Trang chủSự kiệnThủ tướng: Xây dựng và phát triển quốc gia thương mại tự...

Thủ tướng: Xây dựng và phát triển quốc gia thương mại tự do

(Chinhphu.vn) – Dự phiên toàn thể Diễn đàn Logistics Việt Nam năm 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ 3 mục tiêu và 7 giải pháp lớn mang tính đột phá để phát triển ngành logistics Việt Nam, trong đó có việc xây dựng, phát triển quốc gia thương mại tự do.
Thủ tướng: Xây dựng và phát triển quốc gia thương mại tự do- Ảnh 1.

 

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên toàn thể Diễn đàn Logistics Việt Nam năm 2024 – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Sáng 2/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự phiên toàn thể Diễn đàn Logistics Việt Nam năm 2024, với chủ đề “Khu thương mại tự do, giải pháp đột phá thúc đẩy tăng trưởng logistics” do Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức.

Cùng dự sự kiện có: Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh; Bí thư Tỉnh uỷ Bà Rịa – Vũng Tàu Phạm Viết Thanh; lãnh đạo các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố; các tổ chức và doanh nghiệp trong và ngoài nước, với tổng số hơn 2.000 đại biểu dự trực tiếp và trực tuyến.

Thủ tướng: Xây dựng và phát triển quốc gia thương mại tự do- Ảnh 2.

 

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu khai mạc Diễn đàn Logistics Việt Nam năm 2024 – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đây là diễn đàn được Bộ Công Thương tổ chức hằng năm từ năm 2013 đến nay. Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024 nhằm thúc đẩy doanh nghiệp logistics ứng dụng công nghệ tiến bộ, hiện đại trong việc vận hành chuỗi cung ứng; tìm giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh cho tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và khu vực Đông Nam Bộ; đặc biệt tạo môi trường để liên kết giữa các doanh nghiệp logistics, các nhà đầu tư và các cơ quan quản lý nhằm phát triển logistics Việt Nam.

Với chủ đề “Khu thương mại tự do, giải pháp đột phá thúc đẩy tăng trưởng logistics”, Diễn đàn muốn gửi đi thông điệp về việc Việt Nam khuyến khích, thu hút phát triển các khu thương mại tự do, nhằm đưa Việt Nam thành quốc gia mạnh về logistics, góp phần thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhất là trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Thủ tướng: Xây dựng và phát triển quốc gia thương mại tự do- Ảnh 3.

 

Bí thư Tỉnh uỷ Bà Rịa – Vũng Tàu Phạm Viết Thanh phát biểu – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thời gian qua, Việt Nam đang tích cực nghiên cứu về các khu thương mại tự do trên thế giới. Vừa qua, thành phố Đà Nẵng đã được Quốc hội thông qua cơ chế thí điểm thành lập khu thương mại tự do, là cơ sở để thí điểm nghiên cứu chính sách mới, làm tiền đề để luật hóa các quy định về khu thương mại tự do cho cả nước.

Tại phiên toàn thể, các đại biểu thảo luận sôi nổi về tình hình phát triển logistics Việt Nam; tiềm năng, thế mạnh; cơ chế, chính sách, định hướng phát triển logistics Việt Nam. Đặc biệt, các đại biểu có nhiều tham luận đề xuất định hướng phát triển logistics Việt Nam vươn mình tiến vào kỷ nguyên mới; doanh nghiệp logistics Việt Nam trước bước ngoặt thời đại; kinh nghiệm, xu hướng phát triển logistics và khu thương mại tự do – cơ hội và khuyến nghị cho ngành logistics Việt Nam…

Thủ tướng: Xây dựng và phát triển quốc gia thương mại tự do- Ảnh 4.

 
Thủ tướng: Xây dựng và phát triển quốc gia thương mại tự do- Ảnh 5.

