Trang chủKinh tếNông nghiệpTín dụng chính sách (Bài 2)

Tín dụng chính sách (Bài 2)


Mười năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Trà Vinh đã ban hành nhiều Nghị quyết, cơ chế chính sách để thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn. Sự hỗ trợ kịp thời từ các chính sách tín dụng hợp lòng dân đã tạo động lực thúc đẩy người nghèo và các đối tượng chính sách khác vượt qua nghịch cảnh; khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, khát vọng vươn lên của người dân.

Tín dụng chính sách (Bài 1)

Những chiếc “cầu nối” gắn kết ý Đảng, lòng dân

Để chuyển tải vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng, nâng cao chất lượng tín dụng, chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã thực hiện phương thức cho vay ủy thác thông qua 4 tổ chức chính trị – xã hội, gồm: Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên. Phương thức này giúp các tổ chức chính trị – xã hội lồng ghép chương trình tín dụng với các chương trình khuyến nông, khuyến công, chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất….Từ đó, giúp người dân sử dụng hiệu quả vốn vay.

Hội Nông dân là một trong 4 tổ chức chính trị – xã thực hiện hoạt động uỷ thác. Đến nay, dư nợ các chương trình tín dụng chính sách ủy thác của Hội trên 1.373 tỷ đồng thông qua 841 tổ tiết kiệm và vay vốn, tạo điều kiện cho gần 40.000 thành viên được tiếp cận nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất, giải quyết việc làm.

Để sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả, các cấp Hội đã phối hợp với đơn vị liên quan, các địa phương tổ chức tập huấn, tư vấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho trên 587.000 lượt hội viên nông dân.

Theo Phó Chủ tịch thường trực Hội Nông dân tỉnh Trà Vinh Quảng Thanh Tú, hoạt động ủy thác đã góp phần nâng cao vị thế, vai trò của tổ chức Hội, tạo điều kiện để Hội tập hợp và đoàn kết nông dân, thúc đẩy các phòng trào thi đua ngày càng hiệu quả, nhất là phong trào “ Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”. Từ nguồn vốn vay ưu đãi, nhiều nông dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang lại hiệu quả rất cao so với tập quán canh tác cũ.

Mô hình trồng chanh không hạt xuất khẩu sang Hà Lan của Hợp tác xã Thành Chí, xã Huyền Hội, huyện Càng Long là minh chứng cho việc nông dân sử dụng hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách để làm giàu trên mảnh đất quê hương. Thông qua Hội nông dân tỉnh, hợp tác xã có 19 thành viên được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng chính sách với tổng số tiền 950 triệu đồng đề đầu tư trồng chanh không hạt.

Nông dân Kim Hoài Phương, xã Huyền Hội, huyện Càng Long được vay vốn 50 triệu đồng từ nguồn tín dụng chính sách thông qua Hội nông dân xã Huyền Hội để đầu tư trồng chanh không hạt
Nông dân Kim Hoài Phương, xã Huyền Hội, huyện Càng Long được vay vốn 50 triệu đồng từ nguồn tín dụng chính sách thông qua Hội nông dân xã Huyền Hội để đầu tư trồng chanh không hạt

Nông dân được hỗ trợ kỹ thuật, hướng dẫn quy trình trồng, chăm sóc cây chanh không hạt đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu. Bên cạnh đó, nhờ sự liên kết chặt chẽ trong sản xuất, tiêu thụ giữa nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp nên đầu ra của hợp tác xã rất ổn định. Hiện nay, bình quân mỗi ha trồng chanh không hạt, thành viên hợp tác xã đạt lợi nhuận trên 400 triệu đồng/năm, cao hơn từ 7-8 lần so với trồng lúa trên cùng vùng đất.

