Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTín hiệu hứa hẹn cho năm học mới

Tín hiệu hứa hẹn cho năm học mới

Năm học 2024-2025, chúng ta sẽ chính thức hoàn thiện chương trình GDPT 2018 với tất cả các khối lớp. Công văn 3935 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành yêu cầu không lấy ngữ liệu trong sách giáo khoa làm đề kiểm tra định kỳ môn Ngữ văn là một tín hiệu hứa hẹn nhiều đổi mới trước thềm năm học.

Trở ngược thời gian, không phải ngẫu nhiên mà trước đây, khi tiến hành kiểm tra, đánh giá học sinh đối với môn Ngữ văn trong nhà trường, chúng ta thường sử dụng ngữ liệu có trong sách giáo khoa (SGK).

Với phương thức này, chúng ta có thể đánh giá được khối lượng kiến thức cơ bản, cốt lõi mà mỗi học sinh cần nắm vững trong quá trình học tập.

Sự thay đổi tất yếu

Cách thức này cũng giúp duy trì sự công bằng cho tất cả học sinh. Vì thực tế khả năng tiếp cận nguồn tài liệu học tập của mỗi thí sinh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan khác nhau như vùng miền sinh sống, điều kiện kinh tế, nguồn lực giáo viên và nhà trường… chứ không chỉ dựa vào yếu tố chủ quan là năng lực học tập của học sinh đó.

Và đặc biệt, việc sử dụng đề thi Ngữ văn với ngữ liệu có trong SGK cũng phần nào giảm áp lực căng thẳng cho học sinh, và cả giáo viên – điều vốn dĩ là luôn là mối quan tâm của một quốc gia còn nặng dấu ấn Nho giáo, trọng bằng cấp như nước ta.

Tuy vậy, dần theo thời gian, cách thức ra đề có sử dụng ngữ liệu trong SGK Ngữ văn cũng bộc lộ những hạn chế không thể tránh khỏi.

Ngữ điệu ra đề ngoài sách giáo khoa: Tín hiệu hứa hẹn cho năm học mới
Để việc ra đề thi môn Ngữ văn không sử dụng ngữ liệu trong SGK phát huy tối đa hiệu quả, trong quá trình triển khai cần tuyệt đối nói không với bệnh thành tích. (Nguồn: VGP)

Mặc dù cách thức này giúp đánh giá được trình độ cơ bản của học sinh nhưng lại không phản ánh đầy đủ, tròn vẹn năng lực này, nhất là đối với những trường hợp học sinh có khả năng hiểu và áp dụng kiến thức ở mức độ cao hơn. Từ đây dẫn đến việc giới hạn khả năng tư duy phản biện, tính sáng tạo của người học.

Học sinh chỉ học thuộc lòng, học vẹt các dạng câu, dạng đề, dạng phân tích, chỉ “tái hiện” cách cảm, cách nghĩ của giáo viên mà không có cơ hội “nói lên tiếng nói khác”, tiếng nói của chính mình về các tác phẩm văn học, nhân vật văn học.

Những hạn chế này của cách thức ra đề, lâu dần, dẫn đến thực trạng việc dạy và học văn đi theo lối mòn, phần nhiều sa đà vào áp lực học để thi, đoán tủ học tủ. Khả năng cảm thụ văn chương của từng cá nhân người học không thể phát huy. Cả thầy và trò rơi vào cái bẫy dạy vẹt, học vẹt.

Thế nên, việc triển khai cách thức ra đề không sử dụng ngữ liệu trong sách giáo khoa là một hướng đi tất yếu. Xã hội phát triển, học sinh có nhiều điều kiện tiếp cận nguồn tài liệu đa dạng, đồng đều ở các địa phương cũng là cơ sở thuận lợi để chúng ta thay đổi.

Chúng ta cũng đã có lộ trình cho việc thay đổi này, ngay từ khi tiến hành thay SGK chương trình GDPT 2018 theo từng năm học.

Và năm học 2024-2025 này, với việc áp dụng sách giáo khoa mới lớp 5, lớp 9, lớp 12, chúng ta chính thức hoàn thiện chương trình 2018 với tất cả các khối lớp.

Để cách ra đề mới phát huy hiệu quả

Kiểm tra, đánh giá là một trong những thao tác quan trọng của hoạt động dạy và học, đòi hỏi nhiều công sức, cần được tính toán cân nhắc kỹ lưỡng.

Chúng ta cần kiểm tra một cách toàn diện, chính xác tối đa năng lực học tập của học sinh, đồng thời khuyến khích sự sáng tạo cũng như tư duy phản biện của các em.

