Trang chủNewsThời sựThực thi chính sách không đơn thuần là đúng luật

Thực thi chính sách không đơn thuần là đúng luật


Thông điệp này được ông Phan Đức Hiếu – Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đưa ra trong cuộc trao đổi với Báo Công Thương.

Thực thi chính sách cải cách cần vượt lên trên sự tuân thủ
Ông Phan Đức Hiếu – Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội. (Ảnh: Cấn Dũng)

Trong tiến trình phát triển của đất nước, không thể không nhắc đến khu vực kinh tế tư nhân. Ông có thể khái quát bức tranh phát triển kinh tế tư nhân của Việt Nam từ sau đổi mới 1986 đến nay? Và những định hướng chính sách nổi bật nào đã làm nên dấu ấn đậm nét trong phát triển doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam?

Đứng từ góc độ Nhà nước thì môi trường thể chế, chính sách có tác động rất lớn đến sự phát triển của kinh tế.

Thứ nhất, về chủ trương của Đảng, tôi có thể điểm qua các mốc quan trọng như:

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa VI, Đảng ta đã khẳng định: Kinh tế tư nhân được phát triển không hạn chế địa bàn, quy mô, ngành nghề mà pháp luật không cấm. Đó là thay đổi rất là lớn.

Hội nghị Trung ương 5 khóa IX tiếp tục xác định: Kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trọng tâm là phát triển kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hóa, nâng cao nội lực của đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Thay đổi lớn tiếp theo về chủ trương đó là tại Đại hội X của Đảng, kinh tế tư nhân chính thức được xác nhận là một thành phần kinh tế trên cơ sở hợp nhất hai thành phần kinh tế: Cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân và được xác định rõ “kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế”.

Sau đó, Đại hội XIII của Đảng tiếp tục làm rõ và sâu sắc hơn nhiều vấn đề mới về phát triển kinh tế tư nhân. Đại hội XIII của Đảng khẳng định, phát triển mạnh mẽ khu vực kinh tế tư nhân cả về số lượng, chất lượng, hiệu quả, bền vững, thực sự trở thành một động lực quan trọng trong phát triển kinh tế. Xóa bỏ mọi rào cản, định kiến, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế tư nhân…

Thứ hai, về mặt Hiến pháp đã ghi nhận mọi cá nhân được quyền tự do kinh doanh trong ngành nghề mà pháp luật không cấm. Quan trọng hơn là đảm bảo tài sản được bảo hộ, tức là nói đến sự an toàn.

Điểm tiếp theo mà tôi muốn nhấn mạnh là sự ra đời của Nghị quyết 41, không chỉ là tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh như thông thường mà hướng đến động viên tinh thần cho cho doanh nghiệp.

Song song với hoàn thiện thể chế thì chúng ta có một cái mà rất nhiều nước họ làm là các chương trình cải cách thể chế, gọi là chương trình cải cách thể chế theo diện rộng. Bắt đầu từ câu chuyện cấp giấy phép kinh doanh năm 2000 và gần đây nhất là hơn 10 năm Chính phủ có Nghị quyết chuyên đề về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Như vậy, tôi nhấn mạnh lại, cái hiện tại chúng ta đang theo đuổi không chỉ là xóa bỏ rào cản, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, mà chúng ta còn hướng tới giảm rủi ro, tăng tính an toàn, thúc đẩy sự phát triển về chất lượng và động viên cả về mặt tinh thần, vật chất.

Ở góc độ vĩ mô, chúng ta đã có định hướng chiến lược phát triển khu vực kinh tế tư nhân, và hiện thực hóa định hướng này bằng các cơ chế, chính sách phù hợp với các đối tượng, lĩnh vực. Tuy nhiên, không chỉ cộng đồng doanh nghiệp mà các chuyên gia kinh tế nước ngoài tại một số diễn đàn về phát triển kinh tế Việt Nam cũng bày tỏ quan điểm rằng: Đã có rất nhiều chính sách được ban hành, nhưng điểm yếu của Việt Nam chính là khâu thực thi chính sách. Theo ông, thực thi chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân của chúng ta đang vướng ở đâu?

Đầu tiên phải xác định rõ khái nhiệm đâu là vướng, đâu là rào cản? Chúng ta phải thừa nhận thực tế luôn thay đổi, đòi hỏi của thị trường ngày càng cao hơn.

