Trang chủNewsThời sựTiếp tục lắng nghe các ý kiến xác đáng khi sáp nhập...

Tiếp tục lắng nghe các ý kiến xác đáng khi sáp nhập bộ, ngành

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, cần tiếp tục lắng nghe các ý kiến xác đáng, được phản ánh đúng quy trình, quy định về những gì chưa hợp lý; tiếp tục rà soát về cơ chế, chính sách chưa bao phủ hết, còn bỏ sót.

Quán triệt tư duy “ai làm tốt thì giao người đó”

Ngày 7/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật, thảo luận 7 dự án luật và nghị quyết chuẩn bị trình Quốc hội tại kỳ họp cuối tháng 2 sắp tới.

Tại phiên họp, Chính phủ xem xét, cho ý kiến về Dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thành lập một số Bộ của Chính phủ khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026; dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XVI.

Thủ tướng: Tiếp tục lắng nghe các ý kiến xác đáng khi sáp nhập bộ, ngành- Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc phiên họp (Ảnh: VGP).

Cùng đó là dự thảo Nghị quyết của Quốc hội giải quyết các vấn đề phát sinh trong các quy định của pháp luật liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy; dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi); dự án Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp quốc.

Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh 7 dự án luật, nghị quyết được thảo luận tại phiên họp rất quan trọng, liên quan vấn đề tổ chức, bộ máy, kịp thời thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng về đổi mới tổ chức, hoạt động của Chính phủ, chính quyền địa phương bảo đảm “Tinh – Gọn – Mạnh – Hiệu năng – Hiệu lực – Hiệu quả”.

Thủ tướng nêu rõ, đây là công việc khó, nhiều nội dung phức tạp, do đó phải rất tập trung, khẩn trương thực hiện trong thời gian từ nay đến Hội nghị Trung ương và kỳ họp Quốc hội cuối tháng 2 để giải quyết các vấn đề vướng mắc liên quan tổ chức và hoạt động của bộ máy.

Thủ tướng yêu cầu các bộ trưởng, trưởng ngành tiếp tục trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng thể chế, đổi mới tư duy xây dựng pháp luật.

Nhấn mạnh quan điểm quyền hạn đi đôi với trách nhiệm; ai được giao phân cấp, phân quyền, ủy quyền thì phải quyết định, khi quyết định thì phải chịu trách nhiệm, Thủ tướng cho rằng, quyền hạn của Chính phủ, chính quyền địa phương cần tập trung trong Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương, không để tản mạn, manh mún, phân tán ở các luật chuyên ngành.

Cùng với đó, bỏ tư duy “không quản được thì cấm, không biết mà vẫn quản”; quán triệt tư duy ai làm tốt nhất thì giao người đó.

Người dân, doanh nghiệp làm được, có thể làm tốt hơn thì giao cho họ. Cái gì đã cấm thì đưa vào luật, cái gì không cấm thì để cho người dân, doanh nghiệp được phép làm và có không gian sáng tạo, đổi mới.

Thủ tướng lưu ý, phân cấp, phân quyền đi đôi với tinh giản bộ máy, tinh giản biên chế, đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng dữ liệu số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong công việc của các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Song song đó, Thủ tướng yêu cầu cần thể chế hóa các nội dung được nêu tại Nghị quyết 27 của Trung ương về tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN trong giai đoạn mới; kịp thời giải quyết những vấn đề đặt ra, những vấn đề đột xuất, phát sinh; xử lý các quy định mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập.

Cơ bản hoàn thành phương án hợp nhất, sáp nhập các bộ, cơ quan

Nhân dịp này, Thủ tướng đánh giá cao Bộ Nội vụ đang “làm ngày, làm đêm” các công việc rất khó, phức tạp liên quan tinh giản, sắp xếp tổ chức bộ máy, nhất đã trình Chính phủ ban hành 3 Nghị định 177, 178 và 179 về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy và chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng, cơ bản tạo đồng thuận trong xã hội, trong cán bộ, công chức, viên chức.

Đồng thời đã cơ bản hoàn thành phương án hợp nhất, sáp nhập các bộ, cơ quan và phương án sắp xếp tổ chức, bộ máy bên trong của các bộ, cơ quan theo tinh thần chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương và Chính phủ đã đề ra để trình cấp có thẩm quyền.

Thủ tướng nêu rõ, cần tiếp tục lắng nghe các ý kiến xác đáng, được phản ánh đúng quy trình, quy định về những gì chưa hợp lý; tiếp tục rà soát những nội dung về cơ chế, chính sách chưa bao phủ hết, còn bỏ sót.

Cùng với đó, Thủ tướng yêu cầu các bộ trưởng, trưởng ngành cùng Bộ Nội vụ tiếp tục hoàn thiện phương án về tiếp tục sắp xếp, tinh giản bộ máy bên trong, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đối với các bộ, ngành, cơ quan để báo cáo các cấp có thẩm quyền.

Một số bộ, ngành mà phương án tinh gọn chưa đạt theo mục tiêu đề ra thì cần tiếp tục rà soát lại để đạt các mục tiêu, bảo đảm thực chất, việc gì được phép thì làm ngay, không để tồn đọng, kéo dài, trừ những bộ, ngành phải có ý kiến của Trung ương và Quốc hội.



Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/thu-tuong-can-tiep-tuc-lang-nghe-cac-y-kien-xac-dang-khi-sap-nhap-bo-nganh-192250107111659472.htm

Cùng chủ đề

Những ý nghĩa chiến lược trong kỷ nguyên mới

Chuyến công tác tại châu Âu của Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thành công tốt đẹp trên cả 3 phương diện quan trọng: Đưa hợp tác song phương với Ba Lan, Czech và Thụy Sĩ lên tầm cao mới với quan điểm coi trọng bạn bè truyền thống, tình nghĩa trước sau; tranh thủ tối đa cơ hội hợp tác tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos với những thông điệp về kỷ nguyên thông minh và...

Thủ tướng: 6 yếu tố để ASEAN thành công trong kỷ nguyên thông minh

Chiều 22/1 (theo giờ địa phương), trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Davos 2025 (Thụy Sĩ), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu tại Phiên thảo luận "ASEAN: Gắn kết để vươn xa" do Chủ tịch WEF Borge Brende điều hành. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu tại Phiên thảo luận "ASEAN: Gắn kết...

Thủ tướng gặp nhà đầu tư nước ngoài: Dự kiến 10 năm sẽ có đường sắt tốc độ cao

Ngoài đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng thông tin đến hơn 60 lãnh đạo các tập đoàn toàn cầu các kế hoạch của Việt Nam về đường sắt, điện hạt nhân, đường cao tốc. Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Đối thoại chiến lược quốc gia với WEF - Ảnh: ĐOÀN BẮC Thông tin về các dự án lớn, chiến lược của Việt Nam đã được Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu tại...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Giám đốc Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới

Theo đặc phái viên TTXVN, nhân tham dự Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế thế giới WEF Davos lần thứ 55 và hoạt động song phương tại Thụy Sĩ, ngày 21/1, theo giờ địa phương, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Giám đốc Tổ chức Sở hữu trí...

Việt Nam và Séc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược

Trên cơ sở những thành tựu nổi bật của quan hệ song phương trên tất cả các lĩnh vực trong 75 năm qua, với tiềm năng hợp tác rộng mở và sự tin tưởng vững chắc vào tương lai tốt đẹp của quan hệ hai nước, nhằm đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hai nước, Ngài Phạm Minh Chính, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ngài Petr Fiala, Thủ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cầu phao Phong Châu phục vụ xuyên đêm Giao thừa

Cầu phao Phong Châu (tỉnh Phú Thọ) sẽ được duy trì hoạt động xuyên đêm Giao thừa để phục vụ người dân vui xuân, đón Tết Ất Tỵ. ...

Người dân đổ dồn về quê nghỉ Tết, bến xe Hà Nội “nghẹt thở”

Kết thúc ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, người dân đổ dồn về các bến xe trên địa bàn Hà Nội để về quê. Công ty CP Bến xe Hà Nội cho biết, tạo thuận lợi cho người dân đi lại trong dịp Tết Nguyên đán, năm nay, lượng xe dự phòng được tăng cường là 2.486 xe. Tại Bến xe Giáp Bát, lượt khách cao nhất trong các ngày cao điểm khoảng 20.000...

Ngày cuối trước kỳ nghỉ Tết, ga Hà Nội thông thoáng bất ngờ

Ngày cuối đi làm trước khi nghỉ Tết Nguyên đán, tại Ga Hà Nội, tàu kín chỗ nhưng khu vực ga thoáng, các chuyến tàu tăng cường không dồn dập. ...

Trung ương cho ý kiến giới thiệu nhân sự lãnh đạo một số cơ quan nhà nước

Cùng với nhiều nội dung quan trọng khác, Trung ương đã thảo luận, cho ý kiến về giới thiệu nhân sự lãnh đạo một số cơ quan nhà nước nhiệm kỳ 2021 - 2026 để Bộ Chính trị chính thức giới thiệu Quốc hội bầu, phê chuẩn. ...

Cả nước hiện có gần 1.500 tàu biển

Tin từ Cục Hàng hải VN, tính đến tháng 12/2024, tổng số tàu biển, phương tiện đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam là 1.490. ...

Bài đọc nhiều

Bill Gates, Mark Zuckerberg và các tỷ phú đang dùng smartphone gì?

Bill GatesTheo PhoneArena, Bill Gates, đồng sáng lập Microsoft, đang sử dụng mẫu smartphone màn hình gập Samsung Galaxy Z Fold5. Vị tỷ phú cũng đã gắn bó với điện thoại của Samsung trong nhiều năm khi từng sử dụng Galaxy Z Fold3 và Galaxy Z Fold4.Trước đây, ông đã sử dụng điện thoại nắp gập trong nhiều năm. Sau đó, Tim Cook đã thuyết phục ông dùng iPhone bằng cách liên tục gửi sản phẩm miễn phí...