 

Các đại biểu thảo luận sôi nổi về tình hình phát triển logistics Việt Nam; tiềm năng, thế mạnh; cơ chế, chính sách, định hướng phát triển logistics Việt Nam tại phiên toàn thể – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Các đại biểu đề xuất thúc đẩy hình thành các khu thương mại tự do, các cảng trung chuyển quốc tế, xây dựng đội tàu container, đội tàu bay chuyên dụng vận tải hàng hoá; đẩy mạnh hợp tác quốc tế, xây dựng các doanh nghiệp logistics mạnh của Việt Nam, phát triển mạnh hạ tầng giao thông, kho bãi, đổi mới công nghệ, đào tạo và nâng cao nhân lực ngành logistics, phát triển các mô hình hợp tác công tư trong lĩnh vực logistics, hoàn thiện các khuôn khổ pháp lý, có chính sách khuyến khích người nước ngoài phát triển logistics Việt Nam như chính sách thuế, thị thực cho người nước ngoài…

Thủ tướng: Xây dựng và phát triển quốc gia thương mại tự do- Ảnh 6.

 

Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu thực hiện nghi thức công bố Báo cáo Logistics Việt Nam 2024 – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tốc độ phát triển của ngành logistics ở Việt Nam những năm gần đây đạt khoảng 14-16%, với quy mô khoảng 40-42 tỷ USD/năm. Theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam hiện đứng thứ 43/155 nước về hiệu quả logistics và thuộc nhóm 5 nước dẫn đầu ASEAN.

Trong 9 tháng năm 2024, cả nước có gần 6.500 doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics đăng ký thành lập mới, với tổng số vốn đăng ký là 36.550 tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký gần 28.900 lao động, tăng 13,5% về số doanh nghiệp, tăng 18,3% về số lao động, nhưng lại giảm 11,3% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2023.

Thủ tướng: Xây dựng và phát triển quốc gia thương mại tự do- Ảnh 7.

 

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao việc tổ chức Diễn đàn với quyết tâm cao, tinh thần đổi mới sáng tạo mạnh mẽ – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

3 mục tiêu, 7 đột phá phát triển ngành logistics

Phát biểu tại Diễn đàn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao việc tổ chức Diễn đàn với quyết tâm cao, tinh thần đổi mới sáng tạo mạnh mẽ. Báo cáo của Bộ Công Thương và các ý kiến tham luận trình bày tại Diễn đàn đã đánh giá đầy đủ, khá toàn diện kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển logistics quốc gia giai đoạn 2017-2023; chỉ ra những tồn tại, hạn chế; đề xuất phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ giai đoạn tới.

Thủ tướng nhấn mạnh một số kết quả, thành tựu phát triển ngành logistics Việt Nam thời gian qua, mà trước hết là nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của ngành logistics, về vị trí Việt Nam trên bản đồ logistics thế giới, khả năng đưa Việt Nam trở thành trung tâm logistics thế giới.

Cùng với đó, khung khổ pháp lý, cơ chế, chính sách được tiếp tục hoàn thiện; cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính, kiểm tra chuyên ngành đạt kết quả tích cực, chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm.

Thủ tướng: Xây dựng và phát triển quốc gia thương mại tự do- Ảnh 8.

 

Thủ tướng ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực của Bộ Công Thương, các bộ, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp logistics Việt Nam, đạt những kết quả quan trọng, tạo diện mạo mới cho ngành logistics – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hạ tầng logistics phát triển nhanh với nhiều công trình lớn, hiện đại, thúc đẩy cơ cấu hợp lý, kết nối hài hoà các phương thức vận tải, giảm chi phí. Trong đó, hạ tầng đường bộ có nhiều đột phá, hệ thống đường cao tốc đã đạt trên 2.000 km. Việt Nam cũng đang quyết tâm xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, kết nối đường sắt với Lào, Trung Quốc. Hệ thống sân bay phát triển tương đối tốt. Năng lực đường thủy nội địa được nâng cao với 298 cảng nội địa; hình thành các cảng biển cửa ngõ, bến chuyên dùng gắn với khu công nghiệp trung tâm công nghiệp (có 286 bến cảng, 95 km cầu cảng, 25 tuyến quốc tế…); hoàn thiện khu xử lý hàng hóa riêng biệt tại các cảng hàng không; đẩy mạnh đầu tư các trung tâm logistics (hiện có 69 trung tâm lớn và vừa), chuyển mạnh sang trung tâm thế hệ mới ứng dụng công nghệ 4.0…

