Trang chủKinh tếNông nghiệpTín dụng chính sách trợ lực cho Hà Nam phát triển kinh...

Tín dụng chính sách trợ lực cho Hà Nam phát triển kinh tế bền vững


Phát triển kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; không “hy sinh” tiến bộ, công bằng xã hội, an sinh xã hội và môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần là chủ trương xuyên suốt, nhất quán của Đảng, Nhà nước ta trong quá trình xây dựng đất nước. Tinh thần này cũng được thể hiện rõ trong hành trình hơn 22 năm thực hiện tín dụng chính sách xã hội của Chính phủ tại tỉnh Hà Nam khi NHCSXH đã và đang là kênh tín dụng tin cậy hữu ích giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vươn lên trong cuộc sống, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, phát triển kinh tế địa phương.

Trải qua 22 năm xây dựng và phát triển, chi nhánh NHCSXH tỉnh Hà Nam luôn nhận được quan tâm, chỉ đạo kịp thời của Trung ương, sự ủng hộ của cấp uỷ, chính quyền địa phương từ tỉnh đến cơ sở, sự phối hợp có hiệu quả của các ngành, địa phương và các tổ chức chính trị – xã hội, nhờ đó hàng năm chi nhánh đều hoàn thành tốt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Từ 02 chương trình tín dụng nhận bàn giao (cho vay hộ nghèo và giải quyết việc làm) với mục đích cho vay để đầu tư sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm, đến nay chi nhánh đang thực hiện cho vay 12 chương trình tín dụng, phục vụ cả đời sống. Nguồn vốn chính sách đã góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn đến tiểu thủ công nghiệp, du lịch, dịch vụ, góp phần hỗ trợ Hà Nam thúc đẩy kinh tế, phát huy vị thế của một tỉnh cửa ngõ phía Nam của thủ đô.

Nguồn vốn chính sách giúp người dân Hà Nam phát triển sản xuất kinh doanh, cải thiện cuộc sống, tạo nhiều việc làm ổn định
Nguồn vốn chính sách giúp người dân Hà Nam phát triển sản xuất kinh doanh, cải thiện cuộc sống, tạo nhiều việc làm ổn định

Đến 31/12/2024 tổng nguồn vốn tín dụng đạt 3.534 tỷ đồng, tăng 10,29% so với năm 2023, trong đó nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương đạt 208 tỷ đồng. Tổng dư nợ tín dụng chính sách đạt 3.528 tỷ đồng, tăng 10,24% so với năm 2023. Thông qua 109 điểm giao dịch đến hết năm 2024 chi nhánh đã tổ chức an toàn 1.308 phiên giao dịch cố định tại trụ sở UBND xã, phường, thị trấn cùng với mạng lưới 3.114 Tổ tiết kiệm và vay vốn tại thôn, tổ dân phố với phương châm “Giao dịch tại nhà, thu nợ tại xã”, nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp cho 17.924 lượt khách hàng được vay vốn, với số tiền là 1.188,6 tỷ đồng; nguồn vốn cho vay tạo việc làm mới cho 3.317 lao động, hỗ trợ xây dựng 15.152 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; 2.340 lượt HSSV vay vốn trang trải chi phí học tập; hỗ trợ xây dựng 135 căn nhà ở xã hội cho hộ gia đình theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP và Nghị định số 100/2024/NĐ-CP, tạo điều kiện cho 56 người chấp hành xong án phạt tù được tiếp cận nguồn vốn sản xuất kinh doanh, tạo việc làm. Cùng với việc tăng trưởng tín dụng, chất lượng tín dụng chính sách xã hội cũng không ngừng được củng cố và nâng cao, tỷ lệ nợ quá hạn còn 0,15% trên tổng dư nợ.

Không chỉ thực hiện nhiệm vụ tín dụng chính sách, trong năm 2024 chi nhánh đã phối hợp với các sở, ngành liên quan tuyên truyền, hướng dẫn mở tài khoản, chi trả an sinh xã hội cho các đối tượng bảo trợ xã hội và người có công với cách mạng với 3.828 tài khoản góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt.

