Trang chủDi sảnTích trò Xuân Phả toả sáng di sản văn hoá xứ Thanh

Tích trò Xuân Phả toả sáng di sản văn hoá xứ Thanh

Nằm trên vùng đất Thọ Xuân giàu truyền thống lịch sử, nơi khởi nguồn của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn lừng lẫy, trò Xuân Phả ở làng Xuân Phả, xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã trở thành một phần không thể thiếu trong dòng chảy văn hóa dân tộc. Theo các nhà nghiên cứu, trò diễn này xuất hiện từ thời nhà Đinh (968 – 980) và phát triển rực rỡ dưới triều Lê sơ.

Trò Xuân Phả nổi bật với 5 điệu múa dân gian biểu trưng cho “Ngũ quốc lân bang đồ tiến cống”: Trò Hoa Lang (Vương quốc Cao Ly), Tú Huần (Lục Hồn Nhung), Ai Lao (người Thái – Lào), Ngô Quốc (một quốc gia cổ đại ở Trung Quốc) và Chiêm Thành (người Chămpa). Mỗi điệu múa không chỉ phô diễn kỹ thuật và thẩm mỹ nghệ thuật mà còn gửi gắm những câu chuyện văn hóa, lịch sử qua các hình tượng trang phục và động tác biểu diễn.

Hằng năm, từ ngày 10 – 12 tháng Hai âm lịch, trò Xuân Phả được tái hiện tại di tích Nghè Xuân Phả, trở thành lễ hội đặc sắc của vùng đất Thọ Xuân. Các nghệ nhân trong làng thay phiên biểu diễn các điệu trò, từ vẻ huyền bí, lộng lẫy của trò Chiêm Thành, nét dí dỏm của trò Tú Huần đến sự mềm mại, mạnh mẽ của trò Ai Lao. 

Được đánh giá là đỉnh cao của sự kết tinh giữa nghệ thuật múa cung đình và nghệ thuật diễn xướng dân gian, trò Xuân Phả khắc họa một cách sinh động thẩm mỹ và tinh thần sáng tạo của người Việt. Qua hàng ngàn năm, di sản này vẫn giữ được sức hấp dẫn và tiếp tục là biểu tượng văn hóa đặc sắc của dân tộc.

Trò Xuân Phả thấm đượm dấu ấn nghệ thuật diễn xướng kết hợp giữa cung đình và dân gian Việt Nam. Những điệu múa độc đáo vừa mang tính ước lệ tinh tế, vừa toát lên vẻ huyền bí, rực rỡ, phản chiếu sâu sắc quan niệm thẩm mỹ của dân tộc, đồng thời thể hiện tâm hồn mộc mạc, sáng tạo của người nông dân.

Các nghệ nhân làng Đoài, xã Xuân Trường (Thọ Xuân – Thanh Hóa) tái hiện điệu trò Chiêm Thành với hình tượng sống động và đặc sắc. Trang phục của chúa được làm từ vải lụa nhuộm đỏ hồng, áo quân chế tác từ đậu, tất cả đều được thiết kế tỉ mỉ. Chúa và đoàn quân cùng vấn khăn vuông đỏ, mặc áo phỗng cổ sòi, cổ xiêm quấn quanh người, tạo nên vẻ uy nghiêm và lộng lẫy.

Trong điệu múa, chúa trang nghiêm đọc văn tế, hai phỗng thành kính dâng hương, hòa cùng nhịp múa của đoàn quân mang mặt nạ gỗ với hình thù kỳ lạ. Những động tác múa gợi nhớ đến tư thế của các tượng cổ, một đặc trưng trong nền văn hóa Chămpa.

Các nghệ nhân làng Thượng, xã Xuân Trường (Thọ Xuân – Thanh Hóa) mang đến màn trình diễn sống động qua điệu trò Hoa Lang. Trò diễn có sự góp mặt của các nhân vật như ông, cháu, mế nàng và mười quân, mỗi người đều hóa thân trong những bộ trang phục đặc trưng.

Trang phục các nhân vật diễn điệu trò Hoa Lang bao gồm áo dài, đầu đội mũ cao làm từ da bò, tay trái cầm quạt, tay phải cầm mái chèo. Đặc biệt, các nhân vật đeo mặt nạ da bò được phết sơn trắng, điểm thêm mắt gắn lông công. Mũ của chúa được chạm khắc hình rồng tinh xảo, trong khi mũ của quân mang họa tiết mặt nguyệt, tạo nên vẻ oai phong và đậm nét văn hóa truyền thống.

