Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTiền lương và thu nhập chính là "đòn bẩy" của sự lao...

Tiền lương và thu nhập chính là “đòn bẩy” của sự lao động, sáng tạo

Chia sẻ với Báo Thế giới và Việt Nam, TS. Lưu Bình Nhưỡng, Phó Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội cho rằng, tiền lương và thu nhập chính là “đòn bẩy” mạnh mẽ, là động lực của sự lao động và sáng tạo.

TS. Lưu Bình Nhưỡng: Tiền lương và thu nhập chính “đòn bẩy” của sự lao động, sáng tạo
TS. Lưu Bình Nhưỡng khẳng định, tiền lương và thu nhập chính “đòn bẩy” của sự lao động, sáng tạo.

Tiền lương – động lực của sự sáng tạo

Theo ông, việc cán bộ, công chức chưa tâm huyết, toàn tâm toàn ý cống hiến, khuyến khích cán bộ thì tiền lương và thu nhập có phải là nguyên nhân chủ quan?

Đối với cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước, việc chưa toàn tâm toàn ý có nhiều nguyên nhân, trong đó có vấn đề tiền lương, thu nhập, các chế độ chính sách, khen thưởng. Bởi vì, việc toàn tâm toàn ý còn liên quan ý thức nêu gương, tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp.

Thứ đến, nhiều người cũng đề cập, đó là môi trường làm việc như thế nào. Ở cơ quan có người đứng đầu tạo điều kiện, quan tâm, đánh giá, phân loại theo đúng quy định, công bằng, chắc chắn người lao động sẽ toàn tâm toàn ý.

Hiện nay, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển mạnh mẽ, ứng dụng khoa học kỹ thuật đã tạo điều kiện làm việc tốt, giúp người lao động có đủ điều kiện để phát huy năng lực, sở trường, chuyên môn nghiệp vụ của bản thân.

Như vậy, có nhiều nguyên nhân nhưng theo tôi, tiền lương, thu nhập chỉ là một vấn đề nhưng là vấn đề rất quan trọng. Bởi xét ở khía cạnh nào đó, tiền lương và thu nhập, các chế độ khen thưởng bằng vật chất, tinh thần chính là “đòn bẩy” rất mạnh mẽ, để kích thích, là động lực của sự lao động và sáng tạo.

Vậy ông đánh giá như thế nào về việc thực hiện cải cách chính sách tiền lương để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức?

Như tôi đã nói, vấn đề tiền lương tạo ra “đòn bẩy” để kích thích, để cho người lao động phấn đấu, quan tâm nhiều hơn đến vận mệnh, thanh danh của đơn vị mà người ta cống hiến. Đây là một trong những chủ đề quan trọng để tạo ra giải pháp giúp người lao động cải thiện thêm tinh thần trách nhiệm, nâng cao lòng yêu nghề, sự cống hiến.

Cho nên, việc cải cách, đổi mới chế độ, chính sách tiền lương sẽ là một trong những yếu tố rất quan trọng, nếu như không muốn nói là quan trọng hàng đầu để tạo ra điều kiện tốt nhất. Người lao động coi đó là một trong những mục tiêu phấn đấu hoàn thành tốt, xuất sắc; thậm chí, phấn đấu để đột phá sáng tạo trong công việc.

Thực tế, công tác cán bộ là gốc rễ, do đó cần phải có giải pháp đột phá về tổ chức nhân sự, tăng lương và cải cách tiền lương thế nào, thưa ông?

Nếu muốn tăng lương thì phải có bài toán đi trước về mặt nhân sự. Muốn giải quyết được bài toán nhân sự thì cần phải cân đối quỹ tiền lương. Như vậy, hai vấn đề này gắn bó chặt chẽ với nhau, không thể nói đến nhân sự mà không nói đến tiền lương, không thể nói tiền lương mà không nói đến nhân sự.

Khi muốn tăng lương không phải là tăng lương ào ạt, muốn tăng cho ai cũng được hoặc dàn đều để tạo sự phấn khích. Tiền lương đi liền với công việc. Vì thế, đầu tiên phải nói đến năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc như thế nào? Công việc này phải gắn liền với từng loại chuyên môn nghiệp vụ và liên quan từng vị trí việc làm.

