Trang chủNewsThế giớiThượng đỉnh G7 khai mạc ở Hiroshima, chuyện gì được đem ra...

Thượng đỉnh G7 khai mạc ở Hiroshima, chuyện gì được đem ra bàn?


Hội nghị Thượng đỉnh thường niên của Nhóm 7 nền kinh tế lớn nhất thế giới đã chính thức khai mạc ngày 19/5 tại thành phố Hiroshima, Nhật Bản, và sẽ kéo dài đến ngày 21/5.

Không phải ngẫu nhiên Hiroshima được lựa chọn làm địa điểm tổ chức hội nghị lần này. Thành phố được cả thế giới biết đến là nơi đầu tiên bị tấn công bằng vũ khí hạt nhân cũng là quê nhà của Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida.

Vụ đánh bom năm 1945 đã giúp kết thúc Thế chiến II, nhưng đã tàn phá Hiroshima và cả thành phố Nagasaki của Nhật Bản, khiến hàng nghìn dân thường thiệt mạng và nỗi đau đối với người sống sót vẫn còn được nhắc nhớ đến tận hôm nay.

Sự lựa chọn địa điểm của ông Kishida phản ánh quyết tâm của nhà lãnh đạo Nhật Bản trong vấn đề giải trừ vũ khí hạt nhân và không phổ biến vũ khí hạt nhân. Vấn đề này cũng hứa hẹn được đặt lên hàng đầu trong chương trình nghị sự của Hội nghị Thượng đỉnh G7, bên cạnh các vấn đề nóng như hỗ trợ cho Ukraine và các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn chống lại Nga, cũng như cạnh tranh giữa hai siêu cường Mỹ và Trung Quốc…

Hàm ý từ Hiroshima

Quay trở lại năm 2016, khi ông Kishida, khi đó là Ngoại trưởng Nhật Bản, đưa những người đồng cấp G7 của mình tới đài tưởng niệm Mái vòm bom nguyên tử (A-Bomb Dome) ở Hiroshima, ông tin rằng “đây sẽ là bước đầu tiên hướng tới việc xóa bỏ vũ khí hạt nhân”.

7 năm sau, khi ông Kishida trở lại thành phố quê hương mình để chủ trì Hội nghị Thượng đỉnh G7 với tư cách là Thủ tướng Nhật Bản, ông cùng các lãnh đạo cấp cao đã một lần nữa viếng thăm đài tưởng niệm A-Bomb Dome. Tuy nhiên, giờ đây giấc mơ về một thế giới không có vũ khí hạt nhân của ông dường như trở nên xa vời hơn bao giờ hết.

Thế giới - Thượng đỉnh G7 khai mạc ở Hiroshima, chuyện gì được đem ra bàn?

Các nhà lãnh đạo G7 thăm đài tưởng niệm Mái vòm bom nguyên tử (A-Bomb Dome) ở Hiroshima, ngày 19/5/2023, trước khi bắt đầu Hội nghị Thượng đỉnh thường niên. Ảnh: Republic World

Kể từ khi xung đột quân sự Nga-Ukraine bùng phát hồi đầu năm ngoái, những lời đe dọa về việc sử dụng vũ khí hạt nhân thường xuyên được nghe thấy hơn, trong khi kho vũ khí hạt nhân của một số quốc gia cũng ngày một phình lên, khiến các đồng minh của Washington, bao gồm cả Nhật Bản, có nhu cầu cao hơn đối với chiếc ô hạt nhân Mỹ.

“Tôi thực sự cảm thấy rằng con đường hướng tới một thế giới không có vũ khí hạt nhân thậm chí còn trở nên khó khăn hơn trước”, ông Kishida thừa nhận trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng trước. Nhưng ông nói thêm rằng trách nhiệm của Nhật Bản – với tư cách là quốc gia duy nhất từng hứng chịu các vụ ném bom nguyên tử – là “tiếp tục giương cao ngọn cờ lý tưởng của chúng ta” để đạt được mục tiêu xóa bỏ vũ khí hạt nhân.