Các nghệ nhân diễn xướng điệu trò Hoa Lang.

Theo các nghệ nhân ở xã Xuân Trường, trong 5 trò Xuân Phả, mỗi trò đều có trang phục mang màu sắc đặc trưng riêng. Diễn trò Hoa Lang, các nghệ nhân mặc áo màu xanh nước biển. Trò Chiêm Thành lại có trang phục chủ yếu màu đỏ. Trong khi đó, trò Lục Hồn được thể hiện với áo màu xanh chàm. Trò Ngô Quốc có trang phục màu thanh thiên, còn trò Ai Lao đặc biệt với quần dài, áo cánh trắng, quấn xà cạp màu xanh chàm, cùng tấm thổ cẩm dệt hoa văn Lào quàng chéo từ vai phải sang hông trái, tạo nên vẻ đẹp riêng biệt cho mỗi trò diễn.

 Tích trò Ai Lao.

Điệu múa Ai Lao được các nghệ nhân làng Yên, xã Xuân Trường (Thọ Xuân – Thanh Hóa) trình diễn một cách sống động và cuốn hút. Trò diễn bao gồm mười quân cùng voi và hổ, tất cả hòa nhịp với âm thanh rộn ràng của tiếng xênh tre gõ liên tục. Những động tác múa không chỉ biểu trưng cho sức mạnh săn bắt mà còn thể hiện sự uyển chuyển, mềm mại đầy nghệ thuật.

Trong điệu múa, chúa đội mũ cánh chuồn, khoác áo, toát lên vẻ oai phong. Quân lính đội mũ làm từ rễ si, quấn phá ngang vai, chân mang xà cạp và tay cầm xênh tre. Họ xếp thành hai hàng, thể hiện những động tác mô phỏng cảnh săn bắt, hái lượm, tái hiện sinh động nét văn hóa đặc trưng và phong phú của vùng đất này.

 Điệu trò Ngô Quốc.

Các nghệ nhân làng Đông, xã Xuân Trường (Thọ Xuân – Thanh Hóa) tái hiện điệu trò Ngô Quốc với sự hấp dẫn và giàu tính nghệ thuật. Trò diễn gồm các nhân vật hai nàng tiên, ông chúa và mười quân, tất cả đội nón lính, mặc áo màu lam, tay cầm mái chèo.

Phần mở đầu được dẫn dắt bởi các nhân vật phụ như người bán thuốc, người bán kẹo và thầy địa lý, mỗi người thể hiện một đoạn múa ngẫu hứng đầy sinh động. Sau đó, sân khấu nhường lại cho các nàng tiên, ông chúa và đoàn quân xuất hiện, tạo nên bầu không khí trang trọng và giàu màu sắc.

Trò diễn Ngô Quốc kết thúc với điệu múa chèo thuyền cùng những lời ca đậm chất trữ tình và lưu luyến: Gió tăm tắp buồm chạy ra khơi/ Chàng về Bắc quốc, em thời An Nam/ Mưa đâu chớp đấy cho cam/ Mưa qua thành Lạng chớp ngàn mây xanh.

 Các nghệ nhân làng Trung, xã Xuân Trường (Thọ Xuân – Thanh Hóa) biểu diễn điệu Tú Huần (Lục Hồn Nhung) với sự sinh động và độc đáo.

 Trò Tú Huần khắc họa hình ảnh bà cố, mẹ và mười người con với 5 cặp, theo độ tuổi từ trẻ đến già với 1, 2… 5 cái răng. Mũ tre đan úp ngược có lạt tre làm tóc bạc, đội trên miếng khăn vuông vải đỏ bịt đầu tóc. Nghe hồi trống, cụ cố già, người hầu bên cạnh cầm quạt, lượn hai vòng quanh sân nghè, vái chào. Bà mẹ gõ xênh nhảy theo nhịp ba gần ban thờ, quỳ vái.

Theo nhịp trống, 10 người con diễn trò Tú Huần chia thành từng đôi, tiến lùi theo mẹ múa. Bà mẹ gõ xênh, nhảy theo nhịp ba gần ban thờ, đồng thời quỳ vái theo nghi thức. Sự phối hợp nhịp nhàng cùng nội dung sâu sắc của vở diễn tạo nên một màn diễn xướng đầy cảm xúc, gợi nhớ nét đẹp văn hóa dân gian độc đáo của dân tộc.

 Các nghệ nhân trình diễn trò Xuân Phả.

