Trang chủNewsThời sựTổ chức lại bộ máy không phải để tiết kiệm tiền

Tổ chức lại bộ máy không phải để tiết kiệm tiền

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, nhiệm vụ tinh gọn tổ chức, bộ máy không phải là để tiết kiệm tiền hay chi phí, đó chỉ là một phần. Quan trọng nhất là nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả của bộ máy, đưa đất nước phát triển.

Tăng trưởng phải đi đôi với chất lượng cuộc sống người dân

Sáng 13/2, Quốc hội thảo luận tại tổ về Dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); Dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tổ chức lại bộ máy không phải để tiết kiệm tiền- Ảnh 1.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại cuộc họp tổ sáng 13/2 (Ảnh: Phạm Thắng).

Phát biểu tại tổ, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, chủ trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy hiện nay được nhân dân, các cơ quan và Quốc hội đồng tình ủng hộ, tổ chức triển khai thực hiện rất nhanh, rất tốt.

Cho rằng đây là chủ trương đúng đắn và cũng là điều mong đợi từ lâu của người dân, Tổng Bí thư cho biết, việc tinh gọn tổ chức, bộ máy không phải là để tiết kiệm tiền hay chi phí, đó chỉ là một phần. Quan trọng nhất là đẩy mạnh hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả của bộ máy để đưa đất nước phát triển.

Ông chỉ ra thực tế, nhiều chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Quốc hội, Chính phủ đã được tổ chức thực hiện nhưng chưa đạt được yêu cầu, chưa đạt chỉ tiêu, định mức, chưa đạt nhu cầu, mong muốn của nhân dân.

“Phải chăng là do khâu tổ chức thực hiện? Điều đó đòi hỏi, chúng ta thực hiện tinh gọn bộ máy, đưa đất nước bứt phá lên.

Nếu vấn đề chưa chín, chưa rõ, còn nhiều tâm trạng, ý kiến này khác thì không chắc đã thực hiện được. Trên thực tế mọi người rất đồng tình với chủ trương tinh gọn bộ máy lần này”, Tổng Bí thư nhấn mạnh.

Để đưa đất nước phát triển, trong nhiều nhiệm vụ, ngoài bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, giữ gìn độc lập chủ quyền… Tổng Bí thư cho rằng có hai nhiệm vụ rất quan trọng, đó là phát triển kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân.

“Đất nước tăng trưởng thì đời sống của nhân dân phải được thỏa mãn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao. Ta nói tăng trưởng thì đời sống nhân dân không thể không tăng, phải nâng cao toàn diện trên các lĩnh vực, từ xã hội đến y tế, đến giáo dục, văn hóa…”, ông nói.

Theo Tổng Bí thư, chất lượng đời sống nhân dân phản ảnh rõ hiệu quả của quản lý Nhà nước: “Không thể nói tăng trưởng thế này, thế kia, tăng trưởng mấy con số trong khi đời sống nhân dân không được đáp ứng. Phát triển kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân gắn liền với nhau, là mục tiêu xuyên suốt”.

Thời điểm vàng để tổ chức, sắp xếp lại bộ máy

Tổng Bí thư chỉ ra, nhiều năm qua, các nghị quyết Trung ương đã đánh giá bộ máy cồng kềnh, hoạt động kém hiệu lực, hiệu quả. Đến Nghị quyết 18 khóa XII, Trung ương tiếp tục khẳng định điều đó nhưng kết quả thực hiện chưa được như mong muốn và đến khoá XIII tiếp tục phải làm.

Theo Tổng Bí thư, vừa qua, chúng ta đã đặt vấn đề tổng kết lại Nghị quyết 18 xem đã làm được những gì và kết quả còn quá nhiều việc chưa làm được.

Nhấn mạnh vấn đề này là cấp bách, không thể chờ đợi, Tổng Bí thư chia sẻ, đây là thời điểm vàng để sắp xếp, tinh gọn bộ máy. “Nếu để sau Đại hội Đảng sẽ rất khó khăn”, ông nói.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tổ chức lại bộ máy không phải để tiết kiệm tiền- Ảnh 3.

Toàn cảnh phiên họp tổ có sự tham dự của Tổng Bí thư Tô Lâm (Ảnh: Phạm Thắng).

Trong quá trình thực hiện, theo Tổng Bí thư, đã có nghiên cứu kỹ về hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả từ lịch sử của đất nước đến kinh nghiệm trên thế giới.

“Các nước đều phải tính đến hiệu quả của bộ máy. Nếu chính phủ không hiệu quả, dân sẽ mất tín nhiệm ngay.