Hiroshima, nơi vào ngày 6/8/1945, ít nhất 80.000 người đã thiệt mạng khi Mỹ trở thành quốc gia đầu tiên và duy nhất cho đến nay tiến hành một cuộc tấn công hạt nhân.

Với tư cách một người gốc Hiroshima, ông Kishida cẫn coi giải trừ quân bị là trọng tâm trong sự nghiệp chính trị của mình. Do đó, chủ đề này dự kiến sẽ nổi bật khi các nhà lãnh đạo của các nền kinh tế tiên tiến nhất thế giới tề tựu tại thành phố Hiroshima, Tây Nam Nhật Bản.

Thế giới - Thượng đỉnh G7 khai mạc ở Hiroshima, chuyện gì được đem ra bàn? (Hình 2).

Các nhà lãnh đạo G7 tham gia trồng cây tại Công viên Tưởng niệm Hòa bình Hiroshima, ngày 19/5/2023, trước khi bắt đầu Hội nghị Thượng đỉnh thường niên. Ảnh: Twitter

Các nước G7 – trong đó Mỹ, Pháp và Anh có vũ khí hạt nhân – đã bị chỉ trích sau cuộc họp của các Ngoại trưởng vào tháng trước vì đã không đưa ra được các bước mới để loại bỏ vũ khí hạt nhân. Liệu Hội nghị Thượng đỉnh lần này có thể đưa ra những ý tưởng cụ thể hơn hay không sẽ được theo dõi chặt chẽ, bao gồm cả những người ở thành phố chủ nhà Hiroshima.

“Chúng tôi hy vọng rằng G7 sẽ có thể vạch ra một hướng đi vững chắc cho mục tiêu cuối cùng hướng tới một thế giới không có vũ khí hạt nhân và không dựa vào sự răn đe”, ông Kazumi Matsui, Thị trưởng thành phố Hiroshima, cho biết.

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Nhưng Thượng đỉnh năm nay diễn ra khi các thành viên G7 bị chia rẽ về một loạt vấn đề quan trọng khác, bao gồm cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc, vấn đề cưỡng ép kinh tế, chiến lược khí hậu, đối phó với Nam Bán cầu, và sự phát triển nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo (AI).

G7 – bao gồm Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Vương quốc Anh và Mỹ – được lập ra để thảo luận về các chính sách đối phó với khủng hoảng kinh tế những năm 1970. Ngày nay lãnh đạo các nước này tề tựu vào thời điểm quan trọng, khi tăng trưởng toàn cầu chậm lại trong bối cảnh lạm phát leo thang.

Tuần trước, các nhà lãnh đạo tài chính và ngân hàng trung ương G7 đã hoàn tất cuộc họp kéo dài 3 ngày tại Niigata, cam kết sẽ chống lại việc gia tăng chi phí và đảm bảo những kỳ vọng về các biến động giá trong tương lai vẫn được “ổn định tốt”.

“Khi nói đến những gì đang xảy ra trong chính trị thế giới… thì chúng ta ngày càng lo lắng về mối quan hệ Mỹ-Trung Quốc có thể dẫn đến xung đột”, bà Mireya Solis, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Đông Á của Viện Brookings, cho biết trong một podcast gần đây.

“Đây là những siêu cường trong vấn đề hạt nhân – và do đó, tôi nghĩ rằng Hiroshima gói gọn một lời nhắc nhở rất sâu sắc về sự cần thiết phải giải quyết những vấn đề này và tránh một kết quả tương tự”, bà Solis nói.

Thế giới - Thượng đỉnh G7 khai mạc ở Hiroshima, chuyện gì được đem ra bàn? (Hình 3).

Hội nghị Thượng đỉnh thường niên của Nhóm 7 nền kinh tế lớn nhất thế giới đã chính thức khai mạc ngày 19/5/2023 tại thành phố Hiroshima, Nhật Bản, bàn nhiều vấn đề nóng. Ảnh: Twitter

Căng thẳng địa chính trị Mỹ-Trung Quốc cũng gây ra những lo ngại về chuỗi cung ứng toàn cầu. Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng được cho là sẽ công bố một sắc lệnh hành pháp nhằm hạn chế đầu tư của các công ty Mỹ vào Trung Quốc.

