Trang chủNewsThời sựTiếng leng keng sau 0h của người bố bán hủ tiếu giúp...

Tiếng leng keng sau 0h của người bố bán hủ tiếu giúp 2 con đổi đời


LỜI TÒA SOẠN

“Sài Gòn không bao giờ ngủ và đêm Sài Gòn không bao giờ đủ” là câu nói đã thành quen thuộc mà người dân và du khách dùng để tả về TPHCM, thành phố lớn nhất, đầu tàu kinh tế cả nước. Thành phố muôn màu, rực rỡ về đêm, không lúc nào ngớt tiếng người, xe, cả cảnh vui chơi và mưu sinh.

Để phục vụ cuộc sống sau 0h ấy, bao người vẫn tươi cười, đón khách, gom nhặt từng đồng trên hè phố.

Dân trí thực hiện tuyến bài về cuộc sống của những người mưu sinh lúc nửa đêm, để thấy cuộc sống của thành phố không ngủ, nơi cơ hội mở ra với mọi người.

Nghe thấy âm vang quen thuộc, một đứa trẻ vội vã chạy ra, mở toang cửa: “Ông Bấu, cho con một tô!”.

Ông không hỏi cậu nhóc ăn cay nhiều hay cay ít, bỏ xương hay bỏ giò, bởi ông tự hào mình thuộc lòng khẩu vị của từng khách.

Đáp lại câu hỏi của cậu bé bằng cái gật đầu, người đàn ông với cái lưng đau nhức vội quay xe, đạp một mạch đến quầy hủ tiếu ngoài đầu hẻm. Chỉ vài phút, ông trở lại với một tô hủ tiếu đầy, thơm phức mùi thịt và hành phi. 

Tiếng leng keng sau 0h của người bố bán hủ tiếu giúp 2 con đổi đời - 1
Tiếng leng keng sau 0h của người bố bán hủ tiếu giúp 2 con đổi đời - 2

Nghề tưởng dễ mà khó

Xe hủ tiếu của ông Hán Ngọc Bấu (51 tuổi, quê tại tỉnh Phú Thọ) nằm ở góc chợ Cầu Cống (đường Đoàn Văn Bơ, quận 4, TPHCM), một địa điểm dễ thấy nên 23 năm qua mỗi ngày vẫn có nhiều khách lui đến.

Theo ông Bấu, ngày nay, các xe hủ tiếu gõ thường cố định một chỗ, chủ yếu bán cho khách vãng lai. Gia đình ông là một trong số ít những quầy hủ tiếu còn tồn tại kiểu một người bán, một người vừa đạp xe, cầm muỗng gõ vào chày đập đá, len lỏi khắp ngõ ngách để tìm thực khách rồi bưng món ăn đến tận nơi.

Ông chủ xe hủ tiếu bộc bạch, nghề hủ tiếu gõ tưởng dễ nhưng lại vô cùng vất vả. Thời chưa sắm xe đạp, ông phải đi bộ để bê hủ tiếu một đoạn đường xa.

Tiếng leng keng sau 0h của người bố bán hủ tiếu giúp 2 con đổi đời - 3
Tiếng leng keng sau 0h của người bố bán hủ tiếu giúp 2 con đổi đời - 4

Những hôm khách đông, hai cánh tay, đỉnh đầu của ông Báu lại trở nên “bận rộn”, xếp đầy 3 chiếc mâm đựng gần chục tô hủ tiếu.

Thời gian đầu còn loạng choạng, nhưng dần rồi ông Bấu thành quen. “Kỷ lục đỉnh nhất của tôi là bưng 10 tô hủ tiếu cùng lúc, chưa từng làm đổ xuống đất”, ông nói, ánh mắt lộ rõ vẻ tự hào.

Ngoài cái khó ấy, ông Bấu cho hay, vợ chồng ông luôn phải nhớ khẩu vị của từng khách. Bởi chỉ cần “lệch” một chút, ông sẽ phải hối hận vì đánh mất một người khách quen.

Trước đây, người ta hay đồn ác ý rằng hủ tiếu gõ ngon nhờ có… chuột trong nồi nước lèo. Nghe điều này, tiểu thương buôn bán chỉ ngán ngẩm, lắc đầu.

