Trang chủKinh tếNông nghiệpTìm giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất, thu nhập cho...

Tìm giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất, thu nhập cho nông dân


Người nông dân thủ phủ hoa Mê Linh (Hà Nội) thu hoạch hoa hồng để cung ứng ra thị trường. Ảnh: Khánh Huy  
Người nông dân thủ phủ hoa Mê Linh (Hà Nội) thu hoạch hoa hồng để cung ứng ra thị trường. Ảnh: Khánh Huy  

Quy mô hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng tại Việt Nam bộc lộ nhiều hạn chế

Theo TS. Cấn Văn Lực – thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính – tiền tệ Quốc gia, tổng dư nợ tín dụng tam nông cuối năm 2023 là 3,3 trệu tỷ đồng, chiếm 24,3% tổng dư nợ cho nền kinh tế. Riêng cho vay nông lâm thủy sản cuối tháng 6 năm 2024 đạt 986.000 tỷ đồng.

Quy mô hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng tại Việt Nam bộc lộ nhiều hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Trong khi kim ngạch xuất nhập khẩu tăng khá (khoảng 10%/năm giai đoạn 2013-2023) thì quy mô hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng còn rất nhỏ. Năm 2023, các ngân hàng thương mại (NHTM) chỉ tài trợ thương mại cho 20% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu; trong đó, tài trợ chuỗi cung ứng chỉ chiếm 2%. Các đơn vị cung cấp chủ yếu vẫn là các NHTM, các công ty tài chính chưa tham gia nhiều.

Sản phẩm tài trợ chuỗi cung ứng (SCF) có nhiều rào cản đối với người nông dân khi tiếp cận. Đó là các NHTM thường yêu cầu phải có tài sản đảm bảo, trong khi các sản phẩm tài trợ thương mại gồm tài trợ cho các khoản phải thu, tài trợ hóa đơn, tài trợ lô hàng… còn ít được áp dụng do tính chất rủi ro.

Theo TS. Cấn Văn Lực, các công ty tài chính chưa tham gia nhiều vào thị trường khiến nguồn cung bị phụ thuộc vào các NHTM. Các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp nông nghiệp còn hạn chế về năng lực quản trị, tài chính và công nghệ.

Bên cạnh đó, chưa có nhiều nền tảng kết nối các nhà cung ứng, phân phối, nhà cung cấp tài chính và các dịch vụ hỗ trợ khác.

Theo TS. Cấn Văn Lực, để khắc phục hạn chế nêu trên, cần hoàn thiện khung pháp lý, đẩy nhanh tiến độ xây dựng hành lang pháp lý cho các mô hình kinh doanh mới như cho vay ngang hàng, cơ chế chia sẻ dữ liệu.

Đồng thời, cần tổng kết đánh giá và có phương án tiếp theo đối với bảo hiểm nông nghiệp. Tiếp tục phát triển thị trường vốn, đặc biệt là thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Hoàn thiện hệ thống thông tin, dữ liệu dự báo về thị trường, giá cả nông sản nhằm giúp nông dân và doanh nghiệp có định hướng sản xuất, tiêu thụ ổn định.

TS. Cấn Văn Lực cho rằng, Việt Nam cần có chiến lược tiếp thị và mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản, tập trung xây dựng thương hiệu, tận dụng FTA thế hệ mới, quyết tâm tháo gỡ thẻ vàng EU. UBND các tỉnh, thành phố đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng và quyền sở hữu tài sản trên đất (đặc biệt là tài sản như nhà kính, nhà lưới, ao nuôi…).

Về phía các nhà cung cấp dịch vụ tài trợ chuỗi cung ứng cần thiết kế sản phẩm phù hợp, linh hoạt hơn về tài sản thế chấp. Các NHTM lớn, có lợi thế về nguồn lực và nền khách hàng có thể xây dựng nền tảng kết nối các thành viên trong chuỗi cung ứng, chủ động tìm kiếm, làm việc với những tổ chức quốc tế để có nguồn vốn dành cho tài trợ chuỗi cung ứng.

Theo TS. Cấn Văn Lực, các doanh nghiệp nông nghiệp cần chủ động tìm hiểu về các giải pháp tài trợ chuỗi cung ứng và các lợi ích, tăng cường minh bạch hóa thông tin để có thể tiếp cận các sản phẩm tài trợ chuỗi cung ứng nói riêng và dịch vụ tài chính nói chung, chủ động nghiên cứu để chuyển hướng sang nông nghiệp xanh, phát triển bền vững để có thể tiếp cận nguồn vốn trong và ngoài nước cho lĩnh vực này.

