Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếThực phẩm nào nên hạn chế khi bị suy giảm chức năng...

Thực phẩm nào nên hạn chế khi bị suy giảm chức năng thận

Người bị suy giảm chức năng thận nên hạn chế ăn mỡ động vật, lòng, nội tạng, hạn chế lượng đạm tiêu thụ mỗi ngày, hạn chế muối và thực phẩm chứa muối…

Bác sĩ Lê Thảo Nguyên (bác sĩ dinh dưỡng, Bệnh viện đa khoa quốc tế Nam Sài Gòn) cho biết, thận có chức năng chính là loại bỏ các chất thải ra khỏi cơ thể qua bài tiết nước tiểu và cân bằng các khoáng chất như natri, kali, phospho trong quá trình lọc máu. Khi thận bị suy giảm chức năng, các quá trình này đều hoạt động kém hiệu quả hơn.

Đối với người đang bị suy giảm chức năng thận thì việc xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh rất quan trọng. Người bệnh cần ăn đủ chất dinh dưỡng (đường, đạm, béo, rau, trái cây), tăng cường chất xơ, tuy nhiên việc lựa chọn các loại thực phẩm phù hợp để thận không bị tổn thương thêm là vô cùng quan trọng. Chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp người bệnh có thể tự kiểm soát tình hình và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh hiệu quả.

Dưới đây là một số loại thực phẩm mà người bị suy giảm chức năng thận nên hạn chế sử dụng trong bữa ăn hằng ngày:

Hạn chế protein/đạm: Nên ăn dưới 150 g thịt/cá mỗi ngày. Nên ăn nguồn protein chất lượng cao (thịt trắng như ức gà, cá, các loại đậu, lòng trắng trứng…). Trung bình, một lòng trắng trứng chứa khoảng 11 g đạm.

Thực phẩm nào nên hạn chế khi bị suy giảm chức năng thận- Ảnh 1.

Người bệnh nên hạn chế chấm nước tương, nước mắm và lượng đạm tiêu thụ trong bữa ăn hằng ngày

Hạn chế kali, phospho như: Chuối, cam, nho, dưa lưới, dưa lê, dưa hấu, quả bơ, mơ, bưởi, trái cây khô và các loại hạt, sữa và các sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua, rau lá xanh, măng tây…

Các thực phẩm ít nên ăn: Bông cải, việt quất, nho đỏ, tỏi, kiều mạch, bắp cải, ớt chuông, hành tây, hạt mắc-ca, dứa, nấm hương…

Nên chọn các ngũ cốc có lượng đạm thấp như khoai, bột sắn; ăn gạo, bột mì tối đa 200 g/ngày theo mức độ suy thận.

Hạn chế ăn mỡ động vật, lòng, nội tạng, da, xương/nước lèo, nước hầm xương… Hạn chế đồ chiên xào. Ăn dầu thực vật (dầu hướng dương, đậu nành, dầu mè, gấc, olive…).

Ăn thực phẩm tươi sống, không ăn thức ăn nhanh, các loại thực phẩm đóng hộp, mì gói, thịt nguội, chả lụa, chà bông, xúc xích, phô mai, các loại dưa muối, kim chi…

Thực phẩm nào nên hạn chế khi bị suy giảm chức năng thận- Ảnh 2.

Người suy giảm chức năng thận nên hạn chế ăn mỡ động vật, lòng, nội tạng

Lưu ý khi đọc nhãn thực phẩm

Cần hạn chế lượng muối tiêu thụ bằng cách chú ý nhãn thực phẩm, các chỉ số natri, sodium trên nhãn.

