Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhTích cực gỡ khó, kiên trì thực hiện phát triển cây sâm...

Tích cực gỡ khó, kiên trì thực hiện phát triển cây sâm Việt Nam

Chương trình phát triển sâm VN đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 được Chính phủ giao Bộ NN-PTNT chủ trì. Liên quan đến việc phát triển sâm VN, ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT, có cuộc trao đổi nhanh với PV Thanh Niên.
 

Xin Bộ trưởng cho biết việc triển khai Quyết định 611/QĐ-TTg (gọi tắt: QĐ 611) về Chương trình phát triển sâm VN (SVN) đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 đang diễn tiến như thế nào, những thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai?

Bộ trưởng Lê Minh Hoan (ảnh): Ngay sau khi QĐ 611 được ban hành ngày 1.6.2024, Bộ NN-PTNT cùng các bộ, ngành liên quan và địa phương tích cực, chủ động triển khai thực hiện. Trước mắt, Bộ NN-PTNT chỉ đạo tập trung xử lý khó khăn, vướng mắc quy định về trồng sâm dưới tán rừng để tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng trồng sâm, dự kiến có nghị định trình Chính phủ trong quý 3/2024.

Tích cực gỡ khó, kiên trì thực hiện phát triển cây sâm Việt Nam- Ảnh 1.
Ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT. Gia Hân

Các địa phương chủ động hướng dẫn chủ rừng, doanh nghiệp (DN) mở rộng diện tích trồng sâm, lồng ghép nguồn vốn từ nhiều chương trình để hỗ trợ triển khai, thực hiện. Chương trình phát triển SVN là cơ sở để các địa phương có điều kiện thuận lợi về tự nhiên, tài nguyên rừng trong phát triển sâm có định hướng, thu hút nguồn lực, quy hoạch, phát triển vùng trồng sâm cũng như đầu tư chế biến.

Tuy nhiên, có một số khó khăn cần tiếp tục giải quyết như: chưa đa dạng hóa hình thức để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trồng sâm dưới tán rừng, đặc biệt là thuê môi trường rừng. Nguồn giống cây sâm từ hạt còn hạn chế, hạ tầng vùng trồng sâm còn khó khăn. Chưa thu hút được DN có tiềm lực đầu tư trồng cũng như chế biến, xây dựng thương hiệu. Hiệp hội sâm cũng chưa được thành lập để đóng vai trò kết nối các DN, thu hút đầu tư.

Hiện những rào cản lớn nhất để phát triển SVN trở thành hàng hóa thật sự là gì, thưa Bộ trưởng?

Quy mô diện tích còn nhỏ, trồng manh mún, sản lượng rất thấp, sản phẩm chủ yếu là dùng thô. Để phát triển SVN trở thành ngành hàng thực sự mang lại giá trị cao, cần làm rất nhiều việc và kiên trì thực hiện, do sâm trồng phải 7 – 8 năm mới thu hoạch. Rào cản trước mắt là muốn mở rộng diện tích trồng, trong đó có trồng sâm dưới tán rừng để thu hút nhà đầu tư, người dân thuê rừng trồng sâm, nhưng chưa có quy định cụ thể. Bộ đang tích cực tháo gỡ vướng mắc này. Rào cản nữa là nguồn vốn đầu tư xây dựng hạ tầng vùng trồng sâm, cũng như vấn đề chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm, xây dựng thương hiệu…

Theo QĐ 611, chúng ta phấn đấu sản lượng khai thác SVN từ năm 2030 đạt khoảng 300 tấn/năm, nhưng hiện hầu hết sâm được trồng dưới tán lá rừng, rất khó đạt được sản lượng như thế. Bộ NN-PTNT tính toán như thế nào để sâm có thể trồng theo mô hình công nghiệp, không phụ thuộc vào rừng?

Đúng như vậy. Để đạt sản lượng lớn, chất lượng đồng đều…, các địa phương cần chủ động thu hút, khuyến khích DN đầu tư trồng sâm tại khu vực bên ngoài rừng, nơi có điều kiện tự nhiên thích hợp cho cây sâm phát triển theo phương thức trồng trong nhà lưới, nhà màng, dàn che… quy mô công nghiệp để thâm canh, có điều kiện áp dụng khoa học công nghệ, biện pháp cơ giới, kiểm soát các điều kiện tự nhiên, dịch bệnh. Đây là kinh nghiệm của Hàn Quốc trong phát triển ngành nhân sâm.

