Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcThực hiện một chương trình giáo dục phổ thông, xã hội hóa...

Thực hiện một chương trình giáo dục phổ thông, xã hội hóa biên soạn SGK


Kết luận của Bộ Chính trị đánh giá: “Sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, giáo dục và đào tạo nước ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng”.

Cả nước đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; từng bước nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở; giáo dục phổ thông chuyển hướng tích cực từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực người học.

Giáo dục thường xuyên phát triển đa dạng về nội dung và hình thức; các phong trào thi đua học tập, khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập được quan tâm thực hiện. 

Giáo dục nghề nghiệp đã phát triển mạnh về số lượng và chú trọng nâng cao chất lượng từng bước đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường lao động. 

Giáo dục đại học tiếp tục đổi mới, gắn với tăng cường tự chủ đã tạo ra động lực mới, tạo chuyển biến mạnh về chất lượng, hiệu quả trong đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học. Một số cơ sở giáo dục đại học và nhóm ngành đào tạo được xếp hạng cao trong khu vực và thế giới

Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục cơ bản được chuẩn hóa, từng bước bảo đảm số lượng. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được cải thiện, bước đầu đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, đào tạo. 

Kết luận cũng chỉ ra những hạn chế, bất cập trong việc thực hiện Nghị quyết 29. Trong đó, việc thực hiện tự chủ trong các cơ sở giáo dục, đào tạo, việc triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới còn gặp nhiều khó khăn.

Giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học chưa thực sự gắn với thị trường lao động; Tỉ lệ học sau đại học, nhất là các ngành khoa học cơ bản, kỹ thuật và công nghệ còn thấp. 

Cơ cấu, số lượng đội ngũ nhà giáo ở nhiều địa phương chưa hợp lý, chất lượng chưa đồng đều. 

Để phát huy những thành tựu đạt được, khắc phục hiệu quả những hạn chế, bất cập trên, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã nêu trong Nghị quyết 29 và các nghị quyết khác của Đảng về giáo dục và đào tạo.

Thực hiện một chương trình giáo dục phổ thông, xã hội hóa biên soạn SGK - 1

Thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2024 tại TPHCM (Ảnh minh họa: Nam Anh).

Kết luận của Bộ Chính trị nêu 8 nhiệm vụ chính cần tập trung thực hiện tốt.

Nhiệm vụ thứ nhất, các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, người đứng đầu địa phương, đơn vị tiếp tục chỉ đạo quán triệt và thực hiện đầy đủ, sâu sắc quan điểm coi giáo dục và đào tạo là “quốc sách hàng đầu”, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân; bảo đảm vai trò chủ đạo của Nhà nước, đồng thời thu hút sự tham gia tích cực của xã hội trong phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Đồng thời, việc đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho phát triển, được ưu tiên trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội.

Các địa phương cần tiếp tục tuyên truyền, quán triệt sâu rộng và hiệu quả hơn về đổi mới giáo dục và đào tạo nhằm tạo sự đồng bộ, thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện, tạo sự tin tưởng, đồng thuận, ủng hộ của các tầng lớp nhân dân. 

Nhiệm vụ thứ hai, tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về giáo dục và đào tạo, tháo gỡ những điểm nghẽn.

Trong đó, cần sớm xây dựng Luật về nhà giáo, Luật về học tập suốt đời, Chiến lược phát triển giáo dục và các quy định về đổi mới công tác quản lý giáo dục và đào tạo, quản trị nhà trường theo hướng khoa học, hiện đại, đồng bộ, liên thông, phù hợp với quá trình hội nhập quốc tế và thực tiễn ở nước ta. 

Kết luận nêu rõ, cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng cường vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo trong việc quyết định biên chế, tổ chức bộ máy, chính sách đối với nhà giáo và phân bổ ngân sách nhà nước cho ngành giáo dục. 

Tại các cơ sở giáo dục, cần tăng quyền tự chủ, nâng cao trách nhiệm giải trình, phát huy dân chủ.

