Trang chủNewsThời sựTiếng nói trẻ em làm thay đổi nhận thức của người lớn

Tiếng nói trẻ em làm thay đổi nhận thức của người lớn

Phát biểu tại Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ nhất, năm 2023, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị cần tăng cường hoạt động giám sát việc thực hiện quyền trẻ em.

Sáng 10.9, tại Hà Nội, T.Ư Đoàn, Hội đồng Đội T.Ư chủ trì, phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội tổ chức phiên họp toàn thể giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ nhất, năm 2023.

Đề xuất nhiều giải pháp bảo vệ trẻ em

Phát biểu tại phiên họp, chị Nguyễn Phạm Duy Trang, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội T.Ư, cho biết dù là phiên họp giả định, nhưng tất cả những ý kiến phát biểu tại phiên họp hôm nay đều thực chất, sinh động, thể hiện suy nghĩ, mong muốn, nguyện vọng của trẻ em. Qua đây, Ban tổ chức mong muốn tạo môi trường để các em rèn luyện các kỹ năng: phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề, kỹ năng phát biểu, trình bày trước công chúng.

Tiếng nói trẻ em làm thay đổi nhận thức của người lớn  - Ảnh 1.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tặng quà các đại biểu thiếu nhi tham gia phiên họp giả định

Ngọc Thắng

Tại phiên họp toàn thể, các đại biểu thiếu nhi đã đóng vai đại biểu Quốc hội và các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Quốc hội, Chính phủ để đề ra những giải pháp và làm rõ các vấn đề được “cử tri trẻ em” quan tâm, gồm: “Phòng, chống tai nạn thương tích, bạo lực, xâm hại trẻ em” và “Bảo vệ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng”.

Phiên họp giả định được diễn ra như phiên họp Quốc hội chính thức với sự điều hành của em Lê Quang Vinh, Phó chủ tịch “Quốc hội trẻ em“, và phát biểu khai mạc, bế mạc của Chủ tịch “Quốc hội trẻ em” Đặng Cát Tiên. Các đại biểu tiến hành hoạt động thảo luận với 8 ý kiến phát biểu, 2 ý kiến tranh luận. Trong đó có giải trình của Bộ trưởng trẻ em Bộ LĐ-TB-XH, Bộ trưởng trẻ em Bộ TT-TT và Phó thủ tướng Chính phủ trẻ em đã tiếp thu, làm rõ các vấn đề đại biểu trẻ em quan tâm.

Tranh luận về các giải pháp tăng cường vai trò của nhà trường trong phòng, chống tai nạn thương tích, bạo lực và xâm hại trẻ em, đại biểu Phạm Nguyễn Gia Hân (TP.Đà Nẵng) cho rằng nhiều trẻ em rất ngại chia sẻ với thầy cô, bạn bè về vấn đề mà mình gặp phải nên việc để trẻ em tham gia talkshow nhằm nói lên vấn đề của mình sẽ rất khó khăn. “Vì vậy, cần phát triển trung tâm tư vấn tâm lý học đường ở tất cả các trường học, có bác sĩ tâm lý chuyên nghiệp để giúp học sinh giải quyết những vấn đề khó khăn của mình”, đại biểu đề xuất.

Đại biểu Nguyễn Ngọc Tường (tỉnh Đồng Nai) cho rằng trong thời đại công nghệ số, chúng ta không thể cấm trẻ em tham gia không gian mạng, như thế sẽ hạn chế cơ hội tiếp cận thông tin, tri thức. Tuy nhiên, trẻ em vào internet phải đối mặt với không ít nguy cơ rủi ro, bị xâm hại. Trước thực trạng đó, đại biểu đề xuất các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội thực hiện tốt hơn vai trò nhằm đảm bảo cho trẻ em được tương tác an toàn, lành mạnh và sáng tạo trên không gian mạng.

Kết thúc phiên họp, các đại biểu trẻ em đã thông qua Nghị quyết Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ nhất, năm 2023. Nghị quyết này được xem như một báo cáo kiến nghị của cử tri đặc biệt gửi lên Quốc hội về các vấn đề liên quan đến trẻ em.