Những nỗ lực của từng người dân và sự thẩm thấu của dòng vốn tính dụng chính sách vào đời sống đã góp phần đưa tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh từ 5,81% năm 2015 xuống còn 1,51% theo chuẩn nghèo đa chiều mới vào cuối năm 2024. 83/83 xã đạt chuẩn nông thôn mới cũng ghi dấu ấn hành trình của tín dụng chính sách trên vùng đất chiêm trũng Hà Nam. Nhờ có mô hình tổ chức quản lý phù hợp với mạng lưới rộng khắp nên 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng yếu thế có nhu cầu, đủ điều kiện đã được tiếp cận với chính sách tín dụng ưu đãi để đầu tư phát triển sản xuất, thoát nghèo, cải thiện cuộc sống, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới, hạn chế tín dụng đen, đảm bảo an sinh và an toàn trật tự xã hội trên địa bàn.

Đơn cử gia đình bà Nguyễn Thị Huệ ở xã Thanh Nghị, huyện Thanh Liêm là hộ nghèo của xã. Chồng mất sớm vì bệnh trọng, suốt 6 năm chạy chữa bệnh cho chồng khiến kinh tế gia đình bà kiệt quệ. Được Tổ tiết kiệm và vay vốn tư vấn, hướng dẫn thủ tục vay vốn 70 triệu đồng từ NHCSXH, bà đã mua bò, dê, gà về nuôi, đồng thời mua cây keo giống về trồng và xen canh các loại cây màu. Từ đó, cuộc sống của gia đình bà Huệ có nhiều thay đổi tích cực.

Hay như Cơ sở sản xuất giò chả của gia đình chị Nguyễn Thị Hà ở thôn Trung Tiến, xã Công Lý, huyện Lý Nhân. Hiện nay ngoài 2 vợ chồng, gia đình còn thuê 4 nhân công là người địa phương. Mỗi ngày cơ sở của chị cung cấp ra thị trường gần 200kg giò, đem lại lợi nhuận khoảng 50 triệu đồng/tháng. Chị chia sẻ, “Có được cơ ngơi như hiện tại thì nguồn vốn chính sách của NHCSXH đã giúp cho gia đình tôi từ những ngày đầu khó khăn nhất”. Chị kể, trước kia gia đình là hộ cận nghèo. Nghề giò vốn là nghề truyền thống của gia đình nhưng sản xuất thủ công do vốn làm ăn hạn hẹp. Chỉ đến khi tiếp cận được nguồn vốn chính sách, kinh tế gia đình mới có sự thay đổi, bứt phá. Từ nguồn vay ban đầu là 20 triệu đồng, rồi 50 triệu đồng và 100 triệu đồng đã giúp gia đình chị đổi đời, tạo thêm việc làm cho bà con trong vùng.

Thành quả là thế nhưng con đường giảm nghèo và phát triển kinh tế bền vững của tỉnh còn không ít khó khăn khi tỷ lệ hộ nghèo còn tới 1,51%, tỷ lệ hộ cận nghèo là 1,79% trong tổng số 280 nghìn hộ của tỉnh.

Định hướng của Hà Nam trở thành trung tâm công nghiệp công nghệ cao, trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch, logistics của vùng Đồng bằng sông Hồng vào những năm tới cũng đặt ra nhiều thách thức mới cho tỉnh trong việc giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập.

Chung tay cùng địa phương giải quyết những bài toán này, trong thời gian tới, bên cạnh việc tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, chi nhánh sẽ bám sát, thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 30/10/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội trong tình hình mới, Giám đốc chi nhánh NHCSXH tỉnh Hà Nam Lê Thị Kim Dung cho biết, đơn vị sẽ chủ động tham mưu cho Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh và cấp ủy, chính quyền các cấp tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách về tín dụng chính sách xã hội. Và đề nghị chính quyền quan tâm thực hiện hiệu quả về tín dụng chính sách xã hội theo Quyết định số 05/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược phát triển NHCSXH đến năm 2030 và MTTQ các cấp tiếp tục nâng cao vai trò giám sát, phản biện xã hội trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội trong tình hình mới.





Nguồn: https://thoibaonganhang.vn/tin-dung-chinh-sach-tro-luc-cho-ha-nam-phat-trien-kinh-te-ben-vung-159762.html

Cùng chủ đề

Xuân Ất Tỵ 2025: trải nghiệm số hóa, nhận loạt ưu đãi từ HDBank

Chào đón Xuân Ất Tỵ 2025, HDBank ra mắt các chương trình ưu đãi đặc biệt với tổng giá trị gần 20 tỷ đồng cùng không gian trải nghiệm số hóa đầy màu sắc Tết Việt. Lấy cảm hứng từ không khí đón Tết cổ truyền, các chương trình ưu đãi của HDBank mang đến những trải nghiệm số hóa bất ngờ và may mắn, cùng những giải thưởng hấp dẫn như: vàng SJC, xe Honda Airblade 125i, iPhone 16...

