Trang chủPolitical ActivitiesTiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, nâng cao...

Tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, nâng cao vị thế của nước ta trên các bảng xếp hạng toàn cầu



(MPI) – Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2025, với mục tiêu tổng quát là tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh theo hướng giảm chi phí tuân thủ, bảo đảm an toàn và phù hợp với thông lệ quốc tế tốt; thực hiện phân cấp, phân quyền; thúc đẩy tinh thần kinh doanh; khuyến khích đổi mới, sáng tạo; đồng thời củng cố niềm tin, tạo điểm tựa cho doanh nghiệp phục hồi và phát triển; qua đó nâng cao vị thế của nước ta trên các bảng xếp hạng toàn cầu.

Ảnh minh họa.

Thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế, củng cố niềm tin và tạo động lực cho doanh nghiệp

Theo Nghị quyết, năm 2024, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo triển khai quyết liệt, linh hoạt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp nhằm thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế, củng cố niềm tin và tạo động lực cho doanh nghiệp. Chính phủ tập trung thực hiện 3 đột phá chiến lược, nhất là về thể chế, trong đó chú trọng hoàn thiện, bảo đảm sự đồng bộ và nâng cao chất lượng pháp luật, bãi bỏ và đơn giản hóa thủ tục hành chính; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; cải cách môi trường kinh doanh.

Các động lực tăng trưởng truyền thống tiếp tục được duy trì và củng cố; đầu tư công tiếp tục giữ vai trò quan trọng, dẫn dắt và thúc đẩy đầu tư tư nhân. Các động lực tăng trưởng mới (như kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, đổi mới sáng tạo,…) được khuyến khích phát triển. Đặc biệt, một số giải pháp được tăng cường như: Thành lập Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật  (nay là Ban Chỉ đạo rà soát và tổ chức thực hiện việc xử lý vướng mắc trong hệ thống pháp luật); phát huy hiệu quả vai trò các Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ, các đoàn công tác của Thành viên Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, chính sách và thực thi, nhất là đối với các dự án đầu tư.

Với những nỗ lực nêu trên, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, tăng trưởng kinh tế đạt mức cao so với khu vực và thế giới; lạm phát được kiểm soát; các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm; đầu tư phát triển đạt kết quả tích cực. Các mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của năm 2024 cơ bản hoàn thành, đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội.

Nhờ vậy, nhiều tổ chức quốc tế lớn, có uy tín đánh giá cao kết quả đạt được và nâng hạng năng lực cạnh tranh của nước ta trong năm 2024. Cụ thể là: Fitch Ratings nâng xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam lên mức BB+ (từ mức BB) với triển vọng “ổn định”; Moody’s xếp hạng ở mức Ba2, triển vọng “ổn định”; s&p xếp hạng ở mức BB+, triển vọng “ổn định”. Chỉ số Phát triển Chính phủ điện tử xếp thứ 71, tăng 15 bậc so với xếp hạng trước đó (năm 2022); vượt mục tiêu Chính phủ đề ra.

So với năm 2023, chỉ số Tự do kinh tế  cải thiện 13 bậc, lên thứ hạng 59; Đổi mới sáng tạo toàn cầu  tăng 2 bậc, lên vị trí 44, trong đó có 3 chỉ số đứng đầu thế giới; Phát triển bền vững” tăng 1 bậc, hiện xếp thứ 54. Ngoài ra, Việt Nam là một trong 46 quốc gia được xếp vào Nhóm l  về chỉ số An toàn thông tin mạng  năm 2024.