Ăn nhạt, không chấm muối khi ăn trái cây, hạn chế chấm nước tương, nước mắm. Thay thế muối bằng những gia vị khác, tạo vị đậm đà cho món ăn, ví dụ như rau thơm, tiêu, cà ri, dấm, hành, tỏi, gừng, hương thảo, nước cốt chanh…

Ngoài ra, để giúp giảm bớt tình trạng suy giảm chức năng thận, người bệnh cần chú ý các thay đổi trong lối sống hằng ngày như sau:

  • Luyện tập thể dục nhẹ nhàng ít nhất 30 phút, ít nhất 2 lần/tuần.
  • Ăn bữa tối cách giờ đi ngủ ít nhất 2 giờ, sau ăn ngồi nghỉ 30-45 phút.
  • Hạn chế rượu bia, thuốc lá, chất kích thích, nước ngọt, nước có gas…

Cách cắt giảm lượng muối ăn

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi người trưởng thành chỉ nên ăn dưới 5 g muối/người/ngày để bảo vệ sức khỏe. Hiện nay, người Việt Nam đang ăn khoảng 8,1 gram muối/ngày, chủ yếu lượng muối ăn vào từ gia vị dùng trong chế biến.

Do đó, để phòng ngừa suy thận, chúng ta nên giảm lượng muối trong mỗi bữa ăn bằng cách:

Hạn chế sử dụng quá nhiều muối, gia vị, bột canh, nước mắm khi sơ chế, tẩm ướp và chế biến món ăn.

Thay đổi món như hấp, luộc thay cho các món kho, xào, nướng cần tẩm ướp nhiều gia vị mặn.

Sử dụng các hương vị khác khi chế biến thực phẩm như hành, tỏi, gừng, tiêu, chanh… để làm tăng độ thơm ngon khi món ăn chế biến nhạt.

Giảm thiểu nước chấm, muối tiêu, muối ớt, muối tôm khi ăn hoặc pha loãng nước chấm để hạn chế lượng muối trong chế độ ăn uống.

Hạn chế dùng các loại thực phẩm chế biến sẵn có nhiều muối: Dưa cà muối, xúc xích, giăm bông, giò chả, thịt xông khói,…




Nguồn: https://thanhnien.vn/thuc-pham-nao-nen-han-che-khi-bi-suy-giam-chuc-nang-than-185241119160056135.htm

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giáo viên Hà Nội sẽ được thưởng theo Nghị định 73

Giáo viên các trường công lập ở Hà Nội thực hiện thí điểm đặt hàng giá dịch vụ giáo dục sẽ được hưởng quyền lợi theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP. ...

Bài đọc nhiều

FPT Long Châu, Eisai Việt Nam và Hội bệnh Alzheimer hợp tác cùng nâng cao nhận thức về bệnh Alzheimer tại Việt Nam

08/03/2023 11:30 FPT Long Châu, Eisai Việt Nam và Hội bệnh Alzheimer và rối loạn thần kinh nhận thức Việt Nam đã ký kết hợp tác thực hiện các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng và chất lượng chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân Alzheimer tại Việt Nam. Thông qua dự án cùng FPT Long Châu, đồng hành với VnADA, Eisai kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao nhận thức cho hàng triệu người...

Hôn mê, ngộ độc khí do đốt than sưởi ấm

Bệnh nhân nữ, 67 tuổi, nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu sau khi sử dụng bếp than sưởi ấm trong phòng kín. Tin mới y tế ngày 17/1: Hôn mê, ngộ độc khí do đốt than sưởi ấmBệnh nhân nữ, 67 tuổi, nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu sau khi sử dụng bếp than sưởi ấm trong phòng kín. Hôn mê, ngộ độc...

Cùng chuyên mục

Những lưu ý khi đi du lịch nhưng muốn mang theo thực phẩm nhà làm

Đi du lịch vào dịp Tết nhưng vẫn muốn mang thực phẩm nhà làm để đảm bảo an toàn, vậy nên chọn những loại thực phẩm nào? Nhiều loại thực phẩm nhà làm có thể mang đi du lịchTrao đổi với Tuổi Trẻ Online,...

