Trang chủNewsThời sựThực trạng buồn của thể thao Việt Nam sau hai kỳ Olympic...

Thực trạng buồn của thể thao Việt Nam sau hai kỳ Olympic trắng tay

(Dân trí) – Olympic Paris 2024 khép lại và đoàn thể thao Việt Nam không thể có được tấm huy chương nào, thành tích gây thất vọng nếu so với Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Philippines.
Thực trạng buồn của thể thao Việt Nam sau hai kỳ Olympic trắng tay

Tìm kiếm tấm huy chương Olympic Paris 2024 trong vô vọng

Tham dự Olympic Paris 2024, thể thao Việt Nam có 16 vận động viên (VĐV) góp mặt, trong đó hai VĐV tham dự theo diện đặc cách ở môn bơi và điền kinh. So với kỳ Olympic Tokyo 2020, số lượng VĐV Việt Nam vượt qua vòng loại ít hơn, cho thấy một thực tế là sân chơi Thế vận hội ngày một khốc liệt và Việt Nam không có nhiều VĐV đạt đẳng cấp thế giới.

Nhìn vào số lượng VĐV rất hạn chế tham dự Olympic 2024, việc đòi hỏi thể thao Việt Nam phải có huy chương là không thực tế. Tuy nhiên, những thành tích yếu kém của thể thao Việt Nam ở Thế vận hội 2024 cần được nhìn nhận một cách toàn diện, để từ đó rút ra những bài học cho tương lai.

Thất bại của “kình ngư” Nguyễn Huy Hoàng ở hai nội dung 800m tự do và 1.500m tự do là minh chứng rõ nét nhất. Xác định khó cạnh tranh huy chương, mục tiêu của Huy Hoàng tại Olympic chỉ là vào chung kết. Nhưng ở cả hai nội dung tham dự, kình ngư người Quảng Bình đều có thành tích đáng thất vọng.

Thực trạng buồn của thể thao Việt Nam sau hai kỳ Olympic trắng tay - 1
Thành tích của Huy Hoàng thấp hơn so với kỳ vọng ở Olympic 2024 (Ảnh: Getty).

Cụ thể, ở nội dung 800m tự do nam, Huy Hoàng về đích với thông số 8 phút 08 giây 39, kém gần 20 giây so với người về đích đầu tiên tại vòng loại là Auboeck Felix (Áo, 7 phút 48 giây 49).

Tại Asiad 19, Huy Hoàng giành huy chương đồng (HCĐ) với thông số 7 phút 51 giây 44. Xa hơn, tại Olympic Tokyo 2020, cũng ở nội dung 800m, kình ngư sinh năm 2000 đạt thông số 7 phút 54 giây 16. Tuy nhiên, từ năm 2024, các chỉ số thành tích của Huy Hoàng bắt đầu “xuống dốc không phanh”.

Ở nội dung 800m tự do, thành tích tốt nhất trong sự nghiệp của Huy Hoàng là 7 phút 49 giây 67. Như vậy, với những gì thể hiện ở Paris, anh đã giật lùi khoảng 19 giây so với thời đỉnh cao phong độ.

Bước vào nội dung 1.500m tự do nam với quyết tâm “phục thù”, nhưng Huy Hoàng chỉ đạt thành tích 15 phút 18 giây 63, kém rất xa thông số tốt nhất của anh là 14 phút 58 giây 14. Ngay cả khi so với thành tích 15 phút 00 giây 24 ở Olympic Tokyo, “kình ngư” người Quảng Bình cũng kém tới gần 18 giây.

Thất bại của Huy Hoàng sẽ không có gì đáng nói nếu như anh không thua chính mình một cách khó hiểu như vậy. Sau Olympic Paris 2024, những vấn đề của tay bơi số một Việt Nam cần được phân tích kỹ, trong đó đặc biệt là chuyện thiếu chuyên gia đẳng cấp, tập huấn thiếu hiệu quả, tâm lý, chuẩn bị thể lực…

Thực trạng buồn của thể thao Việt Nam sau hai kỳ Olympic trắng tay - 2
Đỗ Thị Ánh Nguyệt không thể tạo nên bất ngờ ở môn bắn cung tại sân chơi Olympic (Ảnh: WA).