Tiếng nói trẻ em làm thay đổi nhận thức của người lớn  - Ảnh 2.

Anh Bùi Quang Huy, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn, giao lưu với đại biểu trẻ em tại chương trình

Kịp thời tổ chức các phiên giải trình

Phát biểu sau khi theo dõi phiên họp giả định, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết rất xúc động và ấn tượng với phiên họp của các em bởi diễn ra như một phiên họp chính thức. “Sự thể hiện xuất sắc của các đại biểu “Quốc hội trẻ em” đã cho thấy mô hình Quốc hội giả định đã thúc đẩy sự tham gia sớm của trẻ em vào các hoạt động chính trị, xã hội, góp phần bảo đảm quyền và lợi ích của trẻ em, hướng trẻ em trở thành những công dân có trách nhiệm với đất nước, xã hội và khả năng trở thành những nhà lãnh đạo trong tương lai. Thực tế cho thấy, tiếng nói của trẻ em đã làm thay đổi nhận thức của người lớn và góp phần làm thay đổi thế giới”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Theo Chủ tịch Quốc hội, ý kiến thảo luận của các đại biểu “Quốc hội trẻ em” và đặc biệt là Nghị quyết của phiên họp giả định cũng là cơ sở để Quốc hội, Chính phủ và các ban, ngành, đoàn thể nghiên cứu, tiếp thu, có sự chuẩn bị tốt hơn trong quá trình ban hành các chính sách pháp luật về các vấn đề có liên quan tới trẻ em.

Phiên họp có sự tham dự của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Các ủy viên T.Ư Đảng: ông Trần Hồng Hà, Phó thủ tướng Chính phủ; ông Phạm Tất Thắng, Phó trưởng ban thường trực Ban Dân vận T.Ư; bà Nguyễn Thúy Anh, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội; ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ TT-TT; bà Hà Thị Nga, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ VN; ông Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh, Chủ tịch Nhóm đại biểu Quốc hội trẻ.

Về phía Ban tổ chức có ông Bùi Văn Cường, Ủy viên T.Ư Đảng, Tổng thư ký kiêm Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; ông Nguyễn Đắc Vinh, Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội; anh Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ biểu dương T.Ư Đoàn, Hội đồng Đội T.Ư trong việc thực hiện nhiệm vụ đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em. Đồng thời đề nghị Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, tổ chức Đoàn thanh niên và các tổ chức chính trị – xã hội quan tâm, thực hiện tốt một số nội dung. Trong đó, các cấp ủy Đảng, chính quyền tiếp tục quán triệt sâu sắc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách, pháp luật, các chương trình, đề án về chăm sóc, bảo vệ trẻ em, quan tâm, đầu tư các nguồn lực, cả về ngân sách và con người để thực hiện công tác trẻ em.

Bên cạnh đó, các cơ quan của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội, các tổ chức chính trị – xã hội cần tăng cường hoạt động giám sát việc thực hiện quyền trẻ em và các quy định của pháp luật về chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em, kịp thời tổ chức các phiên giải trình về những vấn đề thời sự cấp bách có liên quan đến trẻ em.

Tiếng nói trẻ em làm thay đổi nhận thức của người lớn  - Ảnh 4.

Trẻ em đóng vai đại biểu Quốc hội trong phiên họp giả định để bày tỏ ý kiến của mình

“Chính phủ cần tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ để giải quyết những vấn đề nổi lên trong công tác chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em, nhất là những vấn đề đã nêu tại Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ nhất; rà soát để hoàn thiện, chỉ đạo thực hiện các chính sách chăm lo cho trẻ em, nhất là trẻ em mồ côi, trẻ em khuyết tật, trẻ em dân tộc thiểu số, con em công nhân, người lao động”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Thanhnien.vn

Cùng chủ đề

Thành phố Hồ Chí Minh: thêm 3 mô hình một cửa hỗ trợ trẻ em bị bạo lực, xâm hại

Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành 3 quyết định về việc thành lập mô hình một cửa tiếp nhận và cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại, mang thai ngoài ý muốn đến khám và điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình Thành phố Hồ Chí Minh. ...