Do đó, phải có tiêu chí để xem xét, quan tâm đến khả năng lãnh đạo, tầm nhìn dài hạn, khả năng thích ứng, ưu tiên chiến lược và sự đổi mới của chính quyền, Chính phủ.

Mỗi giai đoạn cách mạnh, mỗi đường hướng phải có bộ máy để thực thi việc đó.

Đơn cử để phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì bộ máy thực thi, chính sách pháp luật phải đảm bảo được mục tiêu đó”, Tổng Bí thư chỉ rõ.

Lấy ví dụ về Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng Bí thư cho biết, nhìn lại trên thế giới chỉ có hai nước có Bộ Kế hoạch và Đầu tư là Việt Nam với Lào. Song Lào bây giờ cũng đã nhập bộ này với Bộ Tài chính.

Qua nghiên cứu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm rất nhiều việc của kế hoạch, phát triển kinh tế, chiến lược kinh tế. Trong bộ có tới ba viện nghiên cứu về kinh tế.

“Như vậy là nhầm hết chân, đây là việc của Ban kinh tế để hoạch định chính sách, không phải chức năng của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Bộ Kế hoạch và Đầu tư không thể tổng hợp tất cả vấn đề của đất nước, chẳng hạn như tình hình của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng”, ông chỉ ra.

“Hay nói thêm về tài chính, hiện có hai bộ thu và chi. Thu/chi nước ngoài là do Bộ Kế hoạch còn thu trong nước là Bộ Tài chính. Chuyện này là vô lý”, Tổng Bí thư nói thêm.

Song song xây dựng bộ máy, Tổng Bí thư lưu ý cần liên tục kiểm điểm, đánh giá hằng năm, theo nhiệm kỳ, bởi “nếu không nhìn lại mà cứ bằng lòng với nhau thì không thấy được vấn đề”.

Cùng đó, phải tính đến khả năng quản lý ngân sách: “Ngân sách có, tiềm lực như thế tại sao lại không phát triển được? Vì sao hệ thống quy định lại phức tạp đến mức có tiền không tiêu được; địa phương này, muốn hỗ trợ địa phương khác không được; hợp tác đầu tư công – công không được, hợp tác công – tư cũng không được?

Tất cả theo kế hoạch, đầu nhiệm kỳ Quốc hội phân bổ hết vốn hằng năm và muốn điều chỉnh lại phải xin lên Quốc hội. Sau đó, Chính phủ phân bổ cho địa phương và cứ thế để làm. Đồng nào mua muối thì phải mua muối, đồng nào mua gạo là phải mua gạo không được thay đổi. Vậy lãnh đạo địa phương có việc gì để làm, năng động sáng tạo ở đâu?”.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tổ chức lại bộ máy không phải để tiết kiệm tiền- Ảnh 4.

Theo Tổng Bí thư, vừa qua, chúng ta đã đặt vấn đề tổng kết lại Nghị quyết 18 xem đã làm được những gì và kết quả còn quá nhiều việc chưa làm được. (Ảnh: Phạm Thắng).

Cuối cùng, theo Tổng Bí thư, phải tính đến năng lực cạnh tranh của thị trường, vị thế của quốc gia trên trường quốc tế. Nhìn lại 40 năm qua, chúng ta đánh giá thành quả của mình là vĩ đại, từ nghèo khổ đi lên nhưng “nhìn ra thế giới thì mình quá chậm”.

“Nhìn sang Singapore, vào năm 1965-1966, Singapore mới thành lập, rất nhiều khó khăn, chỉ mong được tới Sài Gòn, khám ở Bệnh viện Chợ Rẫy. Còn 50 năm sau thì ta lại mong sang Singapore khám bệnh”, ông lấy ví dụ.

Bộ máy phải phục vụ xã hội

Đặt vấn đề làm cách nào để đánh giá bộ máy chính quyền hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, Tổng Bí thư lấy ví dụ một quận, huyện của Hà Nội là huyện Đông Anh thu gần 30.000 tỷ, quận Hoàn Kiếm 22.000 tỷ, bằng nhiều tỉnh, thậm chí hơn hai chục lần một tỉnh nghèo.

“Vậy tại sao một huyện, một quận với quy mô đất đai như thế, dân số như thế người ta lại làm được kinh tế như vậy?

