Trang chủNewsThời sựtìm về một “địa chỉ đỏ” của ngoại giao quân sự Việt...

tìm về một “địa chỉ đỏ” của ngoại giao quân sự Việt Nam

Kinhtedothi – Cách đây hơn 70 năm, tại khu đồi Đá Ong (xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội), Hội nghị Quân sự Trung Giã đã được tổ chức. Đây là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần vào thành công của Hội nghị Geneve về lập lại hoà bình ở Đông Dương.

Địa điểm tổ chức hội nghị năm xưa nay là Khu di tích cách mạng kháng chiến Trung Giã, đã được UBND TP Hà Nội xếp hạng. Cho đến hôm nay, khu di tích vẫn được chính quyền và Nhân dân huyện Sóc Sơn gìn giữ, bảo tồn và phát huy.

Khu di tích cách mạng kháng chiến Trung Giã tại huyện Sóc Sơn (TP Hà Nội).
Khu di tích cách mạng kháng chiến Trung Giã tại huyện Sóc Sơn (TP Hà Nội).

Vùng an toàn cho “cuộc gặp lịch sử”

Trên tài liệu lưu giữ tại Ban Tuyên giáo và Dân vận Huyện uỷ Sóc Sơn,  năm 1951, bộ đội chủ lực phối hợp với dân quân, du kích tiến công và giành thắng lợi vang dội, tiêu diệt bốt Tú Tạo, buộc quân Pháp phải rút khỏi đồn Khố Xanh tại thôn Bình An (xã Trung Giã) về Núi Đôi (xã Tân Minh).

Đến năm 1952, địa bàn xã Trung Giã chính thức được giải phóng. Quân Pháp chỉ còn cố thủ ở bốt Núi Đôi và bốt Phù Lỗ (huyện Sóc Sơn). Địa điểm Trung Giã được nhận định là nơi an toàn, bảo đảm để mở hội nghị quân sự giữa quân đội Việt Nam và thực dân Pháp.

Để chuẩn bị tốt cho Hội nghị Quân sự Trung Giã, đầu tháng 6/1954, Huyện ủy, Ủy ban hành chính, Mặt trận Việt Minh huyện Đa Phúc (nay là huyện Sóc Sơn) đã trực tiếp về hai xã Trung Giã và Hồng Kỳ để làm việc với lãnh đạo địa phương, triển khai các hoạt động phục vụ cho Hội nghị.

Địa điểm xây dựng lán trại phục vụ Hội nghị được chọn nằm ở phía Nam thôn Xuân Sơn (xã Trung Giã), trên khu đồi Đá Ong rộng lớn, trải dài khoảng 100ha, tiếp giáp với các thôn Hương Ninh và xóm Ấp Chùa của xã Hồng Kỳ.

Để tiến hành công tác xây dựng cơ sở vật chất, Huyện ủy, Ủy ban hành chính và Mặt trận Việt Minh huyện Đa Phúc đã huy động khoảng 30 thợ mộc lành nghề từ thôn Thu Thủy, xã Xuân Thu. Tre, nứa và lá cọ được các xã: Nam Sơn, Hồng Kỳ, Trung Giã và cả huyện Phổ Yên (Thái Nguyên) chung tay đóng góp. Nhờ sự đoàn kết, nỗ lực của Nhân dân, chỉ trong thời gian ngắn, đến cuối tháng 6/1954, khu lán trại khang trang đã hoàn thành, sẵn sàng phục vụ Hội nghị.

Khu vực lán trại diễn ra các đàm phán giữa Quân đội Nhân dân Việt Nam và Pháp.
Khu vực lán trại diễn ra các đàm phán giữa Quân đội Nhân dân Việt Nam và Pháp.

Những chứng nhân lịch sử

Chúng tôi tìm gặp Đại tá Nguyễn Văn Tuệ (sinh năm 1933), chiến sĩ Đại đội 472 thuộc Huyện đội Đa Phúc (nay là Ban Chỉ huy Quân sự huyện Sóc Sơn). Ông cũng là người được vinh dự tham gia bảo vệ Hội nghị Quân sự Trung Giã.

Với người cựu chiến binh đã ngoài 90 tuổi, nhiều ký ức đang trôi dần vào quên lãng, nhưng kỷ niệm về những ngày phục vụ Hội nghị cách đây 70 năm thì vẫn còn rõ nét trong tâm trí.