Tại diễn đàn, ông Ngô Sỹ Đạt- Giám đốc Viện Nghiên cứu thị trường và thể chế nông nghiệp, đã đề cao vai trò các hợp tác xã trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Hợp tác xã (HTX) có thế mạnh là có mạng lưới rộng khắp cả nước, tạo ra sản phẩm nông sản có giá trị, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân. HTX là đầu mối tiếp nhận chuyển giao khoa học kỹ thuật, chính sách của Nhà nước và các nguồn khuyến nông, công trình hạ tầng phục vụ sản xuất kinh doanh, bảo hiểm cho nông dân, hỗ trợ vùng khó khăn, miền núi, dân tộc thiểu số.

Hiện nay cả nước có 2.169 HTX làm chủ thể sản phẩm OCOP; hơn 1.000 HTX có hoạt động du lịch cộng đồng, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho các thành viên (thu nhập trung bình 52 triệu đồng/năm) góp phần ổn định chính trị- xã hội địa phương.

Đề cập đến giải pháp thúc đẩy liên kết chuỗi giá trị nông nghiệp, ông Ngô Sỹ Đạt đề xuất, Nhà nước cần quan tâm hơn nữa đến việc đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực HTX, tiếp tục hỗ trợ chương trình khởi nghiệp HTX; tiếp cận vay vốn tín dụng, đất đai… Đặc biệt là nhân rộng mô hình HTX vừa sản xuất vừa tham gia thị trường (sàn giao dịch nông sản); HTX đánh bắt thủy sản trên biển; bảo vệ nguồn lợi cộng đồng…; HTX sản xuất sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông thôn.

Về phía các doanh nghiệp nông nghiệp, HTX cần chủ động tìm hiểu về các giải pháp tài trợ chuỗi cung ứng và các lợi ích. Tăng cường minh bạch hóa thông tin để có thể tiếp cận các sản phẩm SCF nói riêng và dịch vụ tài chính nói chung. Chủ động nghiên cứu để chuyển hướng sang nông nghiệp xanh, phát triển bền vững để có thể tiếp cận nguồn vốn trong và ngoài nước cho lĩnh vực này.

Hà Nội triển khai nhiều giải pháp, chú trọng tổ chức sản xuất, liên kết tiêu thụ sản phẩm

Tại Hà Nội, báo cáo của Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cho thấy, Hà Nội là một trong những địa phương có diện tích đất nông nghiệp lớn, với hơn 197.000ha, trong đó, đất sản xuất nông nghiệp gần 160.000ha. Thời gian qua, Sở NN&PTNT Hà Nội đã phối hợp với các địa phương tăng cường ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện mã số vùng trồng, bảo đảm truy xuất nguồn gốc, chất lượng và an toàn thực phẩm.

Cùng với đó, Hà Nội thực hiện tích tụ, tập trung đất đai để phát triển quy mô lớn, công nghệ cao, tạo điều kiện để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp; tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác và hộ dân để tổ chức sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ và các mô hình kết hợp nông nghiệp du lịch. Nhờ đó, giá trị sản xuất nông nghiệp của Hà Nội đạt mức tăng trưởng cao và chủ động được một phần nông sản thực phẩm sạch, an toàn cung cấp cho người tiêu dùng Thủ đô.

Hiện tại, sản xuất nông nghiệp của Hà Nội phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của Thủ đô. Sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa hình thành được các vùng sản xuất tập trung thực sự mang tính chất sản xuất hàng hóa mũi nhọn. Việc thu hút đầu tư vào nông nghiệp còn thấp, các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm mới phát triển…

Để giữ vững nhịp độ tăng trưởng, ngành nông nghiệp Hà Nội đang triển khai nhiều giải pháp, chú trọng tổ chức sản xuất, liên kết tiêu thụ sản phẩm. Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết, Hà Nội đang phát triển các vùng nông nghiệp chuyên canh gắn với việc xây dựng thương hiệu, phát triển du lịch, nhằm nâng giá trị sản xuất.

Hà Nội cũng lựa chọn đầu tư bài bản các mô hình nông nghiệp theo hướng chuyên sâu, phù hợp với khả năng tích tụ đất đai của địa phương. Ngoài ra, Hà Nội còn hình thành những vùng cây giống chất lượng cao (cây ăn quả, hoa cây cảnh, cây đô thị…), đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị xanh của Thủ đô và các tỉnh, thành phố lân cận. Các vùng sản xuất nông nghiệp được đầu tư về công nghệ và tài chính sẽ trở thành những trung tâm nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái phát triển vững chắc.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/tim-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-san-xuat-thu-nhap-cho-nong-dan.html

Cùng chủ đề

Mùa đại hội cổ đông, cổ phiếu trở lại “đường đua”?

(NLĐO) – Lợi nhuận của doanh nghiệp quý I/2025 bắt đầu hé lộ, kế hoạch kinh doanh trong mùa đại hội cổ đông… sẽ là động lực tăng giá mới cho cổ phiếu. ...