Dấu ấn nghệ thuật tỏa sáng rực rỡ qua từng điệu trò Xuân Phả. Trò Xuân Phả không chỉ là một loại hình diễn xướng mà còn là một tuyệt tác nghệ thuật, nơi hội tụ sự trang nghiêm của múa cung đình và nét mộc mạc, phóng khoáng của múa dân gian. Đây là sự kết tinh của tài năng sáng tạo, niềm tự hào dân tộc và chiều sâu lịch sử, mang đến một sức hấp dẫn riêng biệt, vượt qua giới hạn không gian và thời gian.

Mỗi điệu múa trong trò Xuân Phả như một bức tranh sống động, tái hiện khung cảnh ngoại giao và văn hóa đa dạng giữa Đại Cồ Việt và các quốc gia lân bang. Không chỉ là những động tác nghệ thuật đơn thuần, các điệu trò còn truyền tải câu chuyện về tình đoàn kết, sự hòa hợp và giao lưu văn hóa, thể hiện trí tuệ và tài hoa của người Việt Nam.

Với âm nhạc rộn ràng, trang phục cầu kỳ và các động tác múa uyển chuyển, Xuân Phả vẽ nên một thế giới vừa trang nghiêm, huyền bí, vừa sống động, rực rỡ. Mỗi vũ điệu, mỗi âm thanh đều mang theo những tầng ý nghĩa sâu sắc, gợi lên niềm tự hào và tình yêu quê hương đất nước. Chính vì thế, trò Xuân Phả không chỉ là di sản văn hóa phi vật thể quý giá của Việt Nam mà còn là biểu tượng cho sự trường tồn của nghệ thuật dân gian, một báu vật xứng đáng được gìn giữ và tôn vinh trên bản đồ văn hóa thế giới./.

Nguồn: https://dangcongsan.vn/multimedia/mega-story/tich-tro-xuan-pha-toa-sang-di-san-van-hoa-xu-thanh-687432.html

Cùng chủ đề

Giá vàng tăng vù vù, kim loại quý sẽ bảo vệ nhà đầu tư khỏi thảm họa tài chính, “niềm hy vọng” ngày vía...

Giá vàng hôm nay 25/1/2025: Giá vàng thế giới tiếp tục đà tăng vững chắc từ đầu năm mới 2025, tiến sát đỉnh lịch sử. Giá vàng trong nước có cơ hội lấy lại ngưỡng 90 triệu đồng/lượng, khi ngày vía Thần Tài đang đến gần hơn.

Thành lập Hội đồng thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 230/QĐ-TTg ngày 24/1/2025 thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Thành lập Hội đồng thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải PhòngPhó thủ tướng Trần Hồng Hà vừa...

Kon Tum quy định điều kiện, tiêu chí, quy mô để tách thành dự án độc lập

Kon Tum quy định, đối với các dự án có quy mô từ 200.000 m2 trở lên, diện tích đất do cơ quan, tổ chức Nhà nước quản lý chiếm từ 15% trở lên trong tổng diện tích khu đất thực hiện dự án. Kon Tum quy định, đối với các dự án có quy mô từ 200.000 m2 trở lên, diện tích đất do cơ quan, tổ chức Nhà nước quản lý chiếm từ 15% trở lên trong tổng...

Thủ tướng chỉ đạo xử lý thông tin nhà máy xi măng thua lỗ

Thủ tướng Chính phủ giao Phó thủ tướng Trần Hồng Hà và Bộ trưởng Bộ Xây dựng nghiên cứu nội dung về các nhà máy xi măng thua lỗ, nguy cơ dừng sản xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 25/01/2025. Thủ tướng Chính phủ giao Phó thủ tướng Trần Hồng Hà và Bộ trưởng Bộ Xây dựng nghiên cứu nội dung về các nhà máy xi măng thua lỗ, nguy cơ dừng sản xuất, báo...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

“Khu đền tháp Mỹ Sơn và các di sản văn hoá thế giới ở miền Trung: Trữ lượng và viễn cảnh”

Đây là chủ đề Hội thảo khoa học do Viện Khoa học xã hội vùng Trung bộ và UBND huyện Duy Xuyên (tỉnh Quảng Nam) phối hợp tổ chức sáng 29/11, tại Khi di sản Văn hoá Mỹ Sơn.    TS. Hoàng Hồng Hiệp, Quyền Viện trưởng Viện Khoa học xã hội vùng Trung bộ phát biểu đề dẫn Hội thảo.  Hội thảo này diễn ra trong khuôn khổ các hoạt động hướng đến kỷ niệm 25 năm ngày Khu Đền tháp...

