Trang chủDestinationsNinh ThuậnThủ tướng: Xây dựng kế hoạch kiểm soát bền vững COVID-19 trong...

Thủ tướng: Xây dựng kế hoạch kiểm soát bền vững COVID-19 trong giai đoạn mới

Chiều 3/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 (Ban Chỉ đạo) chủ trì phiên họp thứ 20 của Ban Chỉ đạo trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Dự họp tại đầu cầu Trụ sở Chính phủ có Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà và các thành viên khác của Ban Chỉ đạo; lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương. Tại các điểm cầu các địa phương có Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và lãnh đạo các sở, ngành liên quan là thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các tỉnh, thành phố.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp lần thứ 20 Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.

Theo Ban Chỉ đạo, từ đầu dịch đến nay, cả nước đã ghi nhận trên 11,5 triệu ca mắc COVID-19, trong đó hơn 43.100 ca tử vong (0,37%). Riêng từ đầu năm 2023 đến ngày 29/5, cả nước ghi nhận 85.493 ca mắc, trung bình hàng tháng ghi nhận 17.000 ca mắc, giảm 8,5 lần so với 2021, giảm 48 lần so với 2022; tỷ lệ tử vong (số người chết/số người mắc) giảm mạnh xuống còn 0,02%. Các ca tử vong ghi nhận trong thời gian này đều là những trường hợp có bệnh nền nặng đang điều trị từ trước, phần lớn có tiền sử chưa tiêm đủ mũi vaccine phòng COVID-19. Hiện tỷ lệ người mắc COVID-19 nhập viện thấp hơn một số bệnh truyền nhiễm nhóm B và tỷ lệ nặng cũng giảm bằng hoặc thấp hơn một số bệnh truyền nhiễm nhóm B như sốt xuất huyết, tay chân miệng. Hiện nay đủ điều kiện chuyển COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B.

Trên thế giới, ngày 05/5/2023, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp y tế công cộng gây quan ngại toàn cầu (PHEIC), nhưng đại dịch vẫn chưa kết thúc. WHO khuyến nghị các quốc gia chuyển đổi từ việc đáp ứng khẩn cấp sang quản lý bền vững, lồng ghép với các mối đe dọa khác và mang tính dài hạn.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan báo cáo tình hình phòng, chống dịch COVID-19. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.

WHO khuyến cáo Việt Nam không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, tiếp tục duy trì năng lực quốc gia, các thành tựu đã đạt được và chuẩn bị cho những sự kiện có thể xảy ra trong tương lai, tránh việc có thể bị quá tải hệ thống y tế; đưa tiêm chủng vaccine COVID-19 vào tiêm chủng quốc gia; tập trung giám sát trọng tâm, trọng điểm để phát hiện sớm các biến thể mới; nâng cao năng lực điều trị để giảm số ca tử vong; chuẩn bị sẵn sàng vaccine, các phương tiện chẩn đoán, điều trị, đảm bảo các chuỗi cung ứng về lâu dài và luôn sẵn có; tiếp tục truyền thông, huy động sự tham gia của cộng đồng; rà soát, cập nhật kế hoạch đáp ứng quốc gia, sẵn sàng, linh hoạt; các nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vaccine và tìm hiểu các tình trạng liên quan hậu COVID-19; cần giám sát chặt chẽ trong bối cảnh ca nhiễm tăng lên, sẵn sàng nâng cao năng lực chăm sóc đặc biệt để đảm bảo khi số ca tăng lên, hệ thống y tế không bị quá tải.

Ban Chỉ đạo nhận định, Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng giúp các địa phương ban hành và thực hiện các biện pháp hành chính và chuyên môn y tế phù hợp với các cấp độ dịch trên địa bàn, là cơ sở để UBND các tỉnh, thành phố xây dựng, tổ chức, thực hiện kế hoạch “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.

