Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiThúc đẩy công nghiệp văn hóa ở tầm cao mới

Thúc đẩy công nghiệp văn hóa ở tầm cao mới

(Tổ Quốc) – Trong bối cảnh mới đòi hỏi các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam cũng phải có tầm cao hơn, khẳng định được nhận thức, vị trí của các ngành công nghiệp văn hóa, đồng thời thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa ở tầm cao mới.

Khẳng định thương hiệu trên thị trường quốc tế

Mục tiêu tổng quát của “Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm năm 2045” là phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế quan trọng. Qua đó, góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam và khẳng định thương hiệu, vị thế quốc gia trên trường quốc tế. Phát triển có trọng tâm, trọng điểm một số ngành công nghiệp văn hóa để tăng cường tính quảng bá, lan tỏa các giá trị văn hóa, lịch sử đất nước, con người Việt Nam, thúc đẩy giao lưu, hội nhập quốc tế và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong đó, hướng đến năm 2030, các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 7% GDP quốc gia.

Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm năm 2045: Thúc đẩy công nghiệp văn hóa ở tầm cao mới - Ảnh 1.

Phán đấu đến năm 2045 khẳng định vị thế của Việt Nam trên bản đồ công nghiệp văn hóa thế giới

“Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm năm 2045 khi ban hành phải nâng cao nhận thức xã hội, thể hiện được tầm nhìn mới về công nghiệp văn hóa, nâng cao vị thế các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam trong đời sống kinh tế xã hội. Bên cạnh đó, tạo cơ chế, chính sách để huy động tối đa nguồn lực cho phát triển công nghiệp văn hóa. Chúng ta cần những chủ trương chính sách có tính dẫn dắt, kiến tạo nhằm tạo ra những động lực mới để các doanh nghiệp của xã hội làm công nghiệp văn hóa”- Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ An Phong.

Lực lượng lao động trong các ngành công nghiệp văn hóa bình quân tăng 8%/năm, chiếm tỷ trọng 6% trong tổng lực lượng lao động của nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng về số lượng các cơ sở kinh tế hoạt động trong các ngành công nghiệp văn hóa bình quân đạt 8%/năm. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng về giá trị xuất khẩu của các ngành công nghiệp văn hóa bình quân đạt 6%/năm. Mạng lưới các trung tâm công nghiệp văn hóa, không gian sáng tạo được quy hoạch đồng bộ, đầu tư hiện đại, tôn vinh điểm đặc sắc, độc đáo, gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm của địa phương, quốc gia; tăng cường tỉnh liên kết vùng và liên kết các hệ thống hạ tầng, thiết chế văn hóa. Phát triển các sản phẩm công nghiệp văn hóa có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của xã hội, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Đến năm 2030, có từ 5 đến 10 thương hiệu quốc gia tham gia sâu rộng và khẳng định thương hiệu trên thị trường quốc tế. Các sản phẩm công nghiệp văn hóa được bảo hộ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ để thúc đẩy phát triển và gia tăng giá trị.

Đặc biệt, đến năm 2045, các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam phấn đấu doanh thu đóng góp 9% GDP và thu hút 6 triệu lao động để trở thành quốc gia phát triển về công nghiệp văn hóa trong khu vực châu Á; đồng thời khẳng định vị thế của Việt Nam trên bản đồ công nghiệp văn hóa thế giới.

Về định hướng phát triển, các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam phát triển theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Đổi mới tư duy và hành động, chủ động nắm bắt kịp thời, tận dụng hiệu quả các cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư gắn với hội nhập quốc tế, phát huy tối đa lợi thế của các vùng, miền; phát triển hài hòa giữa văn hoá, kinh tế, xã hội. Đồng thời, phát triển công nghiệp văn hóa nằm trong tổng thể các chiến lược, quy hoạch quốc gia.

Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa dựa trên tư duy sắc bén, hành động sắc sảo, lựa chọn tinh hoa, đột phá phát triển, để các sản phẩm công nghiệp văn hóa đáp ứng được các yếu tố sáng tạo, bản sắc, độc đáo, chuyên nghiệp, lành mạnh, cạnh tranh bền vững trên nền tảng dân tộc, khoa học, đại chúng. Đặc biệt, phát triển các ngành công nghiệp văn hóa góp phần tăng cường sức mạnh mềm quốc gia, xây dựng và khẳng định thương hiệu đối với các sản phẩm công nghiệp văn hóa chất lượng cao mang bản sắc văn hóa Việt Nam.

Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm năm 2045: Thúc đẩy công nghiệp văn hóa ở tầm cao mới - Ảnh 3.

Định hướng đến năm 2030, các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 7% GDP quốc gia

Để đạt được các mục tiêu đề ra đến năm 2030, định hướng đến năm 2045, dự thảo Chiến lược nêu rõ các giải pháp cần đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức; hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách; phát triển nguồn nhân lực; phát triển cơ sở hạ tầng và thu hút đầu tư; ứng dụng khoa học công nghệ; phát triển thị trường và sản phẩm; hợp tác quốc tế; tăng cường bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Xây dựng, hoàn thiện, đề xuất các cơ chế, chính sách cần thiết, phù hợp và rà soát, xây dựng cơ chế phối hợp, liên kết hiệu quả trong phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; Nghiên cứu, xây dựng phương án đầu tư, hỗ trợ theo từng giai đoạn đối với một số lĩnh vực công nghiệp văn hóa cần ưu tiên phát triển, triển khai thí điểm đến năm 2030 đối với một số lĩnh vực thuộc Bộ quản lý…

Tăng cường đầu tư cho văn hóa

Ông Đỗ Đình Hồng, Giám đốc Sở Văn hoá- Thể thao Hà Nội cho rằng, 3 cấu phần của công nghiệp văn hóa là: sản phẩm, vấn để tiêu thụ sản phẩm công nghiệp văn hóa và tiếp là dịch vụ để kết nối thị trường và với các sản phẩm văn hóa công nghiệp văn hóa, là điều Sở rất quan tâm.

Việc phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam dựa trên chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặt trong tổng thể phát triển kinh tế – xã hội. Đây là việc làm nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát huy tối đa nguồn lực văn hóa, con người Việt Nam, tạo sức mạnh nội sinh, trở thành động lực quan trọng góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển bền vững đất nước…

Theo PGS. TS Nguyễn Thị Thu Phương, Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam, Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đặt mục tiêu đến năm 2030 phấn đấu doanh thu của các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 7% GDP, để văn hóa không chỉ là ngành “tiêu tiền” mà thực sự là ngành “kiếm ra tiền”. Tuy nhiên, sau gần 8 năm thực hiện chiến lược, công nghiệp văn hóa vẫn chưa được điều chỉnh bằng văn bản quy phạm pháp luật, thiếu chính sách pháp luật tạo hành lang pháp lý để phát triển lĩnh vực mới, đầy tiềm năng này, trong đó các chính sách về huy động nguồn lực đóng vai trò then chốt.

Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm năm 2045: Thúc đẩy công nghiệp văn hóa ở tầm cao mới - Ảnh 4.

Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa nhằm khai thác và phát huy những tiềm năng văn hóa Việt Nam, phục vụ sự phát triển kinh tế-xã hội và ổn định chính trị của đất nước trong kỷ nguyên mới

PGS. TS Nguyễn Thị Thu Phương cho rằng, phát triển các ngành công nghiệp văn hóa nhằm khai thác và phát huy những tiềm năng văn hóa Việt Nam, phục vụ sự phát triển kinh tế-xã hội và ổn định chính trị của đất nước trong kỷ nguyên mới, khiến cho văn hóa trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội. Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa đòi hỏi hệ thống các giải pháp đồng bộ cả về chính sách, truyền thông, đào tạo nguồn nhân lực, nguồn lực.

Bên cạnh đó, phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam trên cơ sở hướng tiếp cận tổng thể và hệ thống, bao gồm nhiều vấn đề tương tác và có mối liên quan mật thiết đến nhau như nâng cao chất lượng nguồn nhân lực với các kỹ năng toàn diện về kinh doanh, quản trị, năng lực sáng tạo; xây dựng cơ chế tài chính, cơ chế pháp lý, phát triển các chương trình giáo dục, đào tạo và các mạng lưới làm việc, phát triển công chúng…

Các hoạt động này mang tính tổng thể, đòi hỏi sự hợp tác giữa những bộ ngành khác nhau và liên quan đến tất cả các đối tác công và tư. Một cách tiếp cận chiến lược tổng thể là cần thiết, bao gồm sự cải tổ trong giáo dục, kỹ năng, hỗ trợ doanh nghiệp, phát triển thương hiệu, thị trường và sự tích hợp với các ngành có liên quan khác.

