Trang chủPolitical ActivitiesTiếp tục làm sâu sắc hơn giá trị lịch sử và bài...

Tiếp tục làm sâu sắc hơn giá trị lịch sử và bài học kinh nghiệm của Chiến thắng Bình Giã


(Bqp.vn) – “Chiến thắng Bình Giã mãi là một mốc son trong lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. 60 năm đã trôi qua nhưng âm hưởng, ý nghĩa và kinh nghiệm của Chiến thắng Bình Giã vẫn còn vang vọng, là động lực tiếp thêm sức mạnh cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trên con đường đổi mới, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững, hiện thực hóa mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” – Đó là khẳng định của Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam trong bài phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo khoa học cấp Bộ Quốc phòng “60 năm Chiến thắng Bình Giã – Giá trị lịch sử và bài học kinh nghiệm” do Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức ngày 22/11, tại thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu).

Giá trị lịch sử của Chiến thắng Bình Giã

Cách đây 60 năm, thực hiện chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Trung ương Cục miền Nam, Quân ủy và Bộ Chỉ huy Miền xây dựng hoạch mùa khô 1964 – 1965, tập trung phần lớn lực lượng chủ lực Miền phối hợp với lực lượng vũ trang địa phương mở Chiến dịch Bình Giã. Đây là lần đầu tiên, lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam tổ chức cuộc tiến công dài ngày, trên một địa bàn tương đối rộng.

Thượng tướng Trịnh Văn Quyết chụp ảnh chung với các đại biểu tham dự Hội thảo khoa học cấp Bộ Quốc phòng “60 năm Chiến thắng Bình Giã – Giá trị lịch sử và bài học kinh nghiệm”.

Đầu năm 1964, trên chiến trường miền Nam, phong trào đấu tranh chính trị cùng với hoạt động quân sự của lực lượng vũ trang địa phương đã làm thất bại cơ bản chính sách “ấp chiến lược” của Mỹ và chính quyền Sài Gòn; mâu thuẫn trong nội bộ chính quyền Sài Gòn càng thêm sâu sắc; kế hoạch Xtalây-Taylo phá sản hoàn toàn. Với bản chất hiếu chiến và ngoan cố, từ tháng 3/1964, đế quốc Mỹ thực hiện kế hoạch mới, Kế hoạch Giônxơn – Mắc Namara, nhằm bình định miền Nam trong vòng 18 tháng, hòng cứu vãn nguy cơ sụp đổ hoàn toàn của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”. Ngay từ khi triển khai Kế hoạch Giônxơn – Mắc Namara, Mỹ đã vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ của lực lượng cách mạng miền Nam và sự đánh trả quyết liệt của quân, dân miền Bắc, khiến tình hình chính trị, quân sự của chính quyền Sài Gòn ngày càng rơi vào bị động, rối loạn, buộc đối phương phải tìm kiếm chiến lược thay thế. Quán triệt tinh thần Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (12/1963), trên cơ sở nghiên cứu, phân tích tình hình thực tiễn chiến trường, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng chủ trương “trong lúc kiên trì chiến đấu lâu dài, cần tranh thủ thời cơ thuận lợi, tập trung lực lượng, quyết tâm giành cho được những thắng lợi có tính chất quyết định trong mấy năm tới”.

Chấp hành chủ trương của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, Trung ương Cục miền Nam, Quân ủy và Bộ Chỉ huy Miền quyết định mở chiến dịch Đông Xuân 1964 – 1965 trên chiến trường miền Đông Nam Bộ, nhằm tiêu diệt một bộ phận chủ lực quân đội Sài Gòn, kết hợp tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch, phá thế kìm kẹp, mở rộng vùng giải phóng, thu hẹp vùng kiểm soát của địch, đẩy mạnh hơn nữa đấu tranh chính trị, làm tăng sự khủng hoảng chính trị và mâu thuẫn nội bộ địch, lấy Bình Giã làm điểm quyết chiến của chiến dịch. Đây là lần đầu tiên, Bộ Chỉ huy Miền tập trung một lực lượng tương đối lớn mở chiến dịch dài ngày trên một địa bàn rộng. Qua 2 đợt chiến đấu, từ 02/12/1964 đến ngày 03/01/1965, Chiến dịch Bình Giã kết thúc thắng lợi, ta loại khỏi vòng chiến đấu một bộ phận lớn sinh lực địch; phá hủy và thu nhiều vũ khí, phương tiện, hỗ trợ nhân dân phá ấp chiến lược, mở rộng vùng giải phóng, củng cố, nối liền các căn cứ Nam Bắc đường số 2, bảo vệ các bến tiếp nhận hàng bằng đường biển, rèn luyện và nâng cao trình độ tác chiến tập trung của chủ lực Quân giải phóng, buộc Mỹ và chính quyền Sài Gòn phải gấp rút thay đổi chiến lược chiến tranh.