Cũng tại cuộc họp của các nhà lãnh đạo tài chính và ngân hàng trung ương G7tuần trước, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen nói với các phóng viên rằng Mỹ đang xem xét các biện pháp để chống những biện pháp “cưỡng ép kinh tế” được cho là do Trung Quốc sử dụng đối với các nước khác.

Ông Biden xác nhận rằng ông sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tương lai gần, nhưng không đưa ra mốc thời gian cụ thể về thời điểm cuộc gặp sẽ diễn ra.

“Dù sớm hay muộn, chúng tôi sẽ gặp nhau,” ông Biden nói khi được hỏi về kế hoạch gặp ông Tập.

Một quan chức Nhà Trắng cho biết, lý tưởng nhất là một cuộc gặp trực tiếp giữa hai nhà lãnh đạo, và các quan chức Mỹ đang tích cực đánh giá xem liệu cuộc gặp có thể diễn ra trước cuối năm nay hay không.

Xung đột Nga-Ukraine

Chắc chắn chủ đề về cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine và làm thế nào gia tăng sức ép lên nền kinh tế Nga sẽ chiếm một phần không nhỏ trong chương trình nghị sự của Hội nghị Thượng đỉnh G7 tại Hiroshima.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky sẽ đích thân đến Nhật Bản tham dự hội nghị vào ngày 21/5, theo Financial Times và các nguồn thạo tin. Nhà lãnh đạo của quốc gia Đông Âu tới nhằm mục đích củng cố sự ủng hộ từ nhóm các nền dân chủ giàu có dành cho Ukraine trong cuộc chiến chống lại Nga.

Trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh G7, chính phủ Anh hôm 18/5 đã công bố một vòng trừng phạt mới, bao gồm lệnh cấm đối với kim cương Nga, được cho là sẽ ảnh hưởng đến lĩnh vực có giá trị xuất khẩu 4 tỷ USD vào năm 2021của Moscow. Ngoài ra, chính quyền của Thủ tướng Anh Rishi Sunak cũng tuyên bố cấm nhập khẩu đồng, nhôm và niken có nguồn gốc từ Nga.

Ngoài những hạn chế thương mại trên, Vương quốc Anh đang có kế hoạch nhắm mục tiêu bổ sung 86 thành viên của tổ hợp công nghiệp quân sự của Nga, cũng như các cá nhân tham gia vào các lĩnh vực quan trọng của Nga bao gồm năng lượng, kim loại và vận chuyển.

Thế giới - Thượng đỉnh G7 khai mạc ở Hiroshima, chuyện gì được đem ra bàn? (Hình 4).

Trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh G7 ở Hiroshima, Nhật Bản, ngày 19/5/2023, tài khoản Twitter của Thủ tướng Anh Rishi Sunak đăng bức ảnh thể hiện sự ủng hộ dành cho Ukraine. Ảnh: Twitter

Vương quốc Anh đang tiếp tục hợp tác với các đồng minh G7 để nhắm mục tiêu vào tất cả các hình thức trốn tránh các lệnh trừng phạt, bao gồm cả những bên cố tình hỗ trợ Điện Kremlin trong nỗ lực giảm bớt tác động của các lệnh trừng phạt hiện tại.

Giống như London, Washington cũng đang chuẩn bị một gói trừng phạt mới nhắm vào Nga, nhiều phương tiện truyền thông dẫn lời một quan chức cấp cao của chính phủ Mỹ cho biết.

Các biện pháp nhằm “hạn chế khả năng tiếp cận của Nga đối với hàng hóa quan trọng đối với năng lực chiến trường của nước này”, vị quan chức Mỹ cho biết hôm 19/5 trước khiHội nghị Thượng đỉnh G7 khai mạc tại Nhật Bản.

Mỹ có kế hoạch tiếp tục mở rộng kiểm soát xuất khẩu “để khiến Nga gặp khó khăn hơn trong việc duy trì cỗ máy chiến tranh của mình”, ngăn khoảng 70 thực thể từ Nga và các nước thứ ba tiếp cận hàng xuất khẩu của Mỹ, vị quan chức này nói, đồng thời cho biết thêm rằng 300 lệnh trừng phạt đối với các cá nhân, tổ chức, tàu thuyền và máy bay cũng sẽ được công bố.