Ngoài Huy Hoàng, những trận thua của Võ Thị Kim Ánh và Hà Thị Linh (boxing), Lê Quốc Phong và Đỗ Thị Ánh Nguyệt (bắn cung), Hoàng Thị Tình (judo), Võ Thị Mỹ Tiên (bơi lội), Lê Thị Mộng Tuyền (bắn súng), Nguyễn Thị Thật (xe đạp)… cũng đều nằm trong dự đoán, khi trình độ thua xa so với các đối thủ trên thế giới.

Lực sĩ Trịnh Văn Vinh được kỳ vọng rất nhiều ở môn cử tạ hạng cân 61kg nam, nhưng áp lực tâm lý khiến anh thi đấu không thành công. Đô cử Việt Nam thất bại ở cả ba lần cử giật khi đăng ký 128kg, không được tham gia nội dung cử đẩy và rời cuộc chơi sớm hơn dự kiến.

Thể thao Việt Nam cũng có những gương mặt đáng khen ngợi, như sự cố gắng, nỗ lực hết khả năng của Nguyễn Thùy Linh, Lê Đức Phát (cầu lông), hay thành tích tốt nhất lịch sử rowing Việt Nam của Phạm Thị Huệ.

Đặc biệt, Trịnh Thu Vinh (bắn súng) để lại sự tiếc nuối lớn nhất khi xạ thủ nữ Việt Nam hai lần vào chung kết, xếp thứ 4 nội dung 10m súng ngắn hơi và xếp hạng 7 nội dung 10m súng ngắn thể thao.

Nếu có thêm một chút may mắn và tâm lý vững vàng, Thu Vinh hoàn toàn có thể “chạm tay” vào tấm huy chương đồng. Dù không thể giành được tấm huy chương Olympic danh giá nhưng Thu Vinh là điểm sáng nhất của thể thao Việt Nam tại Olympic Paris, xứng đáng được đầu tư quyết liệt hơn nữa hướng tới kỳ Thế vận hội 4 năm tới.

Thể thao Việt Nam ở đâu so với khu vực Đông Nam Á?

Thất bại của thể thao Việt Nam ở Olympic Paris 2024 đã được dự đoán từ trước, nhưng một lần nữa những hạn chế, yếu kém của các VĐV Việt Nam bộc lộ quá rõ, phản ánh trình độ và sự đầu tư kém hiệu quả, chưa tới nơi tới chốn.

Ngay từ vòng loại, chúng ta đã nằm trong top sau của khu vực Đông Nam Á về số lượt VĐV giành vé tới Paris. Chỉ khi nào có một lực lượng hùng hậu tham dự Olympic, khi đó cơ hội tranh chấp huy chương mới khả thi hơn với thể thao Việt Nam.

Thực trạng buồn của thể thao Việt Nam sau hai kỳ Olympic trắng tay - 3
Trịnh Thu Vinh vẫn ở khoảng cách xa so với các xạ thủ hàng đầu thế giới (Ảnh: Getty).

Tại khu vực, Thái Lan có 51 VĐV vượt qua vòng loại, cao hơn 3 lần so với Việt Nam. Các quốc gia tiếp theo cũng có số VĐV tham dự khá đông là Indonesia (29), Malaysia (26), Philippines (22). Việt Nam chỉ đứng thứ 6 khu vực Đông Nam Á (16), hơn Timor Leste, Lào (4), Brunei, Campuchia (3) và Myanmar (2).

Số lượng VĐV tham dự hạn chế, lại không có môn mũi nhọn thực sự, nên thể thao Việt Nam chủ yếu trông chờ vào may mắn. Đó cũng là lý do mà ngành thể thao thay vì đặt mục tiêu huy chương cụ thể ở môn thể thao hay VĐV nào đó, chỉ đưa ra mục tiêu “phấn đấu có huy chương”, hoặc “vượt lên chính mình”…

Trong khi đoàn thể thao Việt Nam trắng tay thì thể thao Philippines sở hữu hai tấm huy chương vàng (HCV) Olympic 2024 ở môn thể dục dụng cụ của VĐV Carlos Yulo. Philippines cũng có thêm huy chương đồng (HCĐ) của Villegas ở hạng cân 50kg nữ môn boxing.