Thượng tướng Trịnh Văn Quyết trò chuyện thân mật với nhân chứng lịch sử và các đại biểu tại Hội thảo khoa học cấp Bộ Quốc phòng “60 năm Chiến thắng Bình Giã – Giá trị lịch sử và bài học kinh nghiệm”.

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thị Mai nhấn mạnh, thắng lợi của Chiến dịch Bình Giã không chỉ khẳng định đường lối quân sự đúng đắn của Trung ương Đảng, Quân ủy Trung ương, Trung ương Cục và Bộ Chỉ huy Miền, ý chí, quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ của quân và dân Việt Nam, mà còn thể hiện bước phát triển của nghệ thuật tiến hành chiến dịch tiến công. Đánh giá về giá trị của Chiến dịch Bình Giã, Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 11 (25 – 27/3/1965) khẳng định: “Sau chiến thắng ấp Bắc của ta, đế quốc Mỹ bắt đầu thấy rằng chúng khó thắng được ta; sau chiến thắng Bình Giã của ta, chúng thấy rằng chúng có thể bị thất bại. Trong hàng ngũ quân đội đánh thuê và chính quyền tay sai, ngay trong đám cán bộ cao cấp, tư tưởng thất bại ngày càng lan rộng”.

Chiến thắng Bình Giã có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đánh dấu sự phát triển trong tư duy chỉ đạo và điều hành chiến tranh cách mạng của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Trung ương Cục miền Nam; khẳng định vai trò của đấu tranh quân sự, vị trí của lực lượng vũ trang. Chiến thắng Bình Giã góp phần đẩy nhanh sự phá sản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, buộc Mỹ và chính quyền Sài Gòn phải chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ”. Thành công của chiến dịch là đã vận dụng sáng tạo cách “đánh điểm, diệt viện”, chọn điểm khơi ngòi chính xác, tạo thế, tạo thời cơ và tổ chức, sử dụng lực lượng thích hợp để đánh thắng những trận then chốt, để lại những kinh nghiệm quý cho các chiến dịch tiếp sau.

Quang cảnh hội thảo khoa học cấp Bộ Quốc phòng “60 năm Chiến thắng Bình Giã – Giá trị lịch sử và bài học kinh nghiệm”.

Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng khẳng định, Chiến thắng Bình Giã đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của chủ lực Quân giải phóng quân miền Nam Việt Nam, góp phần thúc đẩy nhanh sự phá sản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ và chính quyền Sài Gòn; khẳng định đường lối, chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quân ủy Trung ương, sự điều hành nhạy bén, linh hoạt của Trung ương Cục, Quân ủy và Bộ Chỉ huy Miền; thể hiện tinh thần nỗ lực của lực lượng vũ trang và nhân dân các địa phương trên địa bàn chiến dịch; sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, hiệu quả giữa các lực lượng chiến đấu, bảo đảm và phục vụ chiến đấu.

Bài học kinh nghiệm của Chiến thắng Bình Giã

60 năm đã trôi qua, trong bối cảnh tình hình trong nước và thế giới biến động, đầy phức tạp hiện nay, Chiến thắng Bình Giã đã để lại những bài học quý giá. Đó là bài học về tổ chức và thực hành chiến dịch tiến công; về phát huy tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta; về phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo trong xây dựng đường lối cách mạng Việt Nam; về phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, về tinh thần quyết tâm, dám nghĩ, dám làm,…


Tượng đài Chiến thắng Bình Giã tại huyện Châu Đức (tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu).