Tại sao có nơi với quy mô, phạm vi của một tỉnh lại làm kinh tế “đì đẹt”, tốc độ phát triển như thế này? Người ta không có đất đai, tiềm năng, tài nguyên… không có gì cả, người ta lại khuyến khích được sản xuất, kinh doanh để làm việc và có nguồn thu. Muốn làm được thì phải mang sách vở đến mà học, phải tính toán lại, rút kinh nghiệm…”, Tổng Bí thư nói.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tổ chức lại bộ máy không phải để tiết kiệm tiền- Ảnh 5.

Tổng Bí thư cho rằng, để phát huy năng lực phát triển của toàn xã hội thì bộ máy phải phục vụ xã hội, động viên nhân dân tham gia (Ảnh: Phạm Thắng).

Từ vấn đề này, ông nhấn mạnh: “Tại sao cùng cơ chế chính sách như thế, một đất nước như thế mà tại sao người ta làm được, vậy phải tìm ra cái gì là cái kìm hãm, hạn chế và bài học phải rút ra là gì?”.

Yêu cầu cần phải cải cách ngay để tăng trưởng, Tổng Bí thư cho rằng, chỉ có tăng trưởng thì mới có đủ tiềm lực để bảo vệ Tổ quốc, mới đủ điều kiện để thực thi được các chính sách của Đảng, Nhà nước, hoàn thành các mục tiêu, loại bỏ nguy cơ tụt hậu.

Một lần nữa, ông nhấn mạnh, trong số các giải pháp để tăng trưởng, việc tổ chức bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả là yêu cầu rất quan trọng.

“Để phát huy năng lực phát triển của toàn xã hội thì bộ máy phải phục vụ xã hội, động viên nhân dân tham gia. Những gì cản trở phát triển hai con số, những gì là điểm nghẽn thì phải giải quyết, phải khơi thông, phải làm rõ. Cả xã hội chuyển mình, ai cũng phải nghĩ để thực hiện”, Tổng Bí thư Tô Lâm gợi mở và nhấn mạnh cần phải khơi dậy sự đồng lòng, phát huy sức mạnh của nhân dân.



Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/tong-bi-thu-to-lam-to-chuc-lai-bo-may-khong-phai-de-tiet-kiem-tien-192250213130258909.htm

Cùng chủ đề

Sáp nhập Quảng Nam, Đà Nẵng, cơ hội lịch sử để vùng đất Quảng

(NLĐO) - Tổng Bí thư Tô Lâm định hướng xây dựng Đà Nẵng - Quảng Nam mới bảo đảm trở thành cực tăng trưởng của Việt Nam ...

Tổng Bí thư Tô Lâm khảo sát dự án Bến cảng Liên Chiểu ở Đà Nẵng

(NLĐO) - Tổng Bí thư Tô Lâm lưu ý việc xây dựng cảng Liên Chiểu theo hướng ứng dụng với công năng đa ngành, đa lĩnh vực. ...

TP HCM “chốt” thời gian sắp xếp xong chính quyền địa phương 2 cấp

(NLĐO) - Ngày 28-3, UBND TP HCM ban hành kế hoạch khẩn về sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương ...

Theo dự kiến ban đầu, cả nước có khoảng 34 tỉnh, thành phố

(NLĐO) - Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh mô hình tổ chức mới phải tốt hơn, hiệu quả hơn mô hình cũ với những bước đi, lộ trình được thực hiện bài bản ...

Bộ Chính trị, Ban Bí thư đồng ý kết thúc hoạt động của thanh tra bộ, sở, huyện

(NLĐO) - Bộ Chính trị, Ban Bí thư đồng ý sắp xếp, tinh gọn tổ chức hệ thống cơ quan thanh tra theo 2 cấp và kết thúc hoạt động thanh tra các bộ, sở, huyện ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đường sắt tăng nhiều tàu khách dịp nghỉ lễ 30/4

Đường sắt chạy thêm nhiều tàu khách phục vụ người dân đi lại dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trên các tuyến. ...

Điểm danh 9 dự án đường sắt quốc gia đầu tư trước 2030

Cục Đường sắt VN cho biết, từ nay đến năm 2030 dự kiến khởi công 9 dự án đường sắt quốc gia trên toàn mạng lưới. ...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Không để sai chồng sai khi xử lý các dự án kéo dài, tồn đọng

Liên quan đến các dự án đang kéo dài, tồn đọng, Thủ tướng lưu ý, trong quá trình giải quyết, trách nhiệm của các cá nhân, tập thể được làm rõ tới đâu thì xử lý tới đó; không để sai chồng sai, không tạo tiền lệ cho các sai phạm tiếp theo. ...