Số doanh nghiệp logistics tiếp tục gia tăng, đi vào hiện đại, khả năng cạnh tranh ngày càng cao. Năm 2023, có 7.919 doanh nghiệp logistics thành lập mới; Việt Nam đứng đầu ASEAN về số doanh nghiệp được cấp phép vận chuyển đường biển đi và đến Hoa Kỳ.

Phát triển logistics có xu hướng tích cực hơn, phát huy đa dạng các phương thức vận tải, giảm dần phụ thuộc vào vận tải bằng đường bộ. Phát triển nhân lực logistics được đẩy mạnh; hiện nay đã tập trung phát triển 3 cấp độ đào tạo (đại học và trên đại học; cao đẳng, trung cấp; đào tạo ngắn hạn) và 49 trường đại học có ngành học logistics.

Nhiều chỉ số xếp hạng quốc tế về logistics của Việt Nam được cải thiện. Năm 2023, Chỉ số hiệu quả logistics của Việt Nam xếp 43/139 (xếp hạng của WB), các chỉ số thành phần về hiệu quả vận chuyển quốc tế, hạ tầng và hiệu quả hải quan được cải thiện; Việt Nam đã được xếp hạng thuộc nhóm 5 thị trường dẫn đầu ASEAN.

Thủ tướng: Xây dựng và phát triển quốc gia thương mại tự do- Ảnh 9.

 

Thủ tướng Phạm Minh Chính chứng kiến trao Bản ghi nhớ hợp tác giữa Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực của Bộ Công Thương, các bộ, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp logistics Việt Nam, đạt những kết quả quan trọng, tạo diện mạo mới cho ngành logistics, đóng góp quan trọng vào thành tựu chung của cả nước.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả quan trọng đạt được, vẫn còn những hạn chế, tồn tại liên quan tới nhận thức về ngành logistics và tiềm năng, vị trí của Việt Nam trong lĩnh vực này. Chí phí logistics còn cao, làm giảm năng lực cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và nền kinh tế; quy mô của ngành so với quy mô GDP Việt Nam và quy mô ngành logistics toàn cầu (lên tới 9.000 tỷ USD) còn hạn chế. Nguồn nhân lực còn yếu và thiếu; doanh nghiệp phát triển chưa mạnh, chưa có cơ chế để phát triển; mối liên kết giữa các phương thức vận tải với kho bãi còn hạn chế; hạ tầng logistics còn lạc hậu.

Thủ tướng: Xây dựng và phát triển quốc gia thương mại tự do- Ảnh 10.

 

Thủ tướng chứng kiến trao hợp tác về phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực logistics giữa Sở Công Thương tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam (VALOMA) – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Theo Thủ tướng, thời gian tới, với xu thế hội nhập, thương mại quốc tế sẽ ngày càng phát triển; mặt khác thế giới phải đối mặt nhiều vấn đề mang tính toàn dân, toàn diện, toàn cầu mà không một quốc gia đơn lẻ nào có thể giải quyết được.

Ở trong nước, kỷ nguyên phát triển mới và việc đẩy mạnh khai thác không gian biển, không gian ngầm, không gian vũ trụ, chuyển đổi số, đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng và nhân lực cũng sẽ đặt ra những yêu cầu mới, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy mạnh mẽ ngành logistics, giảm thời gian, chi phí, nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Trong bối cảnh đó, dịch vụ logistics càng có vai trò quan trọng, đóng góp thiết thực vào công cuộc phát triển của đất nước và hội nhập, tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu.