Thực tiễn lịch sử đã chứng minh, thắng lợi của Chiến dịch Bình Giã bắt nguồn từ sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, là kết quả của sự vận dụng sáng tạo quan điểm, chủ trương đấu tranh quân sự, chính trị vào điều kiện cụ thể trên chiến trường, mở đầu giai đoạn mới của chiến tranh cách mạng ở miền Nam, tiếp tục đánh bại những nỗ lực chiến tranh xâm lược của Mỹ và chính quyền, quân đội Sài Gòn, giành nhiều thắng lợi to lớn. Cùng với đó, Chiến dịch Bình Giã cho thấy tầm quan trọng của công tác tổ chức, chỉ huy chiến đấu và sử dụng lực lượng. Việc xây dựng lực lượng Quân Giải phóng miền Nam chính quy kết hợp với lực lượng tại chỗ đã tạo nên sức mạnh to lớn; trong khi đó, thực hiện đoàn kết quân – dân là nhân tố quan trọng góp phần giành thắng lợi giòn giã trước lực lượng địch có quân số đông, trang bị hiện đại. Sự kiên cường, dũng cảm và lòng kiên định của bộ đội và nhân dân trong chiến dịch đã trở thành biểu tượng và động lực cho các thế hệ mai sau.

Trong Chiến dịch Bình Giã năm xưa, Đảng bộ tỉnh Bà Rịa (nay là Bà Rịa – Vũng Tàu) đã kiên cường lãnh đạo quân và dân Bà Rịa luôn sát cánh, tích cực phục vụ chiến đấu, dẫn đường, tiếp lương, tải đạn, đảm bảo hậu cần, vận chuyển thương binh; anh dũng chiến đấu, kết hợp chặt chẽ với bộ đội chủ lực cùng quân, dân các địa phương lân cận, tiến công các vị trí được giao, bao vây, bức hàng, bức rút đồn địch, giải phóng ấp xã, giành quyền làm chủ. Đã có nhiều cán bộ, chiến sĩ, lực lượng vũ trang và nhân dân Bà Rịa anh dũng hy sinh hoặc để lại một phần máu xương, góp phần quan trọng làm nên thắng lợi chung của chiến dịch. Chiến thắng Bình Giã thể hiện ý chí kiên cường, tinh thần quật khởi của quân và dân Bà Rịa – Vũng Tàu.

Sau khi đất nước thống nhất, Đảng bộ và cả hệ thống chính trị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã trải qua nhiều khó khăn, thử thách trước yêu cầu của công cuộc kiến thiết và đổi mới đất nước; phải xây dựng, phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh của tỉnh nhà từ thực trạng hạ tầng nghèo nàn, lạc hậu và điều kiện sống hết sức khó khăn. Kế thừa và phát huy truyền thống hào hùng của Chiến thắng Bình Giã, Đảng bộ, quân và dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã ra sức thi đua, nỗ lực khắc phục khó khăn, thử thách, chủ động, sáng tạo, phấn đấu xây dựng và phát triển, khẳng định vai trò là một cực tăng trưởng quan trọng của cả nước. Với sự cải cách mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, Bà Rịa – Vũng Tàu đã trở thành điểm đến đầy tiềm năng, thu hút nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn đến đầu tư, mở rộng sản xuất, kinh doanh.

Các nhân chứng lịch sử tham dự Hội thảo khoa học cấp Bộ Quốc phòng “60 năm Chiến thắng Bình Giã – Giá trị lịch sử và bài học kinh nghiệm”.

