Trang chủDu lịchẨm thựcThương nhớ món ngon quê nhà

Thương nhớ món ngon quê nhà

Năm nào cũng vậy, cứ cận Tết là mấy người bạn miền Tây xa quê lại nhắn tôi đặt mua trước giùm vài ba ký mắm. Lạ thế, đi làm ăn xa, biết bao món ngon vật lạ vẫn không sao quên được hương vị mắm hồn cốt quê nhà. Nỗi nhớ ấy càng nôn nao hơn vào những ngày Tết đến, như “Cá kèo mà gặp mắm tươi/ Như nơi đất khách gặp người cố tri”.

Có dịp đi công tác các tỉnh miền Tây vào những ngày cận Tết, dọc theo những dòng sông và những cánh đồng châu thổ, tôi ghi chi chít trong sổ tay mình tên các món mắm gắn liền với từng vùng đất, làm nên hương vị Tết mỗi nơi mỗi khác. Mắm cá lia thia ở Long An, mắm tôm chà ở Tiền Giang, mắm còng ở Bến Tre, mắm rươi ở Trà Vinh, mắm bò hóc của người Khmer ở Sóc Trăng, mắm cá chốt ở Cần Thơ, mắm cá tra ở Hậu Giang, mắm chua Bạc Liêu, mắm ba khía ở Cà Mau, mắm tép ở Kiên Giang; mắm thái, mắm cá linh, mắm cá lóc, mắm cá trèn ở An Giang, mắm cá sặc, cá rô ở Đồng Tháp Mười…

Thương nhớ món ngon quê nhà - Ảnh 1.
Thương nhớ món ngon quê nhà - Ảnh 2.
Thương nhớ món ngon quê nhà - Ảnh 3.

Miền đất hào sảng mở lòng ra với đầy ắp phù sa và tôm cá. Cá đen có sẵn trên đồng, cá trắng lội lền ngoài sông. Lắm khi đang chèo xuồng trên một dòng kinh, con tôm búng càng nhảy vào lòng xuồng nằm ngon ơ.

Món ngon để dành cho Tết. Vậy nên mỗi năm, từ “tháng bảy nước nhảy khỏi bờ”, cho đến cuối tháng 10 mùa cá ra sông, người ta đã bắt đầu làm khô, ủ mắm cho mùa Tết. Trong khoảng mấy tháng nước lên ngắn ngủi ấy, mỗi đoạn sông sẽ có những loại tôm cá đặc thù khác nhau. Các bà các chị bảo nhau đón cá nào làm khô, chọn cá nào làm mắm thì ngon – như một thứ kinh nghiệm truyền đời.

Dọc miền châu thổ, dễ dàng nhận ra hầu như gia đình nào cũng có một hai cái khạp để ủ mắm cá, sịa lớn để phơi khô từ đầu mùa nước nổi, đến Tết vừa vặn để ăn. Cháu con đi làm ở xa, đợi dịp Tết về là ăn cho thỏa thích. Ăn cả mùa Tết vẫn không sao hết món ngon từ mắm.

Trong hàng trăm loại mắm cá được bày ra ngày Tết ở miền Tây, có lẽ mắm lóc là thượng hạng. Cá lóc lớn nhanh vào mùa nước về. Người ta làm sạch cá khi còn tươi rồi để vào khạp, một lớp cá thì một lớp muối, sau đó đậy kín miệng khạp. Ướp khoảng một tuần thì muối đã tan, thấm vào thịt cá cứng chắc thì lấy con mắm ra trộn với thính gạo, 3 phần cá thì 1 phần thính.

Cá sau khi ướp thính được cho lại vào trong khạp đậy kín ủ thêm một tháng mới lấy ra để chao đường. Có nơi dùng đường thẻ, đường tán, có nơi dùng đường thốt nốt, mật ong… cũng vẫn 3 phần cá 1 phần đường. Đường hòa trong nước, đun sôi cho đến lúc nước trong và kẹo lại thì để nguội. Sau đó sẽ đổ nước đường vào khạp mắm, trộn các con mắm với nước đường cho thấm, đậy kín nắp khạp lại khoảng 3-4 tháng là có thể ăn được, thời điểm mắm “chín” cũng vừa khớp cuối chạp đầu xuân.

Nếu mắm cá lóc thuộc hàng “hoàng thượng”, thì “hoàng hậu” sẽ  là mắm ruột, làm từ ruột cá lóc. Thứ ruột cá tưởng chừng bỏ đi ai dè thơm ngon nức tiếng. Nhiều người bạn Việt kiều về quê ăn Tết, hỏi nhau “còn thèm ăn mắm ruột hay không?”, đủ biết mùi vị, hồn cốt quê hương vương vấn đến mức nào.