UNESCO đánh giá cao khu dự trữ sinh quyển Cát Bà

Chiều 30/8, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tiếp bà Katherine Muller Marin, Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO Hà Nội. Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà đã được UNESCO lấy làm khu dự trữ sinh quyển điển hình đầu tiên, là mô hình phòng thí nghiệm phục vụ giáo dục phát triển bền vững.  Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân bày tỏ vui mừng và cảm ơn sự hợp tác chặt chẽ, hiệu...

Chùa Cầu ở Hội An vẫn giữ nguyên giá trị lịch sử sau khi tu bổ

Chùa Cầu (Hội An) sau một thời gian tu bổ đã được chính quyền TP Hội An mở cửa trở lại. Tuy nhiên, đã có nhiều ý kiến trái chiều trên mạng xã hội khiến nhiều người quan tâm. Để có cái nhìn rõ hơn về Chùa Cầu hiện nay, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc một số vấn đề cơ bản cả trước và sau quá trình tu bổ cây cầu nổi tiếng này.   Chùa Cầu trước...

Hiến kế khôi phục các di sản kiến trúc Hoàng thành Thăng Long

Những chia sẻ của các nhà khoa học trong và ngoài nước tại Hội thảo khoa học Quốc tế “20 năm nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Hoàng thành Thăng Long- Hà Nội” diễn ra trong hai ngày 8 và 9/9 sẽ là cơ sở khoa học để đưa ra các phương án khôi phục các di sản kiến trúc Hoàng thành Thăng Long trong thời gian tới.   Phát lộ hệ thống di tích và...

Việt Nam: “Điển hình mẫu mực” về bảo tồn và phát huy giá trị di sản

Với 8 di sản văn hóa vật thể, 15 di sản văn hóa phi vật thể, 9 di sản tư liệu và 3 Thành phố sáng tạo toàn cầu được UNESCO ghi danh, Việt Nam tự hào là một trong những quốc gia có nền văn hóa phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc…, đóng góp quan trọng vào kho tàng văn hóa nhân loại. Với những nỗ lực không ngừng bảo tồn và phát huy...

Bài đọc nhiều

Cận cảnh kho cổ vật hơn 600 tuổi ở thành nhà Hồ

Qua 19 cuộc khai quật trong vòng 10 năm, các nhà khảo cổ phát hiện hàng nghìn cổ vật quý gắn với niên đại hình thành và tồn tại của thành nhà Hồ. Nguồn: https://daidoanket.vn/anh-can-canh-kho-co-vat-hon-600-tuoi-o-thanh-nha-ho-10259139.html

Phát hiện tổ hợp kiến trúc hoàn chỉnh ở trung tâm Thành nhà Hồ

Ngày 24.1, Viện Khảo cổ học phối hợp Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Thanh Hóa và Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ công bố kết quả thực hiện khai quật di tích Thành nhà Hồ trong nội thành di sản thế giới Thành nhà Hồ. Đây là đợt khai quật quy mô lớn, với 2 hố khảo cổ nhằm tìm hiểu một phần kiến trúc trung tâm Chính điện (Nền Vua) và kiến trúc...

Cây Di Sản Việt Nam: Tài Nguyên Xanh Đáng Quý Của Quốc Gia

Ngày 18/3/2010, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã khởi động sáng kiến bảo tồn Cây Di sản Việt Nam, góp phần vào bảo vệ đa dạng sinh học trong thập kỷ Đa dạng Sinh học do Liên hợp quốc phát động. Sáng kiến này không chỉ tạo điều kiện giữ gìn hệ sinh thái mà còn cải thiện chất lượng đời sống người dân, mở ra hướng đi mới trong quản lý tài nguyên...

Vai Trò Của Cộng Đồng Tôn Giáo Trong Việc Bảo Tồn Di Sản Kiến Trúc

Trong suốt chiều dài lịch sử, cộng đồng tôn giáo luôn giữ vai trò trọng yếu trong việc bảo tồn các di sản kiến trúc. Những công trình như đình, đền, chùa và nhà thờ không đơn thuần là không gian thờ phụng mà còn lưu giữ tinh hoa văn hóa, nghệ thuật và tín ngưỡng của từng thời kỳ. Mỗi công trình là một dấu ấn khó phai, là nơi ghi lại những trang sử và bản sắc...