Đồng chí Phạm Viết Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, hiện nay, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thu hút 1.178 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn đầu tư đạt khoảng 49,7 tỷ USD; trong đó, có 482 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng vốn đầu tư hơn 33,4 tỷ USD. Tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP của tỉnh luôn giữ vững đà tăng trưởng; trong 9 tháng năm 2024, GRDP tăng trưởng 11,47%, là mức tăng cao nhất 10 năm gần đây, đứng thứ 4 cả nước; dự kiến quy mô kinh tế năm 2024 đạt 17,6 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng đạt 10,52%. Quy hoạch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Chính phủ phê duyệt đã mở ra thời cơ mới, vận hội mới, phát triển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thành trung tâm kinh tế biển quốc gia, trung tâm dịch vụ hàng hải của quốc gia và khu vực  Đông Nam Á, trung tâm du lịch chất lượng cao, đẳng cấp quốc tế, một trong những trung tâm công nghiệp lớn của Vùng Đông Nam Bộ; giúp Bà Rịa – Vũng Tàu cụ thể hóa quan điểm của Đảng về việc luôn đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển, phát triển bền vững, hài hòa với thiên nhiên, phát huy tối đa sức mạnh “nội lực”, khai thác hiệu quả sức mạnh “ngoại lực” nhằm đạt các mục tiêu, khát vọng lớn, nâng cao chỉ số hạnh phúc của nhân dân là mục đích cuối cùng của sự phát triển. Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững ổn định; công tác xây dựng Đảng được triển khai đồng bộ, toàn diện, hiệu quả; các hoạt động đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân được thúc đẩy mạnh mẽ theo hướng sâu sắc, thiết thực. Hệ thống chính trị tỉnh được củng cố ngày càng vững mạnh, niềm tin của nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của chính quyền các cấp ngày càng được nâng cao. Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu Phạm Viết Thanh khẳng định, năm tháng sẽ trôi qua, nhưng địa danh Bình Giã gắn liền với Chiến dịch Bình Giã sẽ đi vào lịch sử dân tộc và mãi mãi là niềm tự hào của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ và đồng bào tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu hôm nay và mãi về sau.

Theo Thiếu tướng Nguyễn Hoàng Nhiên, Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự (Bộ Tổng Tham mưu), những kinh nghiệm và bài học đúc rút từ Chiến thắng Bình Giã cần được nghiên cứu và vận dụng trong bối cảnh mới để xây dựng lực lượng Quân đội hiện đại, tinh nhuệ, sẵn sàng ứng phó với các thách thức mới, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chiến thắng Bình Giã đã, đang và sẽ luôn là một nguồn động lực tinh thần to lớn cho thế hệ Việt Nam hôm nay và mai sau. Để xứng đáng với công lao của cha anh, chúng ta cần tiếp tục phát huy truyền thống hào hùng, đoàn kết dân tộc, sáng tạo và kiên cường trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, tạo nên những chiến công mới trong thời đại hòa bình và phát triển hiện nay.

Nguyễn Bằng



Nguồn: https://mod.gov.vn/home/detail?current=true&urile=wcm:path:/mod/sa-mod-site/sa-ttsk/sa-tt-qpan/tiep-tuc-lam-sau-sac-hon-gia-tri-lich-su-va-bai-hoc-kinh-nghiem-cua-chien-thang-binh-gia

Cùng chủ đề

Tiếp tục có mưa trái mùa dù nền nhiệt tăng

(NLĐO) - Đài Khí tượng Thuỷ văn khu vực Nam Bộ cho biết thời tiết TP HCM hôm nay sẽ tiếp tục xuất hiện mưa trái mùa, nhiệt độ cao nhất tăng từ 1-2 độ C. ...

Miền Bắc mưa phùn liên tiếp, khả năng đón không khí lạnh mạnh vào cuối tuần

Miền Bắc đang trải qua những ngày sương mù, mưa phùn và độ ẩm không khí cao. Dự báo, khoảng ngày 22-23/2, một đợt không khí lạnh mạnh tăng cường trở lại, miền Bắc xuất hiện rét đậm. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm nay (19/2), Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa nhỏ, mưa phùn rải rác; riêng khu Tây Bắc có mưa nhỏ vài nơi, trưa chiều trời nắng. Trời rét,...

Giá bạc hôm nay 19/2/2025: Bạc tăng 32,88 USD/ounce

Giá bạc hôm nay (19/2/2025), giá bạc thế giới tiếp tục nhích thêm 0,06% lên mức 32,88 USD/ounce, tăng 11% so với đầu năm. Giá bạc hôm nay tại Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Phú Quý, giá bạc giảm nhẹ, niêm yết ở mức 1.214.000 đồng/lượng (mua vào) và 1.252.000 đồng/lượng (bán ra) tại Hà Nội. Ngoài ra, theo khảo sát tại các địa điểm giao dịch khác ở Hà Nội, giá bạc trong nước...

