Trang chủDi sảnThương cảng Hội An: Nhìn từ lịch sử huy hoàng

Thương cảng Hội An: Nhìn từ lịch sử huy hoàng

Hội An - viên ngọc quý của văn hóa Việt, điểm đến hấp dẫn của du khách quốc tế.
Hội An – viên ngọc quý của văn hóa Việt, điểm đến hấp dẫn của du khách quốc tế.
(PLVN) – Hội An – đô thị cổ ven biển Quảng Nam vẫn luôn là tâm điểm của rất nhiều sự quan tâm, chú ý, bảo tồn của người Việt và dư luận toàn cầu. Có một thời, đô thị nhỏ bé này từng là một thương cảng lẫy lừng, đóng vai trò cực kì quan trọng trong giao thương khu vực và quốc tế.

Thương cảng quốc tế sầm uất bậc nhất Đông Nam Á

Nếu nói về sự hình thành đô thị, thương cảng, Hội An đã bắt đầu phát triển từ rất lâu. Các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra hai đồng tiền cổ của Trung Quốc thời Hán là Ngũ Thù và Vương Mãng. Đây là phát hiện quan trọng cho thấy Hội An đã trở thành thương cảng từ cách đây 2000 năm trước. Thế kỉ 9 và 10, dưới thời vương quốc Chăm Pa, Hội An có tên là Lâm Ấp Phố, khi ấy đã trở thành điểm giao thương, buôn bán, trao đổi vật phẩm của các thương gia từ Ả Rập, Ba Tư, Trung Quốc…

Nhưng chỉ đến thế kỉ 16, khi chúa Nguyễn vào trấn thủ đất Thuận Hóa, sau đó được Vua Lê cho kiêm lãnh trấn Quảng Nam, Chúa Nguyễn tập trung phát triển kinh tế Đàng Trong, mở rộng giao thương buôn bán với nước ngoài thì Hội An mới bước vào thời kì cực thịnh của mình, trở thành thương cảng quốc tế sầm uất bậc nhất khu vực Đông Nam Á bấy giờ.

Có thể nói, thế kỷ 16 đánh dấu thời kỳ hoàng kim của Hội An, một thương cảng quốc tế quan trọng của Việt Nam. Nằm trên bờ sông Thu Bồn, nằm trên tuyến đường biển huyết mạch nối liền các quốc gia châu Á và châu Âu, Hội An không chỉ là một cửa ngõ giao thương sầm uất mà còn là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa, tôn giáo và phong tục tập quán từ khắp nơi trên thế giới. Vị trí chiến lược này đã biến Hội An thành một thương cảng sôi động, nơi các thương nhân từ Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Bồ Đào Nha, Hà Lan và nhiều quốc gia khác đến trao đổi hàng hóa. Gạo, lụa, gốm sứ, gia vị và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ là những mặt hàng chủ lực trong các giao dịch tại đây.

Trong Phủ biên tạp lục, một trong những tập khảo cứu rất có giá trị về Đàng Trong, nhất là xứ Thuận Quảng vào thế kỷ XVIII, hoạt động buôn bán nhộn nhịp, phát triển của Hội An, Quảng Nam được Lê Quý Đôn ghi chép như sau: “Thuyền từ Sơn Nam về chỉ mua được một thứ củ nâu, thuyền từ Thuận Hóa về cũng chỉ có một thứ hồ tiêu, còn từ Quảng Nam về thì các hàng không món gì không có, các nước phiên không kịp được. Phàm hóa sản vật sản xuất ở các phủ Thăng Hoa, Điện Bàn, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Bình Khang và dinh Nha Trang, đường thủy đường bộ, đi thuyền đi ngựa, đều hội tập ở phố Hội An, vì thế người khách phương Bắc đều đến tụ tập ở đấy để mua về nước”.

