoản cấm những người từng tham gia nổi dậy hoặc phản loạn tham gia chính quyền. Nhưng họ đang đứng trước hai thực tế chính trị không dễ chịu xoay quanh tranh cãi lần này.

Nếu chấp nhận lập luận của tòa án Colorado, các thẩm phán ở cơ quan tư pháp cao nhất nước Mỹ sẽ tước đi quyền định đoạt người lãnh đạo đất nước của cử tri bằng lá phiếu. Nếu họ phản bác cách diễn giải Tu chính án thứ 14 của tòa Colorado, phán quyết đó sẽ tạo cú hích lớn, giúp ông Trump nâng cao vị thế trên đường đua vào Nhà Trắng, khiến nhiều người sẽ cho rằng Tòa án Tối cao đang “can thiệp bầu cử”.

Cả hai hướng phán quyết đều sẽ tác động nghiêm trọng đến uy tín của cơ quan quyền lực nhất hệ thống tòa án Mỹ, lẫn cá nhân những thẩm phán trong đó, theo giáo sư luật Tara Leigh Grove của Đại học Texas.





Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu với truyền thông sau ngày thứ ba của phiên tòa tại New York hôm 4/10. Ảnh: AFP

Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu với truyền thông sau ngày thứ ba của phiên tòa tại New York hôm 4/10. Ảnh: AFP

Theo giới chuyên gia, Chánh án John Roberts sẽ ưu tiên thúc đẩy quan điểm đồng thuận ở Tòa án Tối cao, hay ít nhất là tránh tạo ra bất đồng đảng phái quá lớn giữa nhóm 6 thẩm phán từng được đề cử bởi các tổng thống Cộng hòa và ba thẩm phán được đề cử bởi các tổng thống Dân chủ.

Nicholas Stephanopoulos, giáo sư luật tại Đại học Havard, bình luận Tòa án Tối cao Mỹ có nhiều phương án để tránh buộc tội hay phỏng đoán ông Trump có hành động phản loạn, qua đó giữ tên ông Trump trên phiếu bầu năm 2024. Các thẩm phán có thể viện dẫn Tu chính án thứ nhất của hiến pháp, đánh giá những phát ngôn khiến ông Trump vướng vào cáo buộc kích động bạo loạn vẫn thuộc phạm vi điều chỉnh của quyền tự do ngôn luận.

Các thẩm phán cũng có thể tạm gác lại quyết định gạch tên ông Trump khỏi phiếu bầu bằng cách trì hoãn đưa ra kết luận. Họ có thể lập luận rằng tòa chỉ có quyền can thiệp vào tranh cãi bầu cử sau khi quốc hội đánh giá, hoặc chỉ có thể kết luận về tư cách tranh cử của ông Trump sau khi ông hầu tòa về cáo buộc tham gia bạo loạn ở quốc hội.

Phán quyết của Tòa án Tối cao bang Colorado lẫn quyết định của Tổng thư ký bang Maine đều mới có phạm vi áp dụng trong bầu cử sơ bộ, nhưng họ đều đã chấp nhận hoãn thực hiện quyết định cho đến khi Tòa án Tối cao Mỹ ra phán quyết. Cựu tổng thống Mỹ về lý thuyết sẽ tiếp tục xuất hiện trên phiếu bầu của đảng Cộng hòa trong vòng bầu cử sơ bộ hai bang Colorado và Maine, dự kiến diễn ra vào đầu tháng 3/2024.

Ông Trump cũng chưa bị bất kỳ tòa án nào kết tội “phản loạn”, dù đang bị truy tố ở bang Georgia và tòa án liên bang ở Washington. Hai phiên tòa đang trì hoãn xét xử vì ông Trump lập luận mình được hưởng đặc quyền miễn trừ tư pháp đối với hành vi xảy ra trong nhiệm kỳ tổng thống.

Công tố viên đặc biệt Jack Smith, dẫn đầu cuộc điều tra vụ bạo loạn ở quốc hội tháng 1/2022 và nghi vấn lật kèo bầu cử 2021, đã yêu cầu Tòa án Tối cao Mỹ ra phán quyết về “đặc quyền miễn trừ” của Trump theo quy trình cấp tốc để nhanh chóng bắt đầu xét xử, song tòa không đồng ý.

Các thẩm phán Tòa án Tối cao cũng có thể giữ tên ông Trump trên phiếu bầu bằng lập luận rằng Mục 3 của Tu chính án thứ 14 không đề cập tới người đang hoặc từng giữ vị trí tổng thống.

Tu chính án thứ 14 được thông qua sau 5 năm nội chiến Mỹ (1861-1865), nhằm ngăn những người từng tuyên thệ trung thành với hiến pháp nhưng lại “tham gia nổi loạn hoặc phản loạn” chống lại đất nước được nắm giữ vị trí trong chính quyền.