Nghị quyết nêu rõ, bên cạnh những kết quả đạt được, nền kinh tế và doanh nghiệp vẫn tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Năm 2024, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; cạnh tranh chiến lược gay gắt; xung đột leo thang tiếp diễn ở nhiều nơi; tình trạng giá cước tàu biển tăng cao cũng ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, ở trong nước, cải thiện môi trường kinh doanh chưa có nhiều đột phá; một số rào cản đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh chưa kịp thời được tháo gỡ; công tác quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu chậm chuyển biến; thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh mặc dù được quan tâm cắt giảm, đơn giản hóa nhưng còn rườm rà, phức tạp; dịch vụ công trực tuyến đã được cải thiện, nhưng chưa thật sự thuận lợi, thông suốt, tỷ lệ tái sử dụng dữ liệu số hóa còn thấp… Đây là các vấn đề cần chú trọng triển khai cải cách mạnh mẽ trong thời gian tới.

Cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên

Dự báo năm 2025, các thuận lợi, khó khăn vẫn tiếp tục đan xen. Trong bối cảnh đó, cải cách môi trường kinh doanh vẫn là yêu cầu cấp thiết để củng cố niềm tin, tạo thêm động lực cho doanh nghiệp; góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế. Điều này đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ, thực chất và quyết liệt hơn nữa của các bộ, ngành, địa phương.

Vì thế, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương xác định cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên; nỗ lực thực chất để tháo gỡ khó khăn, khơi thông các điểm nghẽn về thể chế pháp lý và thực thi cho doanh nghiệp.

Theo đó, Nghị quyết đưa ra năm quan điểm chỉ đạo. Một là, quán triệt, chấp hành nghiêm, thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả, thực chất các Nghị quyết, Kết luận của Đảng, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Bảo đảm quyền tự do kinh doanh cho người dân và doanh nghiệp theo quy định của Hiến pháp 2013. Kịp thời tạo lập và hoàn thiện thể chế, chính sách nhằm tháo bỏ rào cản, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, an toàn, chi phí thấp để khơi thông nguồn vốn đầu tư ngoài nhà nước, nhất là đầu tư tư nhân và thúc đẩy hợp tác công tư; đồng thời khuyến khích các hoạt động đổi mới sáng tạo, các mô hình kinh doanh mới, phù hợp và thích ứng linh hoạt với xu thế phát triển.

Hai là, nâng cao chất lượng xây dựng chính sách, pháp luật; trong đó tập trung vào tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế. Sửa đổi đồng bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm các quy định, thủ tục hành chính đơn giản, giảm gánh nặng tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp. Thực hiện nghiêm yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật, từ bỏ tư duy “không quản được thì cấm”, xóa bỏ cơ chế “xin – cho”. Quy trình lấy ý kiến cần thực chất; tham vấn rộng rãi các đối tượng chịu tác động; và tổ chức đối thoại công khai. Nâng cao chất lượng thực thi văn bản pháp luật; giải quyết thủ tục hành chính bảo đảm đúng thời hạn và không đặt thêm các yêu cầu, điều kiện đối với doanh nghiệp.

Ba là, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực và tăng cường giám sát kiểm tra; thực hiện phân cấp hơn nữa cho các cơ quan, đơn vị, địa phương trên tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”. Thiết lập cơ chế rõ ràng về bảo vệ cán bộ khi giải quyết thủ tục đầu tư, kinh doanh trong trường hợp có sự không thống nhất, khác biệt về quy định giữa các văn bản pháp luật. Quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm trọng điểm; phân công phải 5 rõ: “rõ người, rõ việc, rõ tiến độ, rõ kết quả, rõ trách nhiệm”.

Bốn là, duy trì và nhân rộng các kinh nghiệm chính sách tốt, tiên tiến về quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Thực thi nghiêm cải cách công tác quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa, nhất là công tác kiểm tra chất lượng, theo hướng chuyển sang hậu kiểm, áp dụng quản lý rủi ro trên cơ sở đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp và mức độ rủi ro của hàng hóa.

Năm là, đã nói là làm, đã cam kết là phải thực hiện, đã thực hiện là phải có kết quả. Tinh thần là cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng, cùng phát triển.

Nghị quyết đưa ra các mục tiêu và các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cho các bộ, ngành, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như tăng cường trách nhiệm, tính chủ động, kịp thời của các bộ, cơ quan được phân công làm đầu mối theo dõi việc cải thiện các bộ chỉ số quốc tế.

