Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếThực hư việc cắn móng tay có thể gây mắc bệnh tim...

Thực hư việc cắn móng tay có thể gây mắc bệnh tim mạch

Nguy hiểm với người có bệnh nền về tim

Bác sĩ Trần Bá Lộc, khoa Nội tim mạch – Lão học, Bệnh viện Thành phố Thủ Đức (TP.HCM), cho biết có nhiều nguyên nhân đặc biệt có thể dẫn đến thói quen cắn móng tay như:

  • Hình thức giải tỏa căng thẳng khi lo âu, stress, mắc các rối loạn tâm lý như ám ảnh cưỡng chế (OCD)…
  • Trẻ em mọc răng cũng có thể hình thành thói quen cắn móng tay để giảm bớt sự khó chịu khi mọc răng.
  • Bắt chước từ người khác, nhất là trẻ em thường hay bắt chước bạn bè.

Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng, thói quen cắn móng tay cũng có thể liên quan đến di truyền hoặc mất cân bằng hóa học trong não. Một số người còn có nguy cơ cắn móng tay cao gấp 4 lần nếu họ có tiền sử gia đình mắc chứng cắn móng, đặc biệt là nếu tiền sử này xuất phát từ cả cha và mẹ, theo chuyên trang Health (Mỹ).

cắn móng tay

Nguy cơ cắn móng tay cao gấp 4 lần nếu họ có tiền sử gia đình mắc chứng cắn móng

Chị N.T.T.T (26 tuổi, Bình Dương) chia sẻ với Thanh Niên: “Tôi thường cắn móng tay khi đang làm việc hoặc suy nghĩ 1 vấn đề gì đó phức tạp, điều này là vô thức và lâu dần hình thành thói quen khó bỏ. Có người nói cắn móng tay nhiều dễ bị bệnh tim, nhưng tôi không thấy cơ thể có hại gì nên cũng không để tâm lắm”.

Từ đây, bác sĩ Bá Lộc nêu ý kiến: “Cắn móng tay không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra các bệnh tim mạch. Tuy nhiên, thói quen này có khả năng gây ra những ảnh hưởng gián tiếp dẫn đến các bệnh tim mạch do vi khuẩn từ móng tay. Chúng có thể xâm nhập vào máu, gây nhiễm trùng máu, dẫn đến viêm nội tâm mạc (nhiễm trùng trong van tim). Đặc biệt, nguy cơ này tăng lên khi bệnh nhân có sẵn các bệnh lý tim bẩm sinh như thông liên nhĩ, thông liên thất, còn ống động mạch (PDA)…”.

Nhiều tác hại khác và mẹo “cai” cắn móng tay

Ngoài tim mạch, thói quen cắn móng tay có thể gây lây truyền bệnh truyền nhiễm qua đường tiêu hóa, từ đó có thể lan đến những nơi khác gây biến chứng nguy hiểm toàn thân. Bên cạnh đó, nhiễm trùng móng tay (chín mé); viêm khớp ngón tay; hỏng men răng; biến dạng móng gây mất thẩm mỹ… đều là những ảnh hưởng tiêu cực do thói quen này gây nên.

Thêm nữa, cắn móng tay có thể gây tổn thương mô, làm thay đổi diện mạo của móng, dẫn đến các bất thường như đổi màu đen hoặc nâu, vết lõm trên nền móng… Khi cắn móng, vùng da xung quanh các ngón tay dễ bị trầy xước. Điều này tạo ra môi trường mà vi khuẩn có thể dễ dàng lây truyền từ miệng sang ngón tay và ngược lại, có thể dẫn đến nhiễm trùng da hoặc dạ dày, theo Health.

Cắn móng tay cũng có thể ảnh hưởng đến răng và sức khỏe răng miệng nói chung. Các nghiên cứu cho thấy răng có thể bị sứt mẻ và chen chúc do áp lực liên tục khi cắn xuống. Trong một số trường hợp, nướu cũng có thể bị viêm do thói quen này. Từ đó, bác sĩ Bá Lộc đề xuất một số mẹo hữu ích giúp “cai chứng nghiện” cắn móng tay như sau:

Thực hư việc cắn móng tay có thể gây mắc bệnh tim mạch- Ảnh 2.