Thái Lan giành được tấm HCV của Panipak Wongpattanakit ở nội dung 49kg nữ môn taekwondo, huy chương bạc (HCB) đơn nam môn cầu lông của Kunlavut Vitidsarn, HCB cử tạ hạng cân 61kg nam của Theerapong Silachai, HCĐ boxing 55kg nữ của Suwannapheng và HCĐ cử tạ hạng cân 49kg nữ của Surodchana Khambao

Indonesia sở hữu tấm HCV môn leo núi tốc độ của Veddriq Leonardo, HCĐ đơn nữ cầu lông của Gregoria Mariska Tunjung. Malaysia giành được hai tấm HCĐ của Aaron Chia và Soh Wooi Yik (đôi nam cầu lông) và Lee Zii Jia (đơn nam cầu lông).

Thực trạng buồn của thể thao Việt Nam sau hai kỳ Olympic trắng tay - 4
Carlos Yulo (Philippines) là vận động viên thành công nhất của Đông Nam Á với 2 tấm HCV Olympic 2024 (Ảnh: Reuters).

Nhìn rộng hơn tại Olympic Tokyo 2020, trong khi thể thao Việt Nam “trắng” huy chương thì đoàn Philippines có 1 HCV, 2 HCB, 1 HCĐ, xếp hạng 50. Thái Lan có 1 HCV, 1 HCĐ, xếp hạng 59. Malaysia giành 1 HCB, 1 HCĐ đứng ở vị trí 74 trên bảng xếp hạng chung cuộc.

Ở sân chơi ít khắc nghiệt hơn rất nhiều so với Olympic 2024 là Asiad 2023, các quốc gia này cũng đều vượt mặt thể thao Việt Nam. Cụ thể, Thái Lan (12 HCV, 14 HCB và 32 HCĐ) đứng thứ 8 châu Á, xếp sau là Indonesia (7 HCV, 11 HCB và 18 HCĐ). Các đoàn thể thao Malaysia, Philippines và Singapore đứng ở các vị trí tiếp theo.

Trong khi đó, Việt Nam xếp thứ 6 Đông Nam Á và thứ 21 châu Á ở Asiad 2023 khi chỉ giành được 3 HCV, 5 HCB và 19 HCĐ. Ba tấm HCV của Việt Nam được mang về nhờ công của xạ thủ Phạm Quang Huy (bắn súng), đội tuyển cầu mây nữ 4 người và đội tuyển karate nội dung quyền biểu diễn.

Trong 3 tấm HCV này, chỉ có bắn súng là môn Olympic. Nhưng sau đó Phạm Quang Huy thi đấu không thành công tại các cuộc thi vòng loại, lỡ hẹn với kỳ Thế vận hội diễn ra ở Paris.

Như vậy, từ Asiad tới Olympic, thể thao Việt Nam đều bị 5-6 quốc gia trong khu vực bỏ xa về thành tích. Điều đáng nói là Việt Nam dẫn đầu SEA Games hai kỳ liên tiếp (2022 và 2023), chưa bao giờ nằm ngoài top 3 khu vực, nhưng cứ lên tầm châu Á và thế giới lại “hít khói” các đối thủ trong khu vực.

Thực trạng buồn của thể thao Việt Nam sau hai kỳ Olympic trắng tay - 5

Thể thao Việt Nam từng có Trần Hiếu Ngân (HCB taekwondo ở Olympic 2000), Hoàng Anh Tuấn (HCB cử tạ ở Olympic 2008), Trần Lê Quốc Toàn (HCĐ ở Olympic 2012), Hoàng Xuân Vinh (HCV và HCB bắn súng ở Olympic 2016) được vinh danh ở đấu trường thế giới. Tuy nhiên ở hai kỳ Olympic liên tiếp ở Tokyo (2020) và Paris (2024), chúng ta gây thất vọng khi “trắng” huy chương.