Hội An không chỉ là thương cảng sầm uất, trung tâm thương mại của Việt Nam mà còn là một mắt xích quan trọng trong mạng lưới thương mại toàn cầu thời kỳ này. Các thương nhân người Nhật khi đó tới bán những đồ đồng, tiền đồng, sắt, đồ gia dụng… và mua lại đường, tơ lụa, trầm hương… Các thương nhân châu Âu đến Hội An để tìm kiếm các mặt hàng quý hiếm từ châu Á, đồng thời giới thiệu các sản phẩm từ phương Tây. Sự thịnh vượng của Hội An đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của Đàng Trong, đồng thời tạo ra một môi trường đa văn hóa, đa tôn giáo hiếm có.

Phố Nhật Bản được thành lập, các Hội quán của người Trung Quốc được mở ra, khách thương Ấn Độ, Ba Tư, châu Âu kinh doanh, sinh sống, sinh hoạt nơi đây biến Hội An thành một đô thị đa sắc tộc, đa văn hóa, phóng khoáng và cởi mở hiếm thấy.

Theo phân tích của các nhà sử học, có 3 lý do chính yếu để Hội An trở thành thành phố cảng lớn nhất Đàng Trong và cả khu vực. Thứ nhất, quan trọng hàng đầu là vị trí địa lý thuận lợi: Hội An là cửa ngõ ra – vào của các tỉnh và Biển Đông, có hải cảng sâu, rộng phù hợp cho các thuyền buôn trong và ngoài nước đến neo đậu, buôn bán. Thứ hai, hàng hóa từ Quảng Nam, Bình Khang, Diên Khánh,… đều theo đường thủy, đường bộ tập trung về Hội An. Thứ ba, việc Chúa Nguyễn nới lỏng cho phép tự do buôn bán của thương nhân nước ngoài, cho phép họ vào buôn bán để nhờ họ mua vũ khí. Tất cả những điều này đã góp phần khiến Hội An trở thành đầu mối giao thông biển quan trọng nhất của khu vực Đàng Trong và là trung tâm buôn bán sầm uất bậc nhất của cả vùng Đông Nam Á thời ấy.

Quang cảnh tấp nập trên sông phố Hội. (Nguồn: "Một chuyến du hành đến xứ Nam Hà (1792 - 1793)" của tác giả John Barraow, Nguyễn Thừa Hỷ dịch)

Quang cảnh tấp nập trên sông phố Hội. (Nguồn: “Một chuyến du hành đến xứ Nam Hà (1792 – 1793)” của tác giả John Barraow, Nguyễn Thừa Hỷ dịch)

Viên ngọc quý về văn hóa

Với vai trò là thương cảng sầm uất nhất khu vực, sự hiện diện của các thương nhân nước ngoài đã mang đến cho Hội An một diện mạo đa dạng về văn hóa và kiến trúc. Về di sản vật thể, Hội An hiện có hơn 1.360 di tích văn hóa – kiến trúc. Trong đó có 1273 di tích kiến trúc nghệ thuật bao gồm nhiều loại hình di tích như: Nhà ở, nhà thờ tộc, đình, chùa, hội quán, nhà thờ Công giáo, thánh thất, cầu, giếng, chợ, lăng – miếu và mộ…

Những ngôi nhà cổ, hội quán, đền chùa mang đậm dấu ấn phong cách kiến trúc Nhật Bản, Trung Quốc và châu Âu vẫn còn tồn tại đến ngày nay đã minh chứng cho một thời kỳ giao thoa văn hóa rực rỡ. Trong đó, Chùa Cầu là một kiến trúc rất đặc biệt, được nhiều người coi là một “biểu tượng” của công trình kiến trúc Hội An.