Chúng ta cũng phải thừa nhận với nhau có những chính sách có thể tại thời điểm ban hành ra nó phù hợp, nhưng ngay sau đấy do doanh nghiệp đòi hỏi, do thị trường đòi hỏi phải nhanh hơn, nhạy bén hơn, phải giảm chi phí hơn để cạnh tranh hơn… nên nó trở nên không phù hợp là điều bình thường.

Thế nên, tất cả các khái niệm đều nói rằng cải cách thể chế là một quá trình thường xuyên, liên tục.

Về thực thi chính sách, tôi muốn nói sâu hơn hai khía cạnh. Thứ nhất là chủ trương của Đảng, các Nghị quyết; Hiến pháp thể chế hóa bằng các điều luật cụ thể. Nhiều năm làm việc trong lĩnh vực xây dựng thể chế, chính sách, tôi cho rằng tính kịp thời là một thách thức lớn. Kịp thời có nghĩa là chủ trương như này nhưng bao lâu thì chủ trương trở thành quy định?

Thứ hai là tính đầy đủ và tính cụ thể hóa để có thể thực thi được. Chủ trương nói chung là mọi người có quyền tự do kinh doanh nhưng thể chế hóa ra thành một quy định cụ thể như thế nào thì nó không phải là một luật mà cần rất nhiều luật.

Đã có luật rồi thì thực thi luật như thế nào? Mặt tích cực là chúng ta thường xuyên hoàn thiện luật. Phải nói là bây giờ đi làm rất nhiều thủ tục tiện lợi hơn rất nhiều so với với ngày xưa. Thực tế, tôi vừa đổi bằng lái xe, thủ tục rất thuận lợi. Nhưng so với đòi hỏi thì tôi thấy có một điểm cần cải thiện.

Đầu tiên là về mặt vĩ mô, cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp rất quan trọng. Cùng một thủ tục mà ở nơi này chậm hơn nơi khác là doanh nghiệp có thể kém thuận lợi hơn. Hay cùng một thủ tục nhập khẩu, nhưng ở cảng này giải phóng hàng nhanh hơn, cảng kia chậm hơn thì có những doanh nghiệp có thể bị thiệt hại vì hàng người ta đã bán ra trước. Tôi gọi đây là tính nhất quán, đồng đều.

Tiếp theo, trong thực thi chính sách thì rất hạn chế về hạ tầng. Ví dụ như việc khai trực tuyến, nhiều khi nghẽn mạng, hạ tầng hay phần mềm không thuận lợi… thì rõ ràng nó ảnh hưởng rất nhiều đến thực thi.

Hoặc trong quá trình thực thi có thể không sai về luật, ví dụ quy định trong vòng 5 – 10 ngày chúng ta cấp giấy phép, nhưng đối với doanh nghiệp cấp sớm 1-3 ngày có thể là cơ hội kinh doanh và cấp muộn 1-3 ngày có thể bị thiệt hại. Tôi gọi đây là tính thực hiện luật tốt hơn so với kỳ vọng.

Nếu các địa phương, các cơ quan khác nhau thực hiện các thủ tục khác nhau thì đôi khi doanh nghiệp sẽ rơi vào hoàn cảnh cạnh tranh không bình đẳng. Đấy là điều thực tiễn đang diễn ra.

Chúng ta đã có rất nhiều chương trình cải cách thể chế, việc thực thi đầy đủ, nhất quán các chương trình cải cách rất quan trọng. Như việc thực thi Nghị quyết 41 về doanh nghiệp, doanh nhân; Chính phủ đã có chương trình hành động, nhưng từ chương trình hành động của Chính phủ chuyển thành các điều, khoản quy định cụ thể như thế nào để doanh nghiệp được hưởng lợi cũng rất thách thức.

Rõ ràng câu chuyện này có thể cải thiện được. Tôi nhìn có nhiều thứ có thể cải thiện được nếu làm hết sức, luôn vì lợi ích của doanh nghiệp.