Tòa Colorado áp dụng điểm này để kết luận cựu tổng thống không đủ tư cách tranh cử, vì ông “kích động và khuyến khích sử dụng vũ lực, hành động vô pháp nhằm cản trở chuyển giao quyền lực hòa bình”.

Trường hợp vận dụng Mục 3 Tu chính án thứ 14 gần nhất là vào năm 2022, tại bang New Mexico. Couy Griffin, một ủy viên cấp hạt, bị buộc thôi chức vì phạm tội xâm phạm trái pháp luật khuôn viên quốc hội Mỹ trong vụ bạo loạn ngày 1/6/2022.

Nhóm vận dụng điều khoản về “chống phản loạn” để hạ bệ Griffin qua tòa án khi đó là tổ chức vận động hành lang Công dân vì Trách nhiệm và Đạo đức (CRE), trụ sở chính ở Washington. CRE cũng chính là nhóm đang dẫn đầu nỗ lực kiện tư cách tranh cử của Trump với cùng chiến thuật đã áp dụng cho Griffin.

Tuy nhiên, cách vận dụng Tu chính án thứ 14 như vậy gần như chưa từng có tiền lệ tại Mỹ. Điều khoản về “chống phản loạn” được xây dựng chủ yếu để ngăn chính trị gia thuộc các bang ly khai trong Nội chiến Mỹ tranh cử và kiểm soát chính quyền liên bang, còn bối cảnh hiện nay đã khác. Điều khoản này cũng chưa từng được áp dụng với ứng viên tổng thống Mỹ.

Giáo sư Stephanopoulos cho rằng nhóm thẩm phán bảo thủ trong Tòa án Tối cao khó lòng chấp nhận cách áp dụng Tu chính án thứ 14 như bang Colorado vì nó quá mới và thiếu sự ủng hộ “qua nhiều năm của giới học giả lẫn thẩm phán bảo thủ”. Ông lưu ý rằng các thẩm phán cũng rất chú trọng uy tín chính trị trong tranh cãi lần này, cả với nhóm thẩm phán bảo thủ lẫn tự do, đặc biệt khi đây là sự kiện can thiệp vào bầu cử.

“Các thẩm phán sẽ không muốn gây ra một cuộc ‘nội chiến’ trong đảng Cộng hòa bằng cách loại đi ứng viên được đại đa số cử tri Cộng hòa ủng hộ”, ông nhận định.

Dù tòa án phán quyết có lợi hay bất lợi cho ông Trump, họ đều nguy cơ đối diện cơn thịnh nộ sau đó từ cử tri Mỹ, từ phe chống đối hoặc ủng hộ cựu tổng thống.

Nền chính trị Mỹ đang phân cực sâu sắc về Trump, với những sự kiện chưa từng có tiền lệ như hai cuộc luận tội khi ông đương chức, vụ bạo loạn ở tòa nhà quốc hội Mỹ tháng 1/2022, cùng hàng loạt vụ kiện và truy tố liên quan cựu tổng thống.

“Vụ kiện là vấn đề chính trị nhiều rủi ro”, Derek Muller, giáo sư luật tại Đại học Notre Dame thuộc bang Indiana, nhận định. “Tòa có thể sẽ suy xét đưa ra một lập trường thống nhất, với số phiếu tuyệt đối nhằm tránh tranh cãi. Phương án thống nhất rất có thể là giữ tên ông Trump trên phiếu bầu”.

Thanh Danh (Theo Politico, Straits Times)




Source link

Cùng chủ đề

Tổng thống Trump bị đe dọa trên TikTok, nghi phạm đã bị bắt

Giới chức thông báo một người đàn ông Mỹ đã bị bắt với cáo buộc nói trên TikTok rằng Tổng thống Donald Trump 'cần phải bị ám sát'. ...

Tổng thống Trump khẳng định sẽ tiếp tục liên lạc với ông Kim Jong Un

(CLO) Trong cuộc phỏng vấn phát sóng hôm 23/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định ông sẵn sàng duy trì liên lạc với ông Kim Jong Un. ...

Donald Trump tự tin về thỏa thuận thương mại với Trung Quốc

(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump bày tỏ lạc quan về khả năng đạt được thỏa thuận thương mại với Trung Quốc sau cuộc trò chuyện với Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra tuần trước. ...

Tương lai của AI dưới thời Tổng thống Donald Trump

Là cường quốc về AI, nước Mỹ dưới chính quyền Tổng thống Donald Trump được dự báo sẽ triển khai những chính sách AI mới, tác động mạnh mẽ với thế giới. Điều chỉnh quy định AI Ngay sau khi quay lại Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump đã thực hiện một động thái mang tính biểu tượng liên quan đến tương lai của trí tuệ nhân tạo (AI). Ông đã loại bỏ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Tổng thống Nga nêu điều kiện đàm phán hòa bình với Ukraine, sẵn sàng gặp ông Trump, Kiev muốn phương Tây triển khai quân

Tổng thống Nga Vladimir Putin tái khẳng định điều kiện đàm phán hiệp định hòa bình với Ukraine, EU cam kết với Kiev, ông Zelensky muốn phương Tây triển khai quân đội, xả súng tại Mỹ, sóng gió trên chính trường Canada… là những ảnh ấn tượng trong tuần do Reuters, The Guardian… tổng hợp.