Đầu tư vào Việt Nam sẽ thành công

Chiều ngày 2/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte dự Diễn đàn Doanh nghiệp công nghệ cao Việt Nam - Hà Lan. Diễn đàn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp cùng Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam để tổ chức, với sự tham gia của lãnh đạo các bộ ngành, địa phương của hai nước và gần 30 doanh nghiệp công nghệ cao hàng đầu Hà...

Cách để biết chính xác xe có đang bị phạt nguội hay không

Phạt nguội là hình thức xử phạt người tham gia giao thông có hành vi vi phạm được phát hiện thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của lực lượng chức năng hoặc được ghi thu bằng thiết bị kỹ thuật của tổ chức, cá nhân hoặc những thông tin, hình ảnh đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội mà lực lượng chức năng không dừng xe xử...

Thành Chung – Duy Mạnh, ‘lá chắn thép’ của đội tuyển Việt Nam trở lại ngoạn mục thế nào?

Từng là người thừa của đội tuyển Việt Nam dưới thời HLV Philippe Troussier, nhưng AFF Cup 2024 là giải đấu chứng kiến bộ đôi trưởng thành từ CLB Hà Nội của bầu Hiển: Thành Chung - Duy Mạnh trở lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nếu tiếp cận thành tích và màn trình diễn của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024 trên góc độ thống kê, khán giả chắc sẽ thấy choáng ngợp trước phong độ khủng khiếp của Nguyễn Xuân...

Chiến tranh là mối nguy hàng đầu trong năm 2025

(CLO) Trong báo cáo trước thềm Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos vào tuần tới, các nhà lãnh đạo kinh tế toàn cầu đều bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc xung đột vũ trang sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế thế giới trong...

Cùng chuyên mục

Nam Định gặp mặt kiều bào dịp Tết Nguyên đán

Kinhtedothi-Nhân dịp đón Xuân mới Ất Tỵ 2025, tối 24/1, tại TP Nam Định, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Nam Định tổ chức gặp mặt 125 kiều bào là người Nam Định đang sinh sống ở châu Âu và nhiều khu vực khác trên thế giới về thăm quê hương, đón Tết. Tham dự buổi gặp mặt có đồng chí Lê Quốc Chỉnh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc...

Cầu phao Phong Châu phục vụ xuyên đêm Giao thừa

Cầu phao Phong Châu (tỉnh Phú Thọ) sẽ được duy trì hoạt động xuyên đêm Giao thừa để phục vụ người dân vui xuân, đón Tết Ất Tỵ. ...

Người đàn ông cầm dao rơi từ tầng 3 tiệm vàng xuống, tử vong

(NLĐO) – Người đàn ông cầm dao chạy lên tầng 3 của tiệm vàng rồi bất ngờ cúi người qua lan can, rơi xuống vỉa hè tử vong ...

Người lớn và trẻ nhỏ kiên nhẫn vượt ùn tắc ở cửa ngõ TPHCM trong ngày 25 Tết

Trong ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, giao thông tại cửa ngõ phía Đông TPHCM luôn rơi vào tình trạng ùn tắc. Hôm nay là ngày 25 tháng Chạp, ngày làm việc cuối cùng và cũng chỉ còn 4 ngày nữa là kết thúc năm Giáp Thìn. Vì thế, người dân bắt đầu di chuyển về quê khiến lưu lượng phương tiện tăng đột biến, dẫn đến ùn tắc giao thông xảy ra trên quốc...

Ông Phạm Đại Dương giữ chức Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương

Chiều 24/1, tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương tổ chức Hội nghị triển khai quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Dự Hội nghị có Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Lưu Quang; đại diện các...

Mới nhất

Giá vàng tăng vù vù, kim loại quý sẽ bảo vệ nhà đầu tư khỏi thảm họa tài chính, “niềm hy vọng” ngày vía...

Giá vàng hôm nay 25/1/2025: Giá vàng thế giới tiếp tục đà tăng vững chắc từ đầu năm mới 2025, tiến sát đỉnh lịch sử. Giá vàng trong nước có cơ hội lấy lại ngưỡng 90 triệu đồng/lượng, khi ngày vía Thần Tài đang đến gần hơn.

Thành lập Hội đồng thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 230/QĐ-TTg ngày 24/1/2025 thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Thành lập Hội đồng thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả...

Kon Tum quy định điều kiện, tiêu chí, quy mô để tách thành dự án độc lập

Kon Tum quy định, đối với các dự án có quy mô từ 200.000 m2 trở lên, diện tích đất do cơ quan, tổ chức Nhà nước quản lý chiếm từ 15% trở lên trong tổng diện tích khu đất thực hiện dự án. Kon Tum quy định, đối với các dự án có quy mô từ 200.000 m2 trở...

Thủ tướng chỉ đạo xử lý thông tin nhà máy xi măng thua lỗ

Thủ tướng Chính phủ giao Phó thủ tướng Trần Hồng Hà và Bộ trưởng Bộ Xây dựng nghiên cứu nội dung về các nhà máy xi măng thua lỗ, nguy cơ dừng sản xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 25/01/2025. Thủ tướng Chính phủ giao Phó thủ tướng Trần Hồng Hà và Bộ trưởng Bộ Xây...

Mới nhất