Từ góc độ của doanh nghiệp, họ rất mong thực thi chính sách phải tốt hơn chứ không chỉ đơn thuần là đúng luật. Trong kinh nghiệm quốc tế có câu “vượt lên trên sự tuân thủ” – tức là luật thì quy định thế này rồi nhưng người ta luôn mong muốn các đối tượng thực hiện tốt hơn ngay cả khi luật không yêu cầu.

Thực thi chính sách cải cách cần vượt lên trên sự tuân thủ
Việc nỗ lực cải thiện chính sách và nâng cao hiệu quả thực thi chính sách sẽ giảm tải gánh nặng thủ tục cho người dân, doanh nghiệp. (Ảnh: Tiến Đạt)

Tiếp sức cho doanh nghiệp và để đưa Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới vào cuộc sống thì cần sự chung tay của cả hệ thống chính trị và của mỗi doanh nghiệp. Ủy ban kinh tế của Quốc hội đã và sẽ có những tham mưu cụ thể nào cho Quốc hội, các cơ quan Chính phủ để tạo nên môi trường hoạt động thuận lợi nhất cho doanh nghiệp và chúng ta cần ưu tiên những chính sách nào cho doanh nghiệp tư nhân, thưa ông?

Chính phủ đã có chương trình hành động nói rất rõ là Bộ nào, ai làm gì, làm như thế nào rồi. Ở góc độ đại biểu Quốc hội là người mà làm luật, công việc của chúng tôi khu trú lại ở phạm vi làm luật, tôi cho rằng quan trọng nhất tinh thần Nghị quyết 41 không phải chỉ riêng Ủy ban kinh tế, mà tất cả các Ủy ban, các cơ quan tham gia vào trong quá trình xây dựng luật, Nghị định và các văn bản khác phải thể chế, mang tư tưởng đó khi hoàn thiện, viết ra.

Chúng ta đều biết không có điều luật nào để thể chế hóa Nghị quyết 41, tuy nhiên tôi vẫn nhấn mạnh đến những việc chúng ra làm từ rất lâu và đang phổ biến như: Giảm bớt thủ tục hành chính, giảm bớt điều kiện, giảm bớt rảo cản…

Ví dụ như trước đây yêu cầu 4-5 hồ sơ, giờ chỉ khoảng 3 hồ sơ. Hay thời hạn giải quyết hồ sơ từ 15 ngày thì tại sao không giảm xuống còn 5 ngày?

Nhưng ba thứ rất mới và rất khó đó là thể chế hóa Nghị quyết 41 phải có sự an toàn, giảm rủi ro. Như vậy phải thể chế hóa thành một điều khoản cụ thể, tạo sự an toàn cho doanh nghiệp.

Thứ hai, là giảm rủi ro. Ví dụ “thiết kế” quy định “im lặng là đồng ý”. Đơn cử việc mở bán nhà theo Luật Kinh doanh bất động sản mới đây, sau 15 ngày nếu như cơ quan nhà nước không có ý kiến phản hồi gì thì có nghĩa là doanh nghiệp được quyền làm. Tôi nghĩ đấy là những thứ giảm rủi ro cho doanh nghiệp.

Thứ ba là không hình sự hóa các quan hệ kinh tế.

Đây là những điều Nghị quyết 41 thể hiện rất nhiều, ở đây tôi chỉ mong muốn ngoài những điều chúng ta đang làm thì cũng cần quan tâm đến những khía cạnh nêu trên.

Muốn doanh nghiệp phát triển bền vững lâu dài, yên tâm bỏ tiền ra đầu tư thì không có gì khác ngoài ít rủi ro, an toàn hơn và tránh hình sự hóa các quan hệ.

Để giữ được ngọn lửa cải cách môi trường kinh doanh và làm bùng lên ngọn lửa lớn trong mỗi doanh nghiệp, doanh nhân về ý chí phát triển để xây dựng đất nước hùng cường, điều mà ông muốn gửi tới cơ quan quản lý nhà nước và tới các doanh nghiệp Việt là gì?

Vấn đề này rất hay, tôi suy nghĩ rất nhiều. Như chúng ta biết, chủ trương của Đảng và Nhà nước không chỉ động viên về vật chất, về thể chế mà còn động viên về tinh thần. Chúng ta phải công nhận, Ngày Doanh nhân Việt Nam và Nghị quyết 41 mang tính chất động viên tinh thần rất là lớn với các doanh nghiệp, doanh nhân.

