Trang chủKinh tếNông nghiệpTín dụng chính sách xã hội: Cần những quyết sách mới mang...

Tín dụng chính sách xã hội: Cần những quyết sách mới mang tính đột phá


Tại Tọa đàm Tín dụng chính sách xã hội dưới góc nhìn của đại biểu Quốc hội, các chuyên gia và đại biểu đều chung quan điểm sau hơn 2 thập kỷ cả hệ thống chính trị chung tay vào cuộc, đặc biệt là sau khi triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, tín dụng chính sách đã trở thành một “điểm sáng” và là trụ cột trong hệ thống các chính sách giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội đáp ứng nguyện vọng nhân dân. Tuy nhiên, bối cảnh mới cùng những tồn tại trong triển khai tín dụng chính sách trong thời gian qua đòi hỏi cần có một văn bản chỉ đạo mới từ cơ quan của Đảng đề tạo bước đột phá và nâng cao tính hiệu lực hiệu quả một chính sách nhân văn của Đảng và Nhà nước ta.

“Điểm sáng”, “trụ cột” trong các chính sách giảm nghèo

Những chia sẻ của Phó tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Huỳnh Văn Thuận tại Tọa đàm cho thấy, Chỉ thị số 40/CT-TW đã đi vào cuộc sống, phát huy hiệu lực, hiệu quả với những thành quả nổi bật. Trong đó, phải kể đến việc tập trung huy động được nguồn vốn lớn, đa dạng, không ngừng tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước, tạo nguồn lực lớn đáp ứng kịp thời và ngày càng tốt hơn nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Đến 31/10/2024, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đạt 375.848 tỷ đồng, tăng 241.186 tỷ đồng (gấp 2,8 lần) so với khi bắt đầu thực hiện Chỉ thị 40, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 10,8% và điểm nổi bật trong triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW là 100% địa phương cấp tỉnh, cấp huyện trong cả nước đã quan tâm cân đối, bố trí ngân sách ủy thác qua NHCSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay đến nay đạt 48.943 tỷ đồng, chiếm 12,8%/tổng nguồn vốn, tăng 45.135 tỷ đồng so với trước khi có Chỉ thị số 40-CT/TW.

Tín dụng chính sách xã hội: Cần những quyết sách mới mang tính đột phá
Quang cảnh Tọa đàm

NHCSXH đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền các địa phương, các tổ chức chính trị – xã hội triển khai nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách. Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng, số lượt người được vay vốn ngày càng tăng, chất lượng tín dụng được nâng cao, điển hình: tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt 358.948 tỷ đồng, tăng 229.492 tỷ đồng (gấp 2,8 lần) so với cuối năm 2014 khi bắt đầu thực hiện Chỉ thị số 40, với hơn 6,8 triệu hộ nghèo và các đối tượng chính sách đang còn dư nợ; tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh hiện nay là 0,55%/tổng dư nợ, trong đó nợ quá hạn chiếm 0,2%/tổng dư nợ.

Vốn tín dụng chính sách xã hội đã được đầu tư đến 100% xã, phường, thị trấn trên cả nước, trong đó tập trung ưu tiên đối với vùng đồng bào DTTS&MN, địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn, huyện đảo, xã đảo, vùng bãi ngang ven biển, góp phần quan trọng thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, giảm nghèo từ 14,2%, năm 2011 xuống 2,93% cuối năm 2023 (theo chuẩn nghèo đa chiều).

Một điểm nổi bật khác được Phó tổng giám đốc Huỳnh Văn Thuận chỉ ra là cấp ủy, chính quyền địa phương đã xác định rõ nhiệm vụ chỉ đạo đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình, kế hoạch hoạt động thường xuyên của địa phương, đơn vị.

NHCSXH đã thực hiện tốt chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc rà soát, nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện chính sách pháp luật nhằm huy động, quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn lực tín dụng chính sách xã hội. Trong 10 năm qua, NHCSXH đã tích cực tham gia, chủ động phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, tham mưu trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh, bổ sung các chính sách tín dụng phù hợp với điều kiện thực tế; nhiều chính sách đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành như: chính sách cho vay hộ mới thoát nghèo; cho vay ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội; cho vay phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; cho vay người chấp hành xong án phạt tù; chính sách cho vay trả lương hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động gặp khó khăn do đại dịch… Nhiều chính sách đã được điều chỉnh nâng mức cho vay, kéo dài thời hạn cho vay phù hợp với nhu cầu của các đối tượng thụ hưởng và điều kiện phát triển kinh tế xã hội).