Thực trạng buồn của thể thao Việt Nam

Như đã phân tích, với số lượng VĐV vượt qua vòng loại rất hạn chế, lại không có mũi nhọn, việc thể thao Việt Nam gặp khó ở sân chơi Olympic là điều tất yếu. Nhưng chẳng lẽ cứ hết kỳ này tới kỳ khác chúng ta phải chấp nhận sự yếu kém này, trong khi các quốc gia khác ở khu vực Đông Nam có dấu hiệu bứt lên, hoặc ít nhất không rơi vào cảnh “tay trắng”.

Sự đánh giá về thành tích của đoàn thể thao Việt Nam ở Olympic 2024 phải mang tính tổng thể, nhìn thẳng vào những vấn đề mà chúng ta đang gặp phải trong suốt nhiều năm qua.

Có thể nhìn thấy rất rõ ở nhiều kỳ SEA Games gần đây, các quốc gia hàng đầu Đông Nam Á đã không còn quá chú trọng, chủ yếu cử VĐV trẻ và không tham dự các môn thể thao “ao làng”. Họ có xu hướng bỏ dần SEA Games và tập trung đầu tư cho Asiad, Olympic.

Thể thao Việt Nam vẫn coi SEA Games là đấu trường lớn nhất, tham dự với số lượng VĐV hùng hậu, luôn đặt mục tiêu tranh ngôi đầu. Ở SEA Games 2023, Việt Nam xếp nhất toàn đoàn, tổng cộng 355 huy chương, trong đó có 136 HCV, 105 HCB, 114 HCĐ. Kết quả này vượt xa chỉ tiêu “khiêm tốn” đề ra là giành từ 90 đến 120 HCV và lọt vào top 3 toàn đoàn.

Thực trạng buồn của thể thao Việt Nam sau hai kỳ Olympic trắng tay - 6
Việt Nam vẫn không thể thành công ở các môn thể thao mũi nhọn như bơi, điền kinh (Ảnh: Quý Lượng).

Đây cũng là thành tích lịch sử của thể thao Việt Nam khi lần đầu tiên giành vị trí nhất toàn đoàn tại một kỳ SEA Games tổ chức ở quốc gia khác. Trước đó, Việt Nam hai lần giành vị trí nhất toàn đoàn khi SEA Games 2003 và SEA Games 2022 tổ chức trên sân nhà.

SEA Games 32 thắng lợi và chỉ sau vài tháng, thể thao Việt Nam thất bại tại Asiad ở Hàng Châu (Trung Quốc). Thực tế việc giành 3 HCV ở Asiad 2023 là hoàn thành chỉ tiêu (2 đến 5 HCV), nhưng khó có thể xem đây là kết quả làm hài lòng người hâm mộ.

Từ những nghịch lý “dẫn đầu SEA Games nhưng thua xa ở Asiad và Olympic” hết lần này tới lần khác, thể thao Việt Nam dường như vẫn chưa rút ra bài học, có được hướng đi đúng và hiệu quả.

Chúng ta vẫn đầu tư dàn trải cho các môn thể thao khu vực theo kiểu “3 trong 1”, tức là đầu tư cho SEA Games và hướng tới Asiad và Olympic. Cách làm này rõ ràng là không thu được kết quả. Trường hợp của cựu VĐV Nguyễn Thị Ánh Viên là ví dụ điển hình nhất cho sự đầu tư chạy theo thành tích khu vực.

Với số tiền chi cho Ánh Viên hàng chục tỷ đồng trong nhiều năm, ngành thể thao thay vì giúp VĐV người Cần Thơ tập trung vào 1-2 nội dung thế mạnh để tranh huy chương Asiad hay thế giới, lại biến cô thành một cái “máy gặt vàng” ở sân chơi SEA Games (tổng số 25 HCV). Hậu quả là Ánh Viên sau khi bước qua thời đỉnh cao cũng chỉ đạt tới tầm khu vực, dù giới chuyên môn đánh giá cô hoàn toàn có thể “vượt ngưỡng”.