Đại tá Nguyễn Văn Tuệ nhớ lại, sáng 4/7/1954, nhân dân huyện Đa Phúc – Kim Anh đã tập trung từ sớm với cờ hoa, biểu ngữ kéo dài hàng cây số xếp hàng hai bên đường từ phố Nỉ theo Quốc lộ 3 đến đường vào khu vực diễn ra Hội nghị để hân hoan đón Đoàn đại biểu Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam. 

Cùng thời gian đó, về hướng Nam, chiếc máy bay ba càng chở phái đoàn quân sự của Pháp đáp xuống sân bay Lương Châu. Các chiến sĩ Đại đội 472 nhận nhiệm vụ đón phái đoàn Pháp. Đoàn xe bắt đầu lăn bánh dọc đường từ sân bay Lương Châu vòng qua chân núi Đôi (lúc này quân Pháp còn đóng ở Núi Đôi rất đông), hướng ra huyện lỵ Đa Phúc để tới nơi tổ chức Hội nghị.

Ông Đồng Văn Sinh (sinh năm 1930) là thanh niên xung phong, may mắn có cơ hội tham gia bảo vệ Hội nghị Quân sự Trung Giã, chia sẻ rằng: lực lượng dân quân du kích xã Lạc Long và Đoàn thanh niên xã lúc bấy giờ đóng vai trò nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ.

“Các đơn vị bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương phối hợp, lên phương án bảo vệ vòng trong, vòng ngoài. Lực lượng dân quân du kích xã Trung Giã được giao nhiệm vụ tuần tra, canh gác 24/24 giờ, tuyên truyền, vận động nhân dân các thôn, xóm đảm bảo tốt an ninh trật tự trong thời gian diễn ra Hội nghị…” – ông Đồng Văn Sinh kể lại.

Trong suốt thời gian diễn ra hội nghị, cùng với không khí căng thẳng trong đàm phán và chờ tin tức từ Hội nghị Geneve, bên lề, hàng nghìn người dân của các xã thường xuyên ở vòng ngoài để được nghe tuyên truyền. Có ba tối, quân và dân xã Trung Giã biểu diễn văn nghệ, múa hát ở khu đồi cạnh Quốc lộ 3.

Hơn 70 năm sau sự kiện lịch sử, dòng thời gian không ngừng chảy trôi, các thế hệ nối tiếp nhau, những nhân chứng là người lính, dân quân năm xưa như ông Nguyễn Văn Tuệ, ông Đồng Văn Sinh, giờ đã ở cái tuổi xưa nay hiếm, luôn cảm thấy tự hào mỗi khi nhớ tới Hội nghị Quân sự Trung Giã.

Nhà truyền thống tại Khu di tích cách mạng kháng chiến Trung Giã.
Nhà truyền thống tại Khu di tích cách mạng kháng chiến Trung Giã.

Một “địa chỉ đỏ” cho muôn đời sau

Dù chỉ diễn ra trong 24 ngày (từ 4/7 – 27/7/1954), nhưng Hội nghị Quân sự Trung Giã đã ghi dấu ấn sâu đậm trong lịch sử cuộc kháng chiến chống Pháp, góp phần quan trọng vào thành công của Hội nghị Geneve, mở ra cánh cửa cho hòa bình ở Đông Dương sau 9 năm trường kỳ kháng chiến.

Nhân dân huyện Sóc Sơn đã hết lòng, hết sức phục vụ hội nghị, hoàn thành nhiệm vụ Đảng giao phó. Tấm lòng yêu nước của cán bộ, chiến sỹ và nhân dân huyện Sóc Sơn để lại những ấn tượng khó phai trong lòng những người tham dự Hội nghị và trong những trang sử vẻ vang của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Khắc ghi dấu ấn lịch sử đó, Đảng bộ và nhân dân TP Hà Nội nói chung, huyện Sóc Sơn ngày nay nói riêng luôn quan tâm, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục; đồng thời gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử của Hội nghị Quân sự Trung Giã, Khu di tích cách mạng kháng chiến Trung Giã.

Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sóc Sơn Trần Thị Thanh Huế cho biết, Hội nghị Quân sự Trung Giã là dấu mốc lịch sử đáng tự hào trong hành trình lịch sử đầy gian khó nhưng hào hùng của dân tộc. Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng đó, ngành Giáo dục và Đào tạo huyện đã tích hợp nội dung Hội nghị Quân sự Trung Giã vào chương trình giáo dục tại địa phương từ năm học 2012 – 2013 đến nay.

Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện cũng đã phối hợp với Ban Tuyên giáo và Dân vận Huyện ủy Sóc Sơn sưu tầm, biên soạn “Tập bài giảng lịch sử địa phương của huyện”, tích hợp tư liệu quý về sự kiện Hội nghị Quân sự Trung Giã. Từ đó, giúp các thế hệ học sinh huyện Sóc Sơn không chỉ được tiếp thu tri thức về lịch sử mà còn được rèn luyện, thấm nhuần tinh thần yêu nước nồng nàn, khí phách bất khuất của dân tộc Việt Nam qua những bài học lịch sử sống động.

Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn Đỗ Minh Tuấn cho biết, với những giá trị to lớn về lịch sử ngoại giao quân sự, Khu di tích cách mạng kháng chiến Trung Giã – nơi tổ chức Hội nghị Quân sự Trung Giã hơn 70 năm về trước, đã được UBND TP Hà Nội xếp hạng từ năm 2002. Suốt những năm tháng qua, khu di tích vẫn được chính quyền và Nhân dân huyện Sóc Sơn gìn giữ, bảo tồn nguyên trạng.

Nhằm phát huy giá trị của sự kiện Hội nghị Quân sự Trung Giã, vừa qua, UBND TP Hà Nội đã phê duyệt khoảng 71 tỷ đồng để triển khai dự án đầu tư xây dựng, tôn tạo, nâng cấp Khu di tích cách mạng kháng chiến Trung Giã. Hiện, dự án đang được tích cực triển khai, với kỳ vọng biến địa điểm này trở thành một “địa chỉ đỏ”, nơi giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng quan trọng của Thủ đô Hà Nội. 

 

“Nhân dân và các lực lượng vũ trang huyện Đa Phúc trước đây, huyện Sóc Sơn ngày nay vinh dự là địa phương tổ chức và tự hào được tham gia bảo vệ, phục vụ, góp phần vào thành công của Hội nghị Quân sự Trung Giã. Hội nghị và hình ảnh những con người đã tham gia và tạo nên thành công của Hội nghị vẫn luôn in đậm trong ký ức, truyền thống hào hùng của quân và dân huyện Sóc Sơn, trong bài học về lịch sử của các thế hệ học sinh huyện nhà…” – Bí thư Huyện uỷ Sóc Sơn Bùi Duy Cường.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/ha-noi-tim-ve-mot-dia-chi-do-cua-ngoai-giao-quan-su-viet-nam.html

Cùng chủ đề

Hòa Phát đạt hơn 3.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế quý 1, tăng 16% so với cùng kỳ

Ngày 17/4/2025 tại Hà Nội, Tập đoàn Hòa Phát tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025. Đại hội đã thông qua kế hoạch năm 2025 với doanh thu dự kiến 170.000 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2024. Lợi nhuận sau thuế dự kiến là 15.000 tỷ đồng, tăng 24,8% so với năm trước. Kết thúc quý 1, Hòa Phát đạt hơn 37.900 tỷ đồng doanh thu và 3.300 tỷ đồng lợi nhuận...

ĐƯỜNG VÀO SÂN BAY PHAN THIẾT HOÀN THÀNH: BƯỚC TẠO ĐÀ CHO HẠ TẦNG HÀNG KHÔNG PHÁT TRIỂN

Sau hơn 1 năm nỗ lực thi công, dự án đường vào sân bay Phan Thiết đã cơ bản hoàn thành. Đây là đường kết nối Cảng hàng không quốc tế Phan Thiết (sân bay Phan Thiết) với đường ven biển Võ Nguyên Giáp (dẫn ra Mũi Né - Bàu Trắng), kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy hạ tầng giao thông phát triển và là bước tạo đà vững chắc cho du lịch và kinh tế Bình...