Chùa Cầu được các thương nhân Nhật Bản góp tiền xây dựng vào thế kỉ 17. Vào năm 1719, Chúa Nguyễn Phúc Châu khi thăm Hội An đã đặt cho chiếc cầu cái tên là Lai Viễn Kiều (ý nghĩa: Cầu đón khách phương xa). Theo niên đại khảo cứu ở xà nóc và văn bia tại đầu cầu thì chiếc cầu đã được xây dựng lại vào năm 1817. Ngôi chùa trên đó có lẽ cũng được xây dựng lại vào thời điểm này. Đến ngày 17/12/1990, Chùa Cầu được cấp bằng Di tích Lịch sử – Văn hóa quốc gia.

Hiện nay, Chùa Cầu đang được trùng tu lại, tuy có một số ý kiến trái chiều nhau, nhưng tất cả cho thấy được sự yêu mến của người dân đối với công trình cổ này của Hội An.

Cạnh đó, các hội quán như Hội Quán Phúc Kiến, Hội Quán Triều Châu là những công trình nổi bật, không chỉ là nơi thờ cúng mà còn là nơi tụ họp, giao lưu của cộng đồng người Hoa tại Hội An.

Về mặt đời sống tinh thần, người dân Hội An có tính nhạy bén, cởi mở nhưng vẫn giữ trọn vẹn được các tập tính truyền thống. Các lễ hội, tập quán đặc sắc và ẩm thực đa dạng cũng làm nên bản sắc văn hóa đặc biệt của vùng đất này.

Trong “Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn có ghi một đoạn lời kể của một thương gia họ Trần (người Quảng Đông) khi chở hàng đến Hội An: Người Minh Hương và người Thanh (Trung Quốc) chọn Hội An làm nơi định cư đã mang theo đèn lồng từ quê hương đến và có thói quen thắp sáng đèn mỗi khi màn đêm buông xuống. Thời kỳ này, Phố cổ Hội An chia thành 3 khu phố chính: Phố An Nam của người Việt, Phố Khách của người Hoa và Phố Hoài của người Nhật… Họ cùng nhau chung sống, giao lưu, buôn bán dưới sự cai quản của Chúa Nguyễn, tạo sự đan xen, hội nhập kinh tế ngay từ thời gian này. Năm 1639, khi nước Nhật chủ trương đóng cửa với thế giới bên ngoài thì Phố Hoài của người Nhật đã để lại cho người Việt và người Hoa quản lý.

 

Cuối thế kỷ 18, thương cảng Hội An bắt đầu suy tàn do sự cạnh tranh của các cảng mới và sự thay đổi trong tuyến đường thương mại. Đến thế kỷ 19, thương cảng Hội An đã nhường bước cho Đà Nẵng, một cảng đa chức năng phát triển theo mô hình cảng cận hiện đại. Tuy nhiên, di sản văn hóa và kiến trúc của Hội An vẫn được bảo tồn một cách kỳ diệu. Năm 1999, Hội An được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới, khẳng định giá trị lịch sử và văn hóa đặc biệt của nơi này.

Trải bao cuộc đổi dời của lịch sử, Hội An – Hoài Phố – Faifo đã hoàn tất sứ mệnh lịch sử thiêng liêng của mình trong quá khứ, đảm trách vai trò của ngõ giao thương lớn nhất khu vực, đem lại sự phồn thịnh cho nền kinh tế trong nước, mở rộng tầm văn hóa, tri thức, đồng thời góp phần củng cố sức mạnh của quốc gia. Ngày nay, đô thị cổ ven sông Hoài giữ vai trò là một “viên ngọc quý” về văn hóa, bảo tồn những giá trị đẹp đẽ để lưu giữ cho đời sau, cho người Việt và cư dân quốc tế đến ngắm nghía, chiêm ngưỡng, thưởng thức, được bình chọn là 1 trong 10 điểm đến hấp dẫn nhất hành tinh… Ở thời nào đi nữa, Hội An vẫn luôn là một điều gì đó rất lạ, rất đặc biệt, rất tỏa sáng trong lòng người Việt.

Nguồn: https://baophapluat.vn/thuong-cang-hoi-an-nhin-tu-lich-su-huy-hoang-post520598.html

Cùng chủ đề

Tết đến rồi, bao lì xì nhẹ thôi!