Thực trạng buồn của thể thao Việt Nam sau hai kỳ Olympic trắng tay - 7
Nguyễn Thị Thật (đỏ) xếp hạng 73/93 vận động viên ở nội dung xe đạp đường trường nữ 158km tại Olympic 2024 (Ảnh: Getty).

Ngoài sự đầu tư thiếu trọng điểm, bệnh thành tích, thì những hạn chế, yếu kém về cơ sở vật chất, thiếu ứng dụng công nghệ, khoa học, dinh dưỡng trong thể thao, không huy động được các nguồn lực từ xã hội (xã hội hóa thể thao) cũng là những nguyên nhân chính khiến thể thao Việt Nam đi xuống.

Tận mắt chứng kiến những nơi tập luyện của VĐV Việt Nam mới thấy họ phải vượt khó như thế nào để có thể theo đuổi nghiệp thể thao. Có những môn như thể dục dụng cụ, bóng bàn, bơi, bắn súng… thiết bị tập luyện mua từ năm 2003 nhưng không được thay mới, chủ yếu là “giật gấu, vá vai”, có sao dùng vậy. Thu nhập của các VĐV dù là đội tuyển quốc gia nhưng hầu hết chỉ là vài triệu đồng…

Thực tế, sự xuống cấp, thiếu thốn cơ sở vật chất, dinh dưỡng, y tế, ứng dụng công nghệ… khó có thể đổ hết lỗi cho các nhà quản lý thể thao nước nhà. Cần biết rằng mỗi năm, ngành thể thao chỉ được nhà nước rót khoảng 800 tỷ đồng. Số tiền này chỉ đủ đáp ứng cơ bản về các chế độ, ăn uống, tập huấn, chứ khó có thể đầu tư trọng điểm như các quốc gia khác.

Thể thao Việt Nam vốn đã khó khăn, VĐV chịu nhiều thiệt thòi, hy sinh thì cực chẳng đã, những năm qua, một vài câu chuyện buồn từ sự ăn chặn tiền ăn, tiền lương ở môn bóng bàn, thể dục dụng cụ được phanh phui chính là vết đen trong sự phát triển của thể thao nước nhà.

Ông Đặng Hà Việt, Cục trưởng Cục Thể dục thể thao từng thừa nhận việc phát triển thể thao thành tích cao không phải chỉ trong ngày một, ngày hai.

Để có nhà vô địch Olympic và châu Á, chúng ta cần có một quá trình cần một hệ thống bài bản, từ việc phát triển giáo dục thể chất rồi việc xác định môn nào là trọng điểm, cần phải có hệ thống tuyển chọn ở 63 tỉnh, thành và gần như ngay ở các cấp, từ cấp tiểu học đã phải có hệ thống thi đấu, từ đó mới lựa chọn được nhiều tài năng cho thể thao Việt Nam.

Thực trạng buồn của thể thao Việt Nam sau hai kỳ Olympic trắng tay - 8
Cục trưởng Cục Thể dục thể thao Đặng Hà Việt (Ảnh: Quý Lượng).

Thể thao Việt Nam cũng cần một quy trình toàn diện, khoa học và bài bản, từ khâu tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện, hồi phục, phòng tránh điều trị chấn thương và đội ngũ khoa học với trang thiết bị hiện đại để hỗ trợ công tác kiểm tra, đánh giá VĐV, phân tích đối thủ và đặc biệt các môn thể thao trọng điểm cần có hệ thống thi đấu từ cấp tiểu học.

“Các nền kinh tế lớn sẽ giải quyết được nhiều vấn đề của thể thao thành tích cao. Đó là sự đầu tư, áp dụng khoa học công nghệ, đội ngũ nhân lực chất lượng cao, việc kêu gọi các nguồn tài trợ đầu tư cho thể thao thành tích cao.

Để thành tích của thể thao được như mong muốn, chúng ta cần thêm nhiều yếu tố từ đầu tư tới công tác đào tạo, tuyển chọn, hệ thống các giải đấu”, ông Đặng Hà Việt nhấn mạnh.