Đề xuất gần 1.200 tỷ đồng đầu tư hoàn thiện hầm xuyên núi trên cao tốc Cam Lâm

Theo phương án đề xuất, dự án đầu tư hoàn thiện hầm Núi Vung trên tuyến cao tốc Bắc - Nam đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo cần khoảng gần 1.200 tỷ đồng. ...

Bài đọc nhiều

Điều ước đầu năm mới của tay vợt nữ số một Việt Nam Nguyễn Thùy Linh

(Dân trí) - Sau những ngày nghỉ quý giá bên gia đình dịp Tết cổ truyền, tay vợt nữ cầu lông số một Việt Nam đặt mục tiêu cải thiện vị trí trên bảng xếp hạng thế giới và hướng đến SEA Games với phong độ cao nhất. "Tôi xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể mọi người đã quan tâm và ủng hộ tôi trong thời gian qua. Nhân dịp năm mới kính chúc độc giả Dân trí...

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nêu các tiêu chí trong chuyển đổi xanh

Sáng ngày 8/6, trong khuổn khổ các hoạt động của Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) 2023, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp tục tham dự và là diễn giả chính phát biểu tại phiên thảo luận về “Phát thải ròng bằng không, phát triển bền vững, đa dạng sinh học” do Bộ trưởng Bộ trưởng An ninh năng lượng và trung hoà carbon Anh chủ trì.

Các nước coi trọng vị thế, vai trò và tiếng nói tích cực của Việt Nam trong hợp tác quốc tế

LTS-Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hành động khí hậu thế giới trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28), tiến hành một số hoạt động song phương tại Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ. Nhân dịp này, Thứ trưởng...

Sân Thống Nhất “treo” vì thủ tục, liệu có kịp Đại hội Thể thao toàn quốc năm 2026?

(NLĐO)- Sau gần 95 năm từ ngày xây dựng, các cơ quan chức năng TP HCM đang gấp rút các đầu việc để kịp đại tu sân Thống Nhất trong năm nay. ...

Bổ sung cảng cạn Gia Bình vào quy hoạch

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. ...

Cùng chuyên mục

Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư. Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường là một giải pháp quan trọng trong công cuộc cải tổ bộ máy hành chính hiện nay, nhằm tái cấu trúc tổ chức, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Xe mất phanh trước tai nạn?

(NLĐO) - Vụ xe khách rơi vực đèo Bảo Lộc đến hiện tại xác định 1 người chết và 3 người bị thương nặng. ...

Mới nhất

ĐHĐCĐ SHB: Bứt phá vươn tầm trong kỷ nguyên mới, kế hoạch lợi nhuận tăng 25%, cổ đông tin tưởng đồng hành

Ngày 22/4, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2025 tại Khách sạn Melia, Hà Nội với sự tham gia của hàng nghìn cổ đông và người được ủy quyền. Trong quá trình chuyển đổi mạnh mẽ, toàn diện, SHB đang không ngừng phát triển,...

Chụp ảnh miễn phí, thắp lửa yêu nước cho bé

Mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI trân trọng tổ chức chuỗi sự kiện đặc biệt tại cơ sở 286 – 294 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội. Không chỉ dành cho các bé từ 6 tháng đến 5 tuổi với hoạt động...

Phát hiện, khai quật 9 bộ di cốt của cư dân văn hóa Quỳnh Văn

VHO - Việc tiếp tục khai quật di tích Quỳnh Văn nhằm làm rõ niên đại, giá trị lịch sử của di tích, góp phần bổ sung tư liệu cho lịch sử tiền sơ sử Nghệ An và cả nước, đồng thời cung cấp cơ sở khoa học cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị...

Triển khai lập hồ sơ đề cử Khu di tích khảo cổ Óc Eo – Ba Thê trình UNESCO

VHO - BQL Di tích văn hóa Óc Eo vừa tổ chức hội nghị triển khai công tác xây dựng hồ sơ đề cử Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê tỉnh An Giang, trình UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Hội nghị diễn ra chiều 21.4, tại thị trấn Óc...

Vosco và kế hoạch đầu tư đầy toan tính giữa tâm bão thuế quan – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Vosco ‘ra khơi’ giữa bối cảnh đầy sóng gió Chưa đầy một tuần nữa, Công ty CP Vận tải biển Việt Nam (Vosco) sẽ nhận bàn giao tàu rời Sunlight, được đóng tại Nhật Bản từ năm 2013, dưới sự đồng hành về vốn của Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB). Trước đó, cuối tháng 1/2025, Vosco đã...

Mới nhất