Những ngày gió chướng trở ngọn là lúc khạp mắm nhà mình đã chín dần. Lén má mở nắp khạp ra thấy lòng nôn nao rất lạ. Má dặn mắm để dành Tết nhưng có đứa lén lấy chút ít, hái trái bần chua, gói kèm mắm sống ăn với cơm nguội. Ngon ơi là ngon, ngon đến nhớ đời. Mắm này “ăn sống” hoặc “ăn chín” bằng cách chế biến thành lẩu mắm, bún mắm, mắm chưng, mắm chiên, dưa mắm, mắm thái… và cả nấu thành nước mắm – thứ nước mắm đồng quê không thua gì mắm cá cơm vùng biển. Đậm đà, thơm ngon, ấn tượng.

Để có một hũ mắm đúng điệu cho Tết thì phải kỳ công suốt mấy tháng ròng. Vậy nên không ít nơi, mắm được xem là “của để dành” cho mùa Tết. Cũng vì thế mà sinh ra cái nghề sửa mắm. Ấy là khi mắm ủ bị hư, tùy khạp mà những người thợ sẽ đem phơi, hong khói, chao thính, chao đường, ủ thuốc dòi… theo các công thức bí truyền. Mắm sửa vẫn ăn ngon không thua gì mắm gốc. Cánh đàn ông nhậu lắm người thích ăn mắm sửa.

Ca dao có câu “Muốn ăn mắm sặc mắm linh/ Lấy chồng Châu Đốc thì mình được ăn”. Là vùng đất đầu nguồn, đón đầu mùa cá, từ lâu dân Châu Đốc đã chế biến nên nhiều loại mắm ngon đặc sắc, với nhiều thương hiệu nổi tiếng: Mắm bà giáo Khỏe, Mắm bà Hai Xuyến, Mắm cô Tư Ấu… Đến chợ Châu Đốc ngày thường cũng như dịp Tết, dễ dàng bắt gặp nhiều gian hàng mắm mang tên “Bà giáo Khỏe” gắn liền với các con số: 4444, 55555, 666666, 7777777.

Điều đặc biệt này được người dân giải thích rằng gần một trăm năm trước, ở Châu Đốc có bà vợ ông giáo Khỏe am hiểu và sành về làm mắm. Bà tự pha chế ra những loại mắm ngon, vang danh khắp Nam Kỳ lục tỉnh. Món mắm ấy không dừng lại với một phiên bản, mà mỗi người con bà khi ra riêng lại lập một xưởng mắm, tạo nên hương vị khác công thức gốc của mẹ. 4444 hay 55555 chính là gắn với thứ tự của người con thứ tư hay thứ năm…

Không lạ gì mỗi khi gió chướng về se se lạnh, người quê lên phố lại nhớ nhiều về mâm cơm đoàn tụ ba ngày Tết ở quê. Trong vô số những hương vị bám rễ sâu vào lòng người, chắc không thể thiếu mắm. Vậy nên, có người nôn nao Tết về miền Tây, chỉ đơn giản vì ngoài nhớ gia đình còn nhớ miếng khô, miếng mắm. “Giàu thì thịt cá bĩ bàng/ Nghèo thì cơm mắm lại càng thấm lâu”.

Hỏi sao lại nhớ, lại thương khi mùa Tết đến.



Nguồn

Cùng chủ đề

Cắt bánh chưng nên dùng lạt hay dao thì tốt hơn?

Cắt bánh chưng bằng lạt là phương pháp truyền thống được ông cha ta xem là chuẩn mực; liệu có nên tránh việc...

Vạn người ở Đồng Nai về Tết với “giá vé 0 đồng”

(NLĐO)-Dịp Tết, trên 10.000 đoàn viên, người lao động được đưa, đón trên các chuyến xe, tàu từ Đồng Nai về quê ăn Tết. ...

Người trẻ gieo mầm xuân từ những giọt máu hồng

(NLĐO) – Những ngày cuối năm hối hả, khi mọi người đang tất bật chuẩn bị đón Tết, nhiều bạn trẻ ở TP HCM vẫn dành thời gian gieo mầm xuân cho cộng đồng. ...