Để việc ra đề thi môn Ngữ văn không sử dụng ngữ liệu trong SGK không trở thành áp lực đối với cả người dạy lẫn người học, thiết nghĩ, chúng ta cần cân nhắc một số lưu ý.

Đề thi thay đổi, thì trước đó, cách dạy cần phải thay đổi tương ứng. Giáo viên cần tăng cường việc khuyến khích học sinh đọc và phân tích các văn bản ngoài chương trình thông qua các hoạt động như xây dựng câu lạc bộ yêu sách, các buổi đọc sách, các buổi trò chuyện tin tức thời sự…

Không chỉ dừng lại ở việc đọc, chúng ta cũng cần tạo điều kiện để học sinh thảo luận, trình bày, chia sẻ quan điểm của cá nhân về các văn bản ngoài sách giáo khoa. Viết nhật ký đọc, hội thảo tọa đàm, dự án nghiên cứu,… là những cách thức chúng ta có thể triển khai để hướng dẫn người học nâng cao kỹ năng cảm thụ, phân tích và trình bày.

Với cách dạy như trên, người dạy trao lại quyền năng khai mở văn bản cho người học; chỉ đưa cho người học “chìa khóa”, chứ không “mở cửa” sẵn thay cho người học; chỉ đưa phương pháp, chứ không đưa đáp án.

Mỗi phương thức ra đề đều có những mặt tích cực và hạn chế nhất định. Nên chăng, chúng ta có thể kết hợp hài hòa cả hai.

Tức là đề kiểm tra có thể bao gồm các câu hỏi dựa trên ngữ liệu của SGK và ngoài SGK. Điều này đảm bảo công bằng và an toàn cho sức học, lực học của học sinh; đồng thời giúp đề kiểm tra có tính phân hóa.

Đề thi cũng cần hướng đến các kỹ năng phân tích, tổng hợp và ứng dụng kiến thức thông qua các câu hỏi mở. Chẳng han như yêu cầu liên hệ với các chủ đề đã học, hoặc áp dụng các lý thuyết văn học vào văn bản mới.

Các cấp quản lý chuyên môn cần có các văn bản hướng dẫn cụ thể, quy định rõ ràng các tiêu chí lựa chọn ngữ liệu ngoài SGK để đưa vào đề kiểm tra.

Cũng cần quan tâm đến công tác đào tạo và nâng cao năng lực cho giáo viên thông qua các khóa tập huấn ngắn hạn, trung hạn về các kỹ thuật, phương pháp mới trong việc ra đề thi sao cho sáng tạo.

Thực tế hiện nay, vì áp lực sợ sai, sợ trách nhiệm, các cấp chuyên môn mạng lưới thường chỉ nêu các yêu cầu chung chung về việc chọn ngữ liệu, dẫn đến việc giáo viên ra đề kiểm tra lúng túng, gặp nhiều khó khăn, thường sẽ chọn các hướng ra đề an toàn, không mạnh dạn sáng tạo.

Bên cạnh việc sau mỗi kỳ kiểm tra, đánh giá, các đề thi cần được thảo luận để chỉ ra những hạn chế (nếu có) thì chúng ta cũng cần tổ chức các diễn đàn để giáo viên có thể chia sẻ kinh nghiệm ra đề.

Đây là nguồn ý tưởng vô cùng quan trọng cần được tận dụng tối đa. Các diễn đàn này cũng là dịp để ghi nhận các phản hồi, đóng góp từ góc nhìn của giáo viên, giúp cải thiện công tác ra đề, phù hợp với mục tiêu giáo dục.

Để việc ra đề thi môn Ngữ văn không sử dụng ngữ liệu trong SGK phát huy tối đa hiệu quả, trong quá trình triển khai cần tuyệt đối nói không với bệnh thành tích. Chỉ khi và chỉ khi không đặt nặng vấn đề điểm số, cả người dạy và người học mới có động cơ trong sáng hoàn thành tốt việc dạy và học văn, tránh xảy ra tình trạng nghĩ ra các hình thức đối phó mới với hình thức ra đề mới.





Nguồn: https://baoquocte.vn/ngu-lieu-ra-de-ngoai-sach-giao-khoa-tin-hieu-hua-hen-cho-nam-hoc-moi-282653.html

Cùng chủ đề

Quy định mới nhất về những trường hợp được hỗ trợ chi phí học tập

Không chỉ có miễn giảm học phí, nhiều trường hợp học sinh còn được hỗ trợ chi phí học tập hàng tháng theo quy định. Với những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, để lo được đầy đủ học phí và những chi phí liên quan đến học tập của con không phải là điều dễ dàng. Chính vì vậy, các em rất cần đến sự hỗ trợ để có thể đến trường.Điều 18, Nghị định 81/2021 của Chính...