 Với riêng các cơ sở giáo dục đại học, cần hoàn thiện chính sách, cơ chế tự chủ phù hợp với xu thế chung của thế giới. Đồng thời thực hiện việc bí thư cấp ủy kiêm chủ tịch hội đồng trường, hội đồng đại học công lập.

Ngoài ra, cần làm rõ hơn chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ giữa chủ tịch hội đồng trường với hiệu trưởng để có quy định phù hợp với thực tiễn, có tính đến đặc thù của các trường thuộc khối Công an, Quân đội. 

Với giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên, cần đánh giá toàn diện việc thực hiện chủ trương sắp xếp, sáp nhập trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên trên cả nước để có giải pháp phù hợp, tạo thuận lợi cho công tác quản lý và phát triển hệ thống này trong thời gian tới. 

Nhiệm vụ thứ ba, tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh, sinh viên. 

Trong đó, cần tiếp tục hoàn thiện và triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông mới, tập trung đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người dạy và người học; phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. 

Kết luận nêu: “Thực hiện một chương trình giáo dục phổ thông thống nhất cả nước, mỗi môn học có một hoặc một số sách giáo khoa và xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa”.

Bên cạnh đó, cần đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giáo dục quốc phòng, an ninh gắn với việc xây dựng và phát huy hệ giá trị văn hóa, con người Việt Nam. 

Nhiệm vụ thứ tư, tập trung đầu tư hiện đại hóa giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học và nâng cao tiềm lực nghiên cứu khoa học trong các cơ sở giáo dục, đào tạo. 

Với giáo dục nghề nghiệp, cần tiếp tục phát triển theo hướng mở, linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, hội nhập, gắn với thị trường lao động, quan tâm công tác đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho người lao động để thích ứng với sự thay đổi của nhu cầu thị trường và công nghệ sản xuất.

Thanh thiếu niên ngay từ bậc học phổ thông cần được tăng cường định hướng nghề nghiệp. Công tác phân luồng cần đẩy mạnh để tăng số lượng học sinh sau trung học cơ sở, trung học phổ thông vào giáo dục nghề nghiệp.

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học công lập ở một số ngành, nghề, lĩnh vực mang tầm cỡ khu vực và quốc tế cần được tập trung đầu tư chiều sâu, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực chất lượng cao. 

Đồng thời, xây dựng cơ chế, chính sách đột phá và đầu tư nguồn lực tương xứng để phát triển các đại học quốc gia, đại học vùng, các cơ sở giáo dục đại học xuất sắc theo hiệp định quốc tế, các cơ sở giáo dục đại học trọng điểm, cơ sở giáo dục đại học sư phạm ngang tầm các nước tiên tiến, có đủ năng lực, điều kiện để giữ vai trò nòng cốt trong đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Kết luận cũng nêu: “Cho phép các cơ sở giáo dục thuộc khối Quân đội, Công an đào tạo hệ dân sự đối với các ngành lưỡng dụng một cách phù hợp để khai thác hiệu quả các nguồn lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước”.

Nhiệm vụ thứ năm, tiếp tục hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng mở, linh hoạt, liên thông, thúc đẩy xã hội học tập và học tập suốt đời; đẩy mạnh chuyển đổi trong giáo dục và đào tạo. 

Kết luận yêu cầu rà soát, ưu tiên bố trí đủ quỹ đất để xây dựng cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn. 

Đồng thời, cần đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo; phát triển giáo dục số, giáo dục thông minh, giáo dục cá nhân hóa, giáo dục sáng tạo, giáo dục thích ứng với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo; khuyến khích phát triển các mô hình trường học mới như trường học số, trường học thông minh, trường học hạnh phúc. 

Nhiệm vụ thứ sáu, phát triển, nâng cao chất lượng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp; bảo đảm đủ số lượng giáo viên theo định mức quy định.