Việc phải làm thế nào để tinh thần của doanh nghiệp, doanh nhân được “thổi bùng” hơn, phát triển hơn chúng ta đã nói nhiều rồi. Ở đây tôi chia sẻ sau khi đã tiếp xúc, đối thoại với nhiều doanh nghiệp, họ phản hồi lại rằng: Khi một thủ tục nào đó có vướng mắc, có thể do lỗi của doanh nghiệp, có thể do lỗi của cơ quan nhà nước, họ mong muốn phải được giải quyết chứ không để xảy ra tình trạng có vướng mắc nhưng không biết thế nào, có được giải quyết hay không và có giải quyết được hay không… Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần và động lực của doanh nghiệp.

Do đó, tôi có hai kiến nghị. Thứ nhất, có những vướng mắc giải quyết về mặt thể chế thì phải sửa kịp thời. Hiện nay tôi vẫn mong muốn Chính phủ nên tiếp tục suy nghĩ thêm về cơ chế.

Ví dụ, Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đang hoạt động và có hiệu quả nhất định. Quốc hội khóa XV đã một lần sửa nhiều luật và bây giờ Chính phủ đã chuẩn bị trình sửa nhiều luật khác. Tôi muốn nhấn mạnh theo kinh nghiệm quốc tế làm sao để cơ quan này độc lập chuyên môn, hoạt động thường xuyên chứ không kiêm nhiệm.

Thứ hai, khi vướng mắc không phải là do luật mà do quá trình thực hiện. Khi gặp vướng mắc doanh nghiệp phản ánh lên địa phương, cơ quan nhà nước thì làm thế nào để vướng mắc đó được giải quyết, được chỉ rõ ra. Thực tiễn, tôi chưa nhìn thấy cơ chế nào để giải quyết vướng mắc trong khâu thực thi.

Tôi rất mong muốn khi doanh nghiệp gặp vướng mắc thì sẽ có một đường dây nóng để phản ánh; phản ánh để được giải quyết chứ không phải phản ánh để được ghi nhận. Phải có cơ chế để giải quyết vướng mắc phát sinh trong thực tiễn sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo tôi khi doanh nghiệp gặp khó khăn họ nhìn thấy “đường ra” thì mới là động viên được tinh thần. Còn khi gặp vướng mắc mà không thấy “đường ra”, không biết ngày nào được giải quyết, không ai giải quyết cho thì tinh thần của họ sẽ dễ bị “thui chột” đi rất nhiều.

Xin cảm ơn ông!





Nguồn: https://congthuong.vn/thuc-thi-chinh-sach-khong-don-thuan-la-dung-luat-347285.html

Cùng chủ đề

Tạo nền tảng cho năm 2025 bứt phá

Năm 2024 khép lại với những thành tựu nổi bật trong tăng trưởng GDP và kiểm soát lạm phát. Các khu vực kinh tế đều phát huy vai trò quan trọng, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển nhanh và bền vững, sẵn sàng cho 2025 bứt phá. Điểm lại thông tin kinh tế tuần đầu tiên của năm 2025 Năm 2025, Bình Định phấn đấu tăng trưởng GRDP trên 8,5%...

Kịch bản tăng trưởng nào cũng cần doanh nghiệp mạnh

Đang có khá nhiều kịch bản được giới chuyên gia kinh tế đưa ra cho năm 2025, với nhiều giả thiết khác nhau. Tuy nhiên, điểm chung là kịch bản nào cũng trông vào động lực tăng trưởng là khu vực doanh nghiệp. Kinh tế 2025: Kịch bản tăng trưởng nào cũng cần doanh nghiệp mạnhĐang có khá nhiều kịch bản được giới chuyên gia kinh tế đưa ra cho năm 2025, với nhiều giả thiết khác nhau. Tuy nhiên,...

Doanh nghiệp muốn nắm cơ hội “ngàn năm có một”

Việt Nam đang được dự báo sẽ vào top 15 nền kinh tế lớn châu Á trong năm 2025, top 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới trước năm 2030. Cộng đồng kinh doanh Việt Nam đang thay đổi để không vắng mặt trong thời điểm bước ngoặt này. Việt Nam vào top 15 nền kinh tế lớn châu Á: Doanh nghiệp muốn nắm cơ hội “ngàn năm có một”Việt Nam đang được dự báo sẽ vào top...