Khí hậu và AI

Đối với các quốc gia đang phát triển, bao gồm nhiều thuộc địa cũ của các cường quốc phương Tây có quan điểm và mối quan hệ khác nhau với Nga và Trung Quốc, G7 sẽ hỗ trợ nhiều hơn về y tế, an ninh lương thực và cơ sở hạ tầng để giúp củng cố mối quan hệ chặt chẽ hơn.

Các nước phát triển đã hứa vào năm 2009 sẽ chuyển 100 tỷ USD hàng năm trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2025 cho các quốc gia dễ bị tổn thương do các tác động và thảm họa liên quan đến khí hậu ngày càng nghiêm trọng – nhưng mục tiêu đó đã chưa bao giờ đạt được.

Theo tổ chức phi chính phủ Oxfam của Anh, các quốc gia giàu có trong G7 nợ các nước nghèo khoảng 13.000 tỷ USD viện trợ phát triển chưa thanh toán cũng như hỗ trợ trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Thế giới - Thượng đỉnh G7 khai mạc ở Hiroshima, chuyện gì được đem ra bàn? (Hình 5).

Logo của Hội nghị thượng đỉnh G7 được chụp ở Hiroshima, ngày 16/5/2023. Ảnh: Getty Images

Ngoài ra, có một vấn đề ban đầu không nằm trong chương trình nghị sự: Sự phát triển nhanh đến chóng mặt của chatbot trí tuệ nhân tạo (AI) ChatGPT. Điều này đồng nghĩa với việc các nhà lãnh đạo G7 không còn có thể phớt lờ các vấn đề mà nó đặt ra.

Vào tháng 4, Thủ tướng Nhật Bản Kishida đã gặp Giám đốc Điều hành của OpenAI, công ty đã phát triển chatbot ChatGPT. Trong khi đó, các nhà lập pháp EU cũng đã thúc giục các nhà lãnh đạo G7 tìm cách kiểm soát sự phát triển của sản phẩm AI này.

Các Bộ trưởng phụ trách kỹ thuật số của G7 hồi tháng 4 đã đồng ý rằng họ nên áp dụng quy định “dựa trên rủi ro” đối với AI.

Minh Đức (Theo Financial Times, Al Jazeera, CNBC)





Nguồn

Cùng chủ đề

Chính sách thuế quan của Tổng thống Trump “đốt nóng” kinh tế toàn cầu, ASEAN liệu có bình yên vô sự?

Nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump sẽ mang đến những thách thức mới trong một hệ thống quốc tế vốn đã căng thẳng. Dù chưa có những động thái rõ rệt nhưng nền kinh tế ASEAN được cho là sẽ chịu nhiều ảnh hưởng từ những chính sách của chính quyền Mỹ trong giai đoạn sắp tới.

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc có động thái gây bất ngờ, hé lộ khả năng Bắc Kinh sẽ không dùng công cụ tài...

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã thiết lập tỷ giá cố định mạnh hơn dự kiến ​​cho đồng NDT so với USD vào ngày 5/2, báo hiệu việc Bắc Kinh sẽ không có kế hoạch đối phó với tác động về thuế quan từ Washington thông qua việc để đồng nội tệ suy yếu.

Ông Donald Trump sẽ làm ‘hiệp sĩ áo trắng’ giải cứu TikTok?

TikTok đang tiến gần hơn đến khả năng bị cấm trên toàn quốc tại Mỹ, sau khi vào tuần trước đã thất bại trong việc kháng cáo chống lại luật yêu cầu ứng dụng chia sẻ video này phải thoái vốn khỏi công ty mẹ ByteDance tại Trung Quốc trước ngày 19/1/2025.Ngày 16/12, trong những nỗ lực cuối cùng, TikTok và ByteDance gửi đơn đề nghị khẩn cấp lên Tòa án Tối cao Mỹ để xin lệnh tạm dừng...