PGS. TS Nguyễn Thị Thu Phương nhấn mạnh, công nghiệp văn hóa trong kỷ nguyên mới cần phải có sự phát triển mạnh hơn giai đoạn trước. Muốn thực hiện được điều này cần phải cụ thể hóa những mục tiêu đã được nêu ra trong “Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045”.

Nhưng bên cạnh đó, đòi hỏi phải có sự thay đổi hay cải cách những vấn đề về thể chế pháp luật liên quan đến việc phát triển công nghiệp văn hóa như những vấn đề tài chính, đầu tư cho văn hóa, lao động và nguồn nhân lực văn hóa, thuế sản phẩm và dịch vụ văn hóa, phát triển doanh nghiệp văn hóa… Điều này đòi hỏi sự thay đổi trong nhận thức truyền thống của xã hội cũng như của những bộ, ngành khác và chính quyền địa phương về văn hóa.

“Công việc trước mắt cần thực hiện là sự phối hợp giữa Bộ VHTTDL và các Bộ, ban ngành liên quan, trình Chính phủ ban hành Nghị định về ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi về tiền thuê đất cho những doanh nghiệp văn hóa cũng như luật đầu tư, tài trợ, hiến tặng để tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư và các nguồn lực đa dạng từ xã hội cho lĩnh vực văn hóa. Nhiệm vụ thứ hai là ban hành những chính sách hỗ trợ việc chuyển những đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp những dịch vụ và sản phẩm văn hóa cần được thực hiện mạnh hơn giai đoạn trước”, PGS. TS Nguyễn Thị Thu Phương kiến nghị.

Theo PGS. TS Nguyễn Thị Thu Phương, sự đầu tư và hỗ trợ từ phía Nhà nước, không chỉ về nguồn lực tài chính mà còn là những biện pháp khuyến khích tinh thần sáng tạo, bảo trợ nghệ sĩ và tạo điều kiện để những tài năng văn hóa, nghệ thuật phát huy tối đa khả năng của mình. Đầu tư cho văn hóa không chỉ dành cho các ngành nghệ thuật như hội họa, âm nhạc, điện ảnh… mà còn là xây dựng nền tảng giáo dục, để từ đó nuôi dưỡng ý thức về văn hóa cho mỗi người ngay từ khi còn nhỏ.

Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm năm 2045: Thúc đẩy công nghiệp văn hóa ở tầm cao mới - Ảnh 5.

Bộ VHTTDL đang xây dựng dự thảo Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm năm 2045

Chính sách khuyến khích như giảm thuế cho các tổ chức nghệ thuật, tạo lập quỹ hỗ trợ sáng tạo, đầu tư xây dựng các cơ sở văn hóa, trung tâm nghệ thuật công cộng… là những biện pháp quan trọng giúp nâng cao đời sống văn hóa của xã hội, đồng thời tạo động lực cho sáng tạo nghệ thuật thăng hoa.

“Tăng cường đầu tư cho văn hóa với sự cân bằng trong định hướng đầu tư theo định hướng thị trường và đầu tư theo định hướng trợ cấp dịch vụ công. Nhà nước cần đầu tư vào những lĩnh vực nền tảng như củng cố hạ tầng thông tin và đào tạo, hỗ trợ pháp lý, tín dụng, đất đai và các cơ chế ưu đãi khác để thúc đẩy sự đổi mới và nội lực trong sản xuất, phân phối sản phẩm, dịch vụ văn hóa, thúc đẩy sự cố kết, tương tác cùng có lợi của hệ sinh thái văn hoá”- PGS. TS Nguyễn Thị Thu Phương nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, theo PGS. TS Nguyễn Thị Thu Phương, Nhà nước cần quan tâm hơn nữa và hỗ trợ cho hệ thống dịch vụ văn hóa công cộng, phi lợi nhuận, những loại hình văn hóa có tính sáng tạo và có giá trị nghệ thuật, giá trị xã hội cao./.



Nguồn: https://toquoc.vn/chien-luoc-phat-trien-cac-nganh-cong-nghiep-van-hoa-viet-nam-den-nam-2030-tam-nhin-den-nam-nam-2045-thuc-day-cong-nghiep-van-hoa-o-tam-cao-moi-20250124161518038.htm

Cùng chủ đề

Tự tin nhạc Việt vươn tầm thế giới

Để nhạc Việt vươn tầm thế giới và công nghiệp văn hóa nước ta phát triển, cần phát huy nét đặt trưng là bản sắc văn hóa dân tộc ...