Khơi thông nguồn lực tư nhân

Cuộc cách mạng trong tinh gọn bộ máy được kỳ vọng trở thành cơ sở quan trọng trong việc đưa khu vực kinh tế tư nhân trở thành đội quân tiên phong để khai thác các không gian tăng trưởng mới. ...

Kỳ vọng từ những thay đổi tích cực

Những nỗ lực không ngừng của Chính phủ, sự linh hoạt trong điều hành chính sách và sự đóng góp của các doanh nghiệp đã giúp Việt Nam đạt được nhiều thành tựu đáng kể, được cộng đồng quốc tế ghi nhận qua các bảng xếp hạng uy tín. Tín dụng tiêu dùng kỳ vọng tăng tốc vào cuối năm Xuất khẩu dừa kỳ vọng vượt mốc 1 tỷ USD năm 2024 ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Dự báo giá tiêu ngày mai 26/1/2025, trong nước tăng nhẹ

Dự báo giá tiêu ngày mai 26/1/2025, giá tiêu trực tuyến, giá tiêu Đắk Lắk, giá tiêu Đắk Nông, giá tiêu Bình Phước, giá tiêu Gia Lai, giá tiêu ngày 26/1. Dự báo giá tiêu ngày mai ​​​​​Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai 26/1/2025 bình ổn, neo ở mức khá cao và tăng nhẹ. Giá tiêu hôm nay được cập nhật chiều ngày 25/1/2025 như sau, thị trường...

Dự báo giá cà phê trong nước ngày 26/1/2025 không thay đổi

Dự báo giá cà phê ngày mai 26/1/2025, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 26/1/2025. Cập nhật giá cà phê thế giới Trên sàn London, vào lúc 16 giờ 00 phút ngày 25/1/2025 giá cà phê Robusta tiếp tục tăng phiên thứ 5 liên tiếp trong tuần và vượt qua mốc 5.500 USD/tấn, với mức tăng mạnh...

Xuất khẩu da giày tăng ở hầu hết thị trường có FTA

Trừ khối EAEU giảm, xuất khẩu giày dép, túi xách của Việt Nam sang các thị trường có hiệp định thương mại tự do (FTA) đều tăng, cao nhất là 20%. Xuất khẩu tăng ở hầu hết các thị trường Theo Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam, Việt Nam hiện là quốc gia đứng thức 3 về sản xuất giày dép sau Trung Quốc, Ấn Độ với 1,4 tỷ đôi...

Hướng tới lập đỉnh lịch sử

Giá vàng chiều nay 25/01/2025: Thị trường vàng trong nước tiếp tục duy trì mốc cao tiến sát mốc 89 triệu đồng một lượng, cao nhất trong nhiều tuần qua. Giá vàng trong nước chiều nay Tại thời điểm khảo sát lúc 14h ngày 25/01/2025, giá vàng trên sàn giao dịch của một số công ty được niêm yết như sau: Giá vàng trong nước tăng tiếp lên mức cao...

Hiệp định CPTPP rộng mở cơ hội cho hàng Việt xuất khẩu

Nhờ sự góp sức tích cực của Hiệp định CPTPP, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam với thị trường CPTPP năm 2024 ước đạt 102,1 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường CPTPP tăng cao Theo thông tin từ Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại - Bộ Công Thương, năm 2024, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam với thị trường CPTPP ước...

Bài đọc nhiều

Bill Gates, Mark Zuckerberg và các tỷ phú đang dùng smartphone gì?

Bill GatesTheo PhoneArena, Bill Gates, đồng sáng lập Microsoft, đang sử dụng mẫu smartphone màn hình gập Samsung Galaxy Z Fold5. Vị tỷ phú cũng đã gắn bó với điện thoại của Samsung trong nhiều năm khi từng sử dụng Galaxy Z Fold3 và Galaxy Z Fold4.Trước đây, ông đã sử dụng điện thoại nắp gập trong nhiều năm. Sau đó, Tim Cook đã thuyết phục ông dùng iPhone bằng cách liên tục gửi sản phẩm miễn phí...

