Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhTiếp tục tháo gỡ vướng mắc để phát triển kinh tế TP....

Tiếp tục tháo gỡ vướng mắc để phát triển kinh tế TP. Hồ Chí Minh


Ngày 10/8, làm việc với TP. Hồ Chí Minh về kết quả kinh tế – xã hội và thực hiện Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM (Nghị quyết 98), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu tập trung thảo luận để thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội TP. Hồ Chí Minh, thực hiện mục tiêu Chính phủ đề ra là ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát được lạm phát, kinh tế được thúc đẩy…

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, TP. Hồ Chí Minh là địa phương có vai trò, vị trí đặc biệt với cả nước. Bởi nếu TP. Hồ Chí Minh tăng trưởng kinh tế tăng 1% thì có đóng góp 0,17% – 0,18% cho toàn quốc, ngoài ra còn đóng góp lớn về thu ngân sách. Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ luôn dành nhiều thời gian để tháo gỡ vướng mắc, có những việc phải có quyết tâm chính trị mới làm được. Đối với vướng mắc về pháp luật, định hướng của Chính phủ sẽ sửa nhiều luật, sắp tới sẽ sửa 13 luật, trong đó có Luật Đầu tư công, bởi nhiều dự án đầu tư công dù được đôn đốc, chỉ đạo nhưng thủ tục vẫn còn rườm rà. Chính vì vậy, cần đi thẳng vào những vấn đề khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ; những nội dung làm tốt thì rút ra kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn”.

Tiếp tục tháo gỡ vướng mắc để phát triển kinh tế TP. Hồ Chí Minh
Thủ Tướng Chính phủ Phạm Minh Chínhh chủ trì làm việc với TP. Hồ Chí Minh về kết quả kinh tế xã hội và tháo gỡ khó khăn vướng mắc xung quanh thực hiện Nghị quyết 98

Nghị quyết 98 mang lại nhiều kết quả khả quan

Về kết quả thực nghị quyết 98, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi cho biết, qua 1 năm thực hiện Nghị quyết 98, những công việc thành phố đã triển khai mang lại hiệu ứng tích cực, nhiều cơ chế đi vào cuộc sống, một số cơ chế đang trong quá trình triển khai. “Đánh giá chủ quan, những việc triển khai trên địa bàn trong năm qua bằng cả nhiệm kỳ”, ông Phan Văn Mãi chia sẻ.

Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh khẳng định, Nghị quyết 98 là công cụ pháp lý quan trọng về thể chế tạo động lực, nâng cao hiệu quả của nền công vụ; xử lý những điểm nghẽn, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xây dựng hạ tầng đô thị, bước đầu đem lại một số kết quả tích cực. Thành phố đã bố trí 1.500 tỷ đồng vốn đầu tư công để hỗ trợ lãi suất đối với các dự án đầu tư được Công ty Đầu tư tài chính nhà nước thành phố (HFIC) cho vay thuộc lĩnh vực ưu tiên phát triển kinh tế – xã hội. Cùng với đó, bố trí 2.900 tỷ đồng cho dự án đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Mộc Bài.

Thành phố cũng ban hành danh mục dự án kêu gọi đầu tư theo phương thức đối tác công tư trong ngành văn hóa và thể thao với 23 dự án (tổng mức đầu tư gần 22.400 tỷ đồng). Thành phố đã tổ chức đồng bộ các giải pháp đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án trọng điểm, tập trung tìm cách tháo gỡ các dự án vướng mắc pháp lý để triển khai thực hiện bước đầu mang lại kết quả. Các dự án được tập trung như tuyến metro số 1, đường Vành đai 3, nút giao thông An Phú, đường nối đường Trần Quốc Hoàn – đường Cộng Hòa, mở rộng Quốc lộ 50…

Thời gian qua, thành phố ưu tiên bố trí 2.796 tỷ đồng cho chương trình giảm nghèo năm 2023 và đã giải ngân đạt 100% cho gần 39.000 khách hàng. Năm 2024, TP. Hồ Chí Minh bố trí 998 tỷ đồng cho chương trình giảm nghèo và đã giải ngân 100% cho 13.658 lượt khách hàng vay vốn thuộc chương trình giảm nghèo… Bên cạnh đó, TP. Hồ Chí Minh quy định hệ số chi thu nhập tăng thêm tối đa là 1,5 lần so với tiền lương ngạch bậc, chức vụ; mức chi thu nhập tăng thêm theo mức tiền cụ thể với mức chi tối đa là 3 triệu đồng/biên chế có mặt/tháng đối với một số cơ quan Trung ương trên địa bàn thành phố…