Đông nghịt fan đến tham dự Talkshow “Nhạc Việt vươn tầm thế giới”

(NLĐO) - Talkshow “Nhạc Việt vươn tầm thế giới” do Báo Người Lao Động thực hiện thu hút sự tham gia của đông đảo các fan “Anh trai vượt ngàn chông gai”. ...

Tháo gỡ cơ chế để phát triển các ngành Công nghiệp văn hóa

(Tổ Quốc) - Sáng ngày 20/3, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong đã có buổi làm việc với Đoàn lãnh đạo cấp cao Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) do ông Ted Osius, nguyên Đại sứ Hoa Kỳ...

Nhà văn, đạo diễn Nguyễn Thị Minh Ngọc: Hãy năng động để mở rộng giao lưu sân khấu quốc tế!

TP HCM đang hướng đến công nghiệp văn hóa thì sân khấu với mục đích giao lưu quốc tế không thể đứng ngoài cuộc. ...

Biến concert thành lễ hội

Việt Nam không thiếu nghệ sĩ và nhà sản xuất âm nhạc tài năng nhưng còn thiếu cơ hội để họ trổ tài ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phu nhân Tổng Bí thư cùng Phu nhân Thủ tướng Singapore xem múa rối nước

Chiều 26/3, nhân dịp Thủ tướng Singapore Lawrence Wong và Phu nhân Loo Tze Lui thăm chính thức Việt Nam, bà Ngô Phương Ly, Phu nhân của Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp và cùng Phu nhân Loo Tze Lui thưởng thức văn hóa nghệ thuật dân gian Việt Nam...

Hai Phu nhân Thủ tướng Việt Nam và Singapore thăm Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

Sáng 26/3, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Singapore và Phu nhân, bà Lê Thị Bích Trân, Phu nhân Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và bà Loo Tze Lui, Phu nhân Thủ tướng Singapore Lawrence Wong đã tham quan Bảo tàng Dân tộc...

Nâng tầm quan hệ hợp tác Việt Nam và Thái Lan trong lĩnh vực VHTTDL

(Tổ Quốc) - Chiều 26/3, tại trụ sở Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thứ trưởng Thường trực Lê Hải Bình đã có buổi làm việc với Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Thái Lan tại Việt Nam, bà Urawadee Sriphiromya, nhằm trao đổi về các biện...

Quảng Trị cần tập trung đầu tư bảo tồn di tích lịch sử trọng điểm

(Tổ Quốc) - Ngày 26/3, ông Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Trị, các sở ban ngành liên quan về tiến...

Khai mạc triển lãm “Đà Nẵng

(Tổ Quốc) - Triển lãm nhằm giới thiệu tiềm năng, thế mạnh, các thành tựu về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của thành phố đến nhân dân, các đối tác đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm khai thác tối đa tiềm lực phát triển của TP Đà Nẵng đối với toàn vùng và cả...

Bài đọc nhiều

Self-guided Hue travel tips

For generations, Hue has been synonymous with the dreamy, ancient charm of a royal capital, even though it is now one of Vietnam’s major cities. If you suddenly feel like escaping the hustle and bustle of city life, keep these self-guided Hue travel tips in mind to immerse yourself in the unique pace of this historical city. Photo: baochinhphu.vn When is the Best Time to Visit Hue? Located between the North and South of Vietnam, Hue’s weather is a blend of both...

Thành phố Hồ Chí Minh và Sơn La được UNESCO công nhận là thành viên ‘Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu’

Đây là bước triển khai cụ thể chủ trương, đường lối, chính sách của Việt Nam về hội nhập quốc tế, khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, nâng cao chất lượng nền giáo dục và nguồn nhân lực. Màn hình thời điểm công bố 2 thành phố của Việt Nam là thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La được công nhận là thành viên “Mạng lưới thành phố học tập...

Tết xa nhà của lính hải quân: Gói bánh chưng trên nhà giàn

Tết xa gia đình, những người lính hải quân vẫn lạc quan, yêu đời, vững vàng canh giữ biển trời Tổ quốc. Hậu phương của bộ đội...

Lưu giữ nghề truyền thống trồng dâu nuôi tằm ở Quảng Nam

Trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa từ lâu đã là một trong những nghề truyền thống nổi tiếng nhất của vùng đất Duy Xuyên ở tỉnh Quảng Nam. Quý vị cùng tìm hiểu nghề truyền thống này qua Album Nghề truyền thống nuôi tằm ở Quảng Nam, của tác giả NGUYỄN NHẤT TƯ, gửi về Cuộc thi ảnh và Video “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam”. Mặc dù hiện nay nghề truyền thống này đang đứng trước nhiều...

