Trang chủNewsThời sựTiêu chí chọn trung tâm hành chính sau sáp nhập tỉnh

Tiêu chí chọn trung tâm hành chính sau sáp nhập tỉnh

Lựa chọn trung tâm hành chính sau sáp nhập tỉnh không chỉ đơn thuần là yếu tố hành chính mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

Chủ trương sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh đang nhận được sự quan tâm lớn từ dư luận. Một trong những vấn đề đáng chú ý là việc lựa chọn trung tâm hành chính tỉnh mới sau sáp nhập, khi đây không chỉ đơn thuần là yếu tố hành chính mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

Phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với GS.TS Trần Ngọc Đường – nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.

GS.TS Trần Ngọc Đường - nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
GS.TS Trần Ngọc Đường – nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

Cân bằng giữa địa lý, kinh tế và dân sinh

– Theo ông, tiêu chí nào quan trọng nhất khi lựa chọn trung tâm hành chính của một tỉnh mới sau sáp nhập?

GS.TS Trần Ngọc Đường: Vấn đề lựa chọn trung tâm hành chính đang có nhiều ý kiến khác nhau. Lựa chọn trung tâm hành chính sau sáp nhập tỉnh không chỉ đơn thuần là vấn đề địa lý mà còn liên quan đến lợi ích của nhiều bên liên quan. Vì vậy, cần có những tiêu chí cụ thể, không thể áp đặt một cách chủ quan.

Thứ nhất, trung tâm hành chính nên nằm ở vị trí tương đối trung tâm của đơn vị hành chính mới để đảm bảo sự cân bằng về địa lý, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân ở các khu vực khác nhau tiếp cận.

Thứ hai, cơ sở vật chất, hạ tầng và điều kiện làm việc tại địa điểm được chọn phải đảm bảo đáp ứng tốt yêu cầu quản lý, điều hành. Địa điểm đó cần có hệ thống giao thông thuận lợi, giúp người dân dễ dàng tiếp cận các dịch vụ hành chính. Không thể đặt trung tâm hành chính ở một vị trí quá xa xôi, gây khó khăn cho người dân trong việc di chuyển và thực hiện các thủ tục hành chính.

Tuy nhiên, trong thực tế, việc xem xét nhiều tiêu chí khác nhau có thể dẫn đến tranh luận và quan điểm trái chiều. Do đó, bên cạnh việc phân tích đầy đủ các yếu tố, cũng cần có sự chỉ đạo tập trung, mang tính quyết định từ cấp trên để đảm bảo quá trình lựa chọn trung tâm hành chính diễn ra nhanh chóng, hợp lý và hiệu quả. Đây là sự kết hợp giữa nguyên tắc tập trung dân chủ và lợi ích chung của địa phương.

Sự dịch chuyển dân cư ảnh hưởng không quá mạnh

– Việc di dời trung tâm hành chính có thể kéo theo sự dịch chuyển dân cư, thay đổi cấu trúc đô thị. Ông đánh giá như thế nào về những tác động này?

GS.TS Trần Ngọc Đường: Tôi cho rằng việc di dời trung tâm hành chính chắc chắn sẽ có những tác động đến cơ cấu dân cư và sự phát triển đô thị của địa phương. Tuy nhiên, trong điều kiện của nước ta hiện nay, ảnh hưởng này không quá mạnh mẽ như ở các nước phát triển. Do điều kiện kinh tế – xã hội còn gặp khó khăn, việc di dân về trung tâm hành chính mới có thể diễn ra nhưng không quá lớn.

Chủ trương của Đảng và Nhà nước là phát triển đồng đều giữa các vùng miền, không chỉ tập trung vào một số khu vực nhất định. Điều này có nghĩa là ngay cả khi một địa phương không được chọn làm trung tâm hành chính của tỉnh, khu vực đó vẫn sẽ được định hướng phát triển dựa trên những thế mạnh kinh tế – xã hội riêng.

Trên thực tế, người dân có xu hướng di cư đến những nơi có tiềm năng phát triển kinh tế, cơ hội việc làm tốt, thay vì chỉ tập trung vào nơi đặt trụ sở hành chính.

Nếu trung tâm hành chính mới được quy hoạch và đầu tư hợp lý, có thêm các yếu tố hỗ trợ như cơ sở hạ tầng đồng bộ, khu công nghiệp, khu thương mại dịch vụ… thì khả năng thu hút dân cư sẽ cao hơn. Ngược lại, nếu khu vực này chỉ đơn thuần là nơi đặt trụ sở cơ quan nhà nước mà thiếu động lực phát triển kinh tế, thì sức hút đối với dân cư sẽ rất hạn chế.