Nổi lên trong Tết này có vẻ nhiều bạn trẻ đang tìm về những giá trị giản dị, từ mái tóc đen tự nhiên, bộ đồ chân phương đến thói quen săn đồ "si" (hàng cũ) và giản lược luôn chuyện lì xì, quà cáp. ...

Học bổng toàn phần Chính phủ Úc 2025 cho công dân Việt Nam

Học bổng toàn phần Chính phủ Úc dành cho ứng viên Việt Nam gồm nông - lâm - ngư nghiệp, chuyển đổi số, giáo dục, công nghệ thông tin (chỉ dành cho người khuyết tật), môi trường, biến đổi khí hậu... Học bổng Chính...

Quảng Ninh hoàn thành sửa chữa nhiều công trình trọng điểm trước Tết

TPO - Các công trình trọng điểm bị ảnh hưởng do bão số 3 như Trung tâm tổ chức hội nghị tỉnh; Cung quy hoạch, Bảo tàng - thư viện tỉnh; Cột đồng hồ; Khu huấn luyện, thi đấu Đại Yên được tỉnh Quảng Ninh gấp rút sửa chữa và hoàn thành xong trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. 24/01/2025 | 09:14 ...

TP.HCM: Thủy hải sản, rau củ… về chợ tăng nhưng cần bám sát diễn biến giá dịp Tết

Lượng hàng thủy hải sản về TP.HCM đã tăng, chủng loại phong phú, nhưng lãnh đạo TP.HCM yêu cầu Sở Tài chính, Sở Công Thương... phải phối hợp chặt chẽ giám sát, đảm bảo không xảy ra tình trạng tăng giá đột biến. Ông...

Cảnh báo ngộ độc và tai nạn sinh hoạt ở trẻ em dịp Tết

Theo các bác sĩ Khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương, tại đây đã tiếp nhận và điều trị cho 8 trường hợp ngộ độc thuốc diệt chuột. Trong đó, phải kể đến 2 trường hợp bị ngộ độc thuốc diệt chuột rất hy hữu do sự chủ quan, bất cẩn của người lớn. Đó là hai anh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hoàn thiện hạ tầng cửa khẩu nơi “phên dậu” Tổ quốc

(PLVN) - Vốn nhà nước và cả tư nhân đang đồng loạt được đầu tư vào khu vực cửa khẩu Lạng Sơn, giúp hạ tầng nơi đây ngày càng hoàn thiện, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp giao thương với nước bạn Trung Quốc. Được “rót” hàng chục nghìn tỷ đồng Lạng Sơn là tỉnh biên giới phía Bắc, nơi “phên dậu” Tổ quốc. Quan sát trên bản đồ sẽ thấy, địa phương này là cửa ngõ quan trọng để...

Ngành Hải quan nỗ lực đóng góp vào thành tích chung của đất nước

(PLVN) - Năm 2024, Tổng cục Hải quan đã triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp thiết thực nhằm tạo thuận lợi thương mại, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đồng thời bảo đảm công tác quản lý hải quan và đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần vào thành tích chung của đất nước. Trong không khí chuẩn bị đón Xuân Ất Tỵ 2025, Báo Pháp luật Việt Nam điểm lại một số sự kiện...

Nhiều hoạt động du Xuân đặc sắc ở di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn, Hội An

22/01/2025 16:27 (PLVN) - Để chào đón xuân Ất Tỵ 2025, hai di sản văn hóa thế giới ở tỉnh Quảng Nam là Mỹ Sơn và phố cổ Hội An tổ chức nhiều hoạt hoạt động văn hóa, văn nghệ, vui chơi giải trí sôi động cho Nhân dân và du khách tham gia. Ngày 22/1, thông tin từ Ban Quản lý Di sản Văn hóa Mỹ Sơn cho hay, nhằm tăng cường các hoạt động văn...

