Trang chủDi sảnTiếp cận dựa vào cộng đồng vì sự phát triển bền vững...

Tiếp cận dựa vào cộng đồng vì sự phát triển bền vững trong bảo vệ và phát huy giá trị Di sản thế giới


VHO – Sáng ngày 21.05.2025 tại Khu Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội, Bộ Ngoại giao – Uỷ ban Quốc gia UNESCO Việt Nam đã phối hợp với Văn phòng UNESCO tại Việt Nam; Bộ VHTTDL và UBND TP Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Bảo vệ và phát huy giá trị Di sản thế giới: tiếp cận dựa vào cộng đồng vì sự phát triển bền vững”.

Hội thảo diễn ra dưới sự điều hành của ông Lazare Eloundou Assomo – Giám đốc Trung tâm Di sản thế giới;  Thứ trưởng Bộ VHTTDLHoàng Đạo Cương, Phó Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia UNESCO Việt Nam và  Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà.

Hội thảo có sự tham dự của Văn phòng UNESCO Hà Nội, lãnh đạo bộ ngành trung ương, UBND các địa phương sở hữu di sản, các ban quản lý di sản thế giới tại Việt Nam, các chuyên gia, các nhà khoa học trong các lĩnh vực Lịch sử, Khảo cổ, Bảo tồn, Bảo tàng, Di sản… và đại diện cộng đồng.

Tiếp cận dựa vào cộng đồng vì sự phát triển bền vững trong bảo vệ và phát huy giá trị Di sản thế giới  - ảnh 1
Toàn cảnh Hội thảo

Hội thảo là một sự kiện trong chuỗi các hoạt động triển khai Kế hoạch Hành động giai đoạn 2021 – 2025 của Uỷ ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, Bản ghi nhớ Hợp tác Việt Nam – UNESCO giai đoạn 2021 – 2025, Chiến lược Ngoại giao văn hoá đến năm 2030 và các kết luận của Hội nghị Văn hoá Toàn quốc nhấn mạnh vai trò của văn hoá phục vụ phát triển kinh tế – xã hội địa phương sẽ diễn ra vào thời gian tới. 

Hội thảo nhằm đánh giá tổng quan công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới tại Việt Nam, sự đóng góp của di sản thế giới đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương (đặc biệt là sự tiếp cận cộng đồng);

Nâng tầm và đẩy mạnh vai trò, giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới trong chiến lược phát triển bền vững; Mở rộng sự tham gia của các bên liên quan đến di sản văn hoá và thiên nhiên như các tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp, cộng đồng;

Tăng cường cam kết của UBQG UNESCO Việt Nam và UNESCO trong đồng hành cùng chính quyền địa phương và hỗ trợ đơn vị quản lý di sản trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản thế giới tại Việt Nam;

Thể hiện cam kết của Việt Nam đối với UNESCO trong việc thực thi nghiêm túc Công ước Di sản thế giới, và thể hiện nguyện vọng đóng góp cho công tác bảo tồn di sản thế giới thông qua ứng cử thành viên Ủy ban Di sản thế giới nhiệm kỳ 2023 – 2027;

Trao đổi, học tập kinh nghiệm của những người làm công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy di sản trong nước và quốc tế; kết quả tọa đàm là cơ sở khoa học các khu DSTG đưa ra các phương án tiếp cận cộng đồng vì sự phát triển bền vững của Di sản.

Tiếp cận dựa vào cộng đồng vì sự phát triển bền vững trong bảo vệ và phát huy giá trị Di sản thế giới  - ảnh 2
Thứ trưởng Bộ VHTTDL, Phó Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia UNESCO Việt Nam Hoàng Đạo Cương phát biểu tại Hội thảo

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Đạo Cương, Phó Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia UNESCO Việt Nam cho biết: Ngày 19.10.1987, Việt Nam chính thức phê chuẩn tham gia Công ước 1972 về Bảo vệ Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.

Từ đó đến nay, Việt Nam đã có 08 di sản văn hóa, thiên nhiên được UNESCO công nhận là di sản thế giới; cùng với đó, kể từ khi tham gia Công ước 1972 đến nay, Việt Nam đã 02 lần được tín nhiệm bầu là một trong 21 thành viên Ủy ban Di sản thế giới nhiệm kỳ 2013 – 2017 và nhiệm kỳ 2023 – 2027.

Việt Nam cũng đã đạt được nhiều bước tiến quan trọng về nhận thức, lý luận trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di sản thế giới, thể hiện qua hệ thống pháp luật về di sản văn hóa ngày càng được hoàn thiện.