Trung tâm hành chính công tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được xây dựng khang trang, hiện đại (ảnh minh họa)
Trung tâm hành chính công tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được xây dựng khang trang, hiện đại. Ảnh minh họa

Tên gọi hành chính mới không xóa nhòa giá trị văn hóa

– Chủ trương sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh nhận được sự đồng tình của dư luận xã hội, song đang có nhiều kiến nghị cho việc đặt tên sau sáp nhập. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

GS.TS Trần Ngọc Đường: Tôi thấy vấn đề này đã được bàn luận khá nhiều trên các diễn đàn và mạng xã hội. Đây là một thực tiễn, một câu chuyện đáng suy nghĩ.

Theo tôi, nếu tên của tỉnh mới có thể bao quát được toàn bộ các địa phương sáp nhập, phản ánh đặc điểm dân cư, truyền thống và tập quán của vùng thì đó là phương án tối ưu. Tuy nhiên, nếu không thể tìm ra một cái tên ngắn gọn mà vẫn đủ sức thể hiện bản sắc địa phương, thì có thể cân nhắc giữ lại tên của một trong các tỉnh sáp nhập.

Chẳng hạn, nếu Quảng BìnhQuảng Trị sáp nhập, có thể cân nhắc giữ lại một trong hai tên hoặc tìm một cái tên mới có ý nghĩa tổng quát hơn.

Việc đặt tên tỉnh cần được tính toán kỹ lưỡng, dựa trên truyền thống, tập quán và mong muốn của cán bộ, nhân dân địa phương. Người dân cũng không nên lo lắng rằng nếu tên tỉnh mình không còn trong tên gọi mới thì bản sắc địa phương sẽ bị lu mờ hay bị xóa bỏ trên bản đồ. Bởi lẽ, tên gọi hành chính không quyết định giá trị văn hóa, lịch sử của một vùng đất. Những nét đẹp về truyền thống dân tộc, văn hóa, lịch sử vẫn sẽ được bảo tồn trong đời sống, trong văn hóa và các tài liệu chính thống.

Do đó, việc lấy tên của một tỉnh để đặt cho tỉnh mới không có nghĩa là tên của tỉnh cũ bị xóa bỏ hay biến mất. Trong sách vở, lịch sử, văn hóa và đời sống của nhân dân, các địa danh cũ vẫn còn dấu ấn và tiếp tục tồn tại. Điều quan trọng hơn cả là sau khi sáp nhập, các địa phương có điều kiện phát triển mạnh mẽ, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Ngày 28/2, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành kết luận 127, giao Đảng ủy Chính phủ phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Đảng ủy Quốc hội, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể trung ương và cơ quan liên quan chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng đề án, tờ trình Bộ Chính trị về sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện; tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã.

Ngày 11/3, Đảng ủy Chính phủ thống nhất trình cấp có thẩm quyền phương án sáp nhập, giảm 50% đơn vị hành chính cấp tỉnh và giảm 60-70% đơn vị cấp cơ sở so với hiện nay.

Xin cảm ơn ông!



Nguồn: https://congthuong.vn/tieu-chi-chon-trung-tam-hanh-chinh-sau-sap-nhap-tinh-378672.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư. Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường là một giải pháp quan trọng trong công cuộc cải tổ bộ máy hành chính hiện nay, nhằm tái cấu trúc tổ chức, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và...

Dự báo giá cà phê ngày mai 31/3/2025, biến động tăng

Dự báo giá cà phê ngày mai 31/3/2025, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica ngày 31/3/2025. Cập nhật giá cà phê thế giới ngày 30/3 duy trì ổn định. Trên sàn London, cập nhật lúc 16 giờ 00 phút ngày 30/3/2025 kết thúc phiên giao dịch, giá cà phê Robustakết ổn định, đi ngang so với phiên...

Neo cao trên kỷ lục

Dự báo giá vàng ngày mai; giá vàng trong nước và thế giới mới nhất; biến động giá vàng SJC, 9999, 24k, 18k của PNJ, DOJI trong ngày; giá vàng hôm nay. Giá vàng khép lại tuần giao dịch đầy sôi động với mức giá cao kỷ lục. Đà tăng mạnh suốt tuần qua đã đưa giá vàng lên mức cao nhất từ trước đến nay. Trong tuần, giá...

Tên lửa Storm Shadow đã biến mất khỏi Ukraine?

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 30/3: Tên lửa Storm Shadow đã biến mất khỏi Ukraine? Các nguồn tin tại Ukraine cho biết, nguồn tên lửa này đã cạn. Hoa Kỳ lên 3 phương án phát triển Golden Dome; Storm Shadow/SCALP-EG đã “biến mất” khỏi Ukraine là những nội dung của bản tin công nghiệp quốc phòng hôm nay, ngày 30/3. Hoa Kỳ lên 3 phương án phát triển Golden Dome ...

Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai 31/3/2025 tăng nhẹ

Dự báo giá tiêu ngày mai 31/3/2025, giá tiêu trực tuyến, giá tiêu Đắk Lắk, giá tiêu Đắk Nông, giá tiêu Bình Phước, giá tiêu Gia Lai, giá tiêu ngày 31/3. Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai 31/3/2025, ổn định và tăng nhẹ. Giá tiêu hôm nay được cập nhật chiều ngày 30/3/2025 như sau, thị trường tiêu trong nước bình ổn, duy trì ổn định so với phiên giao dịch...

Bài đọc nhiều

Quốc hội hôm nay (21/6) thảo luận tại hội trường về dự án Luật Đất đai (sửa đổi)

Quốc hội hôm nay (21/6) sẽ dành cả ngày họp phiên toàn thể tại hội trường, thảo luận về dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Đây là một trong những dự án luật thu hút sự quan tâm rất lớn của cử tri và nhân dân trong thời gian qua.

Lào Cai có tân Bí thư Tỉnh ủy 48 tuổi

(NLĐO) - Ông Trịnh Xuân Trường, SN 1977, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai, đã được tín nhiệm bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai ...

Tổ chức Tết cho bộ đội bảo đảm vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm và sẵn sàng chiến đấu cao

Chiều 22/1, Đại tướng Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và Đoàn công tác Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân...

Trường hợp không gạt chân chống xe máy sẽ bị xử phạt

Chân chống được sử dụng để cố định vị trí của xe khi đỗ xe, nhưng ngay khi đang điều khiển xe máy, nhiều người vẫn quên gạt chân chống. Đây là một lỗi rất phổ biến của người điều khiển xe máy. Việc quên gạt chân chống trong lúc xe đang chạy có thể dẫn đến va quẹt với mặt đường làm hư hại cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ. Khoản 1 Điều 8 Luật Giao...

Nam sinh đạt điểm SAT top 1% thế giới

Ngô Tiến Anh, 18 tuổi, đạt điểm SAT gần tuyệt đối 1.590/1.600 sau một mùa hè tự ôn tập. Tiến Anh, học sinh lớp 12AE1, trường THCS và THPT Nguyễn Siêu, Hà Nội, đạt 1.590/1.600 điểm trong kỳ thi SAT (Scholastic Aptitude Test) cuối tháng 8. Trong đó, phần thi Toán của Tiến Anh đạt điểm tuyệt đối 800/800, phần Đọc hiểu đạt 790 điểm. Đây là bài thi chuẩn hóa được sử dụng rộng rãi trong xét tuyển đại học...

Cùng chuyên mục

Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư. Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường là một giải pháp quan trọng trong công cuộc cải tổ bộ máy hành chính hiện nay, nhằm tái cấu trúc tổ chức, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Xe mất phanh trước tai nạn?

(NLĐO) - Vụ xe khách rơi vực đèo Bảo Lộc đến hiện tại xác định 1 người chết và 3 người bị thương nặng. ...

Mới nhất

Dự án tái định cư Phủ Trịnh tăng vốn, lùi hạn hoàn thành sang cuối 2025

VHO - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án Khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án Tôn tạo Khu di tích Phủ Trịnh, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc (nay là xã Biện Thượng). Theo đó, thời gian hoàn thành dự án được...

Đảng ủy VIMC phát huy vai trò tuyên giáo, dân vận trong lãnh đạo Công đoàn các cấp – Tổng công ty Hàng hải...

Giai đoạn 2020 – 2025, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty và các doanh nghiệp thành viên với sự đồng hành kịp thời, hiệu quả của tổ chức Công đoàn đã thực hiện thắng lợi toàn diện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, trong...

Tuổi trẻ VIMC tự hào vững tin theo Đảng – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Tuổi trẻ luôn là lực lượng tiên phong, tràn đầy nhiệt huyết, đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Đối với Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC), thế hệ trẻ không chỉ là nguồn nhân lực kế cận mà còn là những chiến sĩ xung kích trên mặt...

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Mỹ Donald Trump điện đàm

(Dân trí) – Mỹ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam và sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong giải quyết những vướng mắc ảnh hưởng đến quan hệ thương mại song phương. 20h ngày 2/7 (giờ Việt Nam), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc...

Phó đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam thăm Di sản Mỹ Sơn

VHO - Lần đầu tiên đến thăm Khu đền tháp Mỹ Sơn, Phó Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam đã bày tỏ ấn tượng sâu sắc trước vẻ đẹp cổ kính, giá trị lịch sử – văn hoá độc đáo và không gian thiên nhiên trong lành của di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn. Ông Nguyễn...

Mới nhất