Tiếp tục tháo gỡ vướng mắc để phát triển kinh tế TP. Hồ Chí Minh
Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh báo cáo kết quả đạt được khi thực hiện Nghị quyết 98 cũng như những kiến nghị để phát triển kinh tế thành phố

Về nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, ông Mãi cho biết TP. Hồ Chí Minh sẽ tập trung các giải pháp đột phá: thúc đẩy giải ngân đầu tư công, tăng cường tổng mức đầu tư toàn xã hội; thúc đẩy tiêu dùng công, kích cầu tiêu dùng, bình ổn thị trường; hỗ trợ thúc đẩy xuất khẩu; thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới; bảo đảm an sinh xã hội; chuyển đổi số, cải cách hành chính. TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2024 tăng 7,5%, và năm 2025 tăng 8%.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng Nghị quyết 98 được xem là nghị quyết đầy đủ, toàn diện với 44 cơ chế, chính sách trên 7 lĩnh vực khác nhau. Nghị quyết dựa trên 3 nguyên tắc chính là “khơi thông tối đa các nguồn lực”, “phân cấp phân quyền tối đa” và “cho phép thực hiện một số chức năng nhiệm vụ với quy trình, thủ tục rút gọn”. Qua hơn 1 năm Nghị quyết 98 có hiệu lực, tình hình triển khai nghị quyết trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đã đạt nhiều kết quả đáng khích lệ. Các bộ, ngành đã hoàn thành 8/18 nhiệm vụ. Đáng chú ý là việc ban hành nghị định về thí điểm phân cấp quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực cho chính quyền TP. Hồ Chí Minh. “ Thời gian qua, với quyết tâm cao của các bộ, ngành và đặc biệt là TP. Hồ Chí Minh, Nghị quyết 98 đã được triển khai với tốc độ nhanh và nhiều cơ chế, chính sách phát huy hiệu quả ngay, đóng góp tích cực vào kết quả phát triển kinh tế – xã hội”, ông Dũng nói.

Thành phố tiếp tục kiến nghị nhiều giải pháp để phát triển

Trong thời gian tới, TP. Hồ Chí Minh tiếp tục hoàn thiện các chính sách thu hút nhà đầu tư chiến lược, ban hành quyết định hỗ trợ lãi suất đối với các dự án đầu tư được Công ty HFIC cho vay thuộc lĩnh vực ưu tiên phát triển kinh tế – xã hội; Kế hoạch thí điểm mô hình phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông công cộng (TOD); Đề án thí điểm cơ chế tài chính thực hiện biện pháp giảm phát thải khí nhà kính theo các cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon; ban hành Quy định về trình tự, thủ tục và kế hoạch thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất đối với các diện tích đất thuộc quỹ đất do Nhà nước quản lý thuộc trường hợp sắp xếp lại, xử lý tài sản công đã được xác định tại hợp đồng BT để thanh toán cho nhà đầu tư,…

Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện Nghị quyết 98 còn một số tồn tại, trong đó, các bộ, ngành còn phối hợp, triển khai chậm nhiệm vụ. Theo ông Mãi, một số nhiệm vụ tại Nghị quyết 98 lại được các bộ, ngành nghiên cứu, áp dụng cho cả nước nên cần thêm thời gian, như nhiệm vụ xây dựng quy định về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà; Đề án phát triển thị trường carbon tại Việt Nam; nhiệm vụ nghiên cứu tổng thể đối với các tỉnh, thành có mức chuẩn nghèo cao hơn mức chuẩn nghèo quốc gia để đề xuất phương án, giải pháp cụ thể…

Tiếp tục tháo gỡ vướng mắc để phát triển kinh tế TP. Hồ Chí Minh
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì buổi làm việc với TP. Hồ Chí Minh về kết quả kinh tế – xã hội và thực hiện Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội

Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh kiến nghị Thủ tướng quan tâm, sớm phê duyệt quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư các dự án Vệ sinh môi trường TP. Hồ Chí Minh, giai đoạn 2 và dự án tuyến Metro số 1 làm cơ sở cho thành phố thực hiện các thủ tục tiếp theo nhằm đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án theo cam kết với các nhà tài trợ nước ngoài…