33 học sinh nghi ngộ độc thuốc diệt chuột hiện ra sao?

Ngày 23/1, Sở Y tế tỉnh Tuyên Quang cho biết, 33 học sinh trường Tiểu học Phú Lâm nghi ngộ độc thuốc diệt chuột đang được theo dõi tại Bệnh viện Nhi Trung ương và Bệnh viện Bạch Mai, sức khỏe ổn định. ...

Chính phủ yêu cầu Bộ GD&ĐT rà soát quy định dạy thêm

Nhận thấy quy định mới về dạy thêm, học thêm còn nhiều ý kiến băn khoăn, Chính phủ yêu cầu Bộ GD&ĐT rà soát, nắm bắt các ý kiến để có điều chỉnh phù hợp. Nội dung trên nằm trong văn bản của Văn phòng Chính phủ gửi Bộ GD&ĐT, ngày 22/1. Theo Văn phòng Chính phủ, Thông tư 29/2024 quy định về dạy thêm, học thêm của Bộ GD&ĐT dù nhận được nhiều sự đồng tình song vẫn còn...

Ngôi trường mở cửa trở lại sau 52 năm vì một học sinh

(Dân trí) - Ngôi trường nằm trên hòn đảo Kaprije (Croatia) đã mở cửa trở lại sau 52 năm dừng hoạt động vì một cậu bé duy nhất trên đảo đã tới tuổi đi học. Val Mudronja - học sinh duy nhất sống trên đảo Kaprije, Croatia - đã đến tuổi đi học. Dù vậy, đảo Kaprije không có trường học. Suốt 52 năm qua, vì lượng học sinh trên đảo quá ít ỏi nên trường học đã dừng hoạt...

Giảm áp lực cho nhà trường, học sinh

Trước tình trạng một số trường “ép” phụ huynh đăng ký không cho con thi vào lớp 10 THPT, từ năm học 2024 - 2025, Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương quyết định tính điểm trung bình kỳ thi vào lớp 10 để xét thi đua của các địa phương và các nhà trường theo hướng xếp hạng theo tổng điểm/số học sinh tốt nghiệp THCS. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tổng thống Mỹ Donald Trump công khai tỏ ý với người đồng cấp Nga, tin sẽ có quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc,...

Tổng thống Mỹ Donald Trump, người vừa trở lại Nhà Trắng hôm 20/1, đã có bài phát biểu trực tuyến tại Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos (Thụy Sỹ) hôm 23/1.

Khẳng định “yêu Nga”, nhưng ông Trump sẽ áp đặt thuế quan quy mô lớn, vì chuyện liên quan đến Ukraine

Mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp đặt thuế quan và trừng phạt quy mô lớn đối với Nga nếu không có giải pháp cho xung đột Ukraine.

Thách thức với doanh nghiệp xuất khẩu và động lực để chuyển đổi năng lượng xanh

Baoquocte.vn. CBAM chắc chắn sẽ tác động không nhỏ đến các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU nhưng cũng là cơ hội, động lực để doanh nghiệp chủ động chuyển đổi sang năng lượng xanh.

Giá cà phê tiếp tục leo đỉnh, đồng USD giảm mạnh, thị trường đang “dễ bị tổn thương”

Chỉ trong 15 ngày đầu năm 2025, các doanh nghiệp đã xuất khẩu gần 73.820 tấn cà phê nhân, thu về gần 400 triệu USD (gần 10.000 tỷ đồng). Đáng chú ý, xuất khẩu cà phê tuy giảm tới 23% về lượng nhưng tăng mạnh 41% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái, theo thống kế sơ bộ của Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa).

Tin vui với hàng nghìn giáo viên những ngày cuối năm

UBND TP. Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở GD&ĐT để giáo viên vẫn được hưởng tiền thưởng của năm 2024.

Bài đọc nhiều

Hà Nội hàng loạt trường công lập hạ điểm chuẩn tuyển sinh lớp 10

Hôm qua (10/7), Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung (đợt 2) vào lớp 10 các trường trung học phổ thông công lập chuyên và không chuyên  năm học 2023-2024. Khi hạ điểm chuẩn, nhà trường được nhận học sinh có nguyện vọng...

Phát động Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 54, năm 2025

(ĐCSVN) - Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU giúp học sinh tăng cường khả năng viết văn, làm phong phú thêm sự tinh tế trong tư duy, góp phần thắt chặt tình hữu nghị giữa các dân tộc và giúp các em hiểu biết thêm về vai trò của bưu chính trong đời sống xã hội. Ngày 11/11, tại trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến (quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp...