Vinamilk muốn nâng cổ tức tiền mặt năm 2024

(NLĐO) - Trong năm 2024, lợi nhuận sau thuế của Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) đạt gần 9.453 tỉ đồng, tăng 4,8% so với cùng kỳ. ...

Dữ liệu – “nguồn tài nguyên mới”để Việt Nam vươn lên mạnh

Trong dòng chảy chuyển đổi số toàn cầu, dữ liệu đang trở thành “nguồn tài nguyên mới”, là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và đổi mới mô hình phát triển. Đối với Việt Nam, đây không chỉ là xu thế tất yếu mà còn là “cơ hội vàng” để bứt phá, xây dựng nền kinh tế tri thức, sáng tạo và có giá trị gia tăng cao.Dữ liệu - “huyết mạch” của nền kinh tế...

Trung Quốc mở rộng thị trường carbon sang thép, xi măng, nhôm

Trung Quốc mở rộng thị trường giao dịch carbon sang ngành thép, xi măng, nhôm, buộc thêm 1.500 doanh nghiệp phải mua tín chỉ carbon để bù đắp lượng khí thải. Hệ thống giao dịch carbon của Trung Quốc đi vào hoạt động từ năm 2021. Ảnh minh họa Ngày 26/3, Bộ Môi trường Trung...

Chủ tịch một công ty thép đứng tốp 4 thị trường bất ngờ xin từ nhiệm

(NLĐO)- Chủ tịch công ty thép này từ nhiệm vì lý do cá nhân để dành thời gian nghiên cứu, phát triển dự án mới. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ GD&ĐT thông tin về những điểm mới tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) Nguyễn Ngọc Hà cho biết, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có rất nhiều điểm mới. Về đề thi, nội dung thi bám sát nội dung của Chương trình GDPT hiện hành cấp THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12. Cấp độ tư duy là 40% mức độ biết, 30% mức hiểu và 30% mức vận dụng. Đề tăng cường liên hệ, vận dụng kiến thức, kỹ năng...

Thần tốc hơn nữa để thông tuyến cao tốc Cao Bằng tới Cà Mau trong 2025

Chiều 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về kết quả kiểm tra, đôn đốc triển khai kế hoạch hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc đến hết năm 2025 của 7 đoàn công tác do các Phó Thủ tướng Chính phủ làm trưởng đoàn. Cùng dự cuộc họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn, Mai Văn Chính; Bộ trưởng Bộ Xây dựng...

nhiều cán bộ bị kỷ luật

Kinhtedothi - Việc bố trí cán bộ tại một số địa phương có lễ hội chưa hợp lý khiến người dân chờ đợi, bức xúc. Cùng với các vi phạm khác, nhiều cán bộ, công chức đã bị xử lý kỷ luật. Thực hiện Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn, trong quý 1/2025, ngành chức năng đã thực...

Hầu hết trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sởi đều phải thở máy

3 tháng ghi nhận 3.074 ca mắc sởi Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng, trong 3 tháng đầu năm 2025, toàn TP ghi nhận 3.074 ca nhiễm sởi, trong đó, 55,95% ca là trẻ đi học, 21,57% là trẻ ở nhà và 14,77% người lớn. Độ tuổi trên 11 tuổi chiếm 32,82%, trẻ 0-9 tháng tuổi chiếm 6,25%. Tỷ lệ tiêm vaccine phòng sởi đạt 25,73% ca mắc sởi (đã tiêm ít nhất...

Hầu hết trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sở đều phải thở máy

3 tháng ghi nhận 3.074 ca mắc sởi Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng, trong 3 tháng đầu năm 2025, toàn TP ghi nhận 3.074 ca nhiễm sởi, trong đó, 55,95% ca là trẻ đi học, 21,57% là trẻ ở nhà và 14,77% người lớn. Độ tuổi trên 11 tuổi chiếm 32,82%, trẻ 0-9 tháng tuổi chiếm 6,25%. Tỷ lệ tiêm vaccine phòng sởi đạt 25,73% ca mắc sởi (đã tiêm ít nhất...

Bài đọc nhiều

Quảng Nam bức phá giảm nghèo từ các dự án liên kết chuỗi giá trị

Việc thực hiện các mô hình phát triển kinh tế theo chuỗi sản xuất, mô hình hỗ trợ sản xuất cộng đồng đã góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cao cho đồng bào vùng cao Quảng Nam. Các mô hình này không chỉ tạo việc làm, đem lại thu nhập ổn định cho người dân, mà phát huy hiệu quả trong công tác giảm nghèo bền vững ở địa phương.Các xã vùng cao trên của huyện Bắc...