CẬN CẢNH 19,5KM CAO TỐC BIÊN HOÀ – VŨNG TÀU SẮP THÔNG XE KỸ THUẬT DỊP 30/4

Sau gần hai năm thi công, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đoạn qua tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thảm nhựa và chuẩn bị thông xe kỹ thuật gần 20km của dự án thành phần 3. Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu có tổng mức đầu tư 17.800 tỷ đồng, chiều dài 53 km, đi qua địa phận hai tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu. Dự án cao tốc được...

MISA sẵn sàng ứng phó tại diễn tập An ninh mạng Quốc gia NCA lần thứ Nhất

#Cyseex Ngày 18/04/2025, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (NCA) khởi động chương trình diễn tập an ninh mạng Liên minh Ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng quốc gia lần thứ nhất – tháng 4/2025. Cuộc diễn tập an ninh mạng Quốc gia khởi...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ GD&ĐT thông tin về những điểm mới tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) Nguyễn Ngọc Hà cho biết, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có rất nhiều điểm mới. Về đề thi, nội dung thi bám sát nội dung của Chương trình GDPT hiện hành cấp THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12. Cấp độ tư duy là 40% mức độ biết, 30% mức hiểu và 30% mức vận dụng. Đề tăng cường liên hệ, vận dụng kiến thức, kỹ năng...

Thần tốc hơn nữa để thông tuyến cao tốc Cao Bằng tới Cà Mau trong 2025

Chiều 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về kết quả kiểm tra, đôn đốc triển khai kế hoạch hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc đến hết năm 2025 của 7 đoàn công tác do các Phó Thủ tướng Chính phủ làm trưởng đoàn. Cùng dự cuộc họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn, Mai Văn Chính; Bộ trưởng Bộ Xây dựng...

nhiều cán bộ bị kỷ luật

Kinhtedothi - Việc bố trí cán bộ tại một số địa phương có lễ hội chưa hợp lý khiến người dân chờ đợi, bức xúc. Cùng với các vi phạm khác, nhiều cán bộ, công chức đã bị xử lý kỷ luật. Thực hiện Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn, trong quý 1/2025, ngành chức năng đã thực...

Hầu hết trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sởi đều phải thở máy

3 tháng ghi nhận 3.074 ca mắc sởi Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng, trong 3 tháng đầu năm 2025, toàn TP ghi nhận 3.074 ca nhiễm sởi, trong đó, 55,95% ca là trẻ đi học, 21,57% là trẻ ở nhà và 14,77% người lớn. Độ tuổi trên 11 tuổi chiếm 32,82%, trẻ 0-9 tháng tuổi chiếm 6,25%. Tỷ lệ tiêm vaccine phòng sởi đạt 25,73% ca mắc sởi (đã tiêm ít nhất...

Hầu hết trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sở đều phải thở máy

3 tháng ghi nhận 3.074 ca mắc sởi Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng, trong 3 tháng đầu năm 2025, toàn TP ghi nhận 3.074 ca nhiễm sởi, trong đó, 55,95% ca là trẻ đi học, 21,57% là trẻ ở nhà và 14,77% người lớn. Độ tuổi trên 11 tuổi chiếm 32,82%, trẻ 0-9 tháng tuổi chiếm 6,25%. Tỷ lệ tiêm vaccine phòng sởi đạt 25,73% ca mắc sởi (đã tiêm ít nhất...

Bài đọc nhiều

Chi tiết 12 tuyến metro của TPHCM, sẽ kết nối đến Cần Giờ và Củ Chi

TPHCM dự kiến kéo dài metro Bến Thành - Suối Tiên đến huyện Bình Chánh, đồng thời xây dựng thêm 11 tuyến metro kết nối đến các huyện Cần Giờ và Củ Chi. Theo Quy hoạch TPHCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt, thành phố phấn đấu đến năm 2030 hình thành các trục cơ bản của đường sắt đô thị, đến năm 2050 hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị. Cụ thể,...

Dừng thu phí từ 2019, trạm BOT qua TP Cần Thơ vẫn chưa tháo dỡ

Bộ GTVT vừa có văn bản trả lời kiến nghị về việc tháo dỡ trạm thu phí BOT của cử tri TP Cần Thơ. Theo đó, cử tri cho biết Bộ GTVT đã thống nhất không tiếp tục thu phí tại trạm BOT T2 thuộc địa bàn quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ từ đầu năm 2021. Nhưng đến nay trạm thu phí chưa được tháo dỡ, bỏ hoang, xuống cấp, mất mỹ quan đô thị, không đảm bảo an...