Dantri.com.vn

Nguồn:https://dantri.com.vn/the-thao/thuc-trang-buon-cua-the-thao-viet-nam-sau-hai-ky-olympic-trang-tay-20240805152323648.htm

Cùng chủ đề

Vì sao VĐV canoeing số 1 Việt Nam không nhận được tiền thưởng 3 năm?

Nguyễn Thị Hương đã gửi đơn xin nghỉ tập luyện tại địa phương, đồng thời phản ánh việc không nhận được trả tiền thưởng từ năm 2022 đến 2024 và tiền dinh dưỡng thường xuyên năm 2024. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc giải đáp vấn đề này.Về chế độ dinh dưỡng đối với vận động viên, huấn luyện viên, mức chi được quy định trong các Nghị quyết của Hội đồng Nhân...

VĐV Nguyễn Thị Hương bị chậm trả thưởng 3 năm: Nhìn lại bảng thành tích ấn tượng

Nguyễn Thị Hương sinh năm 2001, người Vĩnh Phúc. Cô bén duyên với thể thao từ khi còn là học sinh cấp 2, bắt đầu từ môn vật tự do. Nguyễn Thị Hương chuyển sang môn chèo thuyền (canoeing) từ năm 2016.Bảng thành tích của Nguyễn Thị Hương có 5 huy chương vàng tại SEA Games 31. Cô về nhất ở các nội dung thuyền đơn cự ly 200m, 500m, 1.000m. Ngoài ra, nữ vận động viên sinh...

Ánh Viên bừng sáng trong ngày vui Cúp Chiến thắng

TPO - Kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên nhận được sự tán thưởng và tình cảm đặc biệt của khán giả khi xuất hiện tại Gala trao giải Cúp Chiến thắng 2024 diễn ra tối 10/1 tại Hà Nội.  TPO - Kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên nhận được sự tán thưởng và tình cảm đặc biệt của khán giả khi xuất hiện tại Gala trao giải Cúp Chiến thắng 2024 diễn ra tối 10/1 tại Hà...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bố ruột diva Hồng Nhung sống một mình ở tuổi 85, phải thuê người giúp việc

(Dân trí) - Hồng Nhung cho biết, chị nhiều lần mời nhưng bố chị không đồng ý ở cùng con cháu. Nữ ca sĩ phải thuê người giúp việc chăm sóc ông. Cách đây vài ngày, ca sĩ Hồng Nhung cho biết, chị vừa kết thúc đợt điều trị ung thư vú đầu tiên, hiện được chăm sóc hậu phẫu và theo dõi tại bệnh viện ở Singapore.Ít người biết rằng, vì tình bằng hữu với dịch giả Lê Văn...

NSND Quang Thọ, Mỹ Linh hát trong chương trình Tết “Cảm hứng bất tận”

(Dân trí) - NSND Quang Thọ, Mỹ Linh, danh ca Ngọc Ánh... cùng nhiều nghệ sĩ nổi tiếng sẽ xuất hiện trong chương trình nghệ thuật đặc biệt "Cảm hứng bất tận" của VTV. Chương trình Cảm hứng bất tận với chủ đề Mùa xuân đất nước nhằm tôn vinh những cột mốc lịch sử trọng đại của đất nước, khơi dậy niềm tự hào dân tộc và lan tỏa tinh thần đoàn kết trong thời đại mới.Năm nay, chương trình tiếp...

Chi tiết 30 điểm bắn pháo hoa ở Hà Nội dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

(Dân trí) - Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Hà Nội tổ chức 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa, trong đó có 10 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp và 21 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp. Thiết kế: Patrick Nguyễn Nguồn:https://dantri.com.vn/xa-hoi/chi-tiet-30-diem-ban-phao-hoa-o-ha-noi-dip-tet-nguyen-dan-at-ty-2025-20250123223710855.htm

Hàng trăm nghìn người được tăng lương hưu 2 lần

(Dân trí) - Hơn 190.000 người hưởng lương hưu, trợ cấp ở mức thấp dưới 3,5 triệu đồng đã được tăng mức hưởng theo hai mức. Đã điều chỉnh lương hưu 15%Theo báo cáo về tình hình thực hiện cải cách chính sách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, Chính phủ...