Cuba phản đối sau khi bị Mỹ đưa trở lại danh sách quốc gia bảo trợ khủng bố

Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel cho rằng, quyết định của ông Trump vô lý và không có cơ sở thực tế.

Houthi bất ngờ tuyên bố giới hạn oanh kích trên Biển Đỏ

Trung tâm Điều phối hoạt động nhân đạo (HOOC) cho biết, phong trào Houthi tại Yemen sẽ giới hạn các cuộc tấn công, chỉ nhằm vào tàu thương mại liên quan Israel, với điều kiện lệnh ngừng bắn tại Gaza được thực thi đầy đủ.

Ukraine-Nga giao tranh dữ dội ở Avdeevka,lực lượng Kiev vững thành trì

Quân đội Nga tiếp tục tấn công vào các vị trí của Ukraine ở Avdeevka thuộc Cộng hòa Nhân dân Donetsk (tự xưng). Tốc độ tiến quân của Nga được cho là đã giảm trong những ngày gần đây, nhưng các cuộc tấn công bằng súng hạng nặng, máy bay không người lái và những đợt không kích nhằm vào vị trí của Ukraine ở thị trấn và ngoại ô của Avdeevka vẫn diễn ra. Cách đây gần...

Thế giới chịu tổn thất khủng do biến đổi khí hậu

Tình trạng biến đổi khí hậu khó lường đang thúc đẩy các hiện tượng thời tiết cực đoan, gây thiệt hại "khủng" cho con người và nền kinh tế xã hội trên toàn thế giới. ...

Cùng chuyên mục

Saudi Arabia đăng cai tổ chức cuộc tập trận chung của 15 quốc gia

Cuộc tập trận quân sự "Spears of Victory 2025" dự kiến diễn ra vào tuần tới tại Trung tâm Tác chiến trên không (AWC) của Saudi Arabia.

Israel tuyên bố không tuân hạn chót rút quân khỏi Lebanon theo thỏa thuận ngừng bắn, sẽ tiếp tục không kích Hezbollah

Israel khẳng định sẽ duy trì sự hiện diện quân sự tại Nam Lebanon sau thời hạn rút quân theo thỏa thuận ngừng bắn, đồng thời tiếp tục không kích các mục tiêu của Hezbollah trong khu vực.

Khen ông Trump ‘thông minh’, Tổng thống Nga bắn tiếng, chờ Mỹ ‘bật đèn xanh’ để bàn chuyện về Ukraine, Kiev phản ứng gắt

Ngày 24/1, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố sẵn sàng đàm phán với người đồng cấp Mỹ Donald Trump về vấn đề Ukraine.

Mỹ đóng băng loạt viện trợ nước ngoài, đổi tên vịnh Mexico

Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 24.1 ban hành lệnh 'ngừng hoạt động' đối với mọi khoản viện trợ nước ngoài hiện có và tạm dừng viện trợ mới. ...

Tổng thống Trump bị đe dọa trên TikTok, nghi phạm đã bị bắt

Giới chức thông báo một người đàn ông Mỹ đã bị bắt với cáo buộc nói trên TikTok rằng Tổng thống Donald Trump 'cần phải bị ám sát'. ...

Mới nhất

Cách đồng bộ danh bạ Android lên Gmail dễ dàng nhất

Biết cách đồng bộ danh bạ Android lên Gmail giúp bạn đảm bảo không mất kết nối với mọi người khi điện thoại có sự cố bất ngờ xảy ra. Tham khảo ngay cách đồng bộ danh bạ trên điện thoại Android với Gmail qua bài viết dưới đây.

Trang sức Danh Hiển Jewelers – Tỏa sáng vẻ đẹp tại Gala Chào Xuân 2025

(Dân trí) - Tại Gala Chào Xuân 2025, Danh Hiển Jewelers - thương hiêu trang sức "biết kể chuyện" qua từng thiết kế, đã ghi dấu ấn với những món trang sức tinh xảo và sáng tạo. Trang sức Danh Hiển hội tụ tinh hoa của nghệ thuật chế tácVào những ngày đầu năm, Gala Chào Xuân 2025 do Xuân...

Thị trường văn phòng Hà Nội ‘chiều lòng’ khách thuê

Các chuyên gia kỳ vọng, thị trường năm 2025 sẽ giữ nhịp tăng trưởng cả cung lẫn cầu do tận dụng lợi thế từ sức bật tốt vào nửa cuối 2024 với hàng loạt...

Mới nhất