Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếTiếng Việt hiện nay có lệch chuẩn và rất cần định hướng

Tiếng Việt hiện nay có lệch chuẩn và rất cần định hướng



Những năm gần đây, các từ liên quan tới tiếng Anh, tới các khái niệm của công nghệ thông tin, của các hoạt động kinh tế – xã hội, của lối nói công nghệ 4.0, các biệt ngữ… đã tràn vào tiếng Việt hiện đại.

Tiếng Việt
PGS. TS. Phạm Văn Tình

Trao đổi với báo Thế giới và Việt Nam, PGS. TS. Phạm Văn Tình, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam học đã đề cập một số vấn đề liên quan tới tiếng Việt hiện nay, đặc biệt là ngôn ngữ giới trẻ trong thời đại công nghệ mới.

Quan sát sự vận dụng tiếng Việt trong đời sống hằng ngày cho đến ngôn ngữ trên mạng xã hội, đặc biệt là ở các bạn trẻ, ông nghĩ gì về việc sử dụng tiếng Việt hiện nay?

Tiếng Việt trong những năm gần đây có sự biến chuyển lớn. Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội. Bình thường ngôn ngữ nào cũng có sự biến đổi theo dòng chảy lịch sử, là bức tranh phản ánh xã hội.

Trong 3 yếu tố làm nên hệ thống ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) thì từ vựng thay đổi nhiều và nhanh nhất. Có thể nói, tiếng Việt đã “giàu và đẹp” hơn trong những năm qua. Nhưng cũng phải nói rằng, có rất nhiều điều trăn trở trước việc một bộ phận người Việt đã có những hành vi làm ảnh hưởng tới sự giàu, sự đẹp, sự trong sáng ngôn ngữ.

Ông có thể cụ thể hơn?

Các nhà Từ điển học đã có những công trình khảo sát, thống kê số lượng từ mới tiếng Việt trong thời gian qua, đặc biệt trong khoảng thời gian Việt Nam bắt đầu công cuộc đổi mới, mở cửa hội nhập và hòa nhập (từ năm 1990 của thế kỉ XX đến nay – những năm 20 của thế kỉ XXI). Hai đề tài khảo cứu hai giai đoạn (1990-2000 và 2000-2010) cho kết quả có khoảng gần 4.000 từ mới xuất hiện trong tiếng Việt, theo hướng nội sinh (từ bên trong tiếng Việt) và ngoại sinh (từ các ngôn ngữ nước ngoài nhập vào tiếng Việt).

Đó là con số đáng lưu ý khi nửa đầu thế kỉ XX tiếng Việt (50 năm) chỉ bổ sung 7000-8.000 từ mới. Các từ liên quan tới tiếng Anh, tới các khái niệm của công nghệ thông tin, của các hoạt động kinh tế – xã hội, của lối nói công nghệ 4.0, các biệt ngữ… đã tràn vào tiếng Việt hiện đại. Và trong sự du nhập đó, có cả “hoa thơm và cỏ dại”.

Tiếng Việt đang đứng trước thách thức bị biến dạng, lai tạp, lệch chuẩn ra sao?

Theo tôi, sự thâm nhập của các nhân tố ngoại lai không thể làm biến dạng “hồn cốt” tiếng Việt. Cũng bởi số lượng từ nhập ngoại chỉ chiếm không đáng kể trong vốn từ vựng toàn dân (theo Từ điển tiếng Việt mới nhất, Hoàng Phê chủ biên, Trung tâm Từ điển học (2020) là 46.890 mục từ).

Các từ mới như bản mềm/ bản cứng, cập nhật, chợ cóc, hàng bãi, lăn tăn, quậy, rau sạch, siêu quậy, siêu thị, tin tặc, trình duyệt, vi tính, xe ôm… Hay như xê cần hen (second hand), email, fan, fax, file (tệp), marketing, mini, module, picnic, RAM, ROM, tuổi teen, Ux (U19, U23, U50…)… đã trở nên bình thường với mọi người trong cộng đồng tiếng Việt. Cái biến dạng, lệch chuẩn lại nằm trong cách nói, cách viết nhiều người, chủ yếu của giới trẻ.

Có phải công nghệ đang làm ảnh hưởng đến ngôn ngữ của giới trẻ?

