Trang chủNewsNhân quyềnTín ngưỡng thờ nước ở vùng đồng bằng sông Hồng

Tín ngưỡng thờ nước ở vùng đồng bằng sông Hồng


nghi-le-ruoc-nuoc-hien-dien-trong-hau-het-le-hoi-dan-gian.jpg
Nghi lễ rước nước hiện diện trong hầu hết lễ hội dân gian ở vùng đồng bằng sông Hồng – Ảnh: Cao Trung Vinh

Thờ nước là tín ngưỡng có tự lâu đời, có thể là từ thời đại các vua Hùng, nó gắn liền với đời sống tâm linh của người Việt nói chung, nhất là cư dân vùng đồng bằng sông Hồng – nơi mang đậm dấu ấn của văn hóa sông nước. Đó là nhận định của nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Quang Khải, người đã dành nhiều năm nghiên cứu về tín ngưỡng dân gian. Từ bao đời nay, trong bất kỳ nghi thức thờ cúng nào của cư dân đồng bằng Bắc Bộ nói riêng, người Việt nói chung, nước cũng là thứ không thể thiếu. Đó là chén nước trên ban thờ gia tiên trong bất cứ dịp nào, là chóe nước/chậu nước trong các nghi thức của đình, của làng…

Ao làng hay giếng làng cùng với cây đa, sân đình từng được coi là “linh hồn” của mỗi làng quê Việt. Bởi đó là nguồn nước sinh hoạt cho cả làng nên luôn được giữ gìn, bảo vệ nghiêm ngặt bằng những quy định riêng.

Nghi lễ rước nước

Sự tôn quý đối với nước trong tâm thức dân gian còn thể hiện trong nghi thức thỉnh nước (hay còn gọi là rước nước) trong hầu hết lễ hội ở vùng đồng bằng sông Hồng. Thỉnh nước là nghi lễ đặc sắc biểu hiện tín ngưỡng cầu nước của những cư dân sống với nền văn minh lúa nước ven sông.

Điểm đặc trưng của nghi lễ rước nước là đều được tiến hành trang trọng tại các điểm di tích lịch sử – văn hóa. Nguồn nước để rước đều ở những con sông lớn hoặc giếng nước gắn với lịch sử, câu chuyện về nhân vật phụng thờ ở di tích. Đoàn rước nước thường có quy mô lớn với đầy đủ đội cờ, đội múa lân, sư, rồng, phường bát âm, đội tế nam quan, nữ quan… Trong nghi thức, chum hoặc chóe sứ cỡ lớn là vật dụng được dùng để đựng nước. Chóe (hoặc chum) được đặt trang trọng trên kiệu bát cống (kiệu do 8 người khiêng). Nước được rước về phải được lấy ở khu vực giữa sông, nơi có nguồn nước tinh khiết nhất. Khi rước về đình/làng, nước thường được dùng để làm lễ; để lau rửa long ngai bài vị của thần trong đình/đền và còn để tưới cây khu vực quanh đình…

chuan-bi-1-.jpg
Chuẩn bị tiến hành nghi lễ rước nước ở Đền Ngự Dội (thôn Duy Bình, xã Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc). Ảnh: Cao Trung Vinh
tim-vi-tri-thinh-nuoc-chuan.jpg
Đoàn rước nước tiến đến vị trí đẹp nhất khu vực giữa sông để thỉnh nước. Ảnh: Cao Trung Vinh

Bao đời nay, rước nước sông Hồng trở thành nghi thức vô cùng thiêng liêng trong lễ hội ở nhiều vùng dân cư của Thủ đô Hà Nội vào những ngày đầu năm. Tiêu biểu phải kể đến như làng Thổ Khối (quận Long Biên) thôn Xuân Canh (xã Xuân Canh, huyện Đông Anh); làng Yên Duyên (phường Yên Sở, quận Hoàng Mai); làng Chèm (phường Thụy Phương, quận Bắc Từ liêm); xã Liên Hà (huyện Đan Phượng) hay làng Cát Bi (huyện Phú Xuyên)… Riêng làng Nhật Tân (quận Tây Hồ), đã thành thông lệ, cứ 5 năm một lần, người dân trong làng lại long trọng tổ chức lễ rước nước từ giữa sông Hồng về đình tế lễ. Nước được lấy từ giữa ngã ba sông, sau khi rước về sẽ được lưu tại đình trong vòng 5 năm vô cùng trân quý…