Để giải quyết tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ và nâng cao chất lượng giáo dục cho các vùng khó khăn, cần nghiên cứu cơ chế, chính sách điều động, luân chuyển giáo viên giữa các địa phương.

Kết luận yêu cầu đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách phát hiện, tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng, đãi ngộ và trọng dụng nhân tài làm việc trong ngành giáo dục; thực hiện chủ trương lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng. 

Nhiệm vụ thứ bảy, tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, bảo đảm đủ điều kiện cơ sở vật chất và nguồn lực tài chính cho phát triển giáo dục và đào tạo; bảo đảm ngân sách nhà nước chi cho giáo dục, đào tạo tối thiểu 20% tổng chi ngân sách nhà nước như Nghị quyết 29 nêu.

Nhà nước bảo đảm kinh phí cho giáo dục bắt buộc, giáo dục phổ cập, miễn học phí cho trẻ em mẫu giáo 5 tuổi và thực hiện các nhiệm vụ trọng điểm trong lĩnh vực giáo dục; ưu tiên đầu tư cho giáo dục, đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo. 

Hoàn thiện cơ chế, chính sách đầu tư cho giáo dục và đào tạo trên tinh thần Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, huy động sự tham gia hiệu quả của toàn xã hội vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo; nghiên cứu cơ chế phân bổ nguồn lực, chuyển từ hỗ trợ theo cơ chế cấp phát bình quân sang cơ chế Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ giáo dục theo kết quả đầu ra. 

Kết luận cũng nêu: “tập trung tháo gỡ những vướng mắc trong cơ chế tự chủ tài chính đối với các cơ sở giáo dục, đào tạo công lập. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ người học từ ngân sách nhà nước thông qua cấp học bổng hoặc hỗ trợ miễn giảm học phí đối với các ngành, nghề Nhà nước cần ưu tiên phát triển ở các trình độ đào tạo, mở rộng đối tượng và nâng mức ưu đãi cho vay tín dụng”.

Nhiệm vụ thứ tám, đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển đất nước trong giai đoạn mới. 

Trong đó, cần tập trung nâng cao năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học. 

Khuyến khích các cơ sở giáo dục và đào tạo trong nước liên kết, hợp tác với các cơ sở giáo dục và đào tạo tiên tiến trên thế giới. Xây dựng cơ chế, chính sách đột phá để thu hút, sử dụng chuyên gia, nhà khoa học nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài về giảng dạy, nghiên cứu và làm việc tại các cơ sở giáo dục và đào tạo trong nước; thu hút các cơ sở giáo dục đại học uy tín trên thế giới mở phân hiệu tại Việt Nam. 



Nguồn: https://dantri.com.vn/giao-duc/thuc-hien-mot-chuong-trinh-giao-duc-pho-thong-xa-hoi-hoa-bien-soan-sgk-20240815083023356.htm

Cùng chủ đề

Một chương trình nhiều sách giáo khoa: Phản ứng vì hiểu chưa đúng

Một chương trình nhiều sách giáo khoa được áp dụng khi triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đây là nội dung đã được quy định tại nghị quyết 88/2014 của Quốc hội, tại Luật Giáo dục. Và phải khẳng định đây...

Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học: ‘Có tình trạng không muốn vẫn phải học thêm’

Ngày 9-1, PGS.TS Nguyễn Xuân Thành - vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD-ĐT - đã có những trao đổi về thông tư số 29 quy định về dạy thêm, học thêm của Bộ GD-ĐT. Theo ông Nguyễn Xuân Thành, những điểm...

Môn thứ 3 thi lớp 10 tại TP HCM là môn nào theo quy định mới?

(NLĐO)-Ngay sau khi Bộ GD-ĐT ban hành Quy chế thi THCS, THPT, Sở GD-ĐT TP HCM sẽ trình UBND TP đề xuất môn thi thứ 3 tại kỳ thi lớp 10. ...