Xuất khẩu cá ngừ kỳ vọng bứt phá trong năm 2025

(PLVN) -  Năm 2024, là một năm đáng nhớ với ngành cá ngừ, khi kim ngạch xuất khẩu cán mốc xấp xỉ 1 tỷ USD, bất chấp nhiều biến động trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, để duy trì đà tăng trưởng và khai thác tối đa các cơ hội trong năm 2025, ngành cá ngừ cần giải quyết nhiều thách thức và thúc đẩy sự hợp tác đồng bộ giữa ngư dân, doanh nghiệp và các cơ...

Đón tàu biển quốc tế OCEANIA RIVIERA đến Cảng quốc tế Cam Ranh

(PLVN) -  Nếu đáp ứng đủ các điều kiện nhập cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam, khi đi du lịch, công dân 3 nước Cộng hoà Ba Lan, Cộng hòa Séc và Liên bang Thụy Sỹ sẽ được miễn thị thực nhập cảnh khi du lịch Việt Nam. (PLVN) - Trong năm 2025, Câu lạc bộ Nhà báo Du lịch Việt Nam sẽ đẩy mạnh việc...

Bài đọc nhiều

Cận cảnh kho cổ vật hơn 600 tuổi ở thành nhà Hồ

Qua 19 cuộc khai quật trong vòng 10 năm, các nhà khảo cổ phát hiện hàng nghìn cổ vật quý gắn với niên đại hình thành và tồn tại của thành nhà Hồ. Nguồn: https://daidoanket.vn/anh-can-canh-kho-co-vat-hon-600-tuoi-o-thanh-nha-ho-10259139.html

Phát hiện tổ hợp kiến trúc hoàn chỉnh ở trung tâm Thành nhà Hồ

Ngày 24.1, Viện Khảo cổ học phối hợp Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Thanh Hóa và Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ công bố kết quả thực hiện khai quật di tích Thành nhà Hồ trong nội thành di sản thế giới Thành nhà Hồ. Đây là đợt khai quật quy mô lớn, với 2 hố khảo cổ nhằm tìm hiểu một phần kiến trúc trung tâm Chính điện (Nền Vua) và kiến trúc...

Cây Di Sản Việt Nam: Tài Nguyên Xanh Đáng Quý Của Quốc Gia

Ngày 18/3/2010, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã khởi động sáng kiến bảo tồn Cây Di sản Việt Nam, góp phần vào bảo vệ đa dạng sinh học trong thập kỷ Đa dạng Sinh học do Liên hợp quốc phát động. Sáng kiến này không chỉ tạo điều kiện giữ gìn hệ sinh thái mà còn cải thiện chất lượng đời sống người dân, mở ra hướng đi mới trong quản lý tài nguyên...

Biểu Tượng Rực Rỡ Của Nền Văn Minh Lúa Nước: Âm Vang Trống Đồng Đông Sơn

Trống đồng Đông Sơn từ lâu đã được xem là biểu tượng rực rỡ của nền văn minh lúa nước Việt Nam, ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng dân tộc qua nhiều thế hệ. Xuất hiện từ thời kỳ Hùng Vương, trống đồng không chỉ là sản phẩm của nền văn hóa Đông Sơn mà còn là biểu tượng của sự giao thoa giữa con người và thiên nhiên, giữa quá khứ và hiện tại. Với những hình...

Vai Trò Của Cộng Đồng Tôn Giáo Trong Việc Bảo Tồn Di Sản Kiến Trúc

Trong suốt chiều dài lịch sử, cộng đồng tôn giáo luôn giữ vai trò trọng yếu trong việc bảo tồn các di sản kiến trúc. Những công trình như đình, đền, chùa và nhà thờ không đơn thuần là không gian thờ phụng mà còn lưu giữ tinh hoa văn hóa, nghệ thuật và tín ngưỡng của từng thời kỳ. Mỗi công trình là một dấu ấn khó phai, là nơi ghi lại những trang sử và bản sắc...