Thương cảng Hội An: Nhìn từ lịch sử huy hoàng

Hội An - viên ngọc quý của văn hóa Việt, điểm đến hấp dẫn của du khách quốc tế. (PLVN) - Hội An - đô thị cổ ven biển Quảng Nam vẫn luôn là tâm điểm của rất nhiều sự quan tâm, chú ý, bảo tồn của người Việt và dư luận toàn cầu. Có một thời, đô thị nhỏ bé này từng là một thương cảng lẫy lừng, đóng vai trò cực kì quan trọng trong giao thương khu...

Cùng chuyên mục

Chuyện bí ẩn chưa có lời giải đáp về thành nhà Hồ

 Đôi rồng đá bị chặt đầu, chuyện ngôi mộ táng ở đàn tế Nam Giao và một huyền tích lịch sử về nàng Bình Khương tuẫn tiết kêu oan cho chồng... Đó là những bí ẩn chưa có lời giải đáp xung quanh di sản thành nhà Hồ. Thành Nhà Hồ (Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) là một trong những công trình kiến trúc bằng đá độc đáo bậc nhất của Việt Nam và...

Choáng ngợp trước nội thất bên trong điện Thái Hòa ở Huế

Điện Thái Hòa rực sáng với dáng vẻ uy quyền của một trong những cung điện quan trọng trong Hoàng thành Huế. Nguồn: https://laodong.vn/photo/choang-ngop-truoc-noi-that-ben-trong-dien-thai-hoa-o-hue-1422498.ldo

Xây dựng Tràng An xứng tầm di sản thế giới: Nơi hội tụ những giá trị đặc biệt ​

Quần thể danh thắng Tràng An, Ninh Bình được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới năm 2014. Di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á này giờ đây không chỉ là một di sản thế giới xanh - sạch - đẹp, động lực chính cho sự phát triển kinh tế - xã hội của...

Tọa đàm khoa học “Danh nhân Đặng Huy Trứ với Hội An”

Các tham luận tại tọa đàm góp phần nhận diện và làm rõ hơn mối thâm tình sâu sắc của danh nhân Đặng Huy Trứ với vùng đất Hội An nói riêng, Quảng Nam nói chung, cũng như giá trị của những di sản mà ông để lại nơi đây.  Ngày 20.8, tại TP Hội An, tỉnh Quảng Nam, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản văn hóa Hội An tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề...

Những dòng chảy văn hóa, lịch sử trên Vịnh Hạ Long

Được biết đến là một thắng cảnh độc nhất vô nhị ở Việt Nam và trên thế giới, nhưng Vịnh Hạ Long còn là nơi ghi lại dấu ấn của những dòng chảy văn hóa, lịch sử được lưu giữ và truyền lại qua nhiều đời cư dân trên Vịnh. Những dấu vết thời tiền sử Vịnh Hạ Long và các khu vực xung quanh là nơi lưu giữ nhiều di tích khảo cổ học có giá trị, đặc biệt là...

Mới nhất

Đề thi tham khảo kỳ thi đánh giá của Bộ Công an năm 2025, thêm 2 mã bài thi

Kỳ thi đánh giá tuyển sinh Công an nhân dân năm 2025 sẽ có 4 mã bài thi, thay vì 2 mã bài thi như năm ngoái. ...

WHO thừa nhận khó khăn tài chính khi Mỹ rời đi

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) sẽ cắt giảm chi phí và xem xét chương trình y tế nào cần ưu tiên sau khi ông Trump ký sắc lệnh rút Mỹ khỏi cơ quan này. ...

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tặng quà Tết Ất Tỵ tại Sốp Cộp, tỉnh Sơn La

(MPI) - Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong chiều ngày 22/01/2025, Công đoàn Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Đoàn Thanh niên cơ quan tổ chức Đoàn công tác tới thăm và tặng quà cho các gia đình chính sách, có hoàn cảnh khó khăn và các...

Người lớn và trẻ nhỏ kiên nhẫn vượt ùn tắc ở cửa ngõ TPHCM trong ngày 25 Tết

Trong ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, giao thông tại cửa ngõ phía Đông TPHCM luôn rơi vào tình trạng ùn tắc. Hôm nay là ngày 25 tháng Chạp, ngày làm việc cuối cùng và cũng chỉ còn 4 ngày nữa là kết thúc năm Giáp Thìn. Vì thế, người dân bắt đầu di chuyển...

Dịch vụ cho thuê mai chưng Tết hút khách ở vùng biển Tây Nam

Dịch vụ thuê mai chơi Tết trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều người dân và doanh nghiệp hiện nay. Giá thuê mai chưng Tết có giá dao động 4-20 triệu đồng giúp nhiều người tiết kiệm chi phí và chăm sóc mai. ...

Mới nhất

Lạ lùng bún chuối