Đổi mới tư duy trong khai thác tài nguyên du lịch

Ðối mặt những thách thức lớn như cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu..., ngành du lịch cần có sự thay đổi trong tư duy khai thác tài nguyên để phát triển bền vững. Mang tư duy đột phá để tiếp cận tài nguyên du lịch, trong hành trình suốt 15 năm qua kể từ khi thành lập, các chuyên gia của Liên hiệp Khoa học Phát triển Du lịch Bền vững...

Học sinh thế hệ mới và câu chuyện dạy thêm, học thêm

Việc học thêm không nên trở thành một gánh nặng, mà phải là một cơ hội để trẻ học hỏi và phát triển, sáng tạo và ứng dụng kiến thức vào cuộc sống.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trao Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng tặng Đại tướng Nguyễn Tân Cương

(Bqp.vn) - Chiều 10/1, tại Hà Nội, Đảng ủy Văn phòng Bộ Tổng tham mưu QĐND Việt Nam tổ chức Lễ trao Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ...

Thượng tướng Lê Huy Vịnh thăm, kiểm tra và chúc Tết một số đơn vị

(Bqp.vn) - Ngày 10/1, Đoàn công tác Bộ Quốc phòng do Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu đã đến thăm, kiểm tra công tác SSCĐ và chúc Tết một số đơn vị thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân (PK-KQ). Thượng tướng Lê Huy Vịnh thăm, kiểm tra Sư đoàn Phòng không 363.Trực tiếp kiểm tra các mặt công tác của các đơn vị, nghe lãnh...

Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” năm 2025

(Bqp.vn) - Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và chào đón Xuân Ất Tỵ 2025, tối 9/1, tại xã biên giới Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Lai Châu tổ chức Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản”. Đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN...

Tổng kết công tác địa hình quân sự năm 2024

(Bqp.vn) - Sáng 10/1, tại Hà Nội, Cục Bản đồ (Bộ Tổng Tham mưu) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác địa hình quân sự (ĐHQS) năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Thượng tướng Huỳnh Chiến Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị. Thiếu tướng Hoàng Minh Ngọc, Cục trưởng Cục Bản đồ chủ trì hội nghị.Thượng tướng Huỳnh...

Chủ tịch nước Lương Cường tham dự nhiều hoạt động trong khuôn khổ Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản”

(Bqp.vn) - Trong khuôn khổ Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” năm 2025 do Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng chủ trì phối hợp với UBND tỉnh Lai Châu tổ chức, chiều 9/1, Chủ tịch nước Lương Cường đã đến thăm, chúc Tết Đảng ủy, UBND xã Pa Tần; chúc Tết Ban CHQS xã, Công an xã Pa Tần; chúc Tết các đơn vị thuộc Bộ đội Biên phòng và các trường học trên...

Bài đọc nhiều

Tình hình sản xuất công nghiệp tháng đầu năm 2025

(MPI) - Tết Nguyên đán Ất Tỵ diễn ra trong tháng 01/2025 nên số ngày làm việc ít hơn so với tháng trước và cùng kỳ năm trước. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 01 năm 2025 ước tính giảm 9,2% so với tháng trước và tăng 0,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,6%. ...

Tình hình hoạt động của doanh nghiệp tháng đầu năm 2025

(MPI) - Trong tháng 01/2025, cả nước có gần 10,7 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là gần 94,1 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký hơn 81,5 nghìn lao động, tăng 6,6% về số doanh nghiệp, giảm 2,4% về vốn đăng ký và giảm 14,8% về số lao động so với tháng 12/2024. So với cùng kỳ năm trước, giảm 30,3% về số doanh nghiệp, giảm 39,3% về số vốn...

Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam công bố hạn ngạch xuất khẩu đối với các loài Cẩu…

Căn cứ Điều 35 Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam công bố hạn hạn ngạch xuất khẩu từ tự nhiên 02 loài Cẩu tích (Cibotium barometz), Ráng gỗ (Cyathea spp.) của Việt Nam...

