Trang chủKinh tếNông nghiệpTín dụng xanh - động lực cho phát triển bền vững: Xây...

Tín dụng xanh – động lực cho phát triển bền vững: Xây dựng “luật chơi” hoàn chỉnh (Bài cuối)

Chuyên gia cho rằng, để tín dụng xanh thực sự phát huy vai trò “động lực” cho nền kinh tế bền vững, Việt Nam cần nhanh chóng xây dựng một “luật chơi” hoàn chỉnh với các tiêu chí và quy định cụ thể, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn xanh dễ dàng hơn.

 Tín dụng xanh - động lực cho phát triển bền vững: Xây dựng

Doanh nghiệp loay hoay với “điểm tựa xanh” là một trong những vấn đề mà ông Nguyễn Hải Anh, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Shinec, nêu lên. Ông chia sẻ khu công nghiệp Nam Cầu Kiền (Hải Phòng) đã thiết lập ba vòng tuần hoàn chính để bảo vệ môi trường và hướng tới phát triển bền vững. Tuy vậy, hơn 70 doanh nghiệp tại khu công nghiệp vẫn gặp khó khăn trong việc chuyển đổi sang mô hình xanh, với gần 60 doanh nghiệp mong muốn tiếp cận tài chính xanh, trong đó có tín dụng xanh nhưng còn loay hoay trước các yêu cầu pháp lý và tiêu chí cụ thể.

Những chia sẻ của Shinec cũng là “nỗi lòng” của không ít doanh nghiệp muốn chuyển đổi xanh nhưng “lực bất tòng tâm” vì thiếu nguồn vốn xanh. Bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Giám đốc Văn phòng Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV), nhấn mạnh rằng nhiều doanh nghiệp vẫn gặp khó khi muốn tiếp cận vốn tín dụng xanh, do thiếu danh mục phân loại xanh cấp quốc gia. Danh mục và tiêu chí phân loại xanh sẽ không chỉ nâng cao nhận thức của doanh nghiệp mà còn tạo căn cứ cho ngân hàng, quỹ đầu tư trong việc đánh giá và xác nhận dự án “xanh”.

 Tín dụng xanh - động lực cho phát triển bền vững: Xây dựng

Vốn tín dụng xanh là “bà đỡ” cho kinh tế bền vững. (Ảnh: Tô Khánh)

Xây dựng luật chơi hoàn chỉnh

Nguồn vốn xanh, vốn đầu tư vào các dự án và hoạt động có lợi cho môi trường từ các ngân hàng, sẽ đóng vai trò như “đòn bẩy” thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế theo hướng bền vững. Thế nhưng, số liệu thống kê lại cho thấy, dù tín dụng xanh đã tăng trưởng nhanh, nhưng quy mô vẫn còn khiêm tốn: từ mức 3,3% năm 2018, tín dụng xanh chỉ chiếm 4,5% tổng tín dụng toàn hệ thống vào cuối năm 2023.

PGS.TS Phạm Thị Hoàng Anh, Phó Giám đốc Học viện phụ trách ban Giám đốc, Học viện Ngân hàng, chỉ ra một thực tế, tín dụng xanh thời gian qua chủ yếu phát triển nhờ định hướng từ Ngân hàng Nhà nước, hơn là từ nhu cầu nội tại của các ngân hàng thương mại. Bà nhận xét rằng, hiện các tài liệu như Sổ tay đánh giá rủi ro môi trường và xã hội vẫn chỉ mang tính tham khảo, khuyến khích, chứ chưa bắt buộc.

Bà cũng nêu rõ nhiều nguyên nhân khiến tín dụng xanh chưa phát triển mạnh, bao gồm: các quy định pháp luật chưa đồng bộ, nguồn vốn hạn chế, thiếu kinh nghiệm và kỹ năng quản lý rủi ro môi trường – xã hội, cũng như rủi ro thị trường cao trong các ngành năng lượng tái tạo, tiết kiệm và hiệu quả năng lượng. Đặc biệt, sự thiếu đồng bộ về tiêu chí xanh là một trong những rào cản lớn nhất. Quy trình phê duyệt và giám sát các khoản vay xanh hiện cũng còn phức tạp, mất nhiều thời gian, gây cản trở cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận dòng vốn xanh.