Dấu ấn của Masterise trong 2024

Tính riêng trong quý IV/2024, Masterise liên tục ra mắt các dự án mới thuộc Masteri Collection và LUMIÈRE series ở Hà Nội và TPHCM, góp phần mang đến sự sôi động và cải thiện nguồn cung để thị trường bất động sản phát triển ổn định.Nếu Masteri Grand Avenue là dự án Masteri Collection duy nhất tại Global Gate (Hà Nội) với điểm nhấn là hệ sinh thái đặc quyền gồm 35 tiện ích ngoài trời và 14...

Bài đọc nhiều

Bill Gates, Mark Zuckerberg và các tỷ phú đang dùng smartphone gì?

Bill GatesTheo PhoneArena, Bill Gates, đồng sáng lập Microsoft, đang sử dụng mẫu smartphone màn hình gập Samsung Galaxy Z Fold5. Vị tỷ phú cũng đã gắn bó với điện thoại của Samsung trong nhiều năm khi từng sử dụng Galaxy Z Fold3 và Galaxy Z Fold4.Trước đây, ông đã sử dụng điện thoại nắp gập trong nhiều năm. Sau đó, Tim Cook đã thuyết phục ông dùng iPhone bằng cách liên tục gửi sản phẩm miễn phí...

Đầu tư vào Việt Nam sẽ thành công

Chiều ngày 2/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte dự Diễn đàn Doanh nghiệp công nghệ cao Việt Nam - Hà Lan. Diễn đàn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp cùng Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam để tổ chức, với sự tham gia của lãnh đạo các bộ ngành, địa phương của hai nước và gần 30 doanh nghiệp công nghệ cao hàng đầu Hà...

Cách để biết chính xác xe có đang bị phạt nguội hay không

Phạt nguội là hình thức xử phạt người tham gia giao thông có hành vi vi phạm được phát hiện thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của lực lượng chức năng hoặc được ghi thu bằng thiết bị kỹ thuật của tổ chức, cá nhân hoặc những thông tin, hình ảnh đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội mà lực lượng chức năng không dừng xe xử...
01:45:08

Ngắm hổ mang chúa dài 38m ôm đá quý, linh vật xuân Ất Tỵ 2025 của Phú Yên

(VTC News) - Đường hoa xuân cùng linh vật chào xuân Ất Tỵ 2025 của TP Tuy Hòa vừa lộ diện khiến người dân, du khách và dân cư mạng trầm trồ. Video cụm linh vật Rắn ở Phú Yên khiến dân mạng trầm trồ Đường hoa Xuân Ất Tỵ 2025 tại TP Tuy Hòa (Phú Yên) vừa được khai mạc vào tối 19/1 với linh vật tết mang tên Kim Tỵ Phú Quý - Hổ mang chúa khiến người dân và...

Thành Chung – Duy Mạnh, ‘lá chắn thép’ của đội tuyển Việt Nam trở lại ngoạn mục thế nào?

Từng là người thừa của đội tuyển Việt Nam dưới thời HLV Philippe Troussier, nhưng AFF Cup 2024 là giải đấu chứng kiến bộ đôi trưởng thành từ CLB Hà Nội của bầu Hiển: Thành Chung - Duy Mạnh trở lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nếu tiếp cận thành tích và màn trình diễn của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024 trên góc độ thống kê, khán giả chắc sẽ thấy choáng ngợp trước phong độ khủng khiếp của Nguyễn Xuân...

Cùng chuyên mục

Vào vụ Tết, làng nghề bánh tráng hơn 200 năm liên tục cháy hàng

Cần Thơ - Sản xuất hàng nghìn chiếc bánh tráng mỗi ngày, các hộ dân tại làng nghề Thuận Hưng (quận Thốt Nốt) vẫn không đủ đáp ứng cho thị trường Tết. Ghé thăm làng nghề bánh tráng Thuận Hưng (quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ) những ngày cận Tết, chúng tôi có dịp cảm nhận được sự hối hả của bà con nơi đây. Từ sáng sớm, những chiếc lò đã nghi ngút khói để cho ra những chiếc...