Bên cạnh đó, NHCSX đã chú trọng làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, thiết lập kỷ cương, kỷ luật trong điều hành, tuân thủ quy định trong quản lý, sử dụng nguồn lực của Nhà nước trong triển khai tín dụng chính sách xã hội. Đồng thời, đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, cải cách thủ tục giải quyết công việc; thiết lập và tổ chức thực hiện 10.455 điểm giao dịch xã với phương thức “giao dịch tại nhà, giải ngân, thu nợ tại xã”, một đặc trưng riêng có, một thế mạnh mà không tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính vi mô nào có được. Bên cạnh đó, đã quan tâm đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Những kết quả triển khai Chỉ thị số 40 một lần nữa khẳng định mô hình tổ chức, phương thức quản lý tín dụng tín dụng chính sách xã hội là đặc thù, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Phát huy được vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước; đồng thời, huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị cùng tham gia quản lý, giám sát, triển khai nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Đề xuất cơ quan Đảng ban hành một văn bản chỉ đạo mới mang tính đột phá

Bên cạnh những kết quả đạt được Phó tổng giám đốc NHCSXH Huỳnh Văn Thuận cũng cho biết việc thực hiện Chỉ thị số 40, Kết luận 06 của Ban Bí thư còn một số tồn tại, hạn chế. Đó là cơ cấu nguồn vốn chưa thực sự hợp lý và đảm bảo tính bền vững (nguồn vốn tín dụng chính sách chủ yếu sử dụng cho vay trung, dài hạn (dư nợ trung, dài hạn chiếm 99,4%), trong đó nguồn vốn dài hạn trên 05 năm chỉ chiếm 41,8%; nguồn vốn do Ngân sách Nhà nước cấp chiếm tỷ trọng thấp (12%), chưa thực sự phù hợp với định hướng, mục tiêu Chiến lược phát triển NHCSXH đến năm 2030).

Nguồn vốn ủy thác tại một số tỉnh còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh phát triển KTXH tại địa phương.

Chính sách tín dụng chưa triệt để, chưa bao trùm hết các đối tượng có nhu cầu vay vốn tín dụng ưu đãi, như chưa có chính sách tín dụng đối với hộ có mức sống trung bình làm nông, lâm, ngư, diêm nghiệp vay vốn phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh.

Các đại biểu cũng nhấn mạnh, thời gian tới, tình hình quốc tế, khu vực còn tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Ở trong nước cũng đang đối mặt với không ít khó khăn, thách thức đối với phát triển kinh tế và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm phúc lợi xã hội và đời sống của Nhân dân, đặc biệt là người nghèo và các đối tượng chính sách. Vì vậy, cần tiếp tục xác định tín dụng chính sách xã hội là giải pháp quan trọng nhằm thực hiện các chủ trương, chính sách, mục tiêu, nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước về tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện công bằng xã hội, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia cũng như phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Và để tăng cường hiệu quả tín dụng chính sách xã hội, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Trà Vinh, Thạch Phước Bình đề xuất Ban Bí thư Trung ương Đảng nên xem xét trình Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết lãnh đạo về tín dụng chính sách xã hội trong bối cảnh mới.

Cùng quan điểm này, Chủ nhiệm Ủy ban xã hội của Quốc hội Lâm Văn Đoan đề xuất cơ quan Đảng ban hành một văn bản chỉ đạo mới về tín dụng chính sách và nhấn mạnh văn bản này cần tạo ra động lực mới và khắc phục nhược điểm hiện nay của tín dụng chính sách như thiếu vốn, cơ cấu vốn không ổn định và cần đáp ứng tổng nguồn vốn đủ để thực hiện mục tiêu đề ra. Ông đưa ra đề xuất này từ thực tế hiện nay đang thiếu các quy định pháp lý về việc bố trí nguồn vốn đầu tư công bổ sung vốn cho NHCSXH cho vay, hiện chỉ có quy định bố trí nguồn chi phí cho hoạt động NHCSXH và cấp bù lãi suất.