Khoảng 36 cơ sở giáo dục Đại học Pháp sẽ đến găp gỡ trực tiếp sinh viên Việt Nam

Bienvenue en France! - triển lãm giáo dục Đại học Pháp lớn nhất trong năm do Campus France Việt Nam và Đại sứ Quán Pháp tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 30/9 tại TP. Hồ Chí Minh (Khách sạn Rex Saigon) và 1/10 tại Hà Nội (khách sạn Pullman Hanoi).

Cùng chuyên mục

Giáo dục đại học tại Việt Nam lọt top quốc tế ở nhóm ngành Y tế, sức khỏe

TPO - Tổ chức xếp hạng Times Higher Education đã công bố kết quả xếp hạng theo lĩnh vực – World University Ranking by Subjects 2025 (THE WUR by Subjects 2025). TPO - Tổ chức xếp hạng Times Higher Education đã công bố kết quả xếp hạng theo lĩnh vực – World University Ranking by Subjects 2025 (THE WUR by Subjects 2025). Đây là bảng xếp hạng các trường đại học theo 11 nhóm lĩnh vực...

Giáo viên Hà Nội sẽ được đảm bảo quyền lợi theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết thành phố đã chấp thuận đề xuất của Sở Giáo dục-Đào tạo Hà Nội và Sở Tài chính về hỗ trợ tiền thưởng cho giáo viên theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP Ngày 24/1, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương cho biết thành phố đã chấp thuận đề xuất của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Sở Tài chính...

Những nhiệm vụ của TP.HCM giao Sở GD-ĐT thực hiện trong năm 2025

Ngày 24.1, Sở GD-ĐT TP.HCM thông báo kết luận của Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Thị Diệu Thúy về giao nhiệm vụ và duyệt kế hoạch thực hiện năm 2025 trong đó nêu rõ những nhiệm vụ ngành GD-ĐT phải thực hiện...

Nam sinh Bắc Ninh xô đổ kỷ lục điểm đánh giá tư duy: ‘Ở ký túc xá, không học thêm’

Trong buổi học cuối trước Tết, Minh Đức vỡ òa cảm xúc khi biết đã đạt thành tích thủ khoa kỳ thi đánh giá tư duy đợt 1 của Đại học Bách khoa Hà Nội, thậm chí đã xô đổ những kỷ lục trước đây. ...

Sinh viên ngành Khoa học máy tính SIU ‘bội thu’ giải thưởng

Năm qua, sinh viên ngành Khoa học máy tính của Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn (SIU) đạt nhiều giải thưởng tại các cuộc thi học thuật và nghiên cứu. Đề tài của sinh viên SIU góp phần chăm sóc và nâng cao...

Mới nhất

Sau phiên tăng mạnh nhất châu Á, chứng khoán Việt đón Tết như thế nào?

Trong phiên giao dịch cuối cùng của năm Giáp Thìn, thị trường chứng khoán ở trạng thái giằng co. Thanh khoản cả ba sàn đều thấp khi cả nước đang hướng về kỳ nghỉ Tết âm lịch dài 9 ngày. ...

Giáo dục đại học tại Việt Nam lọt top quốc tế ở nhóm ngành Y tế, sức khỏe

TPO - Tổ chức xếp hạng Times Higher Education đã công bố kết quả xếp hạng theo lĩnh vực – World University Ranking by Subjects 2025 (THE WUR by Subjects 2025). TPO - Tổ chức xếp hạng Times Higher Education đã công bố kết quả xếp hạng theo lĩnh vực – World University Ranking by Subjects 2025...

Giáo viên Hà Nội sẽ được đảm bảo quyền lợi theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết thành phố đã chấp thuận đề xuất của Sở Giáo dục-Đào tạo Hà Nội và Sở Tài chính về hỗ trợ tiền thưởng cho giáo viên theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP Ngày 24/1, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương cho...

Cấp cứu nhiều ca tai nạn giao thông do rượu bia, dọn nhà bị ngã chấn thương

Từ ngày 20-24/1, Bệnh viện Việt Đức tiếp nhận 245 ca cấp cứu do TNGT, 169 trường hợp cấp cứu do tai nạn sinh hoạt. Vào nhập viện trong tình trạng đa chấn thương nghiêm trọng, bệnh nhân H.T.H (39 tuổi,...

Hà Nội cơ bản kiểm soát dịch truyền nhiễm

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn trong năm 2024 cơ bản đã được kiểm soát. Tin mới y tế ngày 22/1: Hà Nội cơ bản kiểm soát dịch truyền nhiễmTheo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn trong...

Mới nhất