Đồng tình với quan điểm của bà Thủy, Phó Giám đốc Học viện Ngân hàng cho rằng, cần nhanh chóng hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tín dụng xanh, tăng cường tính bắt buộc để đạt mục tiêu tăng trưởng xanh. Bên cạnh đó, cần đa dạng hóa các nguồn vốn cho tín dụng xanh, ưu tiên cho tín dụng phục vụ phát triển bền vững thông qua các công cụ của chính sách tiền tệ.

 Tín dụng xanh - động lực cho phát triển bền vững: Xây dựng

Nguồn: SBV

TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, nhận xét rằng Việt Nam đang dần theo kịp tư duy toàn cầu về tăng trưởng xanh, với một hệ thống văn bản pháp lý và chiến lược hành động tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, quy mô tín dụng xanh mới chỉ chiếm 4,5% tổng dư nợ, và trái phiếu xanh chỉ đạt 1,16 tỷ USD trong 5 năm qua—một con số quá nhỏ so với nhu cầu vốn khoảng 20 tỷ USD mỗi năm để đạt mục tiêu chuyển đổi xanh.

Theo TS. Lực, việc triển khai tín dụng xanh vẫn gặp khó khăn do thiếu khung pháp lý và chính sách tổng thể, trong khi nguồn vốn cho vay chủ yếu là ngắn và trung hạn, không đáp ứng được yêu cầu lãi suất ưu đãi của người vay. Đối với trái phiếu xanh, các hướng dẫn chi tiết, cơ chế quản lý và hạ tầng công nghệ thông tin còn thiếu.

“Cần sớm ban hành bộ tiêu chí cho các dự án xanh, công trình xanh, công sở xanh, và cập nhật tiêu chí cho trái phiếu xanh, tín dụng xanh phù hợp với mục tiêu mới và chuẩn mực quốc tế. Việc đơn giản hóa thủ tục, hoàn thiện chính sách và khuyến khích các tổ chức trong nước tham gia vào quá trình xác nhận, chứng nhận các dự án xanh và dán nhãn xanh sẽ tạo động lực phát triển bền vững cho nền kinh tế,” TS. Lực đề xuất.

TS. Lê Xuân Sang, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, chỉ ra rằng thúc đẩy tín dụng xanh hiện đối mặt nhiều thách thức, như thiếu tiêu chuẩn về định giá, danh mục xanh, khiến các định chế tài chính gặp khó trong việc cho vay và phát hành trái phiếu xanh. Việc thiếu khung quy định chặt chẽ cũng dẫn đến nguy cơ “rửa xanh” – khi trái phiếu xanh không thực sự đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường.

TS. Sang nhấn mạnh, cần xác lập “luật chơi” hoàn chỉnh, rõ ràng cho tín dụng xanh, tài chính xanh. Điều này bao gồm xây dựng hệ thống thông tin, dữ liệu thị trường và danh sách trái phiếu, cổ phiếu xanh với định nghĩa pháp lý cụ thể; đưa ra danh mục xanh cùng các tiêu chí khắt khe để huy động vốn hiệu quả và tạo lòng tin với nhà đầu tư. “Việc xây dựng niềm tin và kỷ luật thị trường là yếu tố thiết yếu, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay,” ông nói.

Chuyên gia Kinh tế trưởng ADB tại Việt Nam, ông Nguyễn Bá Hùng, đồng tình với quan điểm này và nhấn mạnh rằng việc hoàn thiện khung pháp lý cho các hoạt động kinh tế xanh là yếu tố then chốt để phát triển tài chính xanh, bao gồm tín dụng xanh từ các tổ chức tín dụng. Trong đó, việc ban hành danh mục và tiêu chí phân loại xanh là cơ sở quan trọng để các ngân hàng có thể thẩm định và giám sát các khoản tín dụng xanh, giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn.