Bộ GD-ĐT lấy ý kiến chuyên gia để đề xuất sửa luật Giáo dục, luật GDĐH

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn cho rằng các ý kiến góp ý từ thực tiễn của các chuyên gia, nhất là giáo viên, sẽ đóng góp cho báo cáo của Bộ GD-ĐT thực hiện nhiệm vụ đề xuất sửa luật và...

TP HCM chính thức đề xuất môn thi thứ 3 là ngoại ngữ

(NLĐO)- Sở GD-ĐT TP HCM kiến nghị được trao quyền chủ động cho các cơ sở trong việc tổ chức thi lớp 10, gồm: Chọn môn thi thứ ba phù hợp đặc thù của địa phương ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

TPHCM duyệt quy hoạch chi tiết khu đô thị lấn biển Cần Giờ hơn 2.870ha

(Dân trí) - UBND TPHCM vừa ban hành quyết định phê duyệt Đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ, huyện Cần Giờ. Tổng mức đầu tư dự án là gần 9 tỷ USD. Theo đó, vị trí, phạm vi ranh giới Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ tại xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ. Dự án có diện tích lập quy...

Hà Nội giao 6,4ha đất tại Long Biên cho doanh nghiệp làm dự án sân golf

(Dân trí) - Khu đất này gồm 3.891m2 đất quốc phòng và hơn 6ha đất nông nghiệp đã hoàn thành giải phóng mặt bằng. UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định 458/2025 về việc cho Công ty cổ phần Đầu tư Long Biên thuê 64.562m2 đất (đợt 2) tại phường Phúc Đồng, quận Long Biên để thực hiện dự án đầu tư xây dựng sân golf và dịch vụ Long Biên - hạng mục phụ trợ khu biệt...

BUV đồng hành nâng cao tinh thần học tập trọn đời cùng ngành giáo dục

(Dân trí) - Tinh thần học tập trọn đời không chỉ là giá trị cốt lõi trong giáo dục, mà còn là chìa khóa giúp nâng cao năng lực lãnh đạo và đổi mới phương pháp giảng dạy, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của giáo dục nước nhà. Chiến lược giáo dục đáp ứng kỷ nguyên toàn cầu hóaTrong những năm qua, nền giáo dục Việt Nam chứng kiến nhiều thay đổi mạnh mẽ trong cách...

Lộ diện trục đại lộ lễ hội quy mô lớn tại đô thị nghỉ dưỡng Sun Group Hà Nam

(Dân trí) - Trục đại lộ lễ hội và sân khấu nhạc nước tại Sun Urban City Hà Nam đang chạy nước rút đến những bước hoàn thiện cuối cùng, sẵn sàng trở thành điểm bắn pháo hoa chào năm mới của người dân Hà Nam dịp Tết Ất Tỵ năm nay. Sau lễ cất nóc tòa căn hộ cao tầng Art Residence đầu tiên vào cuối tháng 12/2024, nhiều hạng mục tại đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban...

Trang sức Danh Hiển Jewelers – Tỏa sáng vẻ đẹp tại Gala Chào Xuân 2025

(Dân trí) - Tại Gala Chào Xuân 2025, Danh Hiển Jewelers - thương hiêu trang sức "biết kể chuyện" qua từng thiết kế, đã ghi dấu ấn với những món trang sức tinh xảo và sáng tạo. Trang sức Danh Hiển hội tụ tinh hoa của nghệ thuật chế tácVào những ngày đầu năm, Gala Chào Xuân 2025 do Xuân Lan Entertainment tổ chức, đã thu hút sự quan tâm chú ý của công chúng.Tại đây, Danh Hiển Jewelers với...

Bài đọc nhiều

Hà Nội hàng loạt trường công lập hạ điểm chuẩn tuyển sinh lớp 10

Hôm qua (10/7), Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung (đợt 2) vào lớp 10 các trường trung học phổ thông công lập chuyên và không chuyên  năm học 2023-2024. Khi hạ điểm chuẩn, nhà trường được nhận học sinh có nguyện vọng...