Chiều 24 Tết, giá USD ngân hàng tiếp tục lao dốc

(NLĐO) – Giá USD trong ngân hàng giảm mạnh dù đồng USD trên thị trường quốc tế phục hồi. ...

Thu hút kiều hối cho phát triển đất nước

Năm 2024 lượng kiều hối chuyển về Việt Nam tăng cao kỷ lục, ước đạt 16 tỷ USD. Vậy làm sao tiếp tục thu hút kiều hối, các nguồn lực để phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc? ...

Giá ngoại tệ ngày 23/1/2025: USD phục hồi nhẹ sau chuỗi ngày giảm

DNVN - Trong phiên giao dịch gần nhất, USD đã ghi nhận sự phục hồi nhẹ, sau khi rơi xuống mức thấp nhất trong hai tuần ở thời gian trước. ...

Bất ngờ với giá USD ngày 23 Tết

(NLĐO) – Giá USD ngân hàng liên tiếp giảm mạnh theo đà hạ nhiệt của đồng USD trên thị trường quốc tế. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Qua giai đoạn tích lũy, Việt Nam bước vào năm bứt phá

Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025 nói riêng, tạo đà cho bứt phá và phát triển bền vững nói chung trong giai đoạn tới, tháo gỡ các nút thắt thể chế được xem là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Cải thiện thể chế là yếu tố cốt lõi để phát triển Thúc đẩy đầu tư công: Chìa khóa cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam? ...

Thủ tướng: 6 yếu tố để ASEAN thành công trong kỷ nguyên thông minh

Chiều 22/1 (theo giờ địa phương), trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Davos 2025 (Thụy Sĩ), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu tại Phiên thảo luận "ASEAN: Gắn kết để vươn xa" do Chủ tịch WEF Borge Brende điều hành. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu tại Phiên thảo luận "ASEAN: Gắn kết...

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 20/1

Tỷ giá trung tâm đi ngang, chỉ số VN-Index tăng nhẹ 0,44 điểm hay cán cân thương mại hàng hóa Việt Nam thâm hụt 1,73 tỷ USD trong nửa đầu tháng 1/2025... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 20/1. Điểm lại thông tin kinh tế ngày 16/1 Điểm lại thông tin kinh tế tuần từ 13 - 17/1 ...

Điểm lại thông tin kinh tế tuần từ 13 – 17/1

Tỷ giá trung tâm không đổi, chỉ số VN-Index tăng 18,63 điểm so với cuối tuần trước đó thị trường chứng khoán Việt Nam được kỳ vọng sẽ bứt phá vào nửa cuối năm 2025... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần từ 13-17/1 Điểm lại thông tin kinh tế ngày 15/1 Điểm lại thông tin kinh tế ngày 16/1 ...

Bài đọc nhiều

Sử dụng vaccine top 1 châu Âu cho các trang trại chăn nuôi trong chuỗi Hùng Nhơn

Theo nội dung thoả thuận giữa Tập đoàn Hùng Nhơn và Tập đoàn Olmix, phía Olmix sẽ cung cấp cho Hùng Nhơn dịch vụ kỹ thuật chăn nuôi thú y để kiểm soát dịch bệnh trong trang trại chăn nuôi và các sản phẩm vaccine. Trong đó, có vaccine gia cầm...

Quyết liệt thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

Đây là áp lực rất nặng nề cho giai đoạn nước rút. Do đó, các bộ, ngành và địa phương cho đến từng chủ đầu tư, cần tiếp tục thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ:  Ghi nhận tại các địa phương cho thấy, các cấp ban ngành đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp và phấn đấu...

Lần đầu tiên truy xuất phát thải carbon trên trái thanh long Bình Thuận

Hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử theo dõi xuất xứ và dấu chân carbon trên trái thanh long Bình Thuận giúp người tiêu dùng biết rõ lượng phát thải carbon trong từng công đoạn sản xuất. Hệ thống này do Bộ NN-PTNT và Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) đang triển khai thí điểm trên trái thanh long được trồng tại Bình Thuận, lần đầu tiên giới thiệu tại Hội nghị chuyển đổi số hướng tới nông...