Cùng với đó, thực hiện đầy đủ, nhất quán và hiệu quả các nhóm nhiệm vụ, giải pháp được nêu tại mục IV và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể tại Phụ lục I và Phụ lục II của Nghị quyết số 02/NQ-CP năm 2024 và Nghị quyết này để đạt được mục tiêu, chỉ tiêu về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2025.

Trong đó, chú trọng thực hiện các nhóm giải pháp trọng tâm như tháo gỡ bất cập về pháp lý và thực thi trong thực hiện dự án đầu tư; Nâng cao chất lượng danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh; Tháo gỡ các điểm nghẽn, xây dựng giải pháp đột phá về thể chế, cơ chế chính sách ưu đãi để thu hút, chuyển giao, làm chủ công nghệ cao, công nghệ mới, tiên tiến; Đổi mới công tác quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa và triển khai hiệu quả cổng thông tin một cửa quốc gia.

Cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, liên thông, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước để nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính. Công bố, công khai kịp thời các thủ tục hành chính, bao gồm các thủ tục hành chính nội bộ. Tăng trách nhiệm giải trình, nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng các dịch vụ phát triển kinh doanh. Rà soát, giảm số lượng các hoạt động thanh tra doanh nghiệp./.



Nguồn: https://www.mpi.gov.vn/portal/Pages/2025-1-16/Tiep-tuc-cai-thien-manh-me-moi-truong-kinh-doanh-nej57ld.aspx

Cùng chủ đề

Dọn bàn thờ đón Tết như thế nào cho đúng phong thuỷ?

Dọn dẹp bàn thờ đón Tết vào dịp cuối năm cực kỳ quan trọng, không được làm qua loa, sơ sài, vì như vậy sẽ khiến tiêu tán tài lộc. Theo văn hóa tâm linh phương Đông, bàn thờ là nơi hiện diện của các vị thần linh, của ông bà tổ tiên,...

Tháng đầu năm 2025, các KCN Cần Thơ thu hút vốn đầu tư gần 314 triệu USD

Tính đến nay, các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ có 257 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 2,256 tỷ USD, vốn thực hiện 1,295 tỷ USD. Tháng đầu năm 2025, các KCN Cần Thơ thu hút vốn đầu tư gần 314 triệu USDTính đến nay, các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ có 257 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 2,256 tỷ USD, vốn thực hiện 1,295 tỷ USD. ...

Cắt bánh chưng nên dùng lạt hay dao thì tốt hơn?

Cắt bánh chưng bằng lạt là phương pháp truyền thống được ông cha ta xem là chuẩn mực; liệu có nên tránh việc...

Phá 3 cơ sở làm cà phê giả bằng hóa chất không rõ nguồn gốc

Cơ sở sản xuất, buôn bán cà phê giả bằng cách tẩm phụ gia, hóa chất không rõ nguồn gốc tại TP Pleiku vừa bị Công an tỉnh Gia Lai triệt phá. Công an lập biên bản tạm giữ hơn 800kg cà phê đã...

Dạy thêm là ‘cái bóng’ của giáo dục chính khóa, cần tiến tới bỏ hẳn

TPO - TS Đặng Tự Ân - Giám đốc Quỹ hỗ trợ đổi mới Giáo dục phổ thông Việt Nam cho rằng, Thông tư 29 của Bộ GD&ĐT vừa ban hành như luồng gió mới, làm triệt tiêu tận gốc những tiêu cực dạy thêm học thêm, hướng tới sẽ tự mất đi và chấm dứt hoạt động dạy thêm học thêm trong các nhà trường. TPO - TS Đặng Tự Ân - Giám đốc Quỹ hỗ trợ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quy hoạch ngày càng khẳng định ý nghĩa, vai trò quan trọng, giúp Nhà nước hoạch định, kiến tạo động lực, không gian phát...