Bộ VHTTDL- UNFPA tăng cường hợp tác trong phòng, chống bạo lực gia đình

(Tổ Quốc) - Chiều 6/2, tại trụ sở Bộ VHTTDL, Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy đã tiếp, làm việc với Trưởng đại diện Quỹ dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) Việt Nam Matt Jackson. ...

Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng bằng quy tắc ứng xử

Thêm "hàng rào" bảo vệ trẻ em trên không gian mạng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) vừa ban hành "Bộ quy tắc ứng xử về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng", quy định về hành vi ứng xử và trách nhiệm của cá nhân, tổ chức khi tham gia hoạt động trên mạng. Bộ quy tắc sẽ góp phần điều chỉnh hành vi ứng xử của mọi người, từ đó, kiến tạo môi trường mạng tích...

Hợp tác hỗ trợ cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

400 học sinh có hoàn cảnh đặc biệt tại TP.HCM sẽ được cấp học bổng học tập toàn diện, bền vững, bắt đầu từ năm 2025. "Chúng tôi sẽ đồng hành với các hoàn cảnh đặc biệt từ khi các em được cấp học...

Các nước làm gì để kiểm soát việc truy cập mạng xã hội của trẻ em?

Chính phủ Úc vừa mới thông qua lệnh cấm sử dụng mạng xã hội đối với trẻ em dưới 16 tuổi, một trong những quy định cứng rắn nhất thế giới. Lệnh cấm sẽ có hiệu lực từ cuối năm 2025. Nhiều nước...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tên lửa quỹ đạo của châu Âu rơi và phát nổ sau khi phóng

Tên lửa Spectrum phóng lên thất bại trong thử nghiệm vốn được trông đợi sẽ là bước tiến mới của châu Âu trong lĩnh vực không gian. ...

Israel quyết gây áp lực với Hamas, triển khai kế hoạch của ông Trump ở Gaza

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho hay nội các Israel đồng ý gia tăng áp lực với Hamas, đồng thời tuyên bố nỗ lực thực hiện kế hoạch của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc khuyến khích người dân Dải Gaza 'di...

Bài đọc nhiều

Ông Thích Minh Tuệ ‘tự nguyện dừng đi bộ khất thực’

(Dân trí) - Trưa 3/6, Ban Tôn giáo Chính phủ (Bộ Nội vụ) thông tin, ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) đã tự nguyện dừng việc đi bộ khất thực. Theo Ban Tôn giáo Chính phủ, ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) sinh năm 1981 tại xã Kỳ Văn, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh; đăng ký hộ khẩu thường trú tại xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai; hiện không có địa chỉ cư trú...

Hàng nghìn người đội mưa xem bế mạc Festival Biển Nha Trang – Khánh Hòa

Đêm bế mạc Festival biển Nha Trang - Khánh Hòa 2023 để lại nhiều cảm xúc, thành phố biển khép lại những ngày hội rực rỡ và mở ra những cơ hội hợp tác quốc tế hướng đến mục tiêu trở thành điểm đến thịnh vượng. Tối 6.6, tại Quảng trường 2.4 Nha Trang, UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức lễ bế mạc Festival biển Nha Trang – Khánh Hòa lần thứ 10. Với chủ đề “Khánh Hòa - Đoàn kết vươn tới tương lai”,...