Số liệu 5 năm (2016 – 2020) cho thấy, tổng số lượng khách du lịch tại các khu Di sản thế 2 giới ở Việt Nam năm 2016 đón 14,3 triệu khách, năm 2019 tăng lên và đón khoảng 18,2 triệu khách.

Năm 2024, 08 Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới ở Việt Nam đã đón khoảng 14,9 triệu khách, là minh chứng sống động cho việc phát huy giá trị của di sản thế giới. Các số liệu thống kê đã cho thấy sự đóng góp to lớn của di sản thế giới trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của quốc gia và địa phương kể từ khi được UNESCO ghi danh.

Đặc biệt, ngày 23.11.2024, Quốc hội đã thông qua Luật Di sản văn hóa, góp phần thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về di sản văn hóa, với nhiều điểm mới, tác động sâu rộng đến mọi mặt của đời sống văn hóa, xã hội và kinh tế của đất nước, tạo nên bước chuyển cơ bản về thế và lực cho sự nghiệp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam.

Theo Thứ trưởng, Luật Di sản văn hoá năm 2024 được xây dựng với nhiều quy định đã nội luật hoá từ Công ước 1972, Hướng dẫn thực hiện Công ước và Chính sách về việc lồng ghép quan điểm Phát triển bền vững vào các quy trình của Công ước 1972, tạo ra hành lang pháp lý quan trọng để quản lý, bảo vệ và phát huy các Di sản Thế giới ở Việt Nam.

Những năm qua, công tác xây dựng và thực thi các kế hoạch quản lý, quy hoạch và đầu tư, hỗ trợ kinh phí tại các đi sản thế giới ở Việt Nam luôn được Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương của Việt Nam quan tâm. Các di sản thế giới ở Việt Nam được tu bổ, phục hồi, bảo tồn được các giá trị nổi bật toàn cầu, tính xác thực, tính toàn vẹn theo hướng bền vững; bộ máy, nguồn nhân lực quản lý di sản thế giới từ trung ương đến địa phương ngày càng được củng cố, kiện toàn; các nguồn lực để bảo vệ di sản thế giới được ưu tiên, huy động tối đa.

Do nhận được sự quan tâm đặc biệt của các cấp, các ngành và nhân dân nên từ khi các di tích, danh thắng tiêu biểu của Việt Nam được UNESCO công nhận, số lượng du khách tới tham quan, nghiên cứu ngày càng tăng.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về nhiệm vụ chấn hưng và phát triển văn hóa Việt Nam, các chính sách về đối ngoại, các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên, Bộ VHTTDL cùng các địa phương đang tập trung thực hiện mục tiêu toàn cầu về tăng cường bảo vệ và bảo đảm an toàn cho các Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới và Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại “Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững”, hướng tới việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 của Liên Hợp quốc.

Tuy nhiên, Thứ trưởng cho rằng, vẫn còn rất nhiều công việc cần phải làm để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản thế giới ở Việt Nam trong những năm tới.

“Do đó, chúng tôi đánh giá cao sáng kiến tổ chức Hội thảo quốc tế lần này và tin tưởng rằng những kinh nghiệm mà quý vị đại biểu chia sẻ, gợi mở trong Hội thảo sẽ là những định hướng quý báu để Bộ VHTTDL và các địa phương tiếp tục nghiên cứu, áp dụng vào thực tiễn quản lý di sản thế giới ở Việt Nam trong thời gian tới”, Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương khẳng định.

Tiếp cận dựa vào cộng đồng vì sự phát triển bền vững trong bảo vệ và phát huy giá trị Di sản thế giới  - ảnh 3
Quang cảnh Hội thảo

Tại Hội thảo, các đại biểu đã chia sẻ kinh nghiệm từ góc độ quản lý nhà nước, sở hữu di sản trong việc phát huy giá trị di sản thế giới phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương, nâng cao đời sống của người dân.

Giám đốc Trung tâm Di sản thế giới Lazare Eloundou Assomo giải đáp một số vấn đề mà các đại biểu đặt ra, tư vấn về chuyên môn công tác bảo vệ và phát huy giá trị Di sản thế giới trong phương pháp tiếp cận dựa vào cộng đồng và chia sẻ một số kinh nghiệm quốc tế.

Hội thảo đã rút ra một số kiến nghị, đề xuất cho công tác quản lý di sản trong thời gian tới, bao gồm: tiếp tục hoàn thiện các cơ sở pháp lý trong quản lý di sản; tuyên truyền, nâng cao hơn nữa nhận thức và vai trò, sự tham gia của cộng đồng vì đây chính là chủ sở hữu di sản; tăng cường công tác bảo vệ môi trường, sử dụng bền vững tài nguyên, phát triển du lịch bền vững; thúc đẩy hợp tác quốc tế trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản; đào tạo nâng cao năng lực của cán bộ quản lý di sản và ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số vào công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản.



Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/tiep-can-dua-vao-cong-dong-vi-su-phat-trien-ben-vung-trong-bao-ve-va-phat-huy-gia-tri-di-san-the-gioi-135975.html

Cùng chủ đề

Di sản hội ngộ, kể chuyện nghìn năm

VHO - Lần đầu tiên, 17 bảo vật quốc gia đang được lưu giữ tại các bảo tàng công lập và sưu tập tư nhân trên địa bàn TP.HCM được trưng bày cùng nhau trong một không gian chung. Chuyên đề “Bảo vật quốc gia – Những kiệt tác di sản tại TP.HCM” vừa khai mạc ngày 29.6 tại Bảo tàng Lịch sử TP.HCM, sẽ kéo dài đến 10.8.2025. TS Hoàng Anh Tuấn, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử...

Khởi công dự án tu bổ, tôn tạo chùa Phúc Lâm cổ

VHO - Sáng 21.6, tại huyện Đông Anh (Hà Nội), dự án tu bổ, tôn tạo di tích chùa Phúc Lâm cổ đã chính thức được khởi công. Chùa Phúc Lâm cổ là công trình đặc biệt trong quần thể Hoa Lâm Viên, nơi từng là ly cung quan trọng bậc nhất dưới triều Lý. Việc khởi công dự án không chỉ mang ý nghĩa khôi phục giá trị lịch sử - văn hóa đặc sắc mà còn là...

Gen Z kể chuyện di sản bằng ngôn ngữ quảng cáo hiện đại

VHO - Tối 11.6, tại TP.HCM, Gala chung kết cuộc thi sản xuất phim quảng cáo TVCreate 2025 với chủ đề “The Echoes of Legacy – Vang âm di sản” đã diễn ra sôi nổi tại Trường ĐH Hoa Sen (HSU). Hội đồng giám khảo Gala chung kết gồm các chuyên gia uy tín trong ngành sáng tạo và truyền thông như TS Hoàng Anh Tuấn – Giám đốc Bảo tàng Lịch sử TP.HCM; Nhà báo Nguyễn Trọng Phước - Giám đốc...

Thanh Hóa siết chặt bảo vệ bảo vật quốc gia và cổ vật quý

VHO - Trước nguy cơ mất an toàn đối với các di vật, cổ vật và bảo vật quốc gia tại các bảo tàng, di tích, danh lam thắng cảnh, Sở VHTTDL tỉnh Thanh Hóa vừa phát đi văn bản yêu cầu các địa phương, đơn vị chức năng triển khai đồng bộ nhiều giải pháp cấp bách nhằm bảo vệ tuyệt đối an ninh di sản văn hóa. Theo đó, nhằm đảm bảo an ninh, an toàn cho...

Đón nhận Quyết định công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cho mỳ Quảng

VHO - Trong khuôn khổ lễ khai mạc Những ngày văn hóa, thể thao, du lịch Quảng Nam năm 2025, chiều ngày 6.6, tỉnh Quảng Nam đã công bố và tổ chức nghi thức trao Quyết định đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tri thức dân gian mỳ Quảng tỉnh Quảng Nam và các quyết định công nhận các bảo vật quốc gia. Hiện vật trống đồng Đông Sơn và thạp đồng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Triển lãm “Đà Nẵng – Dấu xưa vang vọng” giới thiệu hơn 200 cổ vật đặc sắc

VHO - Triển lãm giới thiệu hơn 200 cổ vật quý hiếm thuộc nhiều loại hình và chất liệu, có niên đại từ thế kỷ 15 đến thời Nguyễn.  Ngày 4.7, Bảo tàng Đà Nẵng cho biết, từ ngày 11.7 đến ngày 12.9, triển lãm chuyên đề “Đà Nẵng – Dấu xưa vang vọng” sẽ chính thức mở cửa phục vụ công chúng.Triển lãm nhằm thúc đẩy phong trào xã hội hóa công tác bảo tồn di sản văn...

Dự án tái định cư Phủ Trịnh tăng vốn, lùi hạn hoàn thành sang cuối 2025

VHO - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án Khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án Tôn tạo Khu di tích Phủ Trịnh, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc (nay là xã Biện Thượng). Theo đó, thời gian hoàn thành dự án được gia hạn đến hết tháng 9.2025, đồng thời điều chỉnh cơ cấu tổng mức đầu tư lên hơn 63,2 tỉ...