Kiếm bộn tiền từ nghề nấu mật mía phục vụ Tết

(NLĐO)- Nhờ nghề này mà nhiều gia đình ở "thủ phủ" mật mía lớn nhất xứ Thanh có được một nguồn thu ổn định mỗi dịp Tết đến, Xuân về ...

Không để người lao động “cô đơn trên công trường”, thiếu tiền ăn Tết

Yêu cầu chăm lo, hỗ trợ người lao động làm việc trên công trường trong dịp Tết, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tinh thần không để đơn vị thi công, nhà thầu, công nhân, người lao động "cô đơn trên công trường", nhất là thiếu tiền ăn Tết. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cháy dữ dội, ngọn lửa bao trùm lên nhiều ki-ốt tại chợ Yên Minh

(NLĐO) - Nhiều ki-ốt bán quần áo, hàng tạp hóa, giày dép trong chợ Yên Minh bị lửa thiêu rụi vào chiều 27 Tết (26-1 dương lịch) ...

Vạn người ở Đồng Nai về Tết với “giá vé 0 đồng”

(NLĐO)-Dịp Tết, trên 10.000 đoàn viên, người lao động được đưa, đón trên các chuyến xe, tàu từ Đồng Nai về quê ăn Tết. ...

Hà Nội đề xuất tăng 1,5-2 lần mức phạt vi phạm giao thông so với Nghị định 168 đối với 107 lỗi

(NLĐO)- Hà Nội đề xuất nâng mức phạt trong lĩnh vực giao thông gấp 1,5-2 lần so với Nghị định 168/2024 với 107 hành vi vi phạm, áp dụng từ tháng 7 ...

Người trẻ gieo mầm xuân từ những giọt máu hồng

(NLĐO) – Những ngày cuối năm hối hả, khi mọi người đang tất bật chuẩn bị đón Tết, nhiều bạn trẻ ở TP HCM vẫn dành thời gian gieo mầm xuân cho cộng đồng. ...

Tuyết rơi trên đỉnh Fansipan tạo nên không gian tuyệt đẹp

(NLĐO)- Tuyết rơi với mật độ ngày càng dày trong chiều 26-1. Tuyết phủ trắng lối đi và cây cỏ tạo nên không gian tuyệt đẹp trên đỉnh Fansipan ...

Bài đọc nhiều

'Kiếp nạn thứ 82' của cây đu đủ: Thân muối chua kho cá cực tốn cơm

Đã từ lâu, những món ăn được chế biến từ quả, lá, hoa đu đủ... được nhiều người biết đến và yêu thích. Thế nhưng, việc dùng phần lõi thân cây đu đủ để làm thực phẩm thì có lẽ không nhiều người biết tới. Mới đây, chị Lê Tình (SN 1987, Hà Tĩnh) khiến cộng đồng người yêu thích trồng rau sạch tại nhà "tròn mắt" trước món ăn mà theo chị rất tốn cơm vào mùa đông....

Phở bò Wagyu, gan ngỗng dát vàng đắt đỏ nhất Việt Nam lên báo Mỹ

Theo CNN Travel, số tiền mà khách hàng phải trả cho một bát phở như vậy vào khoảng 170 USD (4,1 triệu đồng Việt Nam). Tọa lạc ở một trong những khách sạn cao nhất Việt Nam, nhà hàng này cho biết mỗi ngày họ chỉ phục vụ đúng năm bát phở đặc biệt. “Phở là món ăn dân tộc của Việt Nam, được thưởng thức ở mọi nơi, mọi thời điểm trong ngày và tôi muốn bày tỏ...

Khách xếp hàng chờ, bê phở ngồi vỉa hè thưởng thức

Trên phố Ấu Triệu cạnh Nhà thờ Lớn Hà Nội có một quán phở luôn tấp nập người ra người vào mấy chục năm qua. Tại đây, không khó để bắt gặp hình ảnh thực khách xếp hàng dài chờ đợi hay tự tay xếp ghế nhựa, bê phở và ngồi thưởng thức trên vỉa hè. Quán không trưng biển hiệu nhưng thực khách quen gọi là phở Ấu Triệu hay phở Tư Lùn - Ấu Triệu. Chủ quán...

Quán chè nổi tiếng Hà Nội bội thu nhờ ‘món đậu đỏ thoát ế’ ngày Thất tịch

Sáng sớm ngày 22/8 (tức 7/7 âm lịch), Lại Thu Hiền (Thanh Xuân, Hà Nội) dậy sớm hơn mọi khi. Cô gái 24 tuổi tranh thủ rẽ ngang khu chợ gần nhà để mua một cốc chè đậu đỏ mang đi làm, với mong muốn "sớm thoát cảnh độc thân". Hiền cho biết, từ vài ngày trước, cô và đồng nghiệp đã hẹn nhau ăn chè đậu đỏ. Những người trẻ này có niềm tin rằng, "ăn đậu đỏ...