Phó Chủ tịch thường trực Hội Nông dân tỉnh Trà Vinh Quảng Thanh Tú cho hay, công tác tư vấn, hướng dẫn xây dựng và nhân rộng mô hình sản xuất kinh doanh hiệu quả, giúp nhau thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng là một trong những hoạt động trọng tâm được các cấp Hội đưa vào chương trình hoạt động hàng năm. Cuối năm tổ chức tổng kết, bình xét, khen thưởng đối với các mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi, làm ăn hiệu quả theo từng cấp Hội từ tỉnh đến cơ sở. Thời gian qua, nhiều mô hình sản xuất hiệu quả của nông dân góp phần giúp địa phương hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh Lê Văn Hẳn, quán triệt chỉ thị 40 của Ban Bí thư, 10 năm qua, tỉnh Trà Vinh đã ban hành nhiều chính sách đặc thù hỗ trợ cho vay đối với hộ nghèo, cận nghèo, các đối tượng chính sách nhằm giải quyết việc làm, cải thiện nhà ở, điều kiện sinh hoạt, học tập cho học sinh, sinh viên, hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất… Hàng năm tỉnh ưu tiên bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác sang Ngân hàng chính sách xã hội để bổ sung nguồn vốn vay cho hộ nghèo và đối tượng chính sách. Đến nay, toàn tỉnh đã ủy thác trên 633 tỷ đồng, chiếm 13,32% tổng nguồn vốn của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh. Nhờ vậy, nguồn vốn tín dụng trên địa bàn tỉnh không ngừng tăng trưởng để đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Bệ đỡ” cho khát vọng vươn lên

Qua 10 năm triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW, Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Trà Vinh đã cho vay 407.424 lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách với tổng số tiền trên 8.524 tỷ đồng; trong đó, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt 4.547 tỷ đồng, tăng gần 3.000 tỷ đồng và tăng gấp 3 lần so với năm 2014.

Từ năm 2014-2023, tỉnh Trà Vinh đã giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 10,66% xuống còn 1,19%. Các chương trình tín dụng cũng đã tạo việc làm trên 61.000 lao động; trong đó, gần 3.500 lao động được vay vốn đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; giúp trên 10.500 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; hỗ trợ xây mới và cải tạo gần 162.000 công trình nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn, xây dựng trên 10.500 căn nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình chính sách; giúp cho 141 hộ vay vốn để tự xây và mua nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ; tạo điều kiện cho 11 doanh nghiệp vay vốn để trả lương ngừng việc cho gần 1.500 lao động…

Nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần giảm 53.000 hộ nghèo trong 10 năm qua; đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế – xã hội địa phương.

Chỉ thị số 40-CT/TW tạo sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức, hành động của các cấp ủy đảng, chính quyền, tổ chức chính trị – xã hội; là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên trong các chương trình, kế hoạch của cơ quan, đơn vị. Nguồn vốn tín dụng giúp hiện thực hóa ước mơ “an cư, lạc nghiệp” của hàng chục nghìn hộ nghèo, nhờ được hỗ trợ xây dựng nhà ở kiến cố, khang trang và tạo sinh kế bền vững; kéo giảm tình trạng học sinh, sinh viên bỏ học giữa chừng do gia đình gặp khó khăn về tài chính; nhiều hộ gia đình được vay vốn xây dựng các công trình phục vụ sinh hoạt.

Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh Lê Văn Hẳn khẳng định: tín dụng chính sách xã hội là một trong những “trụ cột” của các chính sách giảm nghèo, giải quyết việc làm, an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Chính sách này đã đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân, góp phần nâng cao mức sống cho người dân Trà Vinh, đưa tỉnh cơ bản hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Đến nay, 85/85 xã trong tỉnh đã đạt chuẩn nông thôn mới, 51 xã nông thôn mới nâng cao, 9 xã nông thôn mới kiểu mẫu; 9/9 huyện, thị xã, thành phố được Thủ tướng công nhận đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Hai huyện Cầu Kè và Tiểu Cần đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện đáng kể; nhất là vùng đồng bào dân tộc Khmer chuyển biến rõ nét. Ước đến cuối năm 2024, thu nhập bình quân đầu người của tỉnh đạt 93,78 triệu đồng/người/năm, cao gấp 3,3 lần so với năm 2014 và gấp 128 lần so với khi mới tái lập tỉnh.

Kết quả này là tiền đề để địa phương thực hiện khát vọng “Xây dựng tỉnh Trà Vinh phồn vinh hạnh phúc, trở thành tỉnh phát triển trong nhóm đầu của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trước năm 2030”.





Nguồn: https://thoibaonganhang.vn/tin-dung-chinh-sach-bai-2-158895.html

Cùng chủ đề

Thu hút kiều hối cho phát triển đất nước

Năm 2024 lượng kiều hối chuyển về Việt Nam tăng cao kỷ lục, ước đạt 16 tỷ USD. Vậy làm sao tiếp tục thu hút kiều hối, các nguồn lực để phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc? ...