Đồng thời, ông Mãi cũng kiến nghị Thủ tướng tiếp tục cấp vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho Khu Công nghệ cao đầu tư xây dựng Khu Công nghệ cao mở rộng tương tự như đã hỗ trợ cho Khu Công nghệ cao trước đây với tỷ lệ vốn ngân sách Trung ương 30% và vốn ngân sách thành phố là 70%. Bên cạnh đó, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo hoàn thiện sớm thông qua quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ; đề án phát triển hệ thống đường sắt đô thị; Trung tâm Tài chính quốc tế Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh…

Góp ý thêm với thành phố, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề nghị TP. Hồ Chí Minh cần có giải pháp quyết liệt trong 5 tháng cuối năm để phấn đấu hoàn thành dự toán Thủ tướng giao để được áp dụng điều khoản thưởng, đầu tư trở lại theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và Nghị quyết 98. “TP. Hồ Chí Minh cũng cần rà soát quá trình triển khai các cơ chế xem còn vướng mắc nào chưa phù hợp cho phát triển kinh tế – xã hội của thánh phố, xác định rõ thẩm quyền xử lý, đề xuất kiến nghị, giải pháp, báo cáo Thủ tướng, Trưởng Ban Chỉ đạo để xem xét, chỉ đạo xử lý”, ông Dũng nói.

Chỉ đạo một số nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng trước hết yêu cầu tiếp tục quán triệt, cụ thể hóa Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ, Nghị quyết 31 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TPHCM đến năm 2030, Nghị quyết 131 của Quốc hội về tổ chức mô hình chính quyền đô thị TP. Hồ Chí Minh và Nghị quyết 98 của Quốc hội, hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ đề ra năm 2024, phấn đấu tăng trưởng kinh tế Thành phố cả năm đạt 7,5-8%.

Đồng thời, thành lập Tổ chuyên trách nhằm tháo gỡ ngay những vấn đề, vướng mắc phát sinh. Phát huy mạnh mẽ vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước; triển khai đồng bộ các giải pháp kích thích kinh tế, kích cầu đầu tư, tiêu dùng; kiểm soát giá cả, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại.

Cùng với đó, nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, tập trung cho các dự án lớn, trọng điểm. Kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi tối đa cho người dân, doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh; quyết liệt cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường phân cấp, phân quyền trong xử lý công việc; nâng cao Chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công cấp tỉnh. Đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, xây dựng đô thị thông minh, Đề án 06 và tăng cường triển khai dịch vụ công trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Thủ tướng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội đi đôi với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống và bảo vệ môi trường. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội; thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, giải quyết việc làm. Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo; tập trung hình thành các trung tâm giáo dục, đào tạo hàng đầu trong nước, khu vực và quốc tế.

Tăng cường bảo đảm quốc phòng – an ninh, giữ vững an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội; tạo điều kiện và môi trường thuận lợi phát triển kinh tế – xã hội. Coi trọng công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên. Tập trung xây dựng bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, xây dựng đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực, nhất là người đứng đầu, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh, TP. Hồ Chí Minh phải phát huy vai trò quan trọng là “hạt nhân, cực tăng trưởng của vùng”, là “thành phố văn minh, hiện đại, năng động sáng tạo”, là “trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo của cả nước”, tin tưởng TP. Hồ Chí Minh sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2024 và các nhiệm vụ đã đề ra.

Cũng tại phiên họp, lãnh đạo các bộ, ngành đã phản hồi và Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có ý kiến chỉ đạo với các đề xuất, kiến nghị của Thành phố liên quan dự thảo Nghị định quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu (sẽ ban hành ngay trong những ngày tới), Đề án thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi, Đề án thí điểm phát triển thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam và sửa đổi Nghị định 06/2022/NĐ-CP về Quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon; dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ; đề án phát triển hệ thống đường sắt đô thị; Trung tâm Tài chính quốc tế Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh…





Nguồn: https://thoibaonganhang.vn/tiep-tuc-thao-go-vuong-mac-de-phat-trien-kinh-te-tp-ho-chi-minh-154510.html

Cùng chủ đề

Thủ tướng phê bình 30 bộ ngành, địa phương chưa báo cáo tháo gỡ các dự án tồn đọng kéo dài

Thủ tướng phê bình, yêu cầu các bộ và 30 địa phương chưa gửi báo cáo kiểm điểm xác định rõ trách nhiệm cá nhân báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 17-2. Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký công điện...

Phó Chủ tịch Quốc hội trao quyết định thành lập thị xã Kim Bảng

Với sự phát triển vượt bậc trong những năm gần đây, huyện Kim Bảng đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội chấp thuận thành lập thị xã Kim Bảng. ...