Chính vì thế, việc cải cách, đổi mới chế độ tiền lương phải đổi mới chế độ nhân sự, ở đó phải xem xét công tác cán bộ, công tác nhân sự sao cho hợp lý về mặt số lượng, chất lượng con người, phải chọn người có đủ khả năng gánh vác, điều hành ở từng cấp độ khác nhau. Có nghĩa, phải sắp xếp lực lượng lao động, nhân sự sao cho hợp lý, sử dụng con người đúng chuyên môn, nghề nghiệp để họ phát huy được sở trường.

Nếu làm bài toán tăng lương theo kiểu “nước nổi bèo nổi” sẽ không đảm bảo sự công bằng, dẫn đến nghi kỵ, mất đoàn kết trong chính nội bộ. Như thế, việc tăng lương đôi khi lại trở thành một “cái bẫy”, tiêu cực có thể làm hại cho chính đơn vị, tổ chức đó.

Phải có chiến lược “chiêu hiền đãi sĩ”

Ông có trăn trở gì trước câu hỏi “Bao giờ chúng ta sống được bằng lương?” và làm sao để công chức không phải “chân ngoài dài hơn chân trong”?

Tiền lương phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như năng suất, chất lượng, hiệu quả lao động và điều kiện kinh tế, vai trò lãnh đạo của người đứng đầu. Ví dụ, khi điều hành một công ty mà không dám đi vay tiền trả lương, thậm chí trả lương rất cao cho người lao động, sẽ không bao giờ có được đội ngũ lao động tốt để làm ra những sản phẩm có giá trị, có tính đột phá để thu lại lợi nhuận cao. Như vậy, tiền lương không chỉ được coi là việc trả cho công sức lao động mà người ta bỏ ra, thậm chí phải coi đó là một khoản đầu tư.

Theo tôi, Nhà nước cũng nên thực hiện giống như các doanh nghiêp. Muốn có được hiệu suất tốt, muốn có được Nhà nước hùng cường thì phải đầu tư cho con người. Nói đúng hơn, đầu tư mạnh mẽ và một trong những đầu tư đó là thông qua tiền lương và các chế độ, chính sách cho người lao động như chính sách nhà ở, phụ cấp, đào tạo, bồi dưỡng…

Nếu biết sử dụng “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn”, trong đó có việc chi tiền lương sẽ tạo ra được đội ngũ lao động tốt. Khi tạo ra được cơ chế mới về đột phá tiền lương, người lao động có thể sống bằng lương và yên tâm công tác. Nếu chúng ta tư duy như thế thì câu chuyện “bao giờ chúng ta sống được bằng lương” sẽ được thu hẹp dần khoảng cách.

Còn nếu vẫn tiếp tục theo tư duy làm đến đâu trả lương đến đó, hoặc có tiền thì trả lương cao, không có tiền thì trả lương thấp, hẳn là người lao động sẽ không bao giờ sống được bằng lương theo đúng nghĩa.

Bởi vì, xã hội ngày càng phát triển, yêu cầu ngày càng cao, không thể nói ngày hôm nay không có cơm ăn, ngày mai có cơm ăn tức là người ta đã sống được bằng lương. Người ta phải sống được bằng những giá trị cao hơn nữa, bao gồm cả giá trị vật hất và tinh thần. Cho nên, tiền lương phải được coi là khoản đầu tư thì lúc đó chúng ta sẽ sống được bằng lương.

TS. Lưu Bình Nhưỡng: Tiền lương và thu nhập chính 'đòn bẩy' của sự lao động, sáng tạo
Việc chi tiền lương sẽ tạo ra được đội ngũ lao động tốt. (Nguồn: NLĐ)

Để tạo ra đội ngũ công chức, viên chức có chuyên môn, năng lực, bản lĩnh thì ông có khuyến nghị gì?

Đảng và Nhà nước có rất nhiều quy định và bản thân các cơ quan, tập đoàn đều có những quy định riêng để lựa chọn, sắp xếp nhân sự sao cho phù hợp với hoàn cảnh, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của mình.