“Điều này đòi hỏi Quốc hội cần thể chế hóa và cập nhật trong việc sửa Luật Đầu tư công tới đây. Việc bổ sung nguồn vốn tín dụng chính sách từ nguồn đầu tư công không chỉ cần trong kế hoạch trung hạn cả hàng năm. Điều này đòi hỏi sự nỗ lực và quyết tâm chính trị cao bởi có chính sách mà không có vốn triển khai sẽ làm hạn chế hiệu quả chính sách” ông Đoan cho biết.

Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Phan Chí Hiếu nhìn nhận việc thực hiện nghiêm các chính sách về vốn, đảm bảo cân đối nguồn vốn bền vững là điều kiện để nâng cao tính hiệu quả và đảm bảo tính khả thi của chính sách. Bởi chỉ cần mức cho vay không phù hợp với hoàn cảnh, thấp hơn nhu cầu thì chính sách cũng kém hiệu quả.

Bà Đoàn Thị Lê An, Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Hội phụ nữ tỉnh Cao Bằng nhấn mạnh vai trò tham mưu của NHCSXH với cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW và Kết luận số 06-KL/TW; Chỉ thị số 34-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển nhà ở xã hội trong tình hình mới; Nghị quyết số 111/NQ-CP Phát triển SXKD, tạo việc làm, ổn định sinh kế, hỗ trợ cải thiện nhà ở, phát triển các sản phẩm thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm, duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống, phát triển du lịch nông thôn; Thông báo số 449/TB-VPCP ngày 03/10/2024 của Văn phòng Chính phủ về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014…

Các sở, ban, ngành và các đơn vị có liên quan với chức năng, nhiệm vụ của mình tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp tại Chiến lược phát triển NHCSXH đến năm 2030 theo Quyết định số 05/QĐ-TTg ngày 05/01/2023 của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời đẩy mạnh việc gắn kết chính sách TDCSXH với các hoạt động hỗ trợ chuyển giao khoa học và công nghệ, các chương trình khuyến nông, lâm, ngư nghiệp, đào tạo nghề, các mô hình, chương trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội của địa phương để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng chính sách. Hàng năm, phối hợp sơ kết, tổng kết công tác ủy thác cho vay, đồng thời tổ chức khen thưởng, động viên kịp thời cho các tập thể, cá nhân kiêm nhiệm phối hợp có nhiều đóng góp trong hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn.

Ông Thạch Phước Bình cũng cho biết, hiện nay, chương trình xây dựng Nông thôn mới luôn nhận được sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao đời sống nhân dân. Tuy nhiên, các hộ gia đình từ hộ nghèo và cận nghèo nay đã vươn lên thành hộ có mức sống trung bình, nên chính sách tín dụng đối với các đối tượng này không còn phù hợp. Người dân mong muốn Chính phủ ban hành cơ chế bổ sung thêm chương trình tín dụng hỗ trợ sản xuất, kinh doanh cho hộ có mức sống trung bình làm nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, đặc biệt là người đồng bào dân tộc thiểu số. Chính sách này sẽ giúp họ tiếp cận nguồn vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh, đảm bảo đời sống, góp phần xây dựng Nông thôn mới tại địa phương.





Nguồn: https://thoibaonganhang.vn/tin-dung-chinh-sach-xa-hoi-can-nhung-quyet-sach-moi-mang-tinh-dot-pha-157632.html

Cùng chủ đề

Na Uy đánh giá cao vai trò, vị thế của Việt Nam

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Gia đình và các vấn đề văn hóa, Quốc hội Na Uy cho biết, Na Uy đánh giá cao vai trò, vị thế của Việt Nam trong khu vực. Sáng 20/1, tại Nhà Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Đôn Tuấn Phong và Đoàn nghị sĩ Quốc hội Na Uy do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Gia đình và các...

Cho thôi làm nhiệm vụ với một đại biểu Quốc hội

NLĐO) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết cho ông Dương Văn An, đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc, thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội ...

Hội LHPN Hưng Yên thực hiện hiệu quả chương trình ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội

Những năm qua, Hội LHPN tỉnh Hưng Yên thực hiện có hiệu quả hoạt động ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) cho vay vốn đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối...