Dòng nước cuồn cuộn, đường nông thôn bị ngập nặng, giao thông chia cắt vì mưa lớn tại Bình Định

Tại nhiều địa phương ở phía Bắc tỉnh Bình Định xuất hiện tình trạng ngập cục bộ, giao thông bị chia cắt do mưa lớn kéo dài. ...

Giống khoai mì kháng khảm mới nhất sẽ trồng trên đồng đất Tây Ninh, đó là giống khoai mì gì?

Ngành nông nghiệp Tây Ninh và các đơn vị nghiên cứu vẫn nỗ lực tìm kiếm giống khoai mì mới, vừa có gen kháng khảm, đảm bảo năng suất, chất lượng, vừa chống chịu tốt với các bệnh điển hình trên cây trồng này. ...

Cùng chuyên mục

Tết đến nơi mà mai vàng vẫn nở chậm, nhà vườn trồng mai ở Gia Lai chật vật, lo lắng

Những ngày giáp Tết Ất Tỵ 2025, không khí lạnh kéo dài tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã khiến nhiều nhà vườn trồng mai lo lắng vì mai vàng nở chậm. Nhiều nhà vườn phải che gốc bằng nylon, chong đèn, che lưới để giữ ấm cho cây, với hy...

La liệt cụ “lão mai”, cây mai vàng cổ thụ “ngồi” phát giá tiền tỷ tại một chợ Đà Nẵng, cảnh đìu hiu

Chợ hoa Tết Đà Nẵng quy tụ những cây mai vàng trăm tuổi giá tiền tỷ đến từ những nhà vườn tại Đà Nẵng và các tỉnh lân cận. ...

Cải Kale, cây cảnh chưng tết hot trend tết năm nay đến từ Đà Lạt, chơi chán chê rồi nhúng lẩu

Cây cải kale (cải xoăn) là cây cảnh chưng tết đang tạo hot trend tết năm nay. Loại rau cải lạ này được chị Lương Thị Yến Vân đưa lên chậu, vừa có thể hái lá luộc, xào, nấu canh, nhúng lẩu, vừa có thể chưng Tết Âm lịch 2025. Chị...

Một xã nông thôn mới kiểu mẫu ở Lâm Đồng sau 10 năm đạt tiêu chí nông thôn mới, đó là xã nào?

Xã Lộc An (huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng) đã được UBND tỉnh Lâm Đồng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu về môi trường. ...

Các cây cổ thụ làm cây cảnh dáng độc đáo, thế lạ mắt ở Quảng Bình đang phát giá tiền tỷ

Hàng trăm cây cảnh, trong đó có nhiều cây cổ thụ có thế "độc, lạ" đang được trưng bày ở Hội Hoa Xuân Ất Tỵ 2025 tại Quảng trường Hồ Chí Minh (Quảng Bình), đáng chú ý, có cây chủ nhân phát giá tiền tỷ. ...

Mới nhất

Cách luộc gà cúng ngon và đẹp

Gà cúng giao thừa, cúng tổ tiên là lễ vật quan trọng dịp Tết. Dưới đây là cách luộc gà ngon, không bị nứt da trong các mâm cỗ cúng và đãi khách ngày tết Nguyên đán để một năm luôn may mắn, bình an. Xem nhanh: • 1. Chuẩn bị luộc gà • 2. Cách luộc gà cúng ngon...

Tương lai của AI dưới thời Tổng thống Donald Trump

Là cường quốc về AI, nước Mỹ dưới chính quyền Tổng thống Donald Trump được dự báo sẽ triển khai những chính sách AI mới, tác động mạnh mẽ với thế giới. Điều chỉnh quy định AI Ngay sau khi quay lại Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump đã thực hiện một động...

Bộ Công an hướng dẫn người dân cách nhận diện website lừa đảo

Nhằm hướng đến mục tiêu bảo vệ sự thịnh vượng của Việt Nam trên không gian mạng, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) xây dựng trang thông tin tinnhiemmang.vn Theo Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an), trong thời đại số, việc sử dụng Internet trở nên...

Điều chỉnh hành vi ứng xử để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

‘Bộ quy tắc ứng xử về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng’ vừa được Bộ TT&TT ban hành. Bộ quy tắc sẽ góp phần điều chỉnh hành vi ứng xử của mọi người, từ đó kiến tạo môi trường mạng tích cực và lành mạnh cho trẻ em. Huy động sự chung tay bảo vệ trẻ em trên...

Mới nhất