Sơn, trang trí móng tay có thể giúp hạn chế thói quen cắn móng tay

  • Cắt ngắn móng tay. Đối với nhiều người, việc trang trí bộ móng (làm nail) cũng là cách hiệu quả để ngăn không cắn móng tay.
  • Bôi dầu gió lên ngón tay.
  • Đeo găng tay.
  • Giữ trí não bận rộn để phân tâm khỏi việc cắn móng tay như: Nhai kẹo cao su, ngậm kẹo, hát ngân nga, nói chuyện, chơi thể thao, may vá, vẽ tranh, viết lách…
  • Rửa tay thường xuyên bằng nước sát khuẩn hay xà phòng để ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh khi “lỡ” cắn móng tay.




Nguồn: https://thanhnien.vn/thuc-hu-viec-can-mong-tay-co-the-gay-mac-benh-tim-mach-185250211164002422.htm

Cùng chủ đề

Bớt nhiều chuyện, ‘hóng hớt’ có được không?

Không chỉ trên mạng mà ở ngoài cuộc sống, nhiều chuyện, 'hóng hớt' có thể bắt gặp ở nhiều nơi. Chỉ cần xảy ra tai nạn, một cuộc cãi vã, đánh nhau... đều có nhiều người sẵn sàng dừng lại để 'hóng'. Bạn đọc...

Những thói quen khiến bạn già đi nhanh chóng

Thức khuya, không ngủ đủ giấc Thức khuya là thủ phạm số một gây ra tình trạng lão hóa nhanh. Thiếu ngủ trong thời gian dài dẫn đến rối loạn cơ chế phục hồi của cơ thể, kéo theo các vấn đề như quầng thâm, da xỉn màu và khả năng miễn dịch kém. Nên duy trì ngủ từ 7-8 tiếng chất lượng cao mỗi ngày để các tế bào phục hồi hoàn toàn. Đây là điều kiện cơ bản...

Phẫu thuật ca gãy lún mâm chày cho bệnh nhân Nigeria

Bệnh viện thành phố Thủ Đức vừa điều trị thành công cho bệnh nhân người Nigeria bị gãy lún mâm chày sau tai nạn trong lúc chơi bóng đá. ...

3 biểu hiện cảnh báo bệnh gan đang tiến triển

3 biểu hiện cảnh báo bệnh gan đang tiến triển thầm lặng; Vì sao người mắc bệnh tuyến tiền liệt không nên ăn cay?; 4 thói quen sau bữa tối giúp giảm cân nhanh hơn... là những thông tin chính về sức khỏe...

4 thói quen sau bữa tối giúp giảm cân nhanh hơn

Những hoạt động nhỏ nhưng hiệu quả vào buổi tối sẽ giúp tăng cường trao đổi chất, đốt cháy calo, hỗ trợ kiểm soát cân nặng tốt hơn. Duy trì những thói quen lành mạnh này không chỉ giúp giảm mỡ mà còn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tên lửa quỹ đạo của châu Âu rơi và phát nổ sau khi phóng

Tên lửa Spectrum phóng lên thất bại trong thử nghiệm vốn được trông đợi sẽ là bước tiến mới của châu Âu trong lĩnh vực không gian. ...

Israel quyết gây áp lực với Hamas, triển khai kế hoạch của ông Trump ở Gaza

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho hay nội các Israel đồng ý gia tăng áp lực với Hamas, đồng thời tuyên bố nỗ lực thực hiện kế hoạch của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc khuyến khích người dân Dải Gaza 'di...

Bài đọc nhiều

Việt Nam có loại lá tưởng không ăn được, lại là vị thuốc “siêu bổ dưỡng”

  Tăng cường hệ miễn dịch Lá đu đủ chứa nhiều vitamin C, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn và virus. Ngoài ra, các hợp chất như flavonoid và alkaloid trong lá đu đủ cũng có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng. Hỗ trợ điều trị các triệu chứng sốt xuất huyết Lá...

Bộ Y tế cảnh báo về thuốc kháng sinh giả

Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế Thừa Thiên Huế phối hợp với các đơn vị chức năng, xác minh, truy tìm nguồn gốc của sản phẩm thuốc kháng sinh Cefixim 200 giả xuất hiện trên địa bàn. Cục Quản lý Dược nhận được Công văn số 498/KNH-KHDV đề ngày 09/8/2024 của Trung tâm kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực...

Dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương

Dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp tại nhiều địa phươngThông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đắk Lắk, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận trường hợp tử vong do sốt xuất huyết tại thị xã Buôn Hồ. Đây là trường hợp thứ hai tử vong vì bệnh này tính từ đầu năm tới nay. Bệnh nhân tử vong là T.T.H.H...

Thời điểm giao mùa, không khí ô nhiễm đề phòng mắc viêm kết mạc mùa xuân như thế nào?

GĐXH - Vào thời điểm giao mùa, không khí ô nhiễm dễ gây ra tình trạng mắt bị bệnh viêm kết mạc mùa xuân. ...

Cùng chuyên mục

Cắt bỏ thận do chủ quan khi mắc sỏi niệu quản

Bệnh viện Đa khoa Hà Nội vừa tiến hành phẫu thuật cắt bỏ thận phải cho một bệnh nhân 40 tuổi do biến chứng của sỏi niệu quản. Trước đó, bệnh nhân đã chủ quan, không điều trị kịp thời, dẫn đến mất chức năng thận. Bệnh nhân H. (40 tuổi, Ninh...

Biến chứng đáng sợ của men gan thấp nếu không được điều trị đúng

GĐXH - Men gan thấp nếu không được điều trị kịp thời có thể gây suy dinh dưỡng, suy gan, rối loạn chuyển hóa và tăng nguy cơ nhiễm trùng. ...

Sữa tăng trưởng chiều cao có thật sự cần thiết cho con?

Các diễn viên, MC quảng cáo đã khẳng định như "đinh đóng cột" là con họ và những người quen biết sử dụng sữa này đã giúp tăng chiều cao 3-5cm sau 3 tháng? Không có chuyện ấy đâu. Uống sữa thông thường, bổ...

Biến chứng nguy hiểm của zona thần kinh, bác sĩ cảnh báo điều ai cũng cần biết

Bệnh zona thần kinh tương đối lành tính, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nặng làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Ông N.V.P., 68 tuổi, trú tại xã...

Xuất hiện vi rút lạ gây ho ra máu ở Nga

Một loại vi rút chưa rõ nguồn gốc khiến bệnh nhân ho ra máu và sốt cao, trong khi xét nghiệm COVID-19 và cúm đều cho kết quả âm tính. Ban đầu, những người mắc vi rút lạ này sẽ cảm thấy mệt mỏi...

Mới nhất

ĐHĐCĐ SHB: Bứt phá vươn tầm trong kỷ nguyên mới, kế hoạch lợi nhuận tăng 25%, cổ đông tin tưởng đồng hành

Ngày 22/4, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2025 tại Khách sạn Melia, Hà Nội với sự tham gia của hàng nghìn cổ đông và người được ủy quyền. Trong quá trình chuyển đổi mạnh mẽ, toàn diện, SHB đang không ngừng phát triển,...

Chụp ảnh miễn phí, thắp lửa yêu nước cho bé

Mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI trân trọng tổ chức chuỗi sự kiện đặc biệt tại cơ sở 286 – 294 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội. Không chỉ dành cho các bé từ 6 tháng đến 5 tuổi với hoạt động...

Phát hiện, khai quật 9 bộ di cốt của cư dân văn hóa Quỳnh Văn

VHO - Việc tiếp tục khai quật di tích Quỳnh Văn nhằm làm rõ niên đại, giá trị lịch sử của di tích, góp phần bổ sung tư liệu cho lịch sử tiền sơ sử Nghệ An và cả nước, đồng thời cung cấp cơ sở khoa học cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị...

Triển khai lập hồ sơ đề cử Khu di tích khảo cổ Óc Eo – Ba Thê trình UNESCO

VHO - BQL Di tích văn hóa Óc Eo vừa tổ chức hội nghị triển khai công tác xây dựng hồ sơ đề cử Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê tỉnh An Giang, trình UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Hội nghị diễn ra chiều 21.4, tại thị trấn Óc...

Vosco và kế hoạch đầu tư đầy toan tính giữa tâm bão thuế quan – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Vosco ‘ra khơi’ giữa bối cảnh đầy sóng gió Chưa đầy một tuần nữa, Công ty CP Vận tải biển Việt Nam (Vosco) sẽ nhận bàn giao tàu rời Sunlight, được đóng tại Nhật Bản từ năm 2013, dưới sự đồng hành về vốn của Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB). Trước đó, cuối tháng 1/2025, Vosco đã...

Mới nhất