Thủ tướng nhấn mạnh, phát triển ngành logistics phải đi theo các xu thế mới như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức; trên tinh thần “nguồn lực bắt nguồn từ tư duy và tầm nhìn, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới và sáng tạo, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân và doanh nghiệp”, “sáng tạo để bay cao, đổi mới để vươn xa, hội nhập để phát triển”.

Thủ tướng: Xây dựng và phát triển quốc gia thương mại tự do- Ảnh 11.

 

Thủ tướng chứng kiến trao hợp tác giữa Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB) – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng nêu rõ 3 mục tiêu phát triển ngành logistics, góp phần phục vụ mục tiêu lớn phát triển đất nước: (i) Giảm chi phí logistics so với GDP Việt Nam từ 18% xuống còn 15% trong năm 2025; (ii) nâng tỷ trọng ngành logistics Việt Nam trong quy mô GDP từ 10% lên 15% và phấn đấu đạt 20%; đồng thời nâng tỷ trọng của ngành logistics Việt Nam so với quy mô ngành logistics toàn cầu từ 0,4% lên 0,5% và phấn đấu đạt 0,6%; (iii) nâng tốc độ tăng trưởng của ngành logistics Việt Nam từ 14-15% mỗi năm hiện nay lên 20%.

Thủ tướng nhấn mạnh 7 giải pháp phát triển ngành logistics, đồng thời là 7 đột phá để thực hiện 3 mục tiêu đã đề ra, góp phần đưa tăng trưởng kinh tế đạt mức 2 con số mỗi năm trong những năm tới.

Thứ nhất, nâng cao hơn nữa nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của ngành logistics và vị trí Việt Nam ở trung tâm khu vực châu Á – Thái Bình Dương để khai thác, phát huy tối đa tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh trong chuỗi logistics thế giới.

Thứ hai, tạo đột phá thể chế theo hướng thông thoáng để phát triển ngành xứng tầm, với quan điểm “thể chế là nút thắt của nút thắt”, là “đột phá của đột phá”.

Thứ ba, xây dựng hạ tầng logistics hiện đại, thông suốt để giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, đặc biệt là phát triển ngành hàng không, hàng hải và đường sắt tốc độ cao.

Thứ tư, xây dựng quản trị thông minh và đào tạo nhân lực chất lượng cao cho ngành logistics.

Thứ năm, đẩy mạnh hội nhập, ngoại giao logistics và hiện đại hóa ngành logistics nội địa.

Thứ sáu, xây dựng và phát triển quốc gia thương mại tự do, đồng thời quản lý hiệu quả, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển.

Thứ bảy, kết nối chặt chẽ giữa các phương thức giao thông (hàng không, hàng hải, đường sắt, đường bộ và đường thủy nội địa) và kết nối với giao thông quốc tế, với các khu thương mại tự do của thế giới.

Thủ tướng yêu cầu trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, các cơ quan, địa phương tích cực, chủ động triển khai các giải pháp theo 7 giải pháp, đột phá nói trên. Trong đó, Bộ Công Thương chủ trì, cùng các bộ, ngành xây dựng chiến lược phát triển ngành logistics, đề án phát triển quốc gia thương mại tự do, phát triển các khu thương mại tự do ở biên giới.

Thủ tướng nêu rõ, Trung ương đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi và tăng cường kiểm tra, giám sát; địa phương tăng cường tính tự lực, tự cường, tính chủ động, “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển.

Thủ tướng cho biết, Chính phủ sẽ tiếp tục phát huy vai trò kiến tạo, tập trung xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, thể chế, cơ chế, chính sách, tạo môi trường thông thoáng cho sự phát triển, thiết kế công cụ huy động nguồn lực, giám sát, kiểm tra.