Hiện cũng chưa có quy trình trồng sâm chuẩn (SOP) cấp quốc gia, Bộ NN-PTNT cũng chưa công nhận SVN là cây trồng chính. Ông có nhận định như thế nào về vấn đề này?

Hiện tỉnh Quảng NamKon Tum đã ban hành quy trình trồng và chăm sóc sâm Ngọc Linh phù hợp với đặc điểm, điều kiện của địa phương. Tương tự, tỉnh Lai Châu đã ban hành hướng dẫn kỹ thuật về trồng sâm Lai Châu. Theo quy định của luật Trồng trọt: Loài cây trồng chính là loài cây được trồng phổ biến, có tầm quan trọng trong phát triển kinh tế, cần được quản lý chặt chẽ. Hiện nay, 6 loài cây trồng chính là: lúa, ngô, cà phê, cam, bưởi, chuối. Danh mục này sẽ thay đổi theo từng thời kỳ phát triển.

Tích cực gỡ khó, kiên trì thực hiện phát triển cây sâm Việt Nam- Ảnh 2.

Sâm Ngọc Linh được trồng ở huyện vùng cao Nam Trà My (Quảng Nam). Mạnh Cường

QĐ 611 cũng đề cập việc tổ chức triển khai, lồng ghép thực hiện với các cơ chế, chính sách đã ban hành nhằm tạo điều kiện để phát triển SVN. Bộ trưởng có thể cho biết tình hình thực tế của việc triển khai, lồng ghép này?

Việc lồng ghép thực hiện chương trình sâm với các cơ chế, chính sách đã ban hành là rất cần thiết trong quá trình triển khai, thực hiện, giúp không trùng lặp kinh phí cũng như kết hợp, tối ưu hóa được nguồn vốn đầu tư từ các chương trình, dự án khác, nhất là nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước. Ví dụ các địa phương đã lồng ghép nội dung trồng sâm trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, giai đoạn 2021 – 2030. Theo đó, hỗ trợ đến 1 tỉ đồng/dự án trồng dược liệu quý (gồm có SVN) hoặc cho vay không vượt quá 96 tỉ đồng đối với Dự án vùng trồng dược liệu quý, không vượt quá 92 tỉ đồng đối với Dự án trung tâm nhân giống (Nghị định 28/2022/NĐ-CP, ngày 26.4.2022 của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện chương trình nói trên). Hiện nay, một số địa phương đang bắt đầu thực hiện việc triển khai, lồng ghép nguồn vốn thực hiện từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi như: đầu tư trung tâm nhân giống cây dược liệu tại H.Nam Trà My (Quảng Nam), H.Tu Mơ Rông (Kon Tum) là hai vùng trồng cây sâm Ngọc Linh chủ yếu.

Xin cảm ơn ông!

Nguồn: https://thanhnien.vn/tich-cuc-go-kho-kien-tri-thuc-hien-phat-trien-cay-sam-viet-nam-185240804225235895.htm

Cùng chủ đề

Vinh danh tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh

VHO - Bộ VHTTDL vừa ban hành quyết định đưa “Tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh” tại huyện Nam Trà My, (Quảng Nam) vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Qua đó, khẳng định giá trị đặc biệt của “quốc bảo” sâm Ngọc Linh, đồng thời tôn vinh kho tàng tri thức bản địa quý giá của đồng bào vùng cao, nơi gìn giữ và trao truyền kinh nghiệm chăm sóc, khai...

Hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam, cây chủ lực là Sâm Ngọc Linh

(PLVN) -  Phó Thủ tướng Lê Thành Long mới ký Quyết định phê duyệt Đề án “Phát triển và hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam với Sâm Ngọc Linh là cây chủ lực”. Đề án nhằm đưa Quảng Nam thành trung tâm dược liệu quốc gia, phát huy tiềm năng Sâm Ngọc Linh và các dược liệu quý hiếm... 01/03/2025 08:07 Sâm Ngọc Linh (Ảnh internet). (PLVN) -  Phó Thủ tướng Lê Thành...

Hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam, sâm Ngọc Linh là cây chủ lực

Ngày 28-2, Phó thủ tướng Lê Thành Long ký, ban hành quyết định phê duyệt đề án phát triển và hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam với sâm Ngọc Linh là cây chủ lực. Phát triển mạng lưới, hình...