Phát động Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 54, năm 2025

(ĐCSVN) - Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU giúp học sinh tăng cường khả năng viết văn, làm phong phú thêm sự tinh tế trong tư duy, góp phần thắt chặt tình hữu nghị giữa các dân tộc và giúp các em hiểu biết thêm về vai trò của bưu chính trong đời sống xã hội. Ngày 11/11, tại trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến (quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp...

Cùng chuyên mục

Tết vui, đủ đầy của giáo viên rẻo cao xứ Lạng

TPO - Trong ánh nắng chan hòa đầu xuân, các thầy cô giáo ở Lạng Sơn ấm lòng, phấn khởi vì năm nay sẽ đón một cái tết đủ đầy, nhiều ý nghĩa. TPO - Trong ánh nắng chan hòa đầu xuân, các thầy cô giáo ở Lạng Sơn ấm lòng, phấn khởi vì năm nay sẽ đón một cái tết đủ đầy, nhiều ý nghĩa. Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học (PTDTBT)...

Giảng viên ĐH Bách khoa nói về thách thức đối với giáo dục sau đại học

PGS.TS Nguyễn Phi Lê, giảng viên ĐH Bách khoa Hà Nội, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đào tạo thế hệ trẻ để đáp ứng nhu cầu phát triển trong kỷ nguyên AI và chia sẻ thực trạng việc phát triển nguồn nhân lực. Tại Diễn đàn Trí tuệ nhân tạo Việt Nam năm 2024 do Báo VietNamNet tổ chức, PGS.TS Nguyễn Phi Lê, điều hành Viện Nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI4LIFE), giảng viên...

Sở GD-ĐT nói gì về tình trạng phân tuyến tuyển sinh đầu cấp tại TP HCM?

(NLĐO)- Tại TP HCM, việc phân tuyến tại mỗi địa phương được thực hiện linh hoạt và phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường học, mật độ dân cư... ...

Nhận tiền thưởng học sinh giỏi, nam sinh lớp 10 tặng các em hiếu học

Trong tuần học cuối cùng trước khi nghỉ Tết, Đoàn Thành Nhân, học sinh lớp 10 chuyên tin, Trường Phổ thông Năng khiếu (ĐH Quốc gia TP.HCM) đã về trường cũ gửi lại tiền thưởng học sinh giỏi TP của mình cho trường để giúp đỡ đàn em nghèo hiếu học. ...

BUV đồng hành nâng cao tinh thần học tập trọn đời cùng ngành giáo dục

(Dân trí) - Tinh thần học tập trọn đời không chỉ là giá trị cốt lõi trong giáo dục, mà còn là chìa khóa giúp nâng cao năng lực lãnh đạo và đổi mới phương pháp giảng dạy, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của giáo dục nước nhà. Chiến lược giáo dục đáp ứng kỷ nguyên toàn cầu hóaTrong những năm qua, nền giáo dục Việt Nam chứng kiến nhiều thay đổi mạnh mẽ trong cách...

Mới nhất

Phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng trong Luật Thủ đô 2024

Kinhtedothi - Để giao thông công cộng thực sự phát triển, Luật Thủ đô 2024 đã quy định Điều 31 “Phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng”. Ưu tiên phát triển hệ thống đường sắt đô thị Trong Luật Thủ đô 2024, phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (mô hình TOD) quy...

Dự báo giá cà phê trong nước ngày 26/1/2025 không thay đổi

Dự báo giá cà phê ngày mai 26/1/2025, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 26/1/2025. Cập nhật giá cà phê thế giới Trên sàn London, vào lúc 16 giờ 00 phút ngày 25/1/2025 giá cà phê Robusta...

Mát lòng người dân miền Tây trên đường về quê đón Tết

(NLĐO) - Khi di chuyển qua địa phận tỉnh Bạc Liêu, nhiều người lái xe máy về quê đón Tết được tiếp sức bằng những chai nước, khăn lạnh từ lực lượng CSGT. ...

Mới nhất