Vùng đồng bằng phù sa cổ, huyện Vĩnh Tường (tỉnh Vĩnh Phúc) là quê hương của nhiều di sản văn hóa phi vật thể phong phú và đa dạng, mang đậm sắc thái của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Các làng: Bích Chu, Thủ Độ, An Tường, Kim Đê (xã An Tường); làng Vân Giang (xã Lý Nhân); làng An Lão (xã Vĩnh Thịnh) của huyện nổi tiếng với các nghi lễ rước nước.

Bảo tồn và khôi phục nghi lễ rước nước

Ở tỉnh Nam Định, một số lễ hội mùa xuân trong tỉnh đã phục dựng và duy trì nghi lễ thỉnh nước như: Lễ hội Khai ấn Đền Trần, phường Lộc Vượng (TP Nam Định), lễ hội Phủ Quảng Cung, xã Yên Đồng (Ý Yên), lễ hội Chùa Nhuệ, thôn An Lá, xã Nghĩa An (Nam Trực), lễ hội Đình Đông Cao Thượng, xã Yên Lộc (Ý Yên), lễ hội Đình Cát Đằng, xã Yên Tiến (Ý Yên)… Còn tại nhiều vùng của tỉnh Hưng Yên, Hà Nam, Thái Bình, rước nước còn là nghi lễ đầu tiên, quan trọng, không thể thiếu trong nhiều lễ hội truyền thống ở mỗi địa phương.

nguoi-dan-du-khach-tham-gia-nghi-le-chuan.jpg
Nghi lễ rước nước luôn thu hút đông đảo người dân, du khách tham gia. Ảnh: Cao Trung Vinh

Ông Nguyễn Văn Đáp, Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh cho biết: Với vị trí được bồi đắp bởi những con sông lớn như: sông Cầu, sông Thương, sông Đuống, sông Tiêu Tương (cổ), sông Dâu… nên tục thờ nước/trị thủy rất phong phú, có ở nhiều địa phương của tỉnh Bắc Ninh. Tiêu biểu là tín ngưỡng thờ tứ pháp là: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện… Một số địa phương thờ Thánh Tam Giang dọc sông Cầu, một số vùng thờ các vị thần có công trị thủy như: Thánh Cao Sơn, Quý Minh, Sơn Tinh…

Để bảo tồn những giá trị tốt đẹp của văn hóa dân gian, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh sẽ giao cho cơ quan chuyên môn tiến hành nghiên cứu, kiểm kê, đánh giá giá trị văn hóa phi vật thể, vật thể, lễ hội gắn với thờ nước, trị thủy của tỉnh. Trên cơ sở đó lập hồ sơ một số lễ hội đặc sắc đề xuất với Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch đưa vào danh mục Di sản phi vật thể quốc gia; tăng cường quảng bá lễ hội để nâng cao nhận thức của cộng đồng. Đồng thời, nâng tầm một số lễ hội thông qua đầu tư kinh phí trùng tu, tu bổ, tôn tạo đình chùa miếu mạo… ông Nguyễn Văn Đáp cho biết thêm.

quang-canh-le-hoi-den-vinh-tuong.jpg
Lễ hội Đền Ngự Dội thu hút hàng trăm người tham gia. Ảnh: Cao Trung Vinh

Sự tồn tại của nghi lễ rước nước ở đồng bằng sông Hồng cho thấy sự tôn quý thiên nhiên, tôn quý nguồn nước của cộng đồng. Dù mang nhiều hình thức khác nhau nhưng đều mang ý nghĩa nhắc nhớ về cội nguồn dân tộc về ý nghĩa vô cùng cần thiết của nước đối với sự sống và môi trường. Ngày nay, xã hội phát triển, con người sống hiện đại hơn, những điều xưa cũ đang dần bị mai một nhưng tín ngưỡng thờ nước cũng như những nghi thức rước nước trong các lễ hội dân gian của vùng đồng bằng Bắc Bộ chắc chắn vẫn được lưu truyền.