Các đại biểu cũng cho rằng, số ca mắc, số ca tử vong do COVID-19 đã giảm mạnh, tác nhân gây bệnh là virus SARS-CoV-2 đã được xác định, dịch COVID-19 vẫn được kiểm soát. Bệnh COVID-19 đã đủ điều kiện đáp ứng các tiêu chí của nhóm bệnh truyền nhiễm nhóm B theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Theo đó, Chính phủ, các bộ, ngành, lực lượng, địa phương cần điều chỉnh quy định, chính sách, điều kiện, yêu cầu… phù hợp với tình hình mới; đồng thời rà soát, tổng hợp, xử lý các vấn đề liên quan và tổng kết, đánh giá tổng thể, chi tiết các nội dung liên quan phòng, chống dịch COVID-19 trong 3 năm qua.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp lần thứ 20 Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.

Sau khi nghe báo cáo và các ý kiến thảo luận của các thành viên Ban Chỉ đạo, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Ban Chỉ đạo ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao các thành viên Ban chỉ đạo Quốc gia và Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19; sự đồng hành, hỗ trợ, phối hợp chặt chẽ của Quốc hội đã tạo được cơ sở pháp lý quan trọng giúp các địa phương ban hành và thực hiện các biện pháp hành chính và chuyên môn y tế phù hợp với các cấp độ dịch trên địa bàn, là cơ sở để UBND các tỉnh, thành phố xây dựng, tổ chức, thực hiện kế hoạch “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.

Thủ tướng nhấn mạnh, tại Việt Nam, số ca mắc, số ca tử vong đã giảm mạnh so với năm 2021 và năm 2022. Tuy nhiên, việc công bố hết dịch COVID-19 sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật, cùng với đó cũng có các điều chỉnh khác liên quan.

Theo Thủ tướng, đại dịch COVID-19 gây bất ngờ cho toàn thế giới. Đối với Việt Nam đây là lần đầu tiên phải đối phó với khó khăn, thách thức lớn chưa có tiền lệ, kéo dài, trong bối cảnh đất nước còn những khó khăn. Nhờ sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; sự đồng hành của Quốc hội; sự quyết liệt của Chính phủ; sự vào cuộc của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị xã hội, toàn dân, doanh nghiệp và bạn bè quốc tế, Việt Nam đã phòng, chống dịch hiệu quả. “Thắng lợi này là thắng lợi của nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam”, Thủ tướng khẳng định.

Trong quá trình phòng, chống dịch chúng ta đưa ra được các trụ cột, công thức, các biện pháp phòng, chống dịch linh hoạt phù hợp theo tình hình. Nhờ đó, Việt Nam sớm mở cửa nền kinh tế, đón khách quốc tế, góp phần phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội. Theo Thủ tướng, bên cạnh thành công, Việt Nam cũng trải qua thời gian hết sức khó khăn, với những mất mát to lớn.

“Tôi chia sẻ với những mất mát mà nhân dân đã gánh chịu, đặc biệt là những mất mát của lực lượng tham gia phòng, chống dịch, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân; cảm ơn đồng chí, đồng bào trong, ngoài nước và bạn bè quốc tế đã giúp Việt Nam vượt qua đại dịch COVID-19”, Thủ tướng xúc động.

Phiên họp lần thứ 20 Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.

Thủ tướng cho rằng, thời gian tới, dịch bệnh chưa thể chấm dứt, đặc biệt hậu quả do đại dịch COVID-19 vẫn còn kéo dài. Do đó, công tác phòng, chống dịch vẫn tiếp tục, nhất là nâng cao năng lực y tế cơ sở, y tế dự phòng và khắc phục hậu quả; tiếp tục ổn định đời sống của nhân dân, đặc biệt là người chịu tác động trực tiếp bởi đại dịch COVID-19; tổ chức tổng kết, sơ kết để rút ra bài học cho phòng, chống các dịch bệnh khác; tổ chức biểu dương, khen thưởng đối với những tập thể, cá nhân tốt, cũng như xử lý, rút kinh nghiệm đối với hành vi cần lên án…

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Y tế hướng dẫn các bộ, ban, ngành, địa phương tổ chức tổng kết công tác phòng, chống dịch COVID-19; rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan để điều chỉnh phù hợp tình hình mới; tiếp tục xử lý các công việc liên quan còn dang dở và tồn đọng; xây dựng kế hoạch kiểm soát bền vững COVID-19 trong giai đoạn mới, cũng như các dịch bệnh khác có thể xảy ra; thực hiện việc tiêm vaccine phòng COVID-19 phù hợp. UBND các tỉnh, thành phố căn cứ các quy định của pháp luật và hướng dẫn của các bộ, ngành, nhất là của Bộ Y tế thực hiện rà soát tình hình, công bố tình trạng dịch, cũng như thực hiện các nội dung liên quan trên địa bàn.

Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 yêu cầu các bộ, ngành tiếp tục huy động và sử dụng nguồn lực vào công tác phòng, chống dịch và khắc phục hậu quả do dịch COVID-19; tiếp tục làm công tác an sinh xã hội; đẩy mạnh truyền thông để khuyến cáo, giải thích, phân tích để người dân hiểu và thực hiện; tổ chức tổng kết công tác phòng, chống dịch COVID-19 thuộc phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị; tiếp tục giải quyết kịp thời các chế độ, chính sách; xử lý dứt điểm các tồn đọng liên quan theo kết luận của Trung ương, Chính phủ.

Thủ tướng cho biết, ngay sau đây, Ban Chỉ đạo sẽ được kiện toàn lại phù hợp tình hình mới. Nhân dịp này, thay mặt Ban Chỉ đạo, Thủ tướng cảm ơn sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của Đảng, sự đồng hành của Quốc hội, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị xã hội, đồng bào, chiến sĩ cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế đã chung sức, đòng lòng, cùng Việt Nam vượt qua đại dịch.

Theo TTXVN/Báo Tin tức



Source link

Cùng chủ đề

Kiện toàn Hội đồng Thi đua

Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 664/QĐ-TTg ngày 25/3/2025 kiện toàn Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm Chủ tịch Hội đồng.  Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân làm Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng; Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà là Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng; Chủ tịch Ủy ban Trung ương...

Chuyển động sau 7 lần Thủ tướng đến với yêu cầu “không xong việc, thay người”

Từ khi Thủ tướng Chính phủ 7 lần thị sát, trực tiếp chỉ đạo, công trường đã bừng sức sống. Tối hậu thư được đưa ra: “Nếu không bảo đảm tiến độ thì thay người”. Đã hứa phải làm, đã cam kết phải thực hiện Cảng hàng không quốc tế Long Thành (Sân bay Long Thành) nằm trong quy hoạch phát triển và lập dự án đầu tư từ năm 1997. Hơn 20...

Địa phương nào có nhiều huyện nhất cả nước?

Đây là địa phương có nhiều đơn vị cấp huyện nhất cả nước lên tới 30 huyện và diện tích lớn thứ hai Việt Nam. ĐúngHà Nội không phải địa phương có quy mô kinh tế lớn nhất cả nước mà là TP.HCM. TP.HCM dẫn đầu cả nước với GRDP năm 2024 (theo giá so sánh năm 2010) đạt 1,17 triệu tỷ đồng, tăng 7,17%, tương đương 1,78 triệu tỷ đồng theo giá hiện hành.Kinh tế TP.HCM được đánh giá, duy...

hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng

Kinhtedothi - Nhấn mạnh việc hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị phải tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, tạo động lực truyền cảm hứng để mọi người ủng hộ, chia sẻ; chỉ bàn làm, không bàn lùi... Chiều 10/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hướng tới mục tiêu net zero: Khoa học công nghệ là chìa khóa

Trước mục tiêu quốc gia được Thủ tướng Chính phủ đưa ra tại Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP 26), đến năm 2050, Việt Nam sẽ giảm phát thải khí nhà kính bằng 0, nhiều hành động thiết thực đã được Đảng, Nhà nước và Chính phủ đưa ra kịp thời với những nội dung sát yêu cầu đặt ra.

Phong trào văn hóa văn nghệ “Món ăn tinh thần” của người cao tuổi

Trong những năm qua, đời sống tinh thần