Phát triển và hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam với Sâm Ngọc Linh là cây chủ lực

Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 463/QĐ-TTg ngày 28/2/2025 phê duyệt Đề án “Phát triển và hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam với Sâm Ngọc Linh là cây...

Đưa Quảng Nam trở thành trung tâm của ngành công nghiệp dược liệu

Chính phủ vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển và hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam với...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tên lửa quỹ đạo của châu Âu rơi và phát nổ sau khi phóng

Tên lửa Spectrum phóng lên thất bại trong thử nghiệm vốn được trông đợi sẽ là bước tiến mới của châu Âu trong lĩnh vực không gian. ...

Israel quyết gây áp lực với Hamas, triển khai kế hoạch của ông Trump ở Gaza

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho hay nội các Israel đồng ý gia tăng áp lực với Hamas, đồng thời tuyên bố nỗ lực thực hiện kế hoạch của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc khuyến khích người dân Dải Gaza 'di...

Bài đọc nhiều

08:51:52

Kinh tế Việt Nam 2024 dưới góc nhìn của các chuyên gia

(Dân trí) - Gần 20 chuyên gia, nhà khoa học tham dự diễn đàn vĩ mô "Kinh tế Việt Nam vượt những cơn gió ngược" sáng 9/1 tại Đại học Ngân hàng TPHCM đã phác thảo triển vọng kinh tế năm 2024. Diễn đàn kinh tế vĩ mô lần thứ 12 do Đại học Ngân hàng TPHCM (HUB) tổ chức, có sự đồng hành truyền thông của báo Dân trí. Diễn đàn bắt đầu bằng báo cáo kinh tế vĩ mô do...

Doanh nghiệp đầu mối xăng dầu thua lỗ, bóp chiết khấu?

Lượng tiêu thụ đạt 18 triệu m3/tấn; tồn kho khoảng 1,95 triệu m3/tấn, tăng khoảng 8% so với cùng kỳ. Dự kiến 4 tháng cuối năm tổng nguồn sản xuất và nhập khẩu khoảng 10,2 triệu m3/tấn xăng dầu các loại, ước tiêu thụ hơn 8 triệu m3/tấn và tồn kho 1 - 2 triệu tấn. Bộ Công Thương khẳng định nếu...

Nhiều mặt hàng Việt Nam có cơ hội “xuất ngoại”

ANTD.VN -  Sản phẩm thịt và trứng gia cầm Việt Nam có cơ hội được xuất khẩu vào thị trường Singapore, thực phẩm hữu cơ rộng cửa vào Đức và nhiều sản phẩm thời trang, thủ công mỹ nghệ của Việt Nam cũng đang được đối tác nước ngoài tìm hiểu. Quảng bá, giới thiệu sản phẩm Việt Nam...

Kỳ vọng cụm công nghiệp lớn nhất Hòa Bình tạo ra nhiều việc làm

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Phạm Văn Báo - Trưởng phòng Quản lý Công nghiệp, Sở Công Thương tỉnh Hòa Bình - cho biết, Cụm Công nghiệp Tiên Tiến là cụm công nghiệp lớn nhất tỉnh Hòa Bình tính đến thời điểm hiện tại, đã có khoảng 1.000 lao động.Theo ông Báo, sau khi hoàn thành và thu hút được các nhà đầu tư thứ cấp, dự kiến sẽ tạo ra khoảng 5.000 - 7.000...

Giá cà phê Arabica đang tăng, cà phê trong nước cao nhất 135.200 đồng/kg

Giá cà phê trên thế giới biến động trái chiều, trong đó giá cà phê Arabica giữ đà tăng mạnh. Còn giá cà phê trong nước giao dịch ở mức cao nhất 135.200 đồng/kg. Theo nhiều doanh nghiệp và nông dân, ngày 6-3, giá...

Cùng chuyên mục

Cuộc chiến thuế quan, nhà đầu tư trú ẩn vào các cổ phiếu nào?

Các chính sách thuế quan thường thay đổi nhanh và trong bối cảnh như hiện nay, nhà đầu tư không nên hoảng loạn, có thể tìm kiếm nơi “trú ẩn” bằng cách đầu tư vào các công ty hàng đầu, có nội lực để chống chọi được với khủng hoảng. Cuộc chiến thuế quan, nhà đầu tư "trú ẩn" vào các cổ phiếu nào?Các chính sách thuế quan thường thay đổi nhanh và trong bối cảnh như hiện nay,...