Gia tăng giá trị nuôi trồng thủy sản trên biển

Cùng với khai thác hiệu quả hải sản tự nhiên trên biển, nghề nuôi biển cũng đang có bước đi khá vững chắc và phát triển mạnh của tỉnh Ninh Thuận. Người dân thu hoạch hàu được nuôi tại Đầm Nại, huyện Ninh Hải.  Tận dụng tiềm năng, lợi thế của một tỉnh ven biển, nhiều hệ thống đầm, vịnh, ao, đìa ven bờ, tỉnh Ninh Thuận đã đẩy mạnh phát triển nghề nuôi biển với đa chủng loại hải sản...
08:51:52

Kinh tế Việt Nam 2024 dưới góc nhìn của các chuyên gia

(Dân trí) - Gần 20 chuyên gia, nhà khoa học tham dự diễn đàn vĩ mô "Kinh tế Việt Nam vượt những cơn gió ngược" sáng 9/1 tại Đại học Ngân hàng TPHCM đã phác thảo triển vọng kinh tế năm 2024. Diễn đàn kinh tế vĩ mô lần thứ 12 do Đại học Ngân hàng TPHCM (HUB) tổ chức, có sự đồng hành truyền thông của báo Dân trí. Diễn đàn bắt đầu bằng báo cáo kinh tế vĩ mô do...

Thủ tướng: Cần kiểm soát quyền lực trong xây dựng luật

Ngày 29-1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng luật. Chính phủ họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 1-2024 - Ảnh: VGP Phiên họp đã thảo luận ba dự án luật gồm: Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ, Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi), Luật Công chứng (sửa đổi); và hai đề nghị xây dựng luật gồm: Luật Thi hành án...

Cùng chuyên mục

Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư. Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường là một giải pháp quan trọng trong công cuộc cải tổ bộ máy hành chính hiện nay, nhằm tái cấu trúc tổ chức, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Xe mất phanh trước tai nạn?

(NLĐO) - Vụ xe khách rơi vực đèo Bảo Lộc đến hiện tại xác định 1 người chết và 3 người bị thương nặng. ...

Mới nhất

Bài 1: Giải mã dấu tích kinh thành đá

VHO - Trải qua hơn 600 năm phong sương và biến thiên lịch sử, những khối đá xanh khổng lồ ở Thành nhà Hồ vẫn lặng lẽ gìn giữ dấu ấn một kinh đô vương triều. Từ lòng đất Vĩnh Lộc, hàng loạt phát hiện khảo cổ học trong những năm gần đây đang góp phần phác họa...

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam tham gia thúc đẩy thương mại hai chiều Việt – Mỹ tại SelectUSA 2025 – Tổng công...

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang chuyển dịch mạnh mẽ, từ ngày 12 đến 15/5/2025, Hội nghị Thượng đỉnh Đầu tư SelectUSA Investment Summit 2025 tại thành phố National Harbor, bang Maryland, Hoa Kỳ đã trở thành điểm đến của hơn 130 đại biểu Việt Nam, đại diện cho hơn 100 doanh nghiệp hàng đầu trong...

Vinh danh tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh

VHO - Bộ VHTTDL vừa ban hành quyết định đưa “Tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh” tại huyện Nam Trà My, (Quảng Nam) vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Qua đó, khẳng định giá trị đặc biệt của “quốc bảo” sâm Ngọc Linh, đồng thời tôn vinh kho tàng tri thức...

Cứu hai quả thận khỏi “bờ vực” suy thận từ biến chứng giãn nặng

Báo điện tử Dân Trí đưa tin về bài viết “Cứu hai quả thận khỏi “bờ vực” suy thận từ biến chứng giãn nặng” ngày 16/05/2025. Để cập nhật thông tin tới khách hàng, chúng tôi sẽ trích nội dung từ Báo Dân Trí để cung cấp tới bạn đọc.Trích dẫn toàn bộ nội dung bài báo:Biến chứng...

Thông tin mới nhất cho các khách hàng đặt vé máy bay Vietnam Airlines trên VNPAY App và các Ứng dụng ngân hàng

Từ ngày 17/5/2025, toàn bộ chuyến bay nội địa của Hãng sẽ chuyển sang nhà ga T3 – sân bay Tân Sơn Nhất. Khách hàng khi đặt vé máy bay trên VNPAY App và các ứng dụng ngân hàng hãy kiểm tra kỹ thông tin chuyến bay trước khi đặt vé để đảm bảo chuyến đi suôn sẻ và...

Mới nhất