Buồn vui với sản phẩm phục vụ Tết

Những ngày này, tại xã Vũ Bình, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình tấp nập thương lái tới thu mua cá chép đỏ.Trong quan niệm của người Việt, Tết ông Công, ông Táo là nghi lễ rất quan trọng và đặc biệt không thể thiếu cá chép đỏ mang ý nghĩa “cá chép hóa rồng”, đưa 3 vị Táo quân về trời, tượng trưng cho sức khoẻ, an lành, sung túc và may mắn. Năm nay, do thời...

Nâng cao hiểu biết tài chính cho người nông dân

Để nâng cao kiến thức tài chính cho người nông dân, Viện Chiến lược ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Quỹ hỗ trợ phát triển nông thôn và Sacombank), các chuyên gia và nhà khoa học biên soạn bộ sách “Quản lý tài chính cá nhân cho nông dân”. Bộ sách hữu ích cho người nông dân - Ảnh: VGP/Lân Khánh Thực tiễn tại nhiều quốc gia đã khẳng định giáo dục tài chính là...

Đảm bảo khả năng phục hồi cho nông dân và cây trồng thông qua bảo hiểm nông nghiệp

Bảo hiểm nông nghiệp trở thành một giải pháp thiết thực để bảo vệ người nông dân và cây trồng trước những rủi ro thiên tai. Không chỉ cung cấp hỗ trợ tài chính kịp thời khi xảy ra thiên tai, bảo hiểm còn giúp nông dân phục hồi nhanh chóng và tránh rơi vào cảnh nợ nần.Theo đại diện Công ty công nghệ bảo hiểm Igloo,nông nghiệp từ lâu đã là “xương sống” của nền kinh tế...

Ngân hàng thúc giải ngân vốn tín dụng ngay từ đầu năm

Lãi vay ưu đãi chỉ từ 3,5%/nămNgân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) vừa công bố gói tín dụng ưu đãi lên đến 110.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ khách hàng cá nhân. Đây được xem là bước đi chiến lược của ngân hàng này trong việc kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong giai đoạn cao điểm mua sắm Tết Nguyên đán Ất Tỵ.Theo Agribank, trong...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Qua giai đoạn tích lũy, Việt Nam bước vào năm bứt phá

Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025 nói riêng, tạo đà cho bứt phá và phát triển bền vững nói chung trong giai đoạn tới, tháo gỡ các nút thắt thể chế được xem là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Cải thiện thể chế là yếu tố cốt lõi để phát triển Thúc đẩy đầu tư công: Chìa khóa cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam? ...

Thủ tướng: 6 yếu tố để ASEAN thành công trong kỷ nguyên thông minh

Chiều 22/1 (theo giờ địa phương), trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Davos 2025 (Thụy Sĩ), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu tại Phiên thảo luận "ASEAN: Gắn kết để vươn xa" do Chủ tịch WEF Borge Brende điều hành. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu tại Phiên thảo luận "ASEAN: Gắn kết...

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 20/1

Tỷ giá trung tâm đi ngang, chỉ số VN-Index tăng nhẹ 0,44 điểm hay cán cân thương mại hàng hóa Việt Nam thâm hụt 1,73 tỷ USD trong nửa đầu tháng 1/2025... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 20/1. Điểm lại thông tin kinh tế ngày 16/1 Điểm lại thông tin kinh tế tuần từ 13 - 17/1 ...

Điểm lại thông tin kinh tế tuần từ 13 – 17/1

Tỷ giá trung tâm không đổi, chỉ số VN-Index tăng 18,63 điểm so với cuối tuần trước đó thị trường chứng khoán Việt Nam được kỳ vọng sẽ bứt phá vào nửa cuối năm 2025... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần từ 13-17/1 Điểm lại thông tin kinh tế ngày 15/1 Điểm lại thông tin kinh tế ngày 16/1 ...

Bài đọc nhiều

Sử dụng vaccine top 1 châu Âu cho các trang trại chăn nuôi trong chuỗi Hùng Nhơn

Theo nội dung thoả thuận giữa Tập đoàn Hùng Nhơn và Tập đoàn Olmix, phía Olmix sẽ cung cấp cho Hùng Nhơn dịch vụ kỹ thuật chăn nuôi thú y để kiểm soát dịch bệnh trong trang trại chăn nuôi và các sản phẩm vaccine. Trong đó, có vaccine gia cầm...

Quyết liệt thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

Đây là áp lực rất nặng nề cho giai đoạn nước rút. Do đó, các bộ, ngành và địa phương cho đến từng chủ đầu tư, cần tiếp tục thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ:  Ghi nhận tại các địa phương cho thấy, các cấp ban ngành đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp và phấn đấu...