Vợ ông Bấu, bà Nguyễn Thị Thảo (47 tuổi) chia sẻ, nước lèo ngon là do cách nêm nếm từ kinh nghiệm của người bán. Muốn níu chân thực khách, người bán còn phải biết đầu tư về các nguyên liệu khác như thịt, rau,…

Quan trọng nhất, người chủ và khu vực chế biến lúc nào cũng phải tươm tất, sạch sẽ thì mới mong có “bạn hàng quen”. Bởi đối với bà Thảo, dù là gánh hàng rong nhưng mọi thứ phải “chuẩn”. Đó cũng là lí do mà gánh hủ tiếu của vợ chồng bà tồn tại đến ngày hôm nay.

Mỗi tô có giá 20.000-25.000 đồng. Tiền bán được đã trừ hết một phần lớn vào vốn mua nguyên liệu, số còn lại bà Thảo xem như lấy công làm lời.

Từ 8h, vợ chồng bà dậy chuẩn bị nguyên liệu để kịp 15h dọn hàng. Hàng hủ tiếu của bà Thảo sẽ bán ở chợ 200 nằm trên đường Xóm Chiếu (quận 4) đến 20h, rồi mới bắt đầu dọn ra chợ Cầu Cống, bán đến 0h là nghỉ. Khách đến ăn hủ tiếu, đặt hàng liên tục khiến bà Thảo không lúc nào ngơi tay.

“Làm cái này phải đứng suốt, nhưng khi được nghỉ ngơi lại rất buồn. Vì chỉ được nghỉ khi bán ế”, bà Thảo cười, nói.

Gánh hàng rong nuôi 6 miệng ăn

Thời còn ở quê, vợ chồng ông Bấu kết hôn khi còn trong cảnh “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” trên những cánh đồng ở tỉnh Phú Thọ.

Cuộc sống làm nông vất vả, đồng tiền kiếm ra chỉ lấp được nửa cái bụng đói. Ông mới thưa với bố mẹ cho vào miền Nam lập nghiệp, thoát cảnh nghèo.

Thoạt đầu, bố mẹ ông phản đối kịch liệt. Sau vài lần thuyết phục, ông Bấu nhận được cái gật đầu miễn cưỡng. Thế rồi, vợ chồng ông bỏ lại 2 đứa con còn đỏ hỏn, nhờ đấng sinh thành nuôi dưỡng chúng nên người.

Năm 2001, trên chuyến xe đi vào miền nam, vợ chồng ông khóc không thành tiếng. Mỗi đoạn đường xe đi qua là nỗi lòng ông thêm nặng trĩu, tuy vậy, ông chỉ có gạt nước mắt, thỉnh thoảng quay đầu nhìn lại mảnh đất đã nuôi mình khôn lớn.

Tiếng leng keng sau 0h của người bố bán hủ tiếu giúp 2 con đổi đời - 5
Tiếng leng keng sau 0h của người bố bán hủ tiếu giúp 2 con đổi đời - 6

Đến TPHCM, ông xin phụ việc ở một hàng hủ tiếu, tiền kiếm được chỉ đủ vợ chồng ông sống qua ngày. Ngẫm thấy như này mãi sẽ không có dư, ông nghỉ việc, gom tiền đóng một xe hủ tiếu tương tự và bắt đầu khởi nghiệp.

Thời gian đầu, vợ chồng ông bán từ chiều đến 2h sáng. Dọn hàng về đến nhà, vợ ông đếm tiền, thất thểu vì chỉ lãi được 8.000 đồng.

“Có những đêm tôi nằm khóc, trách sao số mình khổ quá. Vợ chồng tôi cũng định trở về quê vì buôn bán khó khăn. Nhưng rồi tôi sực nhớ sự quyết tâm thoát nghèo khi còn ngồi trên xe vào miền Nam, nhớ lại ánh mắt hi vọng của bố mẹ và tương lai của hai đứa con. Lúc đó, tôi biết mình không thể dừng lại, vì tôi không muốn các con vất vả như mình”, ông Bấu trải lòng.

Sau đó, vợ chồng ông Bấu tìm hiểu cách điều chỉnh hương vị sao cho hợp với người miền Nam. Để chiều lòng khách, ông Bấu và vợ lúc nào cũng nở nụ cười tươi, chân thành đối đáp với từng người.

Dần dà, lượng khách ngày càng đông hơn, tiền kiếm được từ gánh hủ tiếu giúp cho vợ chồng ông có cuộc sống ổn định. Hằng tháng, vợ chồng ông Bấu đều đặn gửi tiền về quê nuôi bố mẹ và hai con.