Thủ tướng: Xây dựng và phát triển quốc gia thương mại tự do- Ảnh 12.

 

Thủ tướng cùng các đại biểu tại Diễn đàn Logistics Việt Nam năm 2024 – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng đề nghị các đối tác, doanh nghiệp nâng cao tính chủ động, sáng tạo, tham gia góp ý chính sách, xây dựng và hoàn thiện thể chế với tinh thần “tôn trọng thực tiễn, bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo”, giải quyết tốt mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội.

Thủ tướng đề nghị các bạn bè, đối tác quốc tế cùng Việt Nam tiếp tục xây dựng mối quan hệ thật tốt, Việt Nam kiên trì, kiên định thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn, là đối tác tin cậy, là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, vì mục tiêu hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.

Thủ tướng trân trọng cảm ơn và đề nghị các doanh nghiệp, đối tác phát triển, các nhà đầu tư trong và ngoài nước tiếp tục chung tay, đồng hành cùng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, tích cực tham gia phát triển ngành logistics trên tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ; hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân, doanh nghiệp; “cùng lắng nghe và thấu hiểu, cùng chia sẻ tầm nhìn và hành động, cùng làm, cùng thắng, cùng hưởng, cùng phát triển, cùng chung niềm vui, hạnh phúc và niềm tự hào”.

Thủ tướng mong muốn và tin tưởng rằng, sau những bước đi ban đầu với những thành tựu, tiền đề rất quan trọng, với sự quyết tâm và vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành và sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, cùng với đà tăng tốc, bứt phá, tâm thế mới, tư duy mới trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, ngành logistics Việt Nam hiện đang độ tuổi “thanh niên” sẽ tự tin, phát triển mạnh mẽ hơn nữa, Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh nhiều trung tâm dịch vụ logistics chất lượng cao gắn với các khu thương mại tự do, trong đó Bà Rịa – Vũng Tàu phải đi đầu trong quá trình này, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của đất nước trong kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc.

Hà Văn – Chinhphu.vn

Nguồn:https://baochinhphu.vn/thu-tuong-xay-dung-va-phat-trien-quoc-gia-thuong-mai-tu-do-102241202115630988.htm

Cùng chủ đề

Nâng cao vị thế Việt Nam

(NLĐO) - Tổng kết Nghị quyết 18 là đặc biệt hệ trọng; Nâng cao vị thế Việt Nam... là các thông tin đáng chú ý trên Báo Người Lao Động số ra ngày 24-1 ...

Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng chia sẻ về chuyến công tác châu Âu của Thủ tướng

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng trả lời phỏng vấn về chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ đến Ba Lan, Séc và Thụy Sĩ. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng trả lời phỏng vấn về chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ đến Ba Lan, Séc và Thụy Sĩ.Xin Thứ trưởng cho biết kết quả nổi bật của chuyến thăm chính thức Ba Lan, Séc và hoạt động song phương tại Thụy Sĩ của...

Thủ tướng Phạm Minh Chính về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tới Ba Lan, Czech, Thụy Sĩ

Trưa 23/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Czech, tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) và làm việc song phương tại Thụy Sĩ từ ngày 15-23/1. ...

Gắn kết để vươn xa

NDO - Chiều 22/1 (theo giờ địa phương), trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Davos 2025 (Thụy Sĩ), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu tại Phiên thảo luận “ASEAN: Gắn kết để vươn xa” do Chủ tịch WEF Borge Brende điều hành. Cùng thảo luận với Thủ tướng Phạm Minh Chính có Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim, Cố vấn trưởng (Thủ tướng lâm thời) của Bangladesh Muhammad Yunus,...