Ngân hàng Chính sách Xã hội: Tạo nguồn nhân lực chất lượng từ vốn vay ưu đãi

Chính sách cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm và tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn của Chính phủ là một chính sách nhân văn do Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) triển khai thực hiện hiệu quả nhiều năm qua. Qua thời gian, các nguồn vốn trên ngày càng phát huy hiệu quả trong thực tiễn cuộc sống. Từ vốn vay ưu đãi,...

Các bị cáo Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân lĩnh án

(NLĐO) - Sau thời gian nghị án kéo dài, sáng 13-1, HĐXX TAND tỉnh Thái Bình đã tuyên án đối với bị cáo Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân cùng 3 đồng phạm ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cân đối không gian chính sách, thúc đẩy nội lực

Năm 2025 mở ra nhiều kỳ vọng về sự tăng trưởng đột phá của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh dư địa chính sách tiền tệ hạn hẹp, các chính sách tài khóa trở thành giải pháp được mong chờ để thúc đẩy tăng trưởng, tận dụng cơ hội và hóa giải những thách thức lớn của nền kinh tế trong năm 2025. Hợp lực kết nối sức mạnh nội tại...

Qua giai đoạn tích lũy, Việt Nam bước vào năm bứt phá

Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025 nói riêng, tạo đà cho bứt phá và phát triển bền vững nói chung trong giai đoạn tới, tháo gỡ các nút thắt thể chế được xem là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Cải thiện thể chế là yếu tố cốt lõi để phát triển Thúc đẩy đầu tư công: Chìa khóa cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam? ...

Thủ tướng: 6 yếu tố để ASEAN thành công trong kỷ nguyên thông minh

Chiều 22/1 (theo giờ địa phương), trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Davos 2025 (Thụy Sĩ), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu tại Phiên thảo luận "ASEAN: Gắn kết để vươn xa" do Chủ tịch WEF Borge Brende điều hành. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu tại Phiên thảo luận "ASEAN: Gắn kết...

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 20/1

Tỷ giá trung tâm đi ngang, chỉ số VN-Index tăng nhẹ 0,44 điểm hay cán cân thương mại hàng hóa Việt Nam thâm hụt 1,73 tỷ USD trong nửa đầu tháng 1/2025... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 20/1. Điểm lại thông tin kinh tế ngày 16/1 Điểm lại thông tin kinh tế tuần từ 13 - 17/1 ...

Bài đọc nhiều

Mùa Tết của làng nghề đặc sản miền Tây

Những ngày gần Tết nguyên đán Ất tỵ 2025, đến thăm các làng nghề đặc sản miền Tây như tôm, cá khô, làm bánh tráng, cốm gạo...sẽ chứng kiến không khí nhộn nhịp, làm việc tăng công suất để đủ nguồn hàng cung ứng cho thị trường của các cơ sở sản xuất. Là đặc sản truyền thống gắn liền với nhu cầu tiêu dùng mỗi nhà nên những loại đặc sản trên luôn là mặt hàng "đắt khách",...

Nông nghiệp đối mặt thế nào với ba chữ “biến”

SGGPO 15/08/2023 16:40 “Ngành nông nghiệp đối mặt với 3 chữ “biến”: biến đổi khí hậu, biến động thị trường, biến chuyển với xu thế tiêu dùng của thế giới theo hướng xanh, bền vững”, Bộ trưởng NN-PTNT Lê Minh Hoan nói.  Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan trả lời chất vấn Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), chiều 15-8-2023, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn...

Giá mủ cao su tăng cao, nông dân phấn khởi

Giá mủ cao su tăng caoHơn nửa tháng qua, giá mủ cao su bật tăng khiến người trồng cao su phấn khởi vì suốt thời gian dài trước đó, giá mủ luôn ở mức thấp. Bà Đinh Thị Huyền, nông dân trồng cao su ở...

Tỉnh Bình Phước có 44 dân tộc, tại đây vừa diễn ra lễ hội Lồng Tồng của 2 dân tộc Tày, Nùng

Khu vực lễ hội được chính quyền địa phương tổ chức tại nhà văn hóa ấp Phước Tâm, thuộc Trung tâm văn hóa - thể thao huyện Đồng Phú. Đây cũng là nơi tập trung đông đảo người dân tộc Tày, Nùng di cư từ các...

huyện Lấp Vò và Lai Vung được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới

Phó Thủ tướng giao UBND tỉnh Đồng Tháp có trách nhiệm công bố và khen thưởng theo quy định; chỉ đạo UBND 2 huyện Lấp Vò, Lai Vung tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, chú trọng tiêu chí về sản xuất và môi trường để bảo đảm tính bền vững trong xây dựng nông thôn mới. * Theo UBND huyện Lấp Vò, toàn huyện có 12/12 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Đến...