5 anh em họ góp 7 tỷ đồng xây nhà cho đại gia đình 30 người, tự tin “sẽ chung sống hoà thuận”

5 anh em họ người Trung Quốc cùng góp công, góp của để xây ngôi nhà cho đại gia đình 4 thế hệ. ...

Cùng chuyên mục

Hai người phụ nữ hiếm hoi trong lịch sử từng được trao huy chương Fields

Trong số 64 nhà toán học được trao huy chương Fields ở lĩnh vực toán học chỉ có hai người phụ nữ. Đó là nhà toán học người Iran Maryam Mirzakhani và nhà toán học người Ukraine Maryna Viazovska. Đến năm 2022, nhà toán...

Vì sao nhiều Gen Z thà ‘ăn bám bố mẹ’ cũng không muốn làm việc 8 tiếng 1 ngày?

Công việc từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều, từ thứ 2 đến thứ 7 đã không còn là chuyện hiển nhiên và lựa chọn duy nhất. ...

Quảng Bình ký kết hợp tác với Sun Group

(NADS) - Ngày 15/4, tại TP. Đồng Hới, UBND tỉnh Quảng Bình và Công ty Cổ phần Tập đoàn Mặt Trời (Sun Group) có buổi làm việc và ký kết “Bản ghi nhớ hợp tác chiến lược đầu tư phát triển”. Đây được xem là cột mốc quan trọng, mở ra giai đoạn mới cho tiến trình phát triển kinh tế - du lịch bền vững của tỉnh Quảng Bình. ...

Xác lập kỷ lục 135 món ăn từ trái thanh trà

VĨNH LONG 135 món ăn chế biến từ trái thanh trà - trái cây đặc sản của thị xã Bình Minh vừa xác...

Vì sao ly hôn tập trung ở thành phố lớn?

Theo báo cáo kết quả điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024 của Tổng cục Thống kê vừa được công bố cho thấy TP.HCM có tỉ lệ ly hôn, ly thân cao nhất cả nước với 263.000 người, đứng sau là Hà Nội với hơn 146.000 người. ...

Mới nhất

Khánh thành Dự án tu bổ, tôn tạo tại Khu di tích Trung ương Cục miền Nam

Hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975-30.4.2025), ngày 19.4, UBND tỉnh Tây Ninh đã tổ chức Lễ khánh thành công trình Dự án tu bổ, tôn tạo một số hạng mục, công trình thuộc Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Căn cứ Trung ương Cục miền Nam. Đây...

Giáo sư Nguyễn Ngọc Huệ với những dấu ấn trong sự phát triển của ngành Hàng hải Việt Nam – Tổng công ty Hàng...

Ngành hàng hải Việt Nam đã trải qua nhiều thăng trầm trong suốt quá trình phát triển, và trong bối cảnh đó, những nhân vật lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược như Giáo sư Nguyễn Ngọc Huệ đã đóng một vai trò không thể thiếu. Với hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giao thông vận...

Cho phép khai quật khảo cổ giai đoạn 2 tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc

VHO - Bộ VHTTDL vừa có quyết định số 1064 về việc cho phép khai quật khảo cổ giai đoạn 2 tại di tích quốc gia Tháp đôi Liễu Cốc, phường Hương Xuân (thị xã Hương Trà, thành phố Huế). Quá trình khai quật năm 2024, đoàn khảo cổ cũng phát hiện và thu được khối lượng lớn di...

Điện Thái Hòa là di sản văn hóa đầu tiên ở Việt Nam đạt tiêu chuẩn Công trình xanh LOTUS

VHO - Ngày 19.4, Hội đồng Công trình xanh Việt Nam (VGBC) đã phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế trao chứng nhận “Công trình xanh LOTUS” cho di tích điện Thái Hòa - Đại Nội Huế. Đây là lần đầu tiên một công trình di sản văn hóa thế giới UNESCO đạt tiêu...

Hòa Phát đạt hơn 3.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế quý 1, tăng 16% so với cùng kỳ

Ngày 17/4/2025 tại Hà Nội, Tập đoàn Hòa Phát tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025. Đại hội đã thông qua kế hoạch năm 2025 với doanh thu dự kiến 170.000 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2024. Lợi nhuận sau thuế dự kiến là 15.000 tỷ đồng, tăng 24,8% so với năm...

Mới nhất