Cùng chuyên mục

Cắt bánh chưng nên dùng lạt hay dao thì tốt hơn?

Cắt bánh chưng bằng lạt là phương pháp truyền thống được ông cha ta xem là chuẩn mực; liệu có nên tránh việc...

Bánh mì Việt một lần nữa được chuyên trang ẩm thực nổi tiếng thế giới gọi tên

Mới đây trong bảng xếp hạng 100 món bánh mì kẹp ngon nhất thế giới của chuyên trang Taste Atlas, ẩm thực Việt Nam được vinh danh với nhiều cái tên quen thuộc. Với 4,6/5 sao, bánh mì Việt Nam xếp thứ 2 trong danh sách 100 món bánh mì kẹp ngon nhất thế giới (Top 100 sandwiches in the world), được Taste Atlas công bố giữa tháng 1. Trang này ca ngợi bánh mì là "di sản" của ẩm thực...

8 món ăn vặt ngày Tết cổ truyền ngon miệng, tốt cho sức khỏe

Ngoài những món ăn truyền thống, nhiều người còn chuẩn bị rất chu đáo và đa dạng các món ăn vặt cho ngày Tết cổ truyền. Xem nhanh: 1. Chuối sấy khô 2. Mứt dừa 3. Thạch rau câu 4. Mứt vỏ bưởi 5. Hạt bí rang 6. Mứt kiwi 7. Khô gà 8. Trái cây 1. Chuối sấy khô Món chuối sấy khô tẩm đường vừa giòn vừa ngọt, rất được các em nhỏ yêu thích. Nguyên liệu để làm món chuối sấy khô rất dễ tìm,...

Hồi ức Tết xưa qua ống kính của nhiếp ảnh gia Anh

Năm 1993, nhiếp ảnh gia người Anh Andy Soloman lần đầu đến Việt Nam và trải nghiệm Tết Nguyên đán. Trong chuyến đi này, ông đã ghé thăm những địa điểm mang dấu ấn văn hóa Việt như: chợ hoa Công viên Thống Nhất, làng pháo Bình Đà và lễ hội pháo hoa Đồng Kỵ. Tết đầu tiên tại Hà Nội Chợ hoa Tết tại Công viên Thống Nhất năm 1993 là...

Ngon đứt lưỡi tô canh chua mận má nấu, rặt giọng miền Tây má gọi bây ơi

Một tô canh chua mận nóng hổi vừa tắt bếp lại được má tận tay dọn lên mâm cơm cùng tiếng gọi í ới thiệt rặt cái giọng miền Tây: ‘Ăn cơm bây ơi!’. Với người dân quê miền Tây, món ăn này chẳng...

Mới nhất

Khách du lịch đến Nha Trang dịp Tết Nguyên đán 2025 dự kiến tăng cao

Kinhtedothi-Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh dự kiến đưa đón khoảng 181.889 hành khách. Nhiều khách sạn, resort tại Nha Trang - Khánh Hòa gần như kín phòng trong những ngày Xuân. Du khách dự kiến tăng mạnh Ngày 26/1, ông Nguyễn Minh Khôi - Phó Giám đốc Cảng hàng không quốc tế...

Mưa gió quật tơi tả chợ hoa, tiểu thương lo ‘mất Tết’

Tiểu thương buôn bán hoa, cây cảnh ở Nghệ An như ngồi trên đống lửa khi thời tiết mưa gió ngày cận Tết Ất Tỵ 2025. ...

Tiểu thương Đà Lạt đốt lửa sưởi ấm chờ khách mua cây cảnh, hoa chưng Tết Nguyên đán 2025

Mặc dù trời lạnh, sương xuống vào ban đêm nhưng tiểu thương Đà Lạt (Lâm Đồng) bán cây cảnh, hoa vẫn kiên trì đốt lửa sưởi ấm chờ khách đến mua về chưng Tết Âm lịch 2025. ...

Cháy dữ dội, ngọn lửa bao trùm lên nhiều ki-ốt tại chợ Yên Minh

(NLĐO) - Nhiều ki-ốt bán quần áo, hàng tạp hóa, giày dép trong chợ Yên Minh bị lửa thiêu rụi vào chiều 27 Tết (26-1 dương lịch) ...

Mới nhất