Theo ông Hùng, cần hoàn thiện cả khung pháp lý cho các ngành kinh tế xanh và phát triển thị trường tài chính để làm nền tảng cho tín dụng xanh bao gồm yêu cầu các doanh nghiệp báo cáo và tự đánh giá tác động của mình đến các tiêu chí xanh.

Ông cũng nhấn mạnh rằng, việc ban hành danh mục và các tiêu chí xanh phải đi kèm với mục tiêu định lượng cụ thể phù hợp với cam kết quốc tế của Việt Nam, từ đó tạo động lực thực sự cho tín dụng xanh. Điều này giúp tránh tình trạng “xanh giả” – khi hoạt động chỉ mang tính xanh trên giấy nhưng không thực sự hiệu quả về môi trường.

“Chỉ khi có khung pháp lý cụ thể và minh bạch, bao gồm danh mục loại hình dự án đầu tư xanh, các chỉ tiêu về công suất, các ngưỡng chỉ tiêu môi trường, phát thải,… Ngân hàng Nhà nước mới có cơ sở để ban hành các văn bản hướng dẫn cho vay xanh để ngân hàng thương mại triển khai thực hiện. Hiện tại, các ngân hàng cho vay dựa theo bộ tiêu chí khác nhau, do chính các ngân hàng xây dựng và đang thống kê theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước và GIZ từ 2017. Khi có khung pháp lý hoàn chỉnh, chắc chắn quy mô tín dụng xanh trong tổng dư nợ tín dụng toàn ngành sẽ lớn hơn nhiều hiện tại”, bà Phạm Thị Thanh Tùng, Phó Vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành Kinh tế (Ngân hàng Nhà nước) chia sẻ với Dân Việt.

Cần những ưu đãi trong cuộc cách mạng “xanh”

Về phía ngân hàng thương mại, bà Phùng Thị Bình, Phó Tổng Giám đốc Agribank nêu đề xuất, để thúc đẩy cuộc cách mạng xanh trong lĩnh vực tài chính, các bộ, ngành cần khẩn trương ban hành khung pháp lý và các hướng dẫn cụ thể về tín dụng xanh. Một hành lang pháp lý rõ ràng không chỉ giúp doanh nghiệp và tổ chức tài chính có cơ sở pháp lý để tham gia vào thị trường tín dụng xanh mà còn tạo tiền đề cho việc phát triển bền vững. Các yêu cầu thiết yếu bao gồm việc xây dựng danh mục phân loại xanh và xác định tiêu chí dự án xanh phù hợp với từng phân ngành kinh tế của Việt Nam, từ đó tạo cơ sở cho các tổ chức tín dụng thẩm định, đánh giá và giám sát các khoản vay xanh.

 Tín dụng xanh - động lực cho phát triển bền vững: Xây dựng

Mô hình trồng hoa với công nghệ hiện tại Đan Phượng, Hà Nội.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý và triển khai các cơ chế, chính sách đặc biệt dành cho tín dụng xanh. Việc xây dựng những quy định riêng biệt này sẽ khuyến khích các ngân hàng thương mại mạnh dạn đầu tư vào các dự án và lĩnh vực xanh, đồng thời gắn kết chặt chẽ với mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia.

Để tăng sức hấp dẫn cho tín dụng xanh, đại diện các ngân hàng thương mại cũng kiến nghị Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài chính thúc đẩy thị trường carbon tại Việt Nam. Các chính sách ưu đãi về thuế, phí, bảo hiểm và lãi suất dành cho các doanh nghiệp thực hành tốt các tiêu chuẩn ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị) sẽ tạo động lực lớn cho các doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động giảm thiểu tác động môi trường.