Đón nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông lần thứ 2

(NLĐO) - Công viên địa chất tỉnh Đắk Nông tiếp tục được UNESCO công nhận danh hiệu công viên địa chất toàn cầu lần 2, giai đoạn 2024 - 2027. ...

5 công trình trọng điểm giúp khơi thông cửa ngõ TPHCM trong năm 2025

Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hoà, quốc lộ 50 và một phần dự án Vành đai 3, nút giao An Phú... hoàn thành năm 2025, giúp khơi thông các cửa ngõ TPHCM. Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất được khởi công cuối năm 2022 với tổng mức đầu tư gần 11.000 tỷ đồng. Công trình dự kiến hoàn thành vào dịp 30/4 đáp ứng công suất hơn 20...

Đi xe máy không biển số bị phạt bao nhiêu tiền?

Lỗi không biển số xe máy phạt bao nhiêu là băn khoăn của nhiều người tham gia giao thông khi Việt Nam là một trong những quốc gia tiêu thụ xe máy hàng đầu tại Đông Nam Á. Bên cạnh những lỗi cơ bản khi tham gia giao thông, đa phần các chủ xe còn chưa nắm rõ quy trình đăng ký biển số cũng như thắc mắc: “Xe không biển số phạt bao nhiêu?”Đối với người điều khiến:...

Cùng chuyên mục

Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư. Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường là một giải pháp quan trọng trong công cuộc cải tổ bộ máy hành chính hiện nay, nhằm tái cấu trúc tổ chức, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Xe mất phanh trước tai nạn?

(NLĐO) - Vụ xe khách rơi vực đèo Bảo Lộc đến hiện tại xác định 1 người chết và 3 người bị thương nặng. ...

Mới nhất

Tăng trưởng kinh doanh mạnh mẽ, doanh thu tăng 22%, đột phá về AI

(Thành phố Hồ Chí Minh – Ngày 03 tháng 4 năm 2025) – Công ty Cổ phần VNG (VNG) vừa công bố kết quả tài chính đã được kiểm toán cho năm tài chính 2024. Trong bối cảnh toàn cầu nhiều biến động, công ty vẫn ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu thuần ấn tượng 22%, đạt...

Tin tức doanh nghiệp-Bắt nhịp kỷ nguyên công nghệ, nhiều đơn vị công an triển khai hoạt động trên không gian số

Hàng loạt đơn vị công an trên cả nước đang tiên phong ứng dụng Zalo Official Account (OA) và Zalo Mini App để kết nối với người dân, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và thúc đẩy chuyển đổi số.Đây là bước đi thiết thực, thể hiện tinh thần Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ...

Báo cáo-Báo cáo kết quả hoạt động năm 2024

VNG Snapshot FY.2024 trình bày tóm lược các chỉ số tài chính và những thông tin xoay quanh hiệu quả hoạt động, chiến lược kinh doanh của VNG, các mảng sản phẩm cho năm tài chính 2024.Trong năm 2024, bên cạnh việc đẩy mạnh các mũi nhọn chiến lược như AI, VNG tiếp tục đảm bảo trách nhiệm...

Tin tức doanh nghiệp-VNG được vinh danh tại Lễ tôn vinh & Phong đẳng cấp Thể thao điện tử 2025

Ngày 06/04/2025, VNG đã nhận bằng khen của Ủy ban Olympic nhờ những nỗ lực nổi bật trong việc phát triển Thể thao điện tử (eSports) và thúc đẩy phong trào Olympic tại Việt Nam năm 2024. Tại Lễ Tôn vinh & Phong đẳng cấp Thể thao Điện tử 2025 do Hiệp hội Thể thao điện tử Giải trí...

Tin tức doanh nghiệp-VNG lần thứ 3 tham gia Vietnam Game Awards 2025 với 53 đề cử

Tại vòng sơ loại Vietnam Game Awards 2025, VNGGames và Zalopay đang dẫn đầu với  53 đề cử cùng hơn 320.000 lượt bình chọn từ cộng đồng chỉ trong 3 tuần, khẳng định sức hút mạnh mẽ của hệ sinh thái giải trí và thanh toán số VNG.Cụ thể, Zalopay dẫn đầu hạng mục Kênh thanh toán yêu...

Mới nhất