Muốn sắp xếp được nhân sự thì bản thân các cơ quan, đơn vị, cao hơn là Nhà nước phải có chiến lược về nhân sự, vị trí việc làm, từ đó đào tạo, bồi dưỡng và biết trọng dụng các nhân tài, đặc biệt là các nhân tài xuất sắc, phải biết “chiêu hiền đãi sĩ”.

Tuy nhiên, thực tế chế độ “chiêu hiền đãi sĩ” hiện nay có vẻ như mới được nêu về mặt lý thuyết. Về mặt thực tiễn, có thể nói các cơ quan, bộ ngành chưa thực hành, thực hiện được chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về trọng dụng nhân tài, nói đúng hơn vấn đề này còn… bỏ ngỏ. Ví dụ, Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân đã từng đề nghị Quốc hội cần có luật về trọng dụng, sử dụng nhận tài nhưng cho đến nay rõ ràng vấn đề này còn rất xa vời. Trong khi đó, nhiều văn bản luật cũng đề cập, thậm chí chúng ta còn có quy định trọng dụng những người Việt Nam ở nước ngoài có tài năng, chuyên môn kỹ thuật cao.

Ví dụ, ở TP. Hồ Chí Minh, sau khi có Nghị quyết 54 cơ chế đặc thù, về cơ bản đã làm chính sách tăng lương nhưng nói về trọng dụng nhân tài thì cho đến thời điểm này cũng chưa thực sự hiệu quả.

Với những địa bàn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… là những nơi mà cần trọng dụng nhân tài để phục vụ cho những đề án về tạo tính đột phá, thực hiện cơ chế đặc thù. Muốn xây dựng được đội ngũ mạnh, có động lực để thực hiện được một cách xuất sắc, hoặc hoàn thành chức năng nhiệm vụ của mình thì các cơ quan đơn vị cần có chiến lược. Chúng ta đã có chiến lược về mặt nhân lực nhưng để cụ thể hóa đối với hệ thống đơn vị thì phải dựa vào hoàn cảnh cụ thể thì mới thực hiện được.

Chính phủ sẽ trình Trung ương, Quốc hội việc thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương mới theo Nghị quyết số 27-NQ/TW kể từ 1/7/2024. Ông kỳ vọng gì về chính sách tiền lương mới này trong việc giữ chân công chức, người có tài?

Tôi cho rằng, đó là một chủ trương rất đúng đắn. Chúng ta không chỉ dựa vào Nghị quyết này bởi trước đó đã có nhiều chủ trương rồi. Nghị quyết này chẳng qua chỉ là bước tiến tiếp theo để thực hiện chính sách đôn đốc và, cụ thể hóa và hâm nóng vấn đề này. Chứ đây không phải là Nghị quyết hoàn toàn mới về chiến lược nhân sự cũng như công tác cán bộ.

Chúng ta cũng đừng kỳ vọng và chỉ dựa vào một Nghị quyết này mà phải xem xét tổng thể mọi vấn đề về mặt chủ trương, chính sách, đường lối và các quy định của pháp luật. Đặc biệt, phải dựa trên điều kiện, hoàn cảnh thực tế, phải bố trí người lãnh đạo phù hợp. Bởi lẽ, nếu người lãnh đạo không phù hợp không thể tạo nên được đội ngũ cán bộ tốt. Cho nên cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu phải là người được xem xét, phải được bố trí phù hợp, lựa chọn chính xác người xứng đáng.

Xin cảm ơn ông!





Nguồn

Cùng chủ đề

Đề nghị bổ sung thêm tiêu chí với nhà giáo nghỉ hưu trước tuổi

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 42, sáng 7/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo. ...

Mức lương giáo viên năm 2025 theo quy định mới

TPO - Do chưa tăng tiền lương khu vực công năm 2025 nên lương của giáo viên khu vực công lập vẫn áp dụng mức lương cơ sở 2.340.000 đồng/tháng. TPO - Do chưa tăng tiền lương khu vực công năm 2025 nên lương của giáo viên khu vực công lập vẫn áp dụng mức lương cơ sở 2.340.000 đồng/tháng. Tại Điều 3 Nghị quyết 159/2024/QH15 quy định nội dung về thực hiện chính sách tiền...