“Chừng nào còn sản xuất nông nghiệp, còn có các sản vật nông nghiệp thì chừng đó tín ngưỡng thờ nước hay nghi thức rước nước linh thiêng chắc chắn vẫn còn tồn tại trong tâm thức và đời sống văn hóa của cư dân sông Hồng”, nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Quang Khải nhận định.



Nguồn

Cùng chủ đề

Các tác phẩm trưng bày triển lãm Liên hoan Ảnh nghệ thuật Khu vực Đồng bằng sông Hồng lần thứ 26 năm 2024

Với chủ đề “Văn hóa đồng bằng sông Hồng – Nơi hội tụ và phát triển”, qua nhiều vòng chấm, Ban tổ chức Liên hoan Ảnh nghệ thuật Khu vực Đồng bằng sông Hồng lần thứ 26 năm 2024 đã chọn ra 135 tác phẩm được trưng bày triển lãm. ...

Các tác phẩm đoạt giải Liên hoan ảnh nghệ thuật Khu vực Đồng bằng sông Hồng lần thứ 26 năm 2024

(NADS) - Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam xin giới thiệu các tác phẩm đoạt giải Liên hoan Ảnh nghệ thuật Khu vực Đồng bằng sông Hồng lần thứ 26 năm 2024 với chủ đề “Văn hóa Đồng bằng sông Hồng – Nơi hội tụ và phát triển”. ...

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng

Các nhóm nhiệm vụ trọng tâm của Kế hoạch gồm: Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, kết nối nội vùng, liên vùng và quốc tế; phát triển vùng đồng bằng sông Hồng đi đầu trong phát triển giáo dục - đào tạo khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế số, xã hội số; phát huy các giá trị văn hóa cho phát triển kinh tế - xã hội; đảm bảo hệ...

Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực Đồng bằng sông Hồng lần thứ 26 năm 2024 tại Ninh Bình

(NADS) - Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp cùng Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Ninh Bình tổ chức “Liên hoan ảnh nghệ thuật Khu vực Đồng bằng sông Hồng lần thứ 26 năm 2024” tại Ninh Bình với đề tài "Văn hóa đồng bằng sông Hồng - Nơi hội tụ và phát triển" ...

Tăng cường tuyên truyền bảo vệ chim di cư

Kết quả khảo sát do Trung tâm hành động vì động vật hoang dã Việt Nam (Wild Act) đưa ra tại Hội thảo tham vấn triển khai các hoạt động nâng cao nhận thức về bảo tồn chim di cư tại các tỉnh thuộc Khu Dự...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Việt Nam – Indonesia nâng cấp lên quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Indonesia, chiều 10/3, ngay sau hội đàm, Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Cộng hòa Indonesia, Chủ tịch đảng Phong trào Indonesia vĩ đại (Gerindra) Prabowo Subianto đã chủ trì cuộc gặp gỡ báo chí để thông tin về kết quả hội đàm và chính thức công bố nâng cấp quan hệ Việt Nam – Indonesia lên Đối tác Chiến lược...

Tuyên bố chung về việc tăng cường quan hệ song phương giữa Indonesia và Việt Nam

Theo đặc phái viên TTXVN, nhân chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Cộng hòa Indonesia từ ngày 9-11/3/2025 theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Indonesia, Chủ tịch đảng Phong trào Indonesia vĩ đại (Gerindra) Prabowo Subianto, hai nước đã ra "Tuyên bố chung về việc tăng cường quan hệ song phương giữa Indonesia và Việt Nam". ...