Cấp cứu nhiều ca tai nạn giao thông do rượu bia, dọn nhà bị ngã chấn thương

Từ ngày 20-24/1, Bệnh viện Việt Đức tiếp nhận 245 ca cấp cứu do TNGT, 169 trường hợp cấp cứu do tai nạn sinh hoạt. Vào nhập viện trong tình trạng đa chấn thương nghiêm trọng, bệnh nhân H.T.H (39 tuổi, Hà Nội) được chẩn đoán máu tụ dưới màng cứng và gãy xương. Theo người nhà cho biết, nguyên nhân dẫn...

Hà Nội cơ bản kiểm soát dịch truyền nhiễm

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn trong năm 2024 cơ bản đã được kiểm soát. Tin mới y tế ngày 22/1: Hà Nội cơ bản kiểm soát dịch truyền nhiễmTheo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn trong năm 2024 cơ bản đã được kiểm soát. ...

Lì xì sai cách có thể ảnh hưởng xấu đến tâm lý trẻ nhỏ

Lì xì ngày đầu năm cho trẻ nhỏ là văn hóa của người Việt trong dịp Tết Nguyên đán. Thế nhưng chuyên gia tâm lý cảnh báo việc lì xì sai cách có thể gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý trẻ nhỏ. Cha...

Siết chặt quản lý thuốc chứa Esketamine để ngăn ngừa lạm dụng và nguy cơ nghiện

Esketamine là một đồng phân của chất Ketamine – một chất hướng thần, đã được đưa vào danh mục kiểm soát tại số thứ tự 40 trong danh mục III của Nghị định số 57/2022/NĐ-CP. Siết chặt quản lý thuốc chứa Esketamine để ngăn ngừa lạm dụng và nguy cơ nghiệnEsketamine là một đồng phân của chất Ketamine – một chất hướng thần, đã được đưa vào danh mục kiểm soát tại số thứ tự 40 trong danh mục...

Mới nhất

Đâu là thị trường xuất khẩu chính của hàng thuỷ sản?

Năm 2024, ngành thủy sản Việt Nam xuất khẩu thành công đến nhiều quốc gia, cán mốc 10 tỷ USD. Vậy đâu là thị trường mục tiêu và tiềm năng của thuỷ sản năm 2025? Hoa Kỳ và Trung Quốc vẫn là 2 thị trường lớn Theo bà Lê Hằng, Hiệp hội Chế...

Tích cực hợp tác ASEAN về cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng

Thời gian qua, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã tích cực tham gia triển khai các hoạt động hợp tác của ASEAN về cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng. Theo lãnh đạo Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương), với vai trò là cơ quan thành viên Nhóm Chuyên gia Cạnh...

Dự báo giá tiêu ngày mai 25/1/2025, trong nước bình ổn

Dự báo giá tiêu ngày mai 25/1/2025, giá tiêu trực tuyến, giá tiêu Đắk Lắk, giá tiêu Đắk Nông, giá tiêu Bình Phước, giá tiêu Gia Lai, giá tiêu ngày 25/1. Dự báo giá tiêu ngày mai ​​​​​Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai 25/1/2025 bình ổn và neo ở mức khá...

Ngày làm việc thứ hai và phiên bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành TW Đảng khóa XIII

Ban Chấp hành Trung ương Đảng cho ý kiến và thông qua nội dung tiếp thu, giải trình của Bộ Chính trị; cho ý kiến về giới thiệu nhân sự lãnh đạo một số cơ quan nhà nước nhiệm kỳ 2021-2026. ...

Cảnh báo nguy cơ xung đột giữa các cường quốc sở hữu vũ khí nóng, Nga tuyên bố mở rộng ô hạt nhân

Ngày 24/1, Thư ký Hội đồng An ninh Nga Sergei Shoigu, cũng là cựu Bộ trưởng Quốc phòng, đã cảnh báo nguy cơ xung đột vũ trang giữa các cường quốc hạt nhân đang gia tăng.

Mới nhất