Đầu tư vào Việt Nam sẽ thành công

Chiều ngày 2/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte dự Diễn đàn Doanh nghiệp công nghệ cao Việt Nam - Hà Lan. Diễn đàn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp cùng Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam để tổ chức, với sự tham gia của lãnh đạo các bộ ngành, địa phương của hai nước và gần 30 doanh nghiệp công nghệ cao hàng đầu Hà...

Cách để biết chính xác xe có đang bị phạt nguội hay không

Phạt nguội là hình thức xử phạt người tham gia giao thông có hành vi vi phạm được phát hiện thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của lực lượng chức năng hoặc được ghi thu bằng thiết bị kỹ thuật của tổ chức, cá nhân hoặc những thông tin, hình ảnh đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội mà lực lượng chức năng không dừng xe xử...

Thành Chung – Duy Mạnh, ‘lá chắn thép’ của đội tuyển Việt Nam trở lại ngoạn mục thế nào?

Từng là người thừa của đội tuyển Việt Nam dưới thời HLV Philippe Troussier, nhưng AFF Cup 2024 là giải đấu chứng kiến bộ đôi trưởng thành từ CLB Hà Nội của bầu Hiển: Thành Chung - Duy Mạnh trở lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nếu tiếp cận thành tích và màn trình diễn của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024 trên góc độ thống kê, khán giả chắc sẽ thấy choáng ngợp trước phong độ khủng khiếp của Nguyễn Xuân...

Chiến tranh là mối nguy hàng đầu trong năm 2025

(CLO) Trong báo cáo trước thềm Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos vào tuần tới, các nhà lãnh đạo kinh tế toàn cầu đều bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc xung đột vũ trang sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế thế giới trong...

Cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Trung Quốc Hà Vĩ

Ngày 25/1, trước thềm Tết cổ truyền Ất Tỵ, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp đồng chí Hà Vĩ, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ đề...

Ghé làng nghề “tỏa hương” dịp Tết

(NLĐO) - Trải qua bao thăng trầm, người se nhang ở xã Lê Minh Xuân vẫn bám trụ với nghề. Tết cổ truyền là thời điểm làng nghề hoạt động nhộn nhịp nhất. ...

Ông Đỗ Văn Chiến thăm, tặng quà bệnh nhân tại Bệnh viện K Tân Triều

NLĐO) - Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến thăm hỏi, tặng quà cho các bệnh nhân ung thư đang điều trị tại Bệnh viện K cơ sở Tân Triều ...

Bổ sung cảng hàng không Gia Bình vào quy hoạch cảng hàng không, sân bay toàn quốc

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đồng ý chủ trương điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 để bổ sung Cảng hàng không Gia Bình vào quy hoạch. ...

MTTQ sẽ hỗ trợ bệnh nhân ung thư nghèo thêm động lực chiến thắng bệnh tật

Kinhtedothi- Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam với vai trò trung tâm khối đại đoàn kết toàn dân tộc, sẽ hết lòng hết sức đồng hành, hỗ trợ cho những bệnh nhân ung thư nghèo, hoàn cảnh khó khăn có thêm động lực để quyết tâm chiến thắng bệnh tật"-Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam khẳng định. Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, chiều 25/1 (tức 26 Tết), Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư...

Mới nhất

Tấm lòng với quê hương ngàn dặm

Những năm 1960 tại miền Nam Việt Nam, một lớp thanh niên được cử đi du học ở các nước tiên tiến trên thế giới. ...

Bị chính công ty con yêu cầu mở thủ tục phá sản, Rạng Đông Holding phải kê tài sản

Sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với Rạng Đông Holding, Tòa án nhân dân TP.HCM đã yêu cầu công ty này phải xuất trình các giấy tờ, tài liệu. Trong đó phải nộp danh sách tài sản, chủ nợ tính...

Lý do lễ hội câu cá trên băng ở Hàn Quốc thu hút hơn một triệu du khách

Lễ hội câu cá trên băng Hwacheon Sancheoneo 2025, một trong những sự kiện mùa Đông nổi tiếng nhất của Hàn Quốc, đã chào đón hơn 1 triệu du khách.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Trung Quốc Hà Vĩ

Ngày 25/1, trước thềm Tết cổ truyền Ất Tỵ, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp đồng chí Hà Vĩ, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam. ...

Mới nhất