Danh mục bí mật nhà nước lĩnh vực tài nguyên và môi trường

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 562/QĐ-TTg ngày 10/3/2025 ban hành Danh mục bí mật nhà nước lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Theo đó, bí mật nhà nước độ Tối mật gồm:1. Về tài nguyên nước:a) Văn bản xin chủ...

Phát huy tinh thần Chiến thắng Buôn Ma Thuột để Đắk Lắk tiến bước vào kỷ nguyên mới

Đây là mong muốn, niềm tin tưởng của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà gửi tới Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Đắk Lắk tại Lễ kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10/3/1975-10/3/2025), dấu mốc lịch sử trọng đại mở đầu cho thắng lợi của Chiến dịch Tây Nguyên và Đại thắng mùa Xuân năm 1975, tổ chức tại TP. Buôn Ma Thuột, sáng 10/3. ...

Phát biểu chính sách của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Indonesia, thăm chính thức Ban Thư ký ASEAN, sáng 10/3, tại Trụ sở Ban Thư ký ASEAN, thủ đô Jakarta, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã dự Lễ kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN và có bài phát biểu chính sách quan trọng. Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trân trọng giới thiệu nội dung Phát...

Bài đọc nhiều

Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long nhìn từ bài toán đầu tư xây dựng hạ tầng

Ông Ngô Hoàng Nguyên - Phó Cục trưởng Cục Quản lý hoạt động xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết: Nhằm tháo gỡ nút thắt hạ tầng giao thông cho Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhiều dự án giao thông quy mô lớn đã và đang được khởi động...

Tiêu chí xét tặng Giải thưởng Môi trường không thuốc lá

Thông tư nêu rõ, Giải thưởng Môi trường không thuốc lá (Giải thưởng) được trao tặng cho tổ chức, cá nhân có địa điểm cấm hút thuốc lá đạt tiêu chuẩn theo quy định và được Hội đồng xét tặng Giải thưởng cấp Sở Y tế, cấp Bộ Y tế...

Biểu dương 250 người khuyết tật, trẻ mồ côi và người bảo trợ tiêu biểu năm 2023

Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương (LĐ-TB&XH) đã tổ chức Hội nghị Biểu dương trẻ mồ côi, người khuyết tật và người bảo trợ tiêu biểu trên địa bàn tỉnh 2023. Hơn 400 trẻ mồ côi ở Long An có “mẹ đỡ đầu” chăm sócTrao tặng 1.600 phần quà cho người khuyết tật và trẻ mồ côi dịp Tết Quý Mão 2023 Hội nghị nhằm tôn vinh những gương trẻ mồ côi, người...

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam chủ trì họp gỡ khó cho doanh nghiệp

Theo báo cáo của Sở KH&ĐT Quảng Nam, tính đến tháng 4/2023, toàn tỉnh có 54 DN giải thể, 631 DN đăng ký tạm dừng hoạt động, tăng hơn 12% so với cùng kỳ, tương ứng tăng 68 DN. Ngoài nông, lâm nghiệp, thủy sản và dịch vụ, các ngành...

Ứng phó bão số 1, hàng không đóng cửa 3 sân bay

Cục Hàng không VN vừa tiếp tục có công điện gửi các đơn vị có liên quan để tiếp tục chủ động phòng, chống, ứng phó cơn bão số 1 (tên quốc tế Talim) nhằm đảm bảo an toàn hoạt động bay, người và tài sản...

Cùng chuyên mục

Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Tận tụy vì sự phát triển của buôn làng (Bài 1)

Khu vực Tây Nguyên là nơi hội tụ của hầu hết thành phần dân tộc Việt Nam, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước; là nơi có nền văn hóa đa dạng, phong phú với những đặc trưng riêng biệt. Cùng với chính sách của Đảng, Nhà nước, đội ngũ Người có uy tín đã có những đóng góp quan trọng trên hành trình phát triển vùng đất Tây...