(MPI) - Nhằm biểu dương, tôn vinh, khen thưởng những cá nhân đã có nhiều đóng góp, đề xuất mang lại hiệu quả cao trong công tác tham mưu lập quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia theo Luật Quy hoạch, ngày 21/01/2025, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội nghị gặp mặt cuối năm và tri ân các chuyên gia, nhà khoa học đã đóng góp tích cực trong công tác quy...

Thứ trưởng Trần Quốc Phương làm việc với Quốc vụ khanh Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Cộng hòa liên bang Đức

(MPI) - Ngày 21/01/2025, tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thứ trưởng Trần Quốc Phương đã có buổi làm việc trực tuyến với Quốc vụ khanh Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Cộng hòa liên bang (CHLB) Đức (BMZ) Jochen Flasbarth để trao đổi, thảo luận về một số trọng tâm hợp tác giữa hai bên trong thời gian tới. ...

Tọa đàm Đầu tư phát triển công nghệ cao tại Việt Nam

(MPI) - Trong khuôn khổ chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), trưa 21/1 (theo giờ địa phương), tại Davos, Thụy Sĩ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao và các tập đoàn FPT, VinaCapital phối hợp tổ chức Tọa đàm với chủ đề: "Đầu tư phát triển công nghệ...

Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù phát triển đường sắt đô thị tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh

(MPI) - Ngày 21/01/2025, Văn phòng Chính phủ đã ban hành Thông báo số 24/TB-VPCP về Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. ...

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tặng quà Tết Ất Tỵ tại Sốp Cộp, tỉnh Sơn La

(MPI) - Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong chiều ngày 22/01/2025, Công đoàn Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Đoàn Thanh niên cơ quan tổ chức Đoàn công tác tới thăm và tặng quà cho các gia đình chính sách, có hoàn cảnh khó khăn và các học sinh nghèo vượt khó tại huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La nhân dịp chuẩn bị đón Tết Ất Tỵ...

Bài đọc nhiều

Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba

(ĐCSVN) – Sách là kho tàng tri thức của nhân loại, là người thầy cung cấp cho chúng ta nguồn tri thức vô tận, nuôi dưỡng tâm hồn, cốt cách, dạy cho chúng ta cách sống, cách làm người, hướng tới các giá trị nhân văn, chân, thiện, mỹ cao đẹp.   Tối 17/4, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể...

Cầu truyền hình “Dưới lá cờ Quyết thắng” – Bức tranh toàn cảnh về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(ĐCSVN) - Cầu truyền hình “Dưới lá cờ Quyết thắng” là chương trình quy mô lớn, với ê kip thực hiện khoảng 500 người và sự tham gia của khoảng 1.000 diễn viên chuyên nghiệp, không chuyên trực tiếp biểu diễn tại 5 điểm cầu nhằm tái hiện bức tranh toàn cảnh về Chiến thắng Điện Biên Phủ.    Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng Kỷ niệm chương cho các cựu chiến sĩ Điện Biên.  Cầu truyền hình trực tiếp "Dưới lá...

Khánh thành công trình trùng tu, tôn tạo khu lưu niệm nữ tướng Nguyễn Thị Định

Sáng 16/01, tỉnh Bến Tre tổ chức lễ khánh thành công trình trùng tu, tôn tạo khu lưu niệm nữ tướng Nguyễn Thị Định tại xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm. Đây là một trong các hoạt động chào mừng kỷ niệm 125 năm Ngày thành lập tỉnh Bến Tre, 65 năm Ngày Bến Tre Đồng Khởi. ...

Kế hoạch vay, trả nợ công năm 2024

(Chinhphu.vn) - Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 260/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch vay, trả nợ công năm 2024 và Chương trình quản lý nợ công 03 năm giai đoạn 2024 – 2026. Kế hoạch vay, trả nợ công năm 2024. Kế hoạch vay, trả nợ công năm 2024 và Chương trình quản lý nợ công 03 năm giai đoạn 2024 – 2026 nhằm đảm bảo nguồn để trả nợ đầy đủ, đúng hạn...