Phó đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam thăm Di sản Mỹ Sơn

VHO - Lần đầu tiên đến thăm Khu đền tháp Mỹ Sơn, Phó Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam đã bày tỏ ấn tượng sâu sắc trước vẻ đẹp cổ kính, giá trị lịch sử – văn hoá độc đáo và không gian thiên nhiên trong lành của di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn. Ông Nguyễn Công Khiết- Giám đốc Ban quản lý Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn cho biết, ngày 2.7, nhân...

Di sản hội ngộ, kể chuyện nghìn năm

VHO - Lần đầu tiên, 17 bảo vật quốc gia đang được lưu giữ tại các bảo tàng công lập và sưu tập tư nhân trên địa bàn TP.HCM được trưng bày cùng nhau trong một không gian chung. Chuyên đề “Bảo vật quốc gia – Những kiệt tác di sản tại TP.HCM” vừa khai mạc ngày 29.6 tại Bảo tàng Lịch sử TP.HCM, sẽ kéo dài đến 10.8.2025. TS Hoàng Anh Tuấn, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử...

Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Khu đền tháp Mỹ Sơn

VHO - Phó Thủ tướng Mai Văn Chính ký Quyết định số 1404/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Khu đền tháp Mỹ Sơn. Khu vực nghiên cứu lập quy hoạch, diện tích khoảng 30.875 ha, thuộc địa giới đơn vị hành chính nơi phân bố di tích; trong đó bao gồm: Diện tích khoanh vùng bảo vệ Di tích quốc gia đặc biệt Khu đền...

Bài đọc nhiều

Hậu duệ Hoàng tộc triều Nguyễn hiến tặng 2 chiếc áo của mẹ vua Bảo Đại | Multimedia

Giấy phép số: 422/GP-BTTTT, cấp ngày 19.8.2016 Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ Phó Tổng Biên tập: PHAN THANH NAM, NGUYỄN VĂN MƯỜI © Bản quyền thuộc về Báo Văn Hóa. Không sao chép dưới mọi hình thức nếu chưa có sự chấp thuận bằng văn bản. Văn phòng đại diện phía Nam 170 Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP HCM 028.38230890 12 Trương Hán Siêu, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng 0236.3897798 211 Thống Nhất, phường Phương Sài, TP Nha Trang, Khánh...

Triển lãm “Đà Nẵng – Dấu xưa vang vọng” giới thiệu hơn 200 cổ vật đặc sắc

VHO - Triển lãm giới thiệu hơn 200 cổ vật quý hiếm thuộc nhiều loại hình và chất liệu, có niên đại từ thế kỷ 15 đến thời Nguyễn.  Ngày 4.7, Bảo tàng Đà Nẵng cho biết, từ ngày 11.7 đến ngày 12.9, triển lãm chuyên đề “Đà Nẵng – Dấu xưa vang vọng” sẽ chính thức mở cửa phục vụ công chúng.Triển lãm nhằm thúc đẩy phong trào xã hội hóa công tác bảo tồn di sản văn...

Phục chế Ngai vua triều Nguyễn theo kỹ thuật truyền thống

VHO - Thành phố Huế đang xây dựng phương án phục chế bảo vật quốc gia Ngai vua triều Nguyễn để báo cáo Bộ VHTTDL, trong đó việc phục chế sẽ thực hiện theo kỹ thuật truyền thống. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa, nguyên Giám đốc Sở VHTT tỉnh Thừa Thiên Huế (nay là thành phố Huế), bảo vật quốc gia Ngai vua triều Nguyễn được đặt trong không gian di tích rất đặc biệt, là nơi...

Di sản hội ngộ, kể chuyện nghìn năm

VHO - Lần đầu tiên, 17 bảo vật quốc gia đang được lưu giữ tại các bảo tàng công lập và sưu tập tư nhân trên địa bàn TP.HCM được trưng bày cùng nhau trong một không gian chung. Chuyên đề “Bảo vật quốc gia – Những kiệt tác di sản tại TP.HCM” vừa khai mạc ngày 29.6 tại Bảo tàng Lịch sử TP.HCM, sẽ kéo dài đến 10.8.2025. TS Hoàng Anh Tuấn, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử...

Để “hồn cốt dân tộc” lưu giữ trong từng tên xã, tên phường?

VHO - HĐND hai tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận đã họp và ra Nghị quyết thống nhất chủ trương sáp nhập hai tỉnh. Nhân dân, các chuyên gia văn hóa cho rằng, việc sáp nhập này là cần thiết sẽ tạo mối liên kết vùng, phát huy thế mạnh để phát triển kinh tế -xã của hai tỉnh hiện nay. Tuy nhiên làm gì để giữ lại tên các địa danh nổi tiếng – “hồn đất, hồn...