Sắp diễn ra Lễ hội Văn hóa dân gian Phố Hiến

Lễ hội Văn hóa dân gian Phố Hiến - một sự kiện văn hóa lớn của thành phố Hưng Yên - sẽ tổ chức khai mạc vào tối 17/02 tới đây. Những ngày này, công tác chuẩn bị đang được gấp rút triển khai, hứa hẹn mang đến cho du khách một không gian lễ hội đậm đà bản sắc, tái hiện...

Chuẩn bị chu đáo cho Lễ hội Festival gốm, khinh khí cầu quốc tế Đồng Nai 2025

Sáng 12/02, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Dương Minh Dũng và Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Sơn Hùng đã chủ trì buổi làm việc với các sở, ngành, doanh nghiệp về công tác chuẩn bị cho Lễ hội Festival gốm, khinh khí cầu quốc tế Đồng Nai 2025 (Festival gốm, khinh khí...

Cùng chuyên mục

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 4 bộ trưởng các bộ mới thành lập

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 4 bộ trưởng gồm: Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Xây dựng Trần Hồng Minh, Bộ trưởng NN&MT Đỗ Đức Duy, Bộ trưởng Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung. Ngày 18/02/2025, Quốc hội thực hiện quy trình kiện toàn tổ chức bộ máy và nhân sự...

Thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình kỳ họp bất thường lần thứ 9, sáng nay (18/2), Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) với 463/465 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành. Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) - Ảnh: VGP/Nhật Bắc Ngày 13 và 14/2, Quốc...

Thủ tướng Chính phủ được dùng các biện pháp cấp bách khác luật khi thật cần thiết

Trường hợp thật cần thiết vì lợi ích quốc gia, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, bảo đảm tính mạng, tài sản của nhân dân, Thủ tướng quyết định áp dụng các biện pháp cấp bách khác quy định của pháp luật hiện hành. Sáng ngày 18/02/2025, Quốc hội thông qua Luật Tổ chức Chính phủ sửa đổi với 463/465...

Mở rộng cơ hội hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Canada

Chiều 18/2, tại Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc đã tiếp và làm việc với Bộ trưởng Thương mại và Phát triển xuất khẩu Canada, ngài Warren Kaeding và Đoàn công tác đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam. ...

Mới nhất

Phi hành gia khuyết tật đầu tiên tham gia sứ mệnh vũ trụ

(CLO) John McFall, cựu vận động viên Paralympic và hiện là bác sĩ phẫu thuật, đã trở thành phi hành gia khuyết tật đầu tiên được chấp thuận thực hiện nhiệm...

Giá vàng hôm nay, 19-2: Tăng rất mạnh

(NLĐO) – Giá vàng hôm nay tăng thêm hàng chục USD/ounce khi nhu cầu trú ẩn vốn của nhà đầu tư nóng lên. ...

Tin tức sáng 19-2: Bảo hiểm xã hội đề xuất gì khi lương cơ sở tăng, tiền bảo hiểm y tế cũng tăng?

Một số tin tức đáng chú ý: Sáng nay, Quốc hội bế mạc kỳ họp bất thường lần thứ 9; Tỉ giá ngân hàng tăng vọt, giá bán USD tự do bất ngờ 'bình chân'; TP.HCM rà soát, kiểm tra an toàn tiêm vắc xin tại các...

Thách thức nhà vô địch thế giới, võ sĩ Trung Quốc bị đánh sưng mặt

Video võ sĩ Vương Tái đánh bại Trương Dã.Tháng trước, làng võ Trung Quốc xôn xao khi võ sĩ Trương Dã tới CLB Kỳ Lân Hỏa Tinh ở Bắc Kinh để thách đấu Vương Tái, nhà vô địch MMA của Trung Quốc. Hai bên tung đồng xu để quyết định liệu trận đấu sẽ diễn ra theo thể...

UBND TP.HCM trình HĐND miễn học phí cho trẻ mầm non và học sinh THPT

Để chuẩn bị cho kỳ họp ngày 20.2 HĐND TP.HCM sẽ xem xét thông qua tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên...

Mới nhất

Điểm hẹn Việt Nam