Mơ thoát đời rong ruổi, tìm chỗ ấm êm

 Đã ngoài 50 tuổi nhưng số lần đón Tết tại quê nhà của vợ chồng ông Bấu chỉ đếm trên đầu ngón tay.

“Về quê, biết bao nhiêu chi phí phải lo. Buôn bán thế này nghỉ một ngày cũng thấy tiếc. Chúng tôi phải hi sinh, để đánh đổi con chữ, chén cơm cho bố mẹ và các con”, bà Thảo bộc bạch.

Đêm giao thừa tết Nguyên đán năm ngoái, vợ chồng ông ngồi cạnh nồi nước lèo còn một nửa. Những vị khách là người lao động vừa tan làm, ghé ăn tô hủ tiếu cho ấm bụng, để đón một năm mới tốt đẹp hơn.

“Xem như cũng có người cùng đón giao thừa với vợ chồng tôi”, bà Thảo nói đùa.

Làm việc không ngừng nghỉ, sức khỏe vợ chồng ông Bấu không còn như trước. Bệnh thoát vị đĩa đệm khiến giấc ngủ của ông cũng trở nên chập chờn. Bà Thảo do đứng nhiều nên không tránh khỏi cảnh nhức mỏi những hôm trái gió, trở trời.

Sau gần 23 năm tha hương, ông Bấu và bà Thảo lãi nhiều nhất, chính là tương lai của các con. Hai người con của ông đã tốt nghiệp đại học, nay làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Dù nhiều lần con mở lời mong bố mẹ về quê, nhưng vợ chồng ông Bấu đành từ chối.

“Con tôi vào trong đây chơi được đúng 1 lần. Vì thấy cảnh bố mẹ cực quá, buồn không chịu được nên không dám vào nữa…”, ông Bấu kể.

Tiếng leng keng sau 0h của người bố bán hủ tiếu giúp 2 con đổi đời - 7
Tiếng leng keng sau 0h của người bố bán hủ tiếu giúp 2 con đổi đời - 8

“Trúng số, mua nhà, về quê”, đó là cái cách vợ chồng ông Bấu nói gọn ước mơ của mình.

Nói đến đây, ông Bấu trầm xuống. Ông tự hỏi, ước mơ ấy sao mà xa xôi quá, liệu nó có đến với vợ chồng ông sau ngần ấy năm rong ruổi, buôn gánh, bán bưng?

Ông Bấu vội quay lưng đi, gạt nước mắt để vợ không nhìn thấy. Người đàn ông chậm rãi leo lên chiếc xe đạp đã cũ. Tiếng gõ một lần nữa vang lên, bóng lưng ông Bấu khuất dần trong con hẻm nhỏ.

Bên này, bà Thảo tiếp tục múc nước lèo vào tô hủ tiếu. Khói trắng bốc lên kèm theo mùi thơm thoang thoảng.

Người phụ nữ tóc chớm bạc, lại thêm một lần trầm tư: “23 năm trôi qua, sao mà nhanh quá…”.



Nguồn

Cùng chủ đề

Ấm ức với những bảng giá mập mờ và chiếc loa ‘ma thuật’ bên đường

Lỡ mua một lần rồi thôiNhiều người lỡ ghé mua nên đành "cắn răng" lấy hàng, nhưng cũng có không ít người bực...

Tập trung xử lý dứt điểm nạn bán hàng rong ở phố đi bộ Nguyễn Huệ

Chiều 27-6, UBND quận 1 (TPHCM) tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch chuyển hóa tình hình an ninh trật tự tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (phường Bến Nghé). Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Quận ủy quận 1 Dương Anh Đức cho biết, phố đi bộ Nguyễn Huệ là biểu tượng của TPHCM, nơi thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, cũng là nơi tổ chức...

Hàng rong ‘bủa vây’ các điểm du lịch Đà Nẵng

Đà Nẵng sẽ xử lý ăn xin biến tướng, hàng rongTrong nhiều năm qua, Đà Nẵng là địa phương đi đầu trong...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mức đóng BHYT năm 2025

(Dân trí) - Các nhóm mua bảo hiểm y tế (BHYT) khác nhau sẽ có mức đóng khác nhau. Từ ngày 1/7, Luật BHYT sửa đổi có hiệu lực nên quy định về mức đóng BHYT cũng thay đổi theo. Mức đóng BHYT trước ngày 1/7Trong năm 2025, các quy định về BHYT sẽ được áp dụng trong 2 giai đoạn khác nhau. Giai đoạn trước ngày 1/7 áp dụng theo Luật BHYT hiện hành; tức là Luật BHXH năm...