Ấn Độ lần đầu tiên vượt Trung Quốc về số lượng du học sinh tại Mỹ

Mới đây, tờ Global Times dẫn kết quả khảo sát của Viện Giáo dục Quốc tế (IIE) cho biết, số lượng sinh viên Ấn Độ tại Mỹ đã vượt qua Trung Quốc lần đầu tiên trong 15 năm qua.

Mặt trận nóng bỏng mới trong cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung Quốc

Cuộc cạnh tranh địa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục trải rộng trên nhiều lĩnh vực khi hai siêu cường hàng đầu thế giới đều đang đánh cược trong cuộc đua làm chủ công nghệ tiêu diệt máy bay không người lái (UAV), nhiều khả năng sẽ định hình lại tương lai của các xung đột trong tương lai.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khám phá những “bí mật khảo cổ” bên trong khu khảo cổ Hậu Lâu tại Hoàng thành Thăng Long

Khu đất rộng cả nghàn m2 bên trong Hoàng thành Thăng Long đang được Viện Khảo cổ học Việt Nam tiến hành khai quật nghiên cứu về khảo cổ học đã phát hiện ra nhiều dấu tích sân vườn, hồ ao, hiện vật mang kiến trúc thời Lê sơ và Lê Trung Hưng. Xung quanh khu đất được tiến hành quây tôn nhằm phục vụ việc khai quật không gây ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh. Theo chia sẻ...

Khám phá Thành Nhà Hồ – Kiệt tác kiến trúc đá của nhân loại

Thành Nhà Hồ là công trình kiến trúc bằng đá kỳ vĩ, độc đáo hiếm có tại Đông Nam Á và là kinh đô của nhà nước Đại Ngu – Nhà Hồ do Hồ Quý Ly sáng lập năm 1400 Thành Nhà Hồ (hay còn gọi là thành Tây Đô, thành An Tôn, thành Tây Kinh hay thành Tây Giai) tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá. Thành được xây dựng vào năm 1397 trong thời gian 3 tháng dưới...

Sản phẩm OCOP Hà Tĩnh đắt hàng dịp Tết

Nhiều sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh được khách hàng tin tưởng tìm mua làm quà biếu và sử dụng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều cơ sở kinh doanh các mặt hàng nông sản đạt chứng nhận OCOP ở Hà Tĩnh luôn tất bật chuẩn bị đơn hàng giao cho khách. Các sản phẩm đa dạng về chủng loại, đặc biệt là đảm bảo chất lượng cũng như...

Dabaco đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2025 trên 1.000 tỷ đồng

Dabaco ước tính lợi nhuận sau thuế năm 2024 vượt 5,5% kế hoạch. Bước sang năm 2025, công ty đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế 1.007 tỷ đồng, tăng khoảng 30% so với năm 2024. CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (MCK: DBC, sàn HoSE) vừa công bố nghị quyết của HĐQT về một số nội dung đã được thông qua tại cuộc họp đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh năm 2024, phê duyệt kế hoạch năm...

Huế không chỉ có di sản

Ngoài nét cổ kính của lăng tẩm đền đài, của hệ thống di sản văn hóa đồ sộ, Huế còn gây ấn tượng mạnh là thành phố xanh với một ngành du lịch xanh phát triển. Khẳng định thương hiệu thành phố du lịch xanh Hôm nay 30/11, việc Quốc hội thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương đã trở thành một cột mốc lịch sử, đánh dấu sự phát triển toàn diện của một...

Bài đọc nhiều

Tài sản đáng nể của Charlie Munger, cánh tay phải tỷ phú Warren Buffett

Là một luật sư, Charlie Munger đã giúp Warren Buffett tạo nên triết lý đầu tư dài hạn. Dưới sự quản lý của Buffett và Munger, Berkshire Hathaway đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 20% từ năm 1965 đến năm 2022, gần gấp đôi tốc độ của chỉ số S&P 500. Munger gặp Buffett năm 1959 tại Omaha (Mỹ) và nhanh chóng trở thành bạn bè. Ông gia nhập Berkshire năm 1978, đảm nhiệm vị trí...

Tăng cường quản lý lao động đi làm việc tại nước ngoài

Nhằm nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành trong công tác quản lý người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành Công văn số 1298/UBND-KGVX về việc tăng cường công tác quản lý người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Điều kiện đưa lao động đi làm việc tại nước ngoài...