Công nghệ là một phần làm nên sự biến đổi đó. Công nghệ nằm trong tay giới trẻ và họ đã tận dụng “cách nói tân kỳ” bằng cách nói tắt, viết tắt tiếng Anh và tiếng Việt hoặc dùng tiếng Anh “bồi”. Ví dụ như OK (tốt, đồng ý); Gn2y (Chúc bạn một đêm vui vẻ) (g = good, n = night, 2 = two, gần âm với to, y = you); xì-tai (style, sành điệu); đì-dai (designe, bản thiết kế); like is afternoon (thích thì chiều) (like = thích, is = thì, afternoon = chiều, buổi chiều); no 4 go (vô tư đi) – (no = vô, 4 = tư, go = đi); lik kik (lích kích); lun lun (luôn luôn); jui wá trời lun (vui quá trời luôn); bh (bây giờ); mìn hôg chịu nủi (mình không chịu nổi)…

Có thể nói, muôn hình vạn trạng cách nói trộn mã (xen tiếng Anh). Ngoài ra, còn có biệt ngữ và tiếng lóng học đường, như gọi bố mẹ là tiền bối; gọi bị kiểm điểm, bị kỷ luật là chào cờ; gọi tiền là máu khô; gọi bạn gái là gà tóc nâu; ra công viên chơi gọi là đi xem Đế Thích…

Trong bối cảnh đất nước hội nhập, sự giao thoa văn hóa xã hội đòi hỏi ngôn ngữ phải có những thay đổi để đáp ứng nhu cầu giao tiếp mới. Do đó, nhiệm vụ giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cần thiết thế nào, theo ông?

Hiện tượng sử dụng ngôn ngữ sai lệch các chuẩn mực về từ vựng, ngữ âm, chính tả chính là đã “xuyên tạc” tiếng Việt. Dù rằng cách ứng xử ngôn ngữ “lạ hóa” của một nhóm người, của một số bạn trẻ chỉ là một lối nói của một “ngôn ngữ cá biệt”, có khi chỉ để thỏa mãn cách nói khẩu ngữ tếu táo, vui đùa. Ngôn ngữ kiểu mã tuổi teen này “sống ký sinh” trong lòng ngôn ngữ toàn dân.

Nó sử dụng các từ ngữ đã có, các cấu trúc cú pháp và các nghi thức nói năng vốn được mọi người sử dụng để “biến tấu” theo cách riêng. Đáng tiếc là cách nói, cách viết lạ đời này lại được lớp trẻ cổ xúy và “sáng tạo” tân kỳ hơn. Và điều này mới nguy hiểm, nếu lớp trẻ không chịu khó trau dồi tiếng mẹ đẻ mà cứ chạy theo những trò vui ngôn ngữ không chuẩn mực, chắc chắn ngữ năng tiếng Việt sẽ bị tổn hại.

Vậy ta cần làm những việc cụ thể gì để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt?

Giáo dục ngôn ngữ trong học đường là một nhiệm vụ quan trọng. Nó đòi hỏi sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Bác sĩ kiêm Nhà giáo dục Mỹ B. Spock từng nói: “Đứa trẻ chỉ hư khi những sai lầm về giáo dục được lặp đi lặp lại trong một thời gian dài”.

Cái sai một lần có thể không sao nhưng nhiều lần thành thói quen khó bỏ. Không nên để các bạn trẻ lãng quên tiếng Việt bằng việc vi phạm, thậm chí phá vỡ các chuẩn mực ngôn từ đã hình thành từ lịch sử, văn hóa, truyền thống dân tộc.

Từ góc độ ngôn ngữ – văn hóa, ông nhận định thế nào về trách nhiệm của báo chí, truyền thông trong việc truyền bá văn hóa hiện nay?

Báo chí truyền thông có vai trò quan trọng trong việc quảng bá, định hướng mọi người trong cộng đồng nói đúng, viết đúng; hơn thế nữa, còn phải nói hay, viết hay. Truyền thông báo chí luôn được coi là chuẩn mực nên mọi sản phẩm của nó có giá trị lan tỏa. Không ít nhà báo vì vội, vì tri thức và nghiệp vụ non kém mà có những cách viết rất ẩu, đáng chê trách.

Những cái sai, cái dở cứ thế bị nhân lên và rất khó sửa sai nếu nó được mọi người hưởng ứng. Quốc ngữ (ngôn từ, cách nói năng của tiếng Việt) là một trong những nhân tố làm nên cái hồn và văn hóa dân tộc. Người làm báo, ngoài tri thức, nghiệp vụ còn phải là người có văn hóa thì mới viết đúng, viết hay, viết sâu sắc được. Những cái hay luôn luôn mới và nó sẽ là “ngọn cờ chuẩn” cho mọi người noi theo.