Tiền thưởng với đảng viên 30 năm tuổi Đảng trở lên năm 2025

(Dân trí) - Mức tiền thưởng huy hiệu Đảng năm 2025 dự kiến được tính theo mức lương cơ sở quy định tại Nghị định 73/2024/NĐ-CP. Tiểu mục 2 Mục IV Hướng dẫn số 56-HD/VPTW năm 2015 hướng dẫn về mức chi tiền thưởng kèm theo các hình thức khen thưởng đối với tổ chức Đảng và đảng viên.Theo đó, mức tặng thưởng kèm theo huy hiệu Đảng như sau:Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng: tiền thưởng kèm theo bằng...

Các bị cáo Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân lĩnh án

(NLĐO) - Sau thời gian nghị án kéo dài, sáng 13-1, HĐXX TAND tỉnh Thái Bình đã tuyên án đối với bị cáo Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân cùng 3 đồng phạm ...

Cựu chuyên viên khai gì về việc cho các ông Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân 2 lô đất bạc tỉ?

(NLĐO)- Nguyễn Văn Vương khai nhận cho 2 ông Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân 2 lô đất ở xã Vân Nội (Đông Anh, Hà Nội) với mong muốn "rủ về ở cùng cho vui" ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Văn phòng Trung ương Đảng cần tiên phong gương mẫu đi đầu trong ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Chiều 7/2, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng đã tổ chức Hội nghị bàn giao nhiệm vụ công tác của Chánh văn phòng Trung ương Đảng.

Thủ tướng Ấn Độ sắp gặp một ‘người bạn thân thiết’, ngổn ngang vấn đề nhập cư và thuế quan

Chuyến thăm diễn ra chỉ một tuần sau khi máy bay của Không quân Mỹ chở hơn 100 người nhập cư Ấn Độ hạ cánh xuống thành phố Amritsar, bang Punjap.

Thị trường tích cực, bà con ‘vựa tiêu’ phấn khởi, kỳ vọng một vụ mùa bội thu

Giá tiêu hôm nay 8/2/2025 tại thị trường trong nước ổn định ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 150.500 – 153.000 đồng/kg.

Giá vàng cán mốc lịch sử, thế giới tưng bừng phá ngưỡng tâm lý 2.900 USD, nhà đầu tư hoảng sợ điều gì?

Giá vàng hôm nay 8/2/2025: Giá vàng thế giới lại vừa "tạo nên mốc lịch sử" trong tuần này. Trong khi đó, giá vàng trong nước vừa trải qua những ngày săn vàng vía Thần Tài nhiều "cảm xúc". Chiến lược gia tài chính gợi ý nên đầu tư vào đâu trong giai đoạn nhiều rủi ro và kinh tế biến động mạnh như hiện nay?

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tăng cường công tác quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 10/CĐ-TTg ngày 7/2/2025 về tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh trung học cơ sở, tuyển sinh trung học phổ thông và quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm.

Bài đọc nhiều

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Thư gửi loài người từ đại dương

Tôi là đại dương, một phần quan trọng của hành tinh xanh. Nhưng giờ đây, tôi đang phải đối mặt với những mối nguy hiểm nghiêm trọng. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the ocean. Write a...

Sau Tết, giáo viên Lâm Đồng vẫn ngóng tiền thưởng theo nghị định 73

Đã qua Tết, giáo viên tại Lâm Đồng vẫn ngóng chờ tiền thưởng theo nghị định 73. Nhiều giáo viên nóng ruột vì các tỉnh thành khác đã chi thưởng cho giáo viên trước Tết. Ông Nguyễn Ngọc Nhi - giám đốc Sở Tài...

Lâm Đồng chỉ đạo hỏa tốc xử lý thưởng giáo viên trước ngày 7-2

UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết đã chỉ đạo hỏa tốc xử lý thưởng cho giáo viên theo nghị định 73 trước ngày 7-2. Chiều 5-2, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Hồng Thái cho biết đã chỉ đạo các đơn vị làm...

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Tôi là đại dương

VietNamNet xin giới thiệu bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54 với chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên...

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Lời thủ thỉ của đại dương

Cuộc thi viết thư UPU lần thứ 54 đã được khởi động. VietNamNet xin giới thiệu bài mẫu viết thư lần này với chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương". Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the...