Cùng chuyên mục

Triển lãm “Đà Nẵng – Dấu xưa vang vọng” giới thiệu hơn 200 cổ vật đặc sắc

VHO - Triển lãm giới thiệu hơn 200 cổ vật quý hiếm thuộc nhiều loại hình và chất liệu, có niên đại từ thế kỷ 15 đến thời Nguyễn.  Ngày 4.7, Bảo tàng Đà Nẵng cho biết, từ ngày 11.7 đến ngày 12.9, triển lãm chuyên đề “Đà Nẵng – Dấu xưa vang vọng” sẽ chính thức mở cửa phục vụ công chúng.Triển lãm nhằm thúc đẩy phong trào xã hội hóa công tác bảo tồn di sản văn...

Dự án tái định cư Phủ Trịnh tăng vốn, lùi hạn hoàn thành sang cuối 2025

VHO - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án Khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án Tôn tạo Khu di tích Phủ Trịnh, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc (nay là xã Biện Thượng). Theo đó, thời gian hoàn thành dự án được gia hạn đến hết tháng 9.2025, đồng thời điều chỉnh cơ cấu tổng mức đầu tư lên hơn 63,2 tỉ...

Phó đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam thăm Di sản Mỹ Sơn

VHO - Lần đầu tiên đến thăm Khu đền tháp Mỹ Sơn, Phó Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam đã bày tỏ ấn tượng sâu sắc trước vẻ đẹp cổ kính, giá trị lịch sử – văn hoá độc đáo và không gian thiên nhiên trong lành của di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn. Ông Nguyễn Công Khiết- Giám đốc Ban quản lý Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn cho biết, ngày 2.7, nhân...

Di sản hội ngộ, kể chuyện nghìn năm

VHO - Lần đầu tiên, 17 bảo vật quốc gia đang được lưu giữ tại các bảo tàng công lập và sưu tập tư nhân trên địa bàn TP.HCM được trưng bày cùng nhau trong một không gian chung. Chuyên đề “Bảo vật quốc gia – Những kiệt tác di sản tại TP.HCM” vừa khai mạc ngày 29.6 tại Bảo tàng Lịch sử TP.HCM, sẽ kéo dài đến 10.8.2025. TS Hoàng Anh Tuấn, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử...

Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Khu đền tháp Mỹ Sơn

VHO - Phó Thủ tướng Mai Văn Chính ký Quyết định số 1404/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Khu đền tháp Mỹ Sơn. Khu vực nghiên cứu lập quy hoạch, diện tích khoảng 30.875 ha, thuộc địa giới đơn vị hành chính nơi phân bố di tích; trong đó bao gồm: Diện tích khoanh vùng bảo vệ Di tích quốc gia đặc biệt Khu đền...

Mới nhất

Dự án tái định cư Phủ Trịnh tăng vốn, lùi hạn hoàn thành sang cuối 2025

VHO - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án Khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án Tôn tạo Khu di tích Phủ Trịnh, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc (nay là xã Biện Thượng). Theo đó, thời gian hoàn thành dự án được...

Đảng ủy VIMC phát huy vai trò tuyên giáo, dân vận trong lãnh đạo Công đoàn các cấp – Tổng công ty Hàng hải...

Giai đoạn 2020 – 2025, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty và các doanh nghiệp thành viên với sự đồng hành kịp thời, hiệu quả của tổ chức Công đoàn đã thực hiện thắng lợi toàn diện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, trong...

Tuổi trẻ VIMC tự hào vững tin theo Đảng – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Tuổi trẻ luôn là lực lượng tiên phong, tràn đầy nhiệt huyết, đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Đối với Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC), thế hệ trẻ không chỉ là nguồn nhân lực kế cận mà còn là những chiến sĩ xung kích trên mặt...

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Mỹ Donald Trump điện đàm

(Dân trí) – Mỹ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam và sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong giải quyết những vướng mắc ảnh hưởng đến quan hệ thương mại song phương. 20h ngày 2/7 (giờ Việt Nam), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc...

Phó đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam thăm Di sản Mỹ Sơn

VHO - Lần đầu tiên đến thăm Khu đền tháp Mỹ Sơn, Phó Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam đã bày tỏ ấn tượng sâu sắc trước vẻ đẹp cổ kính, giá trị lịch sử – văn hoá độc đáo và không gian thiên nhiên trong lành của di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn. Ông Nguyễn...

Mới nhất