Xin cảm ơn ông!

PGS.TS Phạm Văn Tình, nguyên Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, là tác giả của một loạt ấn phẩm về ngôn ngữ: Phép tỉnh lược và ngữ trực thuộc tỉnh lược trong tiếng Việt (NXB Khoa học Xã hội, 2002), Đi một ngày đàng (NXB Lao động, 2003), Tiếng Việt: Từ chữ đến nghĩa (NXB Từ điển Bách khoa, 2004), Tiếng Việt từ cuộc sống (NXB Trẻ, 2004), Người đẹp: Ăn làm sao, nói làm sao (NXB Trẻ, 2005), Luận chữ, luận nghĩa (NXB Văn hóa Thông tin, 2007), Tiếng Việt yêu thương (4 cuốn, NXB Kim Đồng, 2008), Tiếng Việt: Hành trình qua những ô chữ (NXB Tri thức, 2009), Giải nghĩa ca dao, thành ngữ, tục ngữ (NXB Kim Đồng, 2013)…

Dù dành nhiều tâm huyết với tiếng Việt, PGS.TS Phạm Văn Tình cũng nổi tiếng với tư tưởng hiện đại. Ông là người cổ vũ cho việc thay đổi ngôn ngữ theo thời đại, lắng nghe sự sáng tạo của giới trẻ.





Nguồn

Cùng chủ đề

Khởi động tìm kiếm “Sứ giả tiếng Việt” ở nước ngoài năm 2025

(Dân trí) - Ngày 29/3, tại Hà Nội, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao đã tổ chức Lễ Phát động Ngày Tôn vinh tiếng Việt và Cuộc thi Tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài năm 2025. Chương trình do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng chủ trì, với sự tham dự của đại diện các bộ, ban, ngành trong nước, các chuyên gia ngôn ngữ và...

Lễ Phát động Ngày Tôn vinh tiếng Việt năm 2025

Chiều 29/3, tại Hà Nội, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) đã tổ chức Lễ phát động Ngày Tôn vinh tiếng Việt và Cuộc thi Tìm kiếm sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài năm 2025. ...

Giữ gìn ngôn ngữ tiếng Việt trong thời kỳ hội nhập

MC Thanh Mai cho rằng, trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, ngôn ngữ tiếng Việt có nhiều cơ hội trở nên giàu có, nhưng mặt khác cũng phải đối đầu trước nguy cơ hòa tan...

Alibaba ra mắt mô hình AI mã nguồn mở phân tích cảm xúc con người qua video

Phòng thí nghiệm Thông Nghĩa (Tongyi) của Alibaba hôm thứ Ba (11/3) đã công bố mô hình R1-Omni dưới dạng mã nguồn mở. Đây được coi là mô hình ngôn ngữ đa phương thức toàn diện đầu tiên, ứng dụng kỹ thuật học tăng cường với phần thưởng có thể xác minh (RLVR) – một công nghệ hứa hẹn nâng cao khả năng suy luận và phân tích cảm xúc của AI. Nhóm phát triển cho biết, họ đã...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hải quân Việt Nam-Thái Lan tuần tra chung lần thứ 51

Sáng 2/4, Biên đội tàu 263, 261 thuộc Hải đội 515, Lữ đoàn 175, Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam đã cập quân cảng Vùng 5 (Kiên Giang), kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra chung thường niên lần thứ 51 với Biên đội tàu 421, 561 của Hải quân Hoàng gia Thái Lan.

Bộ trưởng Pete Hegseth khẳng định “liên minh sắt đá” Mỹ-Philippines tại khu vực

Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tới Philippines là cơ hội quan trọng để truyền tải chính sách của chính quyền Tổng thống Donald Trump, định hình quan điểm can dự của Washington tại khu vực.

Thị trường trầm lắng, tâm lý găm hàng cao, lượng tiêu xuất khẩu thấp nhất trong 6 năm

Giá tiêu hôm nay 31/3/2025 tại thị trường trong nước tiếp tục đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 159.000 – 160.000 đồng/kg.

Quyết chấm dứt nạn đói cho trẻ em châu Phi, AfDB phê duyệt lập quỹ hàng chục triệu USD

Hội đồng quản trị của Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) đã phê duyệt việc thành lập một quỹ nhằm giúp chấm dứt nạn đói và suy dinh dưỡng ở trẻ em trong độ tuổi đi học tại châu lục.

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam hạ cánh xuống sân bay Yangon, sẵn sàng hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất tại...