Cùng chuyên mục

Thuỳ Linh vào tứ kết giải cầu lông quốc tế Indonesia

Tay vợt nữ số 1 Việt Nam Nguyễn Thuỳ Linh đã có những trận đấu xuất sắc để lọt vào tứ kết Giải cầu lông Super 500 Indonesia Masters 2025. Chiều 23/1, Thuỳ Linh bước...

Trưng bày Mỹ thuật – Nhiếp ảnh mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2024

Sáng 23.1, Hội Văn học, Nghệ thuật tỉnh Quảng Ngãi tổ chức “Trưng bày, triển lãm các tác phẩm Mỹ thuật và Nhiếp ảnh mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025”. Mỗi tác phẩm là...

Công bố quyết định thanh tra tại Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam

Triển khai thực hiện Kế hoạch thanh tra năm 2025 đã được Bộ trưởng Bộ VHTTDL ban hành tại Quyết định số 3865/QĐ-BVHTTDL ngày 04/12/2024, ngày 16/01/2025, Chánh Thanh tra Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 11/QĐ-TTr về thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật trong việc thực hiện thủ tục hành chính tại Cục Du lịch Quốc gia...

Quy hoạch ngày càng khẳng định ý nghĩa, vai trò quan trọng, giúp Nhà nước hoạch định, kiến tạo động lực, không gian phát...

(MPI) - Nhằm biểu dương, tôn vinh, khen thưởng những cá nhân đã có nhiều đóng góp, đề xuất mang lại hiệu quả cao trong công tác tham mưu lập quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia theo Luật Quy hoạch, ngày 21/01/2025, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội nghị gặp mặt cuối năm và tri ân các chuyên gia, nhà khoa học đã đóng góp tích cực trong công tác quy...

Thứ trưởng Trần Quốc Phương làm việc với Quốc vụ khanh Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Cộng hòa liên bang Đức

(MPI) - Ngày 21/01/2025, tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thứ trưởng Trần Quốc Phương đã có buổi làm việc trực tuyến với Quốc vụ khanh Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Cộng hòa liên bang (CHLB) Đức (BMZ) Jochen Flasbarth để trao đổi, thảo luận về một số trọng tâm hợp tác giữa hai bên trong thời gian tới. ...

Mới nhất

Loạt món ngon ngày Tết làm tăng nhanh mỡ máu

Dưới đây là 5 món ngon ngày Tết dễ khiến mỡ máu tăng cao nhất định phải lưu ý khi ăn. Bánh chưng, bánh tét gây tăng mỡ máu Để làm nên những chiếc bánh chưng, bánh tét thơm ngon, người ta cần chuẩn bị những nguyên liệu quen thuộc như gạo nếp dẻo, đậu xanh bùi bùi, thịt mỡ...

Hình ảnh khiến cô em chồng bị cả dòng họ chì chiết

Bộ nail mới khiến cô gái khóc hết nước mắt trước ngày Tết. ...

Ông Trump thảo luận phương án mua lại TikTok, sẽ sớm có quyết định

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 25.1 cho biết đang thảo luận với nhiều bên về việc mua lại ứng dụng TikTok và...

Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Xuân hội tụ” và “Dịu dàng sắc Xuân”

(Tổ Quốc) - Chương trình nghệ thuật “Xuân hội tụ” và “Dịu dàng sắc Xuân” với những tác phẩm đặc sắc diễn ra vào tối ngày 28/1 (đêm Giao thừa) và...

Hà Nội đề xuất tăng 1,5-2 lần mức phạt vi phạm giao thông so với Nghị định 168 đối với 107 lỗi

(NLĐO)- Hà Nội đề xuất nâng mức phạt trong lĩnh vực giao thông gấp 1,5-2 lần so với Nghị định 168/2024 với 107 hành vi vi phạm,...

Mới nhất