Cán bộ ngành LĐ,TB&XH dâng hương tưởng niệm liệt sĩ

(Dân trí) - Nhân dịp Tết Nguyên đán 2025, đoàn cán bộ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TPHCM tổ chức dâng hoa tại tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh, dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ. Theo lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH TPHCM, Nghĩa trang liệt sĩ Thành phố là nơi an nghỉ của 14.366 anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc.Còn...

Anh Thơ, Lê Anh Dũng gây xúc động với ca khúc “Biển trời quê hương”

(Dân trí) - Bài hát "Biển trời quê hương" với sự thể hiện của Anh Thơ và Lê Anh Dũng mang tới cho khán giả nhiều xúc cảm về tình yêu quê hương, đất nước. Mừng xuân Ất Tỵ năm 2025, nhà thơ, nhạc sĩ Ngọc Lê Ninh ra mắt ca khúc Biển trời quê hương. Với tình yêu quê hương, đất nước, ca sĩ Anh Thơ và Lê Anh Dũng đã thể hiện ca khúc vừa ngọt ngào, xúc động,...

Dọn phòng khách đón Tết bằng cách sửa 6 sai lầm kinh điển về nội thất

(Dân trí) - Dưới đây là 6 sai lầm cơ bản khi bố trí nội thất phòng khách mọi người thường gặp phải và cách khắc phục giúp thay đổi không gian sống trong dịp năm mới. Giữ lại những đồ không phù hợpNhiều người thường giữ lại những món đồ nội thất cũ kỹ không phù hợp với không gian và phong cách sống hiện đại sau khi sửa nhà. Đó có thể là bộ ghế gỗ tràng kỷ...

Bố ruột diva Hồng Nhung sống một mình ở tuổi 85, phải thuê người giúp việc

(Dân trí) - Hồng Nhung cho biết, chị nhiều lần mời nhưng bố chị không đồng ý ở cùng con cháu. Nữ ca sĩ phải thuê người giúp việc chăm sóc ông. Cách đây vài ngày, ca sĩ Hồng Nhung cho biết, chị vừa kết thúc đợt điều trị ung thư vú đầu tiên, hiện được chăm sóc hậu phẫu và theo dõi tại bệnh viện ở Singapore.Ít người biết rằng, vì tình bằng hữu với dịch giả Lê Văn...

Bài đọc nhiều

Bill Gates, Mark Zuckerberg và các tỷ phú đang dùng smartphone gì?

Bill GatesTheo PhoneArena, Bill Gates, đồng sáng lập Microsoft, đang sử dụng mẫu smartphone màn hình gập Samsung Galaxy Z Fold5. Vị tỷ phú cũng đã gắn bó với điện thoại của Samsung trong nhiều năm khi từng sử dụng Galaxy Z Fold3 và Galaxy Z Fold4.Trước đây, ông đã sử dụng điện thoại nắp gập trong nhiều năm. Sau đó, Tim Cook đã thuyết phục ông dùng iPhone bằng cách liên tục gửi sản phẩm miễn phí...

Đầu tư vào Việt Nam sẽ thành công

Chiều ngày 2/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte dự Diễn đàn Doanh nghiệp công nghệ cao Việt Nam - Hà Lan. Diễn đàn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp cùng Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam để tổ chức, với sự tham gia của lãnh đạo các bộ ngành, địa phương của hai nước và gần 30 doanh nghiệp công nghệ cao hàng đầu Hà...

Cách để biết chính xác xe có đang bị phạt nguội hay không

Phạt nguội là hình thức xử phạt người tham gia giao thông có hành vi vi phạm được phát hiện thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của lực lượng chức năng hoặc được ghi thu bằng thiết bị kỹ thuật của tổ chức, cá nhân hoặc những thông tin, hình ảnh đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội mà lực lượng chức năng không dừng xe xử...

Thành Chung – Duy Mạnh, ‘lá chắn thép’ của đội tuyển Việt Nam trở lại ngoạn mục thế nào?

Từng là người thừa của đội tuyển Việt Nam dưới thời HLV Philippe Troussier, nhưng AFF Cup 2024 là giải đấu chứng kiến bộ đôi trưởng thành từ CLB Hà Nội của bầu Hiển: Thành Chung - Duy Mạnh trở lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nếu tiếp cận thành tích và màn trình diễn của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024 trên góc độ thống kê, khán giả chắc sẽ thấy choáng ngợp trước phong độ khủng khiếp của Nguyễn Xuân...