Hà Lan quan tâm đầu tư lĩnh vực chip bán dẫn tại Việt Nam

Thủ tướng Hà Lan Dick Schoof biết nước này quan tâm và sẽ xem xét đầu tư vào lĩnh vực chip bán dẫn tại Việt Nam. Sáng 22.1, theo giờ địa phương, tại Davos, Thụy Sĩ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Thủ tướng Hà Lan Dick Schoof nhân dịp tham dự Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) lần thứ 55. Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Thủ tướng Hà Lan Dick Schoof ẢNH: TTXVN Tại cuộc gặp, hai nhà lãnh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vietjet và trường bay F AIR ký thỏa thuận đào tạo phi công

Hãng hàng không Vietjet và trường bay F AIR (Cộng hòa Séc) hôm nay ký thỏa thuận hợp tác đào tạo phi công trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính và Thủ tướng chính phủ Cộng Hòa Séc Petr Fiala. Ông Trần Hữu Quốc, Giám đốc VJAA (trái) và ông Michal Markovic, CEO của F AIR (phải) ký kết thoả thuận đào tạo phi công trước sự chứng kiến của chứng kiến của...

Doanh nghiệp Việt Nam, Pháp thí điểm hợp tác khai thác, chế biến sâu khoáng sản, kim loại chiến lược

Sáng 21/1, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã tiếp ông Benjamin Gallezot, Đại diện liên bộ về cung ứng khoáng sản và kim loại chiến lược Pháp. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp ông Benjamin Gallezot, Đại diện liên bộ về cung ứng khoáng sản và kim loại chiến lược Pháp - Ảnh: VGP/Đình Nam Phó Thủ tướng khẳng định chuyến thăm, làm việc của ông Benjamin Gallezot là tín hiệu hợp tác tích cực giữa doanh nghiệp Việt...

‘Chân trời hợp tác mới’ Việt Nam-Hoa Kỳ từ chuyến bay đầu tiên của Vietjet

Chuyến công tác của Ban lãnh đạo Vietjet đến Hoa Kỳ từ ngày 8/1 đến 11/1/2025 đánh dấu một cột mốc quan trọng trong quan hệ hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ, không chỉ trong lĩnh vực hàng không mà còn mở ra những cơ hội mới trong các ngành như công nghệ, tài chính và đổi mới sáng tạo. Đặc biệt, Chủ tịch HĐQT Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo và đoàn công tác đã có dịp gặp gỡ và...

Nâng cao hiểu biết tài chính cho người nông dân

Để nâng cao kiến thức tài chính cho người nông dân, Viện Chiến lược ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Quỹ hỗ trợ phát triển nông thôn và Sacombank), các chuyên gia và nhà khoa học biên soạn bộ sách “Quản lý tài chính cá nhân cho nông dân”. Bộ sách hữu ích cho người nông dân - Ảnh: VGP/Lân Khánh Thực tiễn tại nhiều quốc gia đã khẳng định giáo dục tài chính là...

Thủ tướng thông báo tin vui đặc biệt với kiều bào tại Czech

(Chinhphu.vn) - Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Czech, tối 19/1 theo giờ địa phương, tại thủ đô Praha, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tham dự chương trình Xuân Quê hương 2025 và chúc Tết cộng đồng người Việt Nam tại Czech.   Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Phu nhân tham dự chương trình Xuân Quê hương 2025 và chúc Tết cộng đồng...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Chi tiết 30 điểm bắn pháo hoa ở Hà Nội dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

(Dân trí) - Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Hà Nội tổ chức 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa, trong đó có 10 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp và 21 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp. Thiết kế: Patrick Nguyễn Nguồn:https://dantri.com.vn/xa-hoi/chi-tiet-30-diem-ban-phao-hoa-o-ha-noi-dip-tet-nguyen-dan-at-ty-2025-20250123223710855.htm

Giới trẻ tấp nập check in đường hoa Tết ở ‘khu nhà giàu’ TPHCM

TPO - Chưa đến giờ khai mạc nhưng từ trưa, nhiều bạn trẻ đã đến chụp ảnh cùng linh vật năm Ất Tỵ tại tuyến đường nối thẳng đến cầu Ánh Sao trong KĐT Phú Mỹ Hưng (Quận 7, TPHCM). Đường hoa với nhiều tiểu cảnh rực rỡ, mở cửa đón khách từ 23/1 đến 1/2. Cổng Nghinh xuân với sắc đỏ, vàng rực rỡ. Trên cổng, chủ đề được thể hiện nổi bật, cùng hàng trăm chiếc phong bao lì xì...