Cùng chuyên mục

Cận cảnh ngôi chùa Bát Long dát vàng độc đáo ở Ninh Bình, view “vô cực” đang “gây sốt” mạng xã hội

Ngôi chùa Bát Long tọa lạc giữa hồ Núi Lớ (xã Ninh Nhất, thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình) trở nên lộng lẫy khi được dát vàng óng ánh. Ngôi chùa “độc nhất vô nhị” này đang thu hút nhiều người dân...

Ở Hải Dương lần đầu tiên xuất hiện chậu cây cảnh bay lơ lửng, giá tiền triệu vẫn hút khách

Lần đầu tiên tại Hải Dương xuất hiện chậu trồng hoa, cây cảnh được gắn với đế thông qua một dây xích cứng tạo nên sự độc đáo, mới lạ mà nhiều người gọi là "bonsai bay". ...

Đi biển bất ngờ bắt trúng đàn cá ngừ chù, dân nơi này ở Bình Định có ngay hàng chục triệu tiền tết

Những ngày cập kề Tết Nguyên đán Ất Tỵ, ngư dân Nhơn Lý (TP. Quy Nhơn, Bình Định) bất ngờ đánh bắt được nhiều cá ngừ chù. Chủ tàu Nguyễn Văn Hà, ở thôn Lý Chánh, cho biết, trong 2 ngày qua, tàu ông và hơn chục chiếc khác trong xã...

Nuôi con vật hiền như đất, nuôi cá đặc sản, một HTX của tỷ phú Nam Định doanh thu 14 tỷ/năm

Với diện tích 12,5 ha nuôi ốc hương và la liệt các loại cá đặc sản như cá mú, cá thủ, cá vược, HTX Nuôi trồng thủy sản Hải Điền của anh Nguyễn Văn Bình (SN 1983) làm giám đốc ở thị trấn Cồn, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định có...

Công nhân thuỷ nông Hà Nội ứng trực xuyên Tết chống hạn vụ Xuân

Ứng trực lấy nước 24/24 giờ Trạm bơm dã chiến Bá Giang (huyện Hoài Đức) đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nước phục vụ sản xuất vụ Xuân 2025 cho khoảng 10.000ha canh tác thuộc các quận, huyện: Đan Phượng, Hoài Đức, Bắc Từ Liêm… Những ngày qua, dù đã cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ, nhưng cán bộ, công nhân viên tại trạm vẫn duy trì ứng trực 24/24 giờ, tranh thủ mực nước sông...

Mới nhất

Vì sao chuối tiêu tăng giá chóng mặt tới vài trăm ngàn mỗi nải?

Chuối tiêu là loại quả không thể thiếu trong ngày Tết để bày ngũ quả và thắp hương nên nhu cầu tiêu dùng tăng. Tuy nhiên, năm nay giá chuối tăng mạnh do nguồn cung khan hiếm ở miền Bắc. ...

Hơn 70.000 gia đình Việt cùng Nestlé “Cầu Tết chất lượng” trong tay

Sau một tháng triển khai, chương trình “Cùng Nestlé, Cầu Tết chất lượng trong tay” đã thu hút hơn 70.000 gia đình Việttham gia cùng khám phá Tết chất lượng muôn hình vạn vẻ trên khắp Việt Nam.

Tiện ích mua thuốc online trong ngày Tết

Mua thuốc online trong mùa Tết giúp người dân tiết kiệm thời gian và dễ dàng tiếp cận thuốc khi bận rộn. Mua thuốc online trong mùa Tết giúp người dân tiết kiệm thời gian và dễ dàng tiếp cận thuốc khi bận rộn. Tiện ích mùa...

Bản thân em cũng gặp cám dỗ

Hoa khôi Trường Đại học Thương mại 2024 Trần Minh Thu rất giỏi giang và năng động. Song hành với việc học, cô tham gia các hoạt động, các sự kiện...

Mới nhất