Những đề xuất của Agribank cũng là tiếng nói chung của các ngân hàng khác như BIDV, MB, HDBank,…

Chuyên gia Kinh tế trưởng của ADB, ông Nguyễn Bá Hùng, đồng tình rằng hiện tại các nguồn vốn xanh chưa mang lại nhiều lợi ích tài chính hấp dẫn. Do đó, Chính phủ nên có các cơ chế khuyến khích như giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các tổ chức tài chính phát triển tín dụng xanh, cũng như hỗ trợ lãi suất cho các khoản vay tín dụng xanh.

Ông Nguyễn Hoa Cương, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc tiếp cận chính sách cho đối tượng thực sự cần thiết. “Khi xây dựng bất kỳ chính sách ưu đãi nào, thì vấn đề quan trọng là chính sách đó được bao nhiêu doanh nghiệp biết đến, thực sự tiếp cận được đúng đối tượng mà chúng ta nhắm đến không?”, ông Cương nhấn mạnh.

Việc sớm xây dựng và triển khai một “luật chơi” hoàn chỉnh và minh bạch cho tín dụng xanh không chỉ là động lực cho doanh nghiệp phát triển bền vững, mà còn đảm bảo rằng Việt Nam sẽ đạt được các mục tiêu quốc gia về tăng trưởng xanh và bảo vệ môi trường trong dài hạn.

Trong quá trình soạn thảo bộ tiêu chí phân loại xanh trình Chính phủ, Viện Chiến lược Chính sách của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã làm việc chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước và tham khảo các tổ chức quốc tế. Bộ tiêu chí phân loại xanh của Việt Nam được xây dựng theo các tiêu chuẩn quốc tế, tập trung vào các lĩnh vực như năng lượng, kiểm soát dòng phát thải, tiêu chí bao bì đóng gói và nhựa trong sản phẩm nông sản.

Hiện nay, bộ tiêu chí đã bước vào giai đoạn cuối trước khi được Thủ tướng Chính phủ ban hành. Để đảm bảo tính minh bạch, các công ty kiểm toán độc lập sẽ phụ trách đánh giá và xác nhận các tiêu chí xanh cho doanh nghiệp, cá nhân và hợp tác xã. Cách tiếp cận này không chỉ tương đồng với các quốc gia đã áp dụng hệ thống phân loại xanh mà còn đảm bảo rằng các hoạt động mua sắm xanh trong đầu tư công sẽ được kiểm soát chặt chẽ, hạn chế tình trạng “rửa xanh”.

PGS. TS. Nguyễn Đình Thọ

Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách – Bộ Tài nguyên và Môi trường

 Tín dụng xanh - động lực cho phát triển bền vững: Xây dựng

 





Nguồn: https://danviet.vn/tin-dung-xanh-dong-luc-cho-phat-trien-ben-vung-xay-dung-luat-choi-hoan-chinh-bai-cuoi-20241103170601567.htm

Cùng chủ đề

Thủ tướng: Không để xảy ra vụ việc tương tự Ngân hàng SCB

Ngành ngân hàng cần đẩy mạnh chuyển đổi số, giảm chi phí để giảm lãi suất, tập trung tín dụng lĩnh vực ưu tiên, động lực tăng trưởng. Sáng 3-2, ngày đầu tiên trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán...

VN-Index “lấy may” đầu năm, giao dịch tích cực

VN-Index phục hồi tích cực; 4 nhóm ngành tiềm năng năm 2025; Lịch trả cổ tức; Diễn biến trái chiều chuỗi bán lẻ Thế giới Di động; Thị trường chứng khoán "lấy may" đầu năm Ất Tỵ. ...

Phó Thống đốc Ngân hàng nói về dự án được ‘rót’ tiền năm nay

TPO - Trao đổi với báo chí, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, năm 2025, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, chú trọng đầu tư tín dụng vào các dự án, công trình trọng điểm. TPO - Trao đổi với báo chí, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, năm 2025, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất...

Ngân hàng cảnh báo những thủ đoạn lừa đảo mới

(NLĐO) – Dịp Tết, khi nhu cầu giao dịch ngân hàng tăng cao là lúc các hình thức lừa đảo có xu hướng gia tăng với nhiều chiêu trò tinh vi ...