Lễ hội xuân lớn nhất Việt Nam giáp Hà Nội, già trẻ đều mê

Từ Hà Nội bắt xe buýt miễn phí đến Lễ hội Ánh sáng phương Đông, người lớn trẻ nhỏ bắt gặp cả một thiên đường ánh sáng, lại đủ ‘combo’ mua sắm, ăn chơi ‘tẹt ga’ mùa Tết. Check-in bên cạnh Lạc Long Quân trở về, tác phẩm đèn lồng đoạt giải khuyến khích tại Cuộc thi đèn lồng quốc tế Ocean. Diễn ra đến hết ngày 16-3, tới thời điểm hiện tại Lễ hội Ánh sáng phương Đông 2025 tại Vinhomes Ocean...

Hình ảnh tuyệt đẹp trên cánh đồng hoa cúc chi vào vụ thu hoạch

(Dân trí) - Dưới ánh nắng chiều đậm đà, những luống hoa cúc chi đang vào kỳ thu hoạch hiện lên vàng ruộm, tạo thành các đường thẳng rực rỡ trên đồng ruộng. Hình ảnh tuyệt đẹp trên cánh đồng hoa cúc chi vào vụ thu hoạch (Video: Hữu Nghị). Trồng hoa cúc chi được coi là nghề truyền thống của một số hộ dân tại huyện Văn Lâm (Hưng Yên). Trước đây cúc chi được trồng chủ yếu tại làng...

Những hình ảnh độc đáo trên “chuyến tàu Xuân” chạy xuyên giao thừa

(Dân trí) - Lần đầu tiên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức 2 toa tàu cộng đồng với chủ đề "chuyến tàu Xuân" chạy xuyên giao thừa. Trên 2 toa tàu này được trang trí những bức tranh về ngày Tết. Chỉ còn ít ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, tại ga Hà Nội những ngày này được trang trí những cành đào, mai, cúc vàng để đón năm mới. Ghi nhận của phóng...

Mới nhất

Cách luộc gà cúng ngon và đẹp

Gà cúng giao thừa, cúng tổ tiên là lễ vật quan trọng dịp Tết. Dưới đây là cách luộc gà ngon, không bị nứt da trong các mâm cỗ cúng và đãi khách ngày tết Nguyên đán để một năm luôn may mắn, bình an. Xem nhanh: • 1. Chuẩn bị luộc gà • 2. Cách luộc gà cúng ngon...

Tương lai của AI dưới thời Tổng thống Donald Trump

Là cường quốc về AI, nước Mỹ dưới chính quyền Tổng thống Donald Trump được dự báo sẽ triển khai những chính sách AI mới, tác động mạnh mẽ với thế giới. Điều chỉnh quy định AI Ngay sau khi quay lại Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump đã thực hiện một động...

Bộ Công an hướng dẫn người dân cách nhận diện website lừa đảo

Nhằm hướng đến mục tiêu bảo vệ sự thịnh vượng của Việt Nam trên không gian mạng, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) xây dựng trang thông tin tinnhiemmang.vn Theo Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an), trong thời đại số, việc sử dụng Internet trở nên...

Điều chỉnh hành vi ứng xử để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

‘Bộ quy tắc ứng xử về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng’ vừa được Bộ TT&TT ban hành. Bộ quy tắc sẽ góp phần điều chỉnh hành vi ứng xử của mọi người, từ đó kiến tạo môi trường mạng tích cực và lành mạnh cho trẻ em. Huy động sự chung tay bảo vệ trẻ em trên...

Mới nhất