Giải quyết thủ tục đầu tư thực chất, hiệu quả vì lợi ích của quốc gia và nhân dân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu UBND tỉnh Quảng Nam phải có trách nhiệm bám sát việc giải quyết thủ tục đầu tư. Cần đi vào thực chất, hiệu quả, chống bệnh thành tích, tất cả vì lợi ích của quốc gia, dân tộc, lợi ích của nhân dân. ...

Thủ tướng yêu cầu làm rõ nguyên nhân, xử lý nghiêm vụ lật xe khách tại Phú Yên

(NLĐO) - Ngày 8-2, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện yêu cầu khắc phục hậu quả vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng tại Phú Yên làm 3 người tử vong ...

Thủ tướng yêu cầu công bố phương án tuyển sinh THCS, THPT trong tháng 2/2025

TPO - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu hoàn thành việc công bố phương án tuyển sinh trung học cơ sở, tuyển sinh trung học phổ thông năm học 2025 - 2026 trong tháng 2 năm 2025 để học sinh, giáo viên và các nhà trường, các cơ sở giáo dục phổ thông chủ động chuẩn bị cho công tác tuyển sinh. TPO - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu hoàn thành việc công bố phương án...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ưu tiên vốn đầu tư cho khoa học công nghệ, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo

Chiều 7/2, trong khuôn khổ Phiên họp thứ 42, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công giai đoạn 2026 - 2030. Nghị quyết này được kỳ vọng sẽ tạo ra bước chuyển biến mạnh mẽ trong đầu tư công, hướng đến thúc đẩy tăng trưởng...

Chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 03/2025/TT-BTC hướng dẫn về chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản. Sửa tiêu chí lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản Quốc hội biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản ...

Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử thời kỳ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn ký Quyết định số 245/QĐ-TTg ngày 5/2/2025 phê duyệt Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử thời kỳ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Một số lĩnh vực khoa học, công nghệ và ứng dụng năng lượng nguyên tử của Việt Nam có thế mạnh vươn lên đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. ...

Chuyển đổi tư duy là then chốt cho nông nghiệp Việt Nam

Nông nghiệp Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ theo hướng "xanh", ít phát thải và bền vững. Để hiện thực hóa mục tiêu này, vai trò của các đối tác quốc tế, trong đó có FAO, là vô cùng quan trọng. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan làm việc với đoàn lãnh đạo cấp cao...

Bài đọc nhiều

Giá vàng hôm nay 1/2/2025 vọt tăng, thiết lập mức cao nhất lịch sử

Giá vàng hôm nay 1/2/2025 đầu phiên giao dịch tại Mỹ tiếp tục tăng, trên mốc 2.800 USD/ounce, trong bối cảnh nhu cầu trú ẩn gia tăng. Kết phiên 31/1, giá vàng miếng tại SJC niêm yết ở mức 86,8-88,8 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Doji công bố giá vàng miếng ở mức 86,9-88,9 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra) Giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ của SJC được niêm yết ở mức 86,3-88 triệu đồng/lượng (mua -...

Giá vàng hôm nay 6/2/2025 đột ngột lao dốc, SJC và nhẫn ‘bay màu’ nửa triệu đồng

Giá vàng hôm nay 6/2/2025 trong nước đột ngột lao dốc theo giá vàng thế giới, sau 3 ngày tăng liên tiếp. Vàng miếng SJC và nhẫn trơn giảm nửa triệu đồng mỗi lượng, rơi khỏi mốc 91 triệu đồng trước ngày vía Thần Tài. Giá vàng nhẫn trong nước đầu giờ sáng nay được điều chỉnh tăng trong biên độ hẹp. Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) đầu giờ sáng nay niêm yết giá vàng nhẫn loại...

Hàng nghìn lượt khách dự sự kiện “Ice cũng có Tết 2025” tại Meyhomes Capital Phú Quốc

ANTD.VN - Với không gian nghệ thuật lung linh, kết hợp cùng nhiều hoạt động mang màu sắc văn hóa truyền thống và những trải nghiệm giải trí hiện đại, sự kiện “Ice cũng có Tết 2025” đã thu hút hàng ngàn lượt khách trong và ngoài nước ghé đến tham dự nhân kỳ nghỉ lễ Tết Ất Tỵ 2025 vừa qua. ...