Tổng thống Indonesia chủ trì Lễ duyệt binh tàu quốc tế

Sáng 5-6, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã phát biểu khai mạc Diễn tập Hải quân đa phương Komodo lần thứ 4 (MNEK-4) và chủ trì Lễ duyệt binh tàu quốc tế, hoạt động chính thức đầu tiên trong khuôn khổ MNEK-4 tại thành phố Makassar, tỉnh Sulawesi, Indonesia. ...

Cùng chuyên mục

Tên lửa quỹ đạo của châu Âu rơi và phát nổ sau khi phóng

Tên lửa Spectrum phóng lên thất bại trong thử nghiệm vốn được trông đợi sẽ là bước tiến mới của châu Âu trong lĩnh vực không gian. ...

Israel quyết gây áp lực với Hamas, triển khai kế hoạch của ông Trump ở Gaza

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho hay nội các Israel đồng ý gia tăng áp lực với Hamas, đồng thời tuyên bố nỗ lực thực hiện kế hoạch của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc khuyến khích người dân Dải Gaza 'di...

Thủ tướng Israel nêu rõ điều kiện cho giai đoạn đàm phán tiếp theo với Hamas, khẳng định không giấu giếm

Ngày 30/3, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết nước này sẵn sàng thảo luận về giai đoạn tiếp theo của thỏa thuận nhằm chấm dứt xung đột ở Dải Gaza với điều kiện Hamas phải hạ vũ khí và rời khỏi vùng đất này.

Tổng thống Donald Trump tự tin về sáng kiến sáp nhập Greenland

Tổng thống Mỹ Donald Trump tin chắc 100% rằng sáng kiến sáp nhập Greenland của ông sẽ thành công.

Houthi phóng tên lửa vào Israel, tấn công tàu sân bay Mỹ 3 lần trong 24 giờ

Quân đội Israel ngày 30/3 xác nhận đã chặn được một tên lửa phóng từ Yemen, sau khi kích hoạt còi báo động không kích trên nhiều khu vực của Israel.

Mới nhất

Giảm tới 350.000 đồng khi thanh toán VNPAY-QR trên Vietravel

Các tín đồ mê “xê dịch” không thể bỏ qua ưu đãi cực cháy trong hè này - cơ hội lý tưởng để lên lịch cho một chuyến đi thật “đã đời” với chi phí siêu hời. Tạm gác bộn bề, xách vali lên và khám phá chuyến đi trong mơ của bạn với ưu đãi cực chất từ...

Summer Fest 2025: Hơn 100.000 lượt khách ‘cháy’ hết mình cùng âm nhạc và lễ hội

Sức hút bùng nổ từ thành phố lễ hội triệu niềm vui Theo thông tin từ Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, dịp lễ vừa qua Bình Thuận đón khoảng 228.500 lượt khách, tăng khoảng 4% so với năm 2024. Trong đó chỉ riêng NovaWorld Phan Thiet đã đón hơn 100.000 lượt khách (chiếm 50%) lượng...

Hành trình Mới và Mở

“Zalopay đang tiên phong thay đổi cách hàng triệu người Việt giao dịch, tiết kiệm và phát triển tài chính cá  nhân trong nền kinh tế số năng động hiện nay”, bà Lê Lan Chi - Tổng giám đốc Zalopay chia sẻ.Thị trường fintech Việt Nam hiện là một trong những thị trường tăng trưởng nhanh nhất khu...

Khai quật khảo cổ tại Lạc Câu sẽ mở ra nhiều kỳ vọng

VHO - Từ ngày 9-31.5, Ban Quản lý Di tích và Bảo tàng Quảng Nam sẽ tiến hành thăm dò, khai quật khảo cổ tại địa điểm Lạc Câu, thôn Lạc Câu, xã Bình Dương, huyện Thăng Bình (Quảng Nam). Trước đó, ngày 6.5, Bộ VHTTDL đã có quyết định số 1264/QĐ- BVHTTDL cho phép Ban Quản lý Di...

Mới nhất

Hành trình Mới và Mở