Đội cứu hộ của Việt Nam từ ngày mai sẽ triển khai nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại các nơi bị ảnh hưởng động đất ở Myanmar.

Bài đọc nhiều

Cần chú ý với món ăn kiểu lên men như cải chua, dưa hành, củ kiệu

Thực phẩm lên men là một món ăn không thể thiếu trong ngày Tết. Có nhiều loại thực phẩm lên men từ thực vật lẫn động vật như dưa hành, củ kiệu, kim chi, cà pháo, cải chua, nem chua, lạp xưởng... Các món...

Cách phòng bệnh cúm đơn giản theo y học cổ truyền, ai cũng làm được

Thời gian qua, ca mắc bệnh cúm mùa gia tăng. Với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, mỗi người dân có thể nâng cao sức khỏe của bản thân bằng vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ và các phương pháp đơn giản. ...

Thời điểm giao mùa, không khí ô nhiễm đề phòng mắc viêm kết mạc mùa xuân như thế nào?

GĐXH - Vào thời điểm giao mùa, không khí ô nhiễm dễ gây ra tình trạng mắt bị bệnh viêm kết mạc mùa xuân. ...

Uống nước dừa mỗi ngày có tốt?

Uống nước dừa mỗi ngày có tốt cho sức khoẻ?Báo Thanh Niên dẫn lời TS.BS Nguyễn Thị Sơn, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - Cơ sở 3, cho biết, hầu hết chúng ta đều biết rằng uống nước dừa đem đến nhiều lợi ích cho cơ thể, nhưng chúng ta nên tìm hiểu thêm về việc sử dụng nước dừa đúng cách, để đảm bảo cải thiện sức khỏe thật tốt.Bác sĩ Sơn khuyến cáo rằng...

Cùng chuyên mục

Cắt bỏ thận do chủ quan khi mắc sỏi niệu quản

Bệnh viện Đa khoa Hà Nội vừa tiến hành phẫu thuật cắt bỏ thận phải cho một bệnh nhân 40 tuổi do biến chứng của sỏi niệu quản. Trước đó, bệnh nhân đã chủ quan, không điều trị kịp thời, dẫn đến mất chức năng thận. Bệnh nhân H. (40 tuổi, Ninh...

Biến chứng đáng sợ của men gan thấp nếu không được điều trị đúng

GĐXH - Men gan thấp nếu không được điều trị kịp thời có thể gây suy dinh dưỡng, suy gan, rối loạn chuyển hóa và tăng nguy cơ nhiễm trùng. ...

Sữa tăng trưởng chiều cao có thật sự cần thiết cho con?

Các diễn viên, MC quảng cáo đã khẳng định như "đinh đóng cột" là con họ và những người quen biết sử dụng sữa này đã giúp tăng chiều cao 3-5cm sau 3 tháng? Không có chuyện ấy đâu. Uống sữa thông thường, bổ...

Biến chứng nguy hiểm của zona thần kinh, bác sĩ cảnh báo điều ai cũng cần biết

Bệnh zona thần kinh tương đối lành tính, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nặng làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Ông N.V.P., 68 tuổi, trú tại xã...

Xuất hiện vi rút lạ gây ho ra máu ở Nga

Một loại vi rút chưa rõ nguồn gốc khiến bệnh nhân ho ra máu và sốt cao, trong khi xét nghiệm COVID-19 và cúm đều cho kết quả âm tính. Ban đầu, những người mắc vi rút lạ này sẽ cảm thấy mệt mỏi...

Mới nhất

Giám khảo “áp lực” trước dàn thí sinh bước vào chung kết Dalat Best Dance Crew 2025

Giám khảo Viết Thành và Việt Max bất ngờ trước chất lượng thí sinh...

Làm rõ những giá trị nổi bật toàn cầu di sản khảo cổ Óc Eo – Ba Thê

VHO - Ban Quản lý di tích văn hóa Óc Eo vừa tổ chức hội nghị triển khai công tác xây dựng hồ sơ đề cử Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê tỉnh An Giang trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là Di...

Xây dựng hồ sơ Cảng Quy Nhơn – Điểm 300 ngày chuyển quân tập kết ra Bắc là di tích quốc gia

VHO - UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản số 2778/ UBND-NCVX gửi các Sở VHTTDL và Tài chính về chủ trương xây dựng hồ sơ khoa học di tích Cảng Quy Nhơn - Điểm 300 ngày chuyển quân tập kết ra Bắc để xếp hạng di tích quốc gia.  Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh này đồng...

Mới nhất