Lần đầu tiên truy xuất phát thải carbon trên trái thanh long Bình Thuận

Hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử theo dõi xuất xứ và dấu chân carbon trên trái thanh long Bình Thuận giúp người tiêu dùng biết rõ lượng phát thải carbon trong từng công đoạn sản xuất. Hệ thống này do Bộ NN-PTNT và Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) đang triển khai thí điểm trên trái thanh long được trồng tại Bình Thuận, lần đầu tiên giới thiệu tại Hội nghị chuyển đổi số hướng tới nông...

Dòng nước cuồn cuộn, đường nông thôn bị ngập nặng, giao thông chia cắt vì mưa lớn tại Bình Định

Tại nhiều địa phương ở phía Bắc tỉnh Bình Định xuất hiện tình trạng ngập cục bộ, giao thông bị chia cắt do mưa lớn kéo dài. ...

Giống khoai mì kháng khảm mới nhất sẽ trồng trên đồng đất Tây Ninh, đó là giống khoai mì gì?

Ngành nông nghiệp Tây Ninh và các đơn vị nghiên cứu vẫn nỗ lực tìm kiếm giống khoai mì mới, vừa có gen kháng khảm, đảm bảo năng suất, chất lượng, vừa chống chịu tốt với các bệnh điển hình trên cây trồng này. ...

Cùng chuyên mục

Tỷ phú Gia Lai là một ông nông dân trồng 4 cây chủ lực gì mà lãi ròng 1,6 tỷ/năm, cả làng phục lăn?

Đến nay, ông Rơ Châm Nhel, xã Ia Boòng, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) trồng được 3 ha cà phê, 3 ha cao su, 3 ha điều và hơn 1 ha lúa nước. Riêng năm 2023, ông thu hơn 11 tấn cà phê nhân, 50 tấn mủ cao su, 3...

“Phát sốt” với vườn treo lủng lẳng các trái xoài mang hình con rắn ở Hậu Giang

Anh Bùi Văn Thức ở tỉnh Hậu Giang đưa ra thị trường sản phẩm mới lạ trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đó là trái xoài có hình con rắn - linh vật Ất Tỵ. Sản phẩm trái xoài có hình con rắn được bán với giá cao gấp...

Tết đến nơi mà mai vàng vẫn nở chậm, nhà vườn trồng mai ở Gia Lai chật vật, lo lắng

Những ngày giáp Tết Ất Tỵ 2025, không khí lạnh kéo dài tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã khiến nhiều nhà vườn trồng mai lo lắng vì mai vàng nở chậm. Nhiều nhà vườn phải che gốc bằng nylon, chong đèn, che lưới để giữ ấm cho cây, với hy...

La liệt cụ “lão mai”, cây mai vàng cổ thụ “ngồi” phát giá tiền tỷ tại một chợ Đà Nẵng, cảnh đìu hiu

Chợ hoa Tết Đà Nẵng quy tụ những cây mai vàng trăm tuổi giá tiền tỷ đến từ những nhà vườn tại Đà Nẵng và các tỉnh lân cận. ...

Cải Kale, cây cảnh chưng tết hot trend tết năm nay đến từ Đà Lạt, chơi chán chê rồi nhúng lẩu

Cây cải kale (cải xoăn) là cây cảnh chưng tết đang tạo hot trend tết năm nay. Loại rau cải lạ này được chị Lương Thị Yến Vân đưa lên chậu, vừa có thể hái lá luộc, xào, nấu canh, nhúng lẩu, vừa có thể chưng Tết Âm lịch 2025. Chị...

Mới nhất

Hà Nội cơ bản kiểm soát dịch truyền nhiễm

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn trong năm 2024 cơ bản đã được kiểm soát. Tin mới y tế ngày 22/1: Hà Nội cơ bản kiểm soát dịch truyền nhiễmTheo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn trong...

EVNCPC có 5 công trình đạt giải thưởng VIFOTEC năm 2024

DNVN - Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) vừa công bố kết quả giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam (VIFOTEC) năm 2024. Tổng công...

Tổng thống Trump điện đàm ‘thân thiện’ với Chủ tịch Tập, có thể đạt thỏa thuận

Trong cuộc phỏng vấn được Đài Fox News phát sóng hôm 23.1 (giờ Mỹ), Tổng thống Donald Trump cho biết đã điện đàm...

Mới nhất