Tăng tốc chuyển đổi số cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi nhận, ngành Ngân hàng đã nhận thức cao và chỉ đạo quyết liệt công tác chuyển đổi số nhằm chuyển đổi hầu hết các hoạt động quản lý nhà nước, dịch vụ tín dụng sang môi trường số, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội và phục vụ ngày càng tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp. Thời gian qua, trong công tác chuyển đổi số quốc gia, ngành Ngân...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Động đất ở Hà Nội

Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu) vừa phát đi cảnh báo về một trận động đất tại Chương Mỹ, Hà Nội. ...

Tưng bừng hội vật có truyền thống hàng trăm năm ở Huế

Với truyền thống hàng trăm năm, sáng nay (3/2), tại đình làng Thủ Lễ, huyện Quảng Điền, TP Huế đã diễn ra lễ hội vật truyền thống Thủ Lễ 2025. Hội vật thu hút đông đảo người dân, du khách tham gia. ...

Hưởng ứng 1 tỷ cây xanh vì môi trường

Ngày 3/2 (tức mùng 6 Tết Ất Tỵ), các huyện, thành phố của tỉnh Ninh Bình đã tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" và hưởng ứng “Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh” xuân Ất Tỵ năm 2025. ...

Ba ông nông dân Thái Bình, người nuôi hàu, người trồng lúa, rau màu mà toàn thu tiền tỷ

Những nông dân Thái Bình đang ngày càng khẳng định mình trên hành trình sản xuất nông nghiệp hiện đại. ...

Quảng Ninh phấn đấu trồng gần 32.000ha rừng trong năm 2025

“Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025 có ý nghĩa vô cùng đặc biệt khi Quảng Ninh vừa chịu ảnh hưởng bởi siêu bão Yagi khiến hàng trăm nghìn hecta rừng bị thiệt hại, cần phải khôi phục. ...

Bài đọc nhiều

Sắc mới bản Mông

Xuân này, các bản người Mông ở huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa khoác lên “màu áo” mới. Cuộc sống của đồng bào Mông nơi đây đã khởi sắc rõ rệt, mở ra hy vọng về một tương lai tươi sáng.Tiền thưởng Tết Âm lịch Ất Tỵ 2025 tăng 13% mức thưởng so với thưởng Tết Giáp Thìn 2024, trong đó tại doanh nghiệp FDI trung bình là 8,24 triệu đồng/người.Chiều 1/2, trong không khí náo nức những ngày...

Món canh môn da trâu “nghe đã thấy dai”, dưới xuôi nghe lạ mà người Thái đã nấu ăn Tết bao đời nay

Bạn đã bao giờ nghe đến món canh nấu từ da trâu chưa? Nghe có vẻ khó tin, nhưng với người Thái ở miền núi Thanh Hóa, đây lại là đặc sản không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết. ...

Một giò lan rừng quý tộc “khổng lồ” 50 năm tuổi, cao hơn 2m đang gây xôn xao ở Đắk Lắk

Giò lan rừng Nghinh xuân cổ thụ “khổng lồ” khoảng 50 năm tuổi, cao 2,2m, là một tuyệt tác thiên nhiên đầy ấn tượng tại vùng đất Đắk Lắk. Với vẻ đẹp hoang dã và hương thơm quyến rũ, cây lan này không chỉ là biểu tượng của sức sống mãnh...

Không khí lạnh dồn dập, ngay đêm nay, có nơi cực rét dưới 6 độ C

Theo dự báo tin không khí lạnh mới nhất của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của không khí lạnh, ở Bắc Bộ từ đêm 2/2 trời rét, vùng núi Bắc Bộ trời rét đậm, có nơi rét hại; ở Bắc Trung Bộ từ...

Kinh đô cổ xưa xây dừng thời nhà Hậu Lê rộng hơn 200ha có chính điện dát vàng lớn nhất Thanh Hóa

Chính điện Lam Kinh (thuộc quần thể Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) là công trình có quy mô kiến trúc gỗ lim xanh lớn nhất Việt Nam, quan trọng nhất tại Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh, nơi để các...