Chiến tranh là mối nguy hàng đầu trong năm 2025

(CLO) Trong báo cáo trước thềm Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos vào tuần tới, các nhà lãnh đạo kinh tế toàn cầu đều bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc xung đột vũ trang sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế thế giới trong...

Cùng chuyên mục

Bản tin Mặt trận sáng 25/1

Bản tin Mặt trận sáng 25/1 của Báo Đại Đoàn Kết gồm một số nội dung chính như sau: Hơn 4.742 tỷ đồng chăm lo Tết cho người nghèo; Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Việt Trường trao quà Tết tại Cần Thơ; Nam Định: Gặp mặt, chúc tết 125 kiều bào; Nhiều người khó khăn tại Ý Yên được hỗ trợ tiền hàng tháng từ nguồn xã hội hóa… ...

Bảo tàng Louvre ở Paris ‘kêu cứu’

(CLO) Bảo tàng Louvre, địa điểm thu hút nhiều du khách nhất thế giới và là nơi trưng bày bức tranh Mona Lisa nổi tiếng của Leonardo da Vinci, đã yêu cầu chính quyền Pháp hỗ trợ khẩn cấp để cải tạo các phòng triển lãm xuống cấp và tăng cường...

Dự báo thời tiết 25/1/2025: Miền Bắc mưa nhỏ, không khí lạnh tràn về ban đêm

Dự báo thời tiết 25/1/2025, đợt không khí lạnh mạnh sẽ ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ vào ban đêm. Ban ngày, miền Bắc có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù rải rác. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay, bộ phận không khí lạnh mạnh đã báo vẫn đang di chuyển xuống phía Nam. Dự báo khoảng đêm 25/1, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến khu...

Khi Tiktoker bị ‘ngáo quyền lực’, thể hiện coi thường pháp luật

Theo luật sư, hành động của Tiktoker “Nam Birthday” có lẽ xuất phát từ “ảo tưởng sức mạnh” của bản thân, là bài học cảnh tỉnh cho những người đã và đang có suy nghĩ lợi dụng ảnh hưởng “ảo” của mình để thực hiện những hành vi lệch lạc trong cuộc sống. Như VietNamNet đã đưa, chiều 23/1, Công an tỉnh Hưng Yên cho biết, Công an huyện Văn Giang đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi...

“Làng lu” ở Bình Dương

(NLĐO) - Trải qua thăng trầm lịch sử và những thay đổi của đời sống, xã hội, làng lu Tương Bình Hiệp vẫn giữ cách thức sản xuất thủ công truyền thống ...

Mới nhất

Giá cà phê tăng liên tiếp, robusta “quyết” giữ vùng đỉnh, nỗi lo cung thiếu

Tính chung năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu tổng cộng hơn 1,34 triệu tấn cà phê các loại, giảm mạnh 17,1% so với năm 2023 và là mức thấp nhất trong 9 năm qua. Nguyên nhân chủ yếu là do sản lượng trong niên vụ 2023 - 2024 vừa qua ước giảm 6% so với niên vụ trước đó, chỉ đạt khoảng 1,5 - 1,6 triệu tấn.

Bản tin Mặt trận sáng 25/1

Bản tin Mặt trận sáng 25/1 của Báo Đại Đoàn Kết gồm một số nội dung chính như sau: Hơn 4.742 tỷ đồng chăm lo Tết cho người nghèo; Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Việt Trường trao quà Tết tại Cần Thơ; Nam Định: Gặp mặt, chúc tết 125 kiều bào; Nhiều người khó khăn tại...

ABBANK báo lãi trước thuế tăng 58%

DNVN - Kết thúc quý 4/2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) ghi nhận lợi nhuận trước thuế tăng 58% so với năm 2023, đạt 809 tỷ đồng. ...

Bảo tàng Louvre ở Paris ‘kêu cứu’

(CLO) Bảo tàng Louvre, địa điểm thu hút nhiều du khách nhất thế giới và là nơi trưng bày bức tranh Mona Lisa nổi tiếng của Leonardo da Vinci, đã yêu...

Tòa án bác đề xuất gia hạn lện bắt Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol, nói “thiếu chính đáng”

Ngày 24/1, một tòa án ở Seoul (Hàn Quốc) đã bác yêu cầu của cơ quan công tố về việc gia hạn thời gian giam giữ Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol.

Mới nhất

Mức đóng BHYT năm 2025