Những người lính với hành trình làm sạch đất

Ngoài thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị chính quy, những người lính công binh tại nơi biên ải Hà Giang đang từng ngày, từng giờ quyết tâm làm sạch những mảnh đất bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh để trả lại sự bình yên cho vùng đất biên cương Tổ quốc.Từ mô hình trồng thử nghiệm của Người có uy tín Hồ Đức...

Quyết chấm dứt nạn đói cho trẻ em châu Phi, AfDB phê duyệt lập quỹ hàng chục triệu USD

Hội đồng quản trị của Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) đã phê duyệt việc thành lập một quỹ nhằm giúp chấm dứt nạn đói và suy dinh dưỡng ở trẻ em trong độ tuổi đi học tại châu lục.

Xây dựng không gian mạng an toàn cho sự phát triển lành mạnh của phụ nữ và trẻ em

Ngày 28/3, tại Hà Nội, Bộ Công an với sự hỗ trợ của UN Women và UNESCO đã tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề: Bảo vệ phụ nữ và trẻ em trên không gian mạng.

Xây dựng không gian mạng an toàn cho sự phát triển lành mạnh của phụ nữ và trẻ em

Ngày 28/3, tại Hà Nội, Bộ Công an với sự hỗ trợ của UN Women và UNESCO đã tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề: Bảo vệ phụ nữ và trẻ em trên không gian mạng.

Mới nhất

Bài 1: Giải mã dấu tích kinh thành đá

VHO - Trải qua hơn 600 năm phong sương và biến thiên lịch sử, những khối đá xanh khổng lồ ở Thành nhà Hồ vẫn lặng lẽ gìn giữ dấu ấn một kinh đô vương triều. Từ lòng đất Vĩnh Lộc, hàng loạt phát hiện khảo cổ học trong những năm gần đây đang góp phần phác họa...

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam tham gia thúc đẩy thương mại hai chiều Việt – Mỹ tại SelectUSA 2025 – Tổng công...

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang chuyển dịch mạnh mẽ, từ ngày 12 đến 15/5/2025, Hội nghị Thượng đỉnh Đầu tư SelectUSA Investment Summit 2025 tại thành phố National Harbor, bang Maryland, Hoa Kỳ đã trở thành điểm đến của hơn 130 đại biểu Việt Nam, đại diện cho hơn 100 doanh nghiệp hàng đầu trong...

Vinh danh tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh

VHO - Bộ VHTTDL vừa ban hành quyết định đưa “Tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh” tại huyện Nam Trà My, (Quảng Nam) vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Qua đó, khẳng định giá trị đặc biệt của “quốc bảo” sâm Ngọc Linh, đồng thời tôn vinh kho tàng tri thức...

Cứu hai quả thận khỏi “bờ vực” suy thận từ biến chứng giãn nặng

Báo điện tử Dân Trí đưa tin về bài viết “Cứu hai quả thận khỏi “bờ vực” suy thận từ biến chứng giãn nặng” ngày 16/05/2025. Để cập nhật thông tin tới khách hàng, chúng tôi sẽ trích nội dung từ Báo Dân Trí để cung cấp tới bạn đọc.Trích dẫn toàn bộ nội dung bài báo:Biến chứng...

Thông tin mới nhất cho các khách hàng đặt vé máy bay Vietnam Airlines trên VNPAY App và các Ứng dụng ngân hàng

Từ ngày 17/5/2025, toàn bộ chuyến bay nội địa của Hãng sẽ chuyển sang nhà ga T3 – sân bay Tân Sơn Nhất. Khách hàng khi đặt vé máy bay trên VNPAY App và các ứng dụng ngân hàng hãy kiểm tra kỹ thông tin chuyến bay trước khi đặt vé để đảm bảo chuyến đi suôn sẻ và...

Mới nhất