Sabeco sẽ tăng cổ tức lên 50%, đặt mục tiêu lợi nhuận 4.835 tỷ đồng

Sabeco dự kiến trình lên cổ đông kế hoạch doanh thu giảm 1% nhưng lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 8% trong năm 2025. Sabeco sẽ tăng cổ tức lên 50%, đặt mục tiêu lợi nhuận 4.835 tỷ đồngSabeco dự kiến trình lên cổ đông kế hoạch doanh thu giảm 1% nhưng lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 8% trong năm 2025. Công ty cổ...

Tiết lộ thù lao lãnh đạo loạt ngân hàng, nơi lãi nhất hệ thống trả thu nhập sếp ra sao?

Nhiều ngân hàng công bố báo cáo tài chính năm 2024 qua kiểm toán. Báo cáo minh bạch các khoản thù lao, thu nhập lãnh đạo quản lý được nhận năm ngoái. Chủ tịch LPBank không nhận thù lao 2 năm liềnTại LPBank, ông...

Con trai chủ tịch Nguyễn Duy Hưng bán hết cổ phiếu SSI

Ông Nguyễn Duy Linh - con trai chủ tịch SSI Nguyễn Duy Hưng - đã bán ra toàn bộ số cổ phiếu SSI nắm giữ theo hình thức thỏa thuận. Tại báo cáo vừa gửi Ủy ban Chứng khoán, ông Nguyễn Duy Linh cho...

Bộ Nông nghiệp và Môi trường triển khai kế hoạch đột phá khoa học công nghệ

(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy mới ký ban hành Quyết định số 503/QĐ-BNNMT với những mục tiêu cụ thể về đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số cho ngành nông nghiệp và môi trường Việt Nam. 30/03/2025 21:29 (PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy mới ký ban hành Quyết định số 503/QĐ-BNNMT với những mục tiêu cụ thể về đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số cho ngành nông nghiệp và môi trường Việt Nam. ...

Mới nhất

Bà Rịa-Vũng Tàu phát triển mạnh nhờ mô hình KCN gắn cảng biển

(TBTCO) – Sự kết hợp giữa khu công nghiệp với cơ sở hạ tầng giao thông quanh cảng Cái Mép – Thị Vải đã giúp lưu lượng container qua cảng tăng mạnh trong năm 2024, cho thấy hiệu quả kinh tế từ mô hình cảng biển – khu công nghiệp, tạo cơ hội lớn cho sự phát triển bền...

GIẢI BÓNG ĐÁ 7 NGƯỜI VĐQG BSG DRAGON CUP 2025 KHỞI ĐỘNG VỚI QUY MÔ LỚN NHẤT TỪ TRƯỚC ĐẾN NAY

Hà Nội, ngày 15 tháng Năm năm 2025 – Tiếp nối thành công vang dội của những mùa giải trước, đặc biệt trong 3 mùa giải gần đây với sự đồng hành chiến lược của Tổng công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) thông qua thương hiệu Bia Saigon và các...

Bài 1: Giải mã dấu tích kinh thành đá

VHO - Trải qua hơn 600 năm phong sương và biến thiên lịch sử, những khối đá xanh khổng lồ ở Thành nhà Hồ vẫn lặng lẽ gìn giữ dấu ấn một kinh đô vương triều. Từ lòng đất Vĩnh Lộc, hàng loạt phát hiện khảo cổ học trong những năm gần đây đang góp phần phác họa...

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam tham gia thúc đẩy thương mại hai chiều Việt – Mỹ tại SelectUSA 2025 – Tổng công...

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang chuyển dịch mạnh mẽ, từ ngày 12 đến 15/5/2025, Hội nghị Thượng đỉnh Đầu tư SelectUSA Investment Summit 2025 tại thành phố National Harbor, bang Maryland, Hoa Kỳ đã trở thành điểm đến của hơn 130 đại biểu Việt Nam, đại diện cho hơn 100 doanh nghiệp hàng đầu trong...

Vinh danh tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh

VHO - Bộ VHTTDL vừa ban hành quyết định đưa “Tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh” tại huyện Nam Trà My, (Quảng Nam) vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Qua đó, khẳng định giá trị đặc biệt của “quốc bảo” sâm Ngọc Linh, đồng thời tôn vinh kho tàng tri thức...

Mới nhất