Cùng chuyên mục

Động đất ở Hà Nội

Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu) vừa phát đi cảnh báo về một trận động đất tại Chương Mỹ, Hà Nội. ...

Yên Minh (Hà Giang): Tín dụng chính sách “đưa đường” và đảng viên đi trước

Những ngày này khi hoa đào, hoa mơ nở trắng núi rừng Tây Bắc, cũng là “Tết ấm no, Xuân hạnh phúc” đang tràn ngập khắp các bản làng ở Bản Ké, thị trấn Yên Minh, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang. Góp phần thay đổi bộ mặt quê hương từ đồng vốn chính sách của Đảng ở nơi đây, phải nhắc đến những đảng viên thành viên Hợp tác xã (HTX) dịch vụ nông nghiệp tổng hợp thanh...

Hưởng ứng 1 tỷ cây xanh vì môi trường

Ngày 3/2 (tức mùng 6 Tết Ất Tỵ), các huyện, thành phố của tỉnh Ninh Bình đã tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" và hưởng ứng “Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh” xuân Ất Tỵ năm 2025. ...

Ba ông nông dân Thái Bình, người nuôi hàu, người trồng lúa, rau màu mà toàn thu tiền tỷ

Những nông dân Thái Bình đang ngày càng khẳng định mình trên hành trình sản xuất nông nghiệp hiện đại. ...

Tham quan trực tuyến Nhà lưu niệm Tổng Bí thư Trường Chinh

TPO - Với máy vi tính kết nối mạng internet, điện thoại thông minh, người xem dễ dàng truy cập, trải nghiệm và tham quan khu di tích Nhà lưu niệm Tổng Bí thư Trường Chinh. TPO - Với máy vi tính kết nối mạng internet, điện thoại thông minh, người xem dễ dàng truy cập, trải nghiệm và tham quan khu di tích Nhà lưu niệm Tổng Bí thư Trường Chinh. Ngày 3/2, Tỉnh Đoàn...

Mới nhất

Động đất mạnh 2,6 độ ở Hà Nội

(NLĐO) - Một trận động đất mạnh 2,6 độ tối 3-2 gây rung lắc nhẹ ở một số xã ngoại thành thuộc huyện Chương Mỹ, TP Hà...

Phòng ngừa và xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm ngày Tết

Với ý nghĩa đầu năm đủ đầy, cả năm sung túc, nhiều gia đình có thói quen tích trữ thực phẩm trong dịp Tết. Tuy nhiên, chính thói quen này lại tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Với ý nghĩa đầu năm đủ đầy, cả năm sung túc, nhiều gia đình có thói quen tích trữ thực phẩm...

Chứng khoán ngân hàng Lộc Phát tăng trưởng bứt phá

Công ty Cổ phần Chứng khoán ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBS) thông báo kết quả kinh doanh quý IV/2024, với các con số tăng trưởng ấn tượng. Tổng lợi nhuận sau thuế đạt 100 tỷ, gấp 200% so với chỉ tiêu kế hoạch. Ngày 17/1, LPBS công bố kết quả kinh doanh quý IV/2024. Theo đó, doanh thu...

Xúc động chương trình nghệ thuật đặc biệt ’95 năm

ChÆ°Æ¡ng trình nghệ thuật mừng Đảng, mừng xuân, mừng đất nước đổi mới "95 năm - Ánh sáng soi đường" diễn ra vào tối 3/2 tại Quảng trường Cách mạng tháng Tám, Hà Nội. Phát biểu tại chương trình nghệ thuật đặc biệt này, Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh:...

Ba bến xe Hà Nội đón lượng khách tăng vọt trong dịp tết Nguyên đán

Thống kê trong dịp tết Nguyên đán 2025, ba bến xe: Giáp Bát, Mỹ Đình, Gia Lâm đã đón lượng khách tăng 300 - 400% so với ngày thường. ...

Mới nhất

Động đất ở Hà Nội