Bùng nổ cảm xúc tại đêm concert Lễ hội Vàng 2025

ANTD.VN - Ngày 5/2 (tức mồng 8 Tết Ất Tỵ), không gian tại Lễ hội Vàng DOJI bừng sáng như một bức tranh rực rỡ sắc màu với điểm nhấn là chương trình Mini Concert Lễ hội Vàng – Xuân An Khang, nơi truyền thống giao thoa cùng hiện đại, nơi nghệ thuật, thời trang và trang sức hòa quyện, tạo nên một đêm hội thăng hoa cảm xúc. Chương trình mini Concert Lễ hội Vàng – Xuân...

Bất chấp giá vàng hơn 90 triệu, một người ở Hà Nội vẫn ‘ôm’ 13 lượng để cầu may

Ông N.V.T. (Hoàn Kiếm - Hà Nội) đã bỏ ra gần 1,2 tỉ đồng để mua 13 lượng vàng vào trưa nay, 7-2, bất chấp giá vàng cao. Theo ghi nhận, sức mua vàng ngày Thần Tài năm nay không mạnh bằng năm ngoái. ...

Cùng chuyên mục

Sẽ có 221 khu công nghiệp quy hoạch phát triển mới đến năm 2030

Theo quy hoạch đã được phê duyệt của 63 địa phương, Việt Nam đến năm 2030 sẽ có 221 khu công nghiệp (KCN) quy hoạch phát triển mới, 76 KCN phát triển mở rộng và 22 khu công nghiệp điều chỉnh quy hoạch.

Thủ tướng phê bình 30 bộ ngành, địa phương chưa báo cáo tháo gỡ các dự án tồn đọng kéo dài

Thủ tướng phê bình, yêu cầu các bộ và 30 địa phương chưa gửi báo cáo kiểm điểm xác định rõ trách nhiệm cá nhân báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 17-2. Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký công điện...

Chỉ trong 1 tháng, cà phê xuất khẩu đạt mức kỷ lục, lần đầu vượt rau quả, thủy sản

Giá cà phê tháng 1 tăng hơn 78% so với cùng kỳ năm 2024, đẩy cà phê xuất khẩu lên 763 triệu USD, mức kỷ lục lịch sử chỉ trong 30 ngày. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cà phê xuất...

Sau Tết, lãi suất nhiều ngân hàng biến động trái chiều

Ngay trong tuần làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, lãi suất tại nhiều ngân hàng đã có những biến động trái chiều. Trong khi một số ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất để thu hút dòng tiền nhàn rỗi, nhiều đơn vị khác lại giảm nhẹ nhằm tối ưu chi phí vốn.

Giá vàng không sập mạnh sau ngày vía Thần Tài, vì sao?

Giá vàng sau ngày Thần Tài năm nay không sập mạnh như những năm trước mà bất động trong bối cảnh giá vàng thế giới được dự báo tăng tiếp. Giá vàng thế giới lập đỉnh mớiGiá vàng thế giới cuối tuần qua đã...

Mới nhất

Khai hội đền thờ Vua Lê Lợi tại Lai Châu

(CLO) Lễ hội Đền thờ vua Lê Lợi nhằm tri ân công ơn đức độ của vua Lê Thái Tổ - người đã thân chinh cầm quân dẹp loạn vùng Tây...

Hàng Việt trước nguy cơ gia tăng phòng vệ thương mại từ Mỹ

Hàng Việt xuất khẩu sang Mỹ trong năm 2025 cần cẩn trọng hơn trước chính sách thương mại mới của nước này, cùng với đó là rủi ro gia tăng từ các vụ việc phòng vệ thương mại.

65 doanh nghiệp Việt Nam góp mặt tại “sân chơi” của các thương hiệu mạnh

Từ 7-11/2, tại thành phố Frankfurt, bang Hessen của Đức diễn ra Ambiente 2025 - Hội chợ hàng đầu thế giới về hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ và trang trí nội thất. Hội chợ thu hút 4.660 doanh nghiệp từ gần 170 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia. Năm nay, Việt Nam có 65 doanh nghiệp trưng bày sản phẩm tại "sân chơi" lớn dành cho các thương hiệu mạnh này.

Xử lý tài xế xe tải cố tình chạy “rùa bò”, ép xe phía sau

(NLĐO) – Tài xế cho xe chạy rùa bò là để "trả thù" người điều kiện xe tải trước đó không cho xe của mình vượt lên. ...

Dự báo giá cà phê ngày mai 10/2/2025: Trong nước ổn định

Dự báo giá cà phê ngày mai 10/2/2025, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 10/2/2025. Cập nhật giá cà phê thế giới Trên sàn London, vào lúc 16 giờ 00 phút ngày 9/2/2025 giá cà phê...

Mới nhất