Tạo chuyển biến tích cực trong đời sống từ xây dựng nông thôn mới

Điện Biên là tỉnh vùng cao, biên giới. Toàn tỉnh hiện có 646.182 nhân khẩu, gồm 19 dân tộc cùng sinh sống. Trong đó, đông nhất là dân tộc Mông (38,12%) và dân tộc Thái (35,69%) và dân tộc Kinh (17,38%). Từ năm 2016, Điện Biên đã có 100% xã hoàn thành công tác lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới cấp xã. Đến nay, Điện Biên đã có những kết quả tích cực trong phong trào xây...

Tổ chức 7 lớp dạy nghề cho hộ nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo

TPO - Vừa qua, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục Thường xuyên (GDNN- GDTX) huyện Chi Lăng phối hợp với Ban giảm nghèo xã Vân An đã tổ chức dạy nghề chăn nuôi lợn cho 35 lao động thuộc đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo ở thôn Hồng Tân và thôn Tân Minh xã Vân An, huyện Chi Lăng. Các học...

Cây bonsai cổ thụ hình thù kỳ lạ, có chậu như cây khô ở Hội hoa xuân Nha Trang–Khánh Hòa

Nhiều cây bonsai cổ thụ hình thù kỳ lạ và bộ rễ độc đáp được trưng bày tại Hội hoa xuân Nha Trang – Khánh Hòa 2025. ...

Ở ven biển Bến Tre dày đặc ngao, con đặc sản bình dân, 1 HTX chi 10 tỷ thuê nhân công đi cào bắt

Từ lâu, người dân ven biển Bình Ðại, huyện Ba Tri, huyện Thạnh Phú (tỉnh Bến Tre) ví con nghêu (con ngao) như “vàng trắng” vì mang giá trị rất lớn giúp họ có cuộc sống sung túc. ...

Cùng chuyên mục

Trồng các loại rau củ ưa lạnh, làm 3 vụ, bán quanh năm, một nông dân là tỷ phú Kon Tum

Với mong muốn chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao thu nhập, ông A Phố, nông dân tỷ phú Kon Tum ở thôn Kon Chênh (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) đã làm giàu với mô hình trồng rau củ xứ lạnh, mang lại thu nhập hàng trăm triệu...

Cà na Thái là đặc sản Cà Mau, loài cây dại ra quả dại ngờ đâu lại làm món quà vặt ăn bén miệng

Có lẽ do chưa phát huy được giá trị kinh tế nên hiện nay cây cà na không còn hiện hữu nhiều như xưa, nhưng đâu đó trên những nẻo đường quê, bên hông nhà, sân vườn các hộ gia đình ở vùng nước ngọt trong tỉnh Cà Mau, vẫn có...

Loài tôm khổng lồ của Việt Nam được giới nhà giàu Trung Quốc săn lùng, 2 tháng năm 2025 đã bán được 204 triệu...

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 2 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu tôm của Việt Nam ghi nhận những dấu hiệu tích cực với sự tăng trưởng mạnh mẽ ở một số thị trường quan trọng, trong đó, xuất khẩu tôm hùm...

Mới nhất

Độc đáo Lễ phục hiện rước tượng Bà Chúa Xứ núi Sam

VHO - Ban Tổ chức Lễ hội cấp quốc gia Vía Bà Chúa xứ Núi Sam vừa tổ chức lễ phục hiện rước tượng Bà Chúa Xứ núi Sam từ bệ đá bà ngự trên đỉnh núi Sam về miếu dưới chân Núi Sam. Đây là một trong những nghi thức quan trọng trong chuỗi các nghi thức...

Bồi dưỡng kỹ năng thực hành di sản nghệ thuật Bài chòi

VHO - Lớp bồi dưỡng kỹ năng thực hành Bài chòi không chỉ góp phần truyền dạy, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật bài chòi, mà còn thúc đẩy phong trào văn hóa, văn nghệ tại cơ sở, góp phần xây dựng đời sống tinh thần phong phú...

Việt Nam và Na Uy hướng tới tăng cường hợp tác trong nền kinh tế xanh – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Hợp tác trong các lĩnh vực như ngành hàng hải xanh và năng lượng tái tạo… sẽ được thúc đẩy hơn nữa giữa Việt Nam và Na Uy trong thời gian tới. Đại sứ Na Uy tại Việt Nam, Bà Hilde Solbakken, phát biểu tại lễ kỷ niệm 211 năm Ngày Hiến pháp Na Uy. (Ảnh: VnEconomy) Đại sứ quán...

Hậu duệ Hoàng tộc triều Nguyễn hiến tặng 2 chiếc áo của mẹ vua Bảo Đại | Multimedia

Giấy phép số: 422/GP-BTTTT, cấp ngày 19.8.2016 Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ Phó Tổng Biên tập: PHAN THANH NAM, NGUYỄN VĂN MƯỜI © Bản quyền thuộc về Báo Văn Hóa. Không sao chép dưới mọi hình thức nếu chưa có sự chấp thuận bằng văn bản. Văn phòng đại diện phía Nam 170 Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, quận 3,...

Mới nhất