Cùng chuyên mục

Chuyện bí ẩn chưa có lời giải đáp về thành nhà Hồ

 Đôi rồng đá bị chặt đầu, chuyện ngôi mộ táng ở đàn tế Nam Giao và một huyền tích lịch sử về nàng Bình Khương tuẫn tiết kêu oan cho chồng... Đó là những bí ẩn chưa có lời giải đáp xung quanh di sản thành nhà Hồ. Thành Nhà Hồ (Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) là một trong những công trình kiến trúc bằng đá độc đáo bậc nhất của Việt Nam và...

Choáng ngợp trước nội thất bên trong điện Thái Hòa ở Huế

Điện Thái Hòa rực sáng với dáng vẻ uy quyền của một trong những cung điện quan trọng trong Hoàng thành Huế. Nguồn: https://laodong.vn/photo/choang-ngop-truoc-noi-that-ben-trong-dien-thai-hoa-o-hue-1422498.ldo

Xây dựng Tràng An xứng tầm di sản thế giới: Nơi hội tụ những giá trị đặc biệt ​

Quần thể danh thắng Tràng An, Ninh Bình được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới năm 2014. Di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á này giờ đây không chỉ là một di sản thế giới xanh - sạch - đẹp, động lực chính cho sự phát triển kinh tế - xã hội của...

Tọa đàm khoa học “Danh nhân Đặng Huy Trứ với Hội An”

Các tham luận tại tọa đàm góp phần nhận diện và làm rõ hơn mối thâm tình sâu sắc của danh nhân Đặng Huy Trứ với vùng đất Hội An nói riêng, Quảng Nam nói chung, cũng như giá trị của những di sản mà ông để lại nơi đây.  Ngày 20.8, tại TP Hội An, tỉnh Quảng Nam, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản văn hóa Hội An tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề...

Những dòng chảy văn hóa, lịch sử trên Vịnh Hạ Long

Được biết đến là một thắng cảnh độc nhất vô nhị ở Việt Nam và trên thế giới, nhưng Vịnh Hạ Long còn là nơi ghi lại dấu ấn của những dòng chảy văn hóa, lịch sử được lưu giữ và truyền lại qua nhiều đời cư dân trên Vịnh. Những dấu vết thời tiền sử Vịnh Hạ Long và các khu vực xung quanh là nơi lưu giữ nhiều di tích khảo cổ học có giá trị, đặc biệt là...

Mới nhất

Gia hạn cuộc thi đến 18-2

(NLĐO) - Cuộc thi "Chạm đến tương lai cùng Metro" gia hạn đến 18-2-2025, mở rộng chủ đề sáng tạo, trao giải ngày 22-2-2025 tại Ga Bến...

Giá cà phê tiếp tục leo đỉnh, đồng USD giảm mạnh, thị trường đang “dễ bị tổn thương”

Chỉ trong 15 ngày đầu năm 2025, các doanh nghiệp đã xuất khẩu gần 73.820 tấn cà phê nhân, thu về gần 400 triệu USD (gần 10.000 tỷ đồng). Đáng chú ý, xuất khẩu cà phê tuy giảm tới 23% về lượng nhưng tăng mạnh 41% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái, theo thống kế sơ bộ của Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa).

Thăm, tặng quà Tết cho con ngư dân nhận đỡ đầu

Nhân dịp năm mới Ất Tỵ 2025, Lữ đoàn 171, Vùng 2 Hải quân và Lữ đoàn 172, Vùng 3 Hải quân phối hợp với các đơn vị tổ chức thăm hỏi, động viên, tặng quà và trao tiền hỗ trợ cho con ngư dân có hoàn cảnh khó khăn được đơn vị nhận đỡ đầu năm 2025....

Tin vui với hàng nghìn giáo viên những ngày cuối năm

UBND TP. Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở GD&ĐT để giáo viên vẫn được hưởng tiền thưởng của năm 2024.

Mới nhất