Đào rừng Sơn La cổ thụ giá gần trăm triệu hút khách ở TPHCM

TPO - Một tuần trở lại đây, các nhà vườn ở miền Bắc đã vận chuyển những gốc đào "khủng" bày bán ở công viên 23/9 (quận 1, TPHCM), với giá hàng chục đến cả trăm triệu đồng.  Những ngày gần đây, công viên 23/9 rộn ràng hơn mọi khi. Hàng trăm gốc đào từ miền Bắc được bày bán làm rực hồng một góc trời. Ông Nguyễn Văn Sơn (ngụ Hà Nội) cho biết năm nay gia đình ông đem 400 gốc đào vào TPHCM bán,...

Bến xe, sân bay, metro đông đúc khách ngày 25 tháng Chạp

Từ sáng đến trưa ngày 25 tháng Chạp, các bến xe, ga tàu, sân bay ở TP.HCM đông nghẹt. Trên các chuyến metro cũng luôn chật kín khách. ...

Phát hiện nhóm “Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ” có cả trẻ em ở Quảng Nam

(NLĐO) – Nhóm 9 người gồm 5 nữ, 3 nam và 1 trẻ em ở tỉnh Quảng Nam tụ tập sinh hoạt tôn giáo trái phép vừa bị phát hiện, xử lý. ...

Hà Nội thu hồi 1.673m2 đất tại phường Vĩnh Phúc (quận Ba Đình)

Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội ban hành Thông báo số 75/TB-UBND ngày 21/1 về việc thu hồi đất. Theo đó, TP Hà Nội thu hồi 1.673m2 đất tại số 130 Đốc Ngữ, phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình do Công ty Cổ phần Đầu tư - Xây dựng Hà Nội quản lý, sử dụng theo Quyết định số 9640/QĐ-UB ngày 30/12/2004 của UBND TP. Việc thu hồi đất thực hiện theo kết luận kiểm tra số 6252/KLKT-STNMT-TTr ngày 8/7/2024 của...

Mới nhất

Bến xe, sân bay, metro đông đúc khách ngày 25 tháng Chạp

Từ sáng đến trưa ngày 25 tháng Chạp, các bến xe, ga tàu, sân bay ở TP.HCM đông nghẹt. Trên các chuyến metro cũng luôn chật kín khách. ...

Ước mơ đưa STEAM đến với 1 triệu học sinh Việt Nam

Ước mơ đưa STEAM đến với 1 triệu học sinh và cuối cùng là toàn bộ học sinh...

Khánh Hòa liên tục đón tàu biển quốc tế đến tham quan, du lịch

Kinhtedothi - Trong tuần qua, Cảng quốc tế Cam Ranh (Khánh Hòa) đã đón 2 chuyến tàu biển quốc tế với 4.200 du khách lên bờ tham quan. Ngày 24/1, tàu biển quốc tế mang tên Norwegian Spirit cùng khoảng 1.200 du khách đến từ nhiều quốc gia đã cập Cảng quốc tế Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Sau khi cập...

Nam sinh không đi học thêm, đổ xô mọi kỷ lục của kỳ thi đánh giá tư duy

Vũ Minh Đức, chàng trai chuyên Toán của Trường THPT Chuyên Bắc Ninh, vừa trở thành thủ khoa kỳ thi đánh giá tư duy đợt 1 năm 2025 của ĐH Bách khoa Hà Nội. Đây cũng là thí sinh đạt mức điểm cao nhất từ trước tới nay tại kỳ thi này. Ngày 24/1, trong buổi học cuối cùng trước...

Siết chặt quản lý thuốc chứa Esketamine để ngăn ngừa lạm dụng và nguy cơ nghiện

Esketamine là một đồng phân của chất Ketamine – một chất hướng thần, đã được đưa vào danh mục kiểm soát tại số thứ tự 40 trong danh mục III của Nghị định số 57/2022/NĐ-CP. Siết chặt quản lý thuốc chứa Esketamine để ngăn ngừa lạm dụng và nguy cơ nghiệnEsketamine là một đồng phân của chất Ketamine –...

Mới nhất