Cùng chuyên mục

Cách viết thư UPU lần thứ 54 đúng chủ đề và sáng tạo

Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 54 năm 2025 không chỉ là một sân chơi bổ ích mà còn giúp học sinh nâng cao kỹ năng viết, tư duy phản biện và khả năng trình bày quan điểm một cách thuyết phục. Cuộc thi viết thư quốc tế UPU 2025 mang đến cơ hội cho học sinh thể hiện sự sáng tạo và trách nhiệm với môi trường. Với chủ đề hóa thân thành đại dương, các...

Học 2 buổi có vi phạm quy định dạy thêm, học thêm?

Thông tư 29 của Bộ GD-ĐT ban hành quy định về dạy thêm, học thêm sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 14.2. Các trường đang tìm cách minh bạch hóa vấn đề này, đồng thời tổ chức dạy học phù hợp...

Hiệu trưởng: ‘Dạy thêm ôn thi không thu tiền sẽ làm khó giáo viên’

“Theo hướng dẫn của Thông tư 29, thời lượng dạy thêm ở trường rất ít, chỉ 2 tiết/tuần/môn thi (giảm nửa thời lượng) không đủ để học sinh cuối cấp ôn thi. Dạy không công cũng làm khó giáo viên”, một hiệu trưởng cho hay. Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm có hiệu lực từ 14/2/2025 đã tác động không nhỏ tới học sinh, giáo viên các nhà trường. Nhiều phụ huynh cũng lo lắng khi việc dừng...

Phụ nữ đóng vai trò quan trọng

Các gia đình trên thế giới hiện nay đang đối mặt với 4 vấn đề lớn là: gánh nặng tài chính, suy giảm giá trị văn hóa truyền thống, thách thức trong giáo dục gia đình và đặc...

Hàng nghìn giáo viên vẫn ngóng thưởng

TP - Trong khi nhiều giáo viên đã nhận được khoản tiền thưởng theo Nghị định 73 từ trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ, đến nay, hàng nghìn giáo viên thuộc các trường thực hiện thí điểm đặt hàng giá dịch vụ giáo dục của Hà Nội vẫn chưa nhận được khoản tiền này. TP - Trong khi nhiều giáo viên đã nhận được khoản tiền thưởng theo Nghị định 73 từ trước Tết Nguyên đán Ất...

Mới nhất

Giá vàng hôm nay 8/2/2025 treo cao, vàng SJC và nhẫn trơn nguy cơ lao dốc

Giá vàng hôm nay 8/2/2025 trên thị trường quốc tế treo cao, trong khi vàng miếng SJC và vàng nhẫn có nguy cơ lao dốc sau ngày lễ Thần Tài. Tuy nhiên, mức chênh giữa giá quốc tế và trong nước hiện khá thấp. Sức cầu đối với vàng lớn. Tới 20h ngày 7/2 (giờ Việt Nam), giá vàng hôm...

Loạt diễn biến mới về xung đột Nga

Bộ Quốc phòng Ukraine ngày 6.2 thông báo nước này đã nhận được lô máy bay chiến đấu Mirage 2000 đầu tiên từ...

Giá vàng ‘đỉnh nóc’, vàng vía Thần Tài bớt ‘nóng’

Vẫn đông người đi mua vàng cầu may vào ngày Thần Tài nhưng hầu hết chỉ mua nhỏ lẻ, ít người mua số lượng nhiều vì giá vàng trong nước đang "đỉnh nóc kịch trần" suốt mấy tuần qua. ...

Đại tướng Phan Văn Giang mời tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm Việt Nam

(NLĐO) - Tại điện đàm, Bộ trưởng Phan Văn Giang mời tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth thăm chính thức Việt Nam trong năm 2025 ...

Hiệu trưởng: ‘Dạy thêm ôn thi không thu tiền sẽ làm khó giáo viên’

“Theo hướng dẫn của Thông tư 29, thời lượng dạy thêm ở trường rất ít, chỉ 2 tiết/tuần/môn thi (giảm nửa thời lượng) không đủ để học sinh cuối cấp ôn thi. Dạy không công cũng làm khó giáo viên”, một hiệu trưởng cho hay. Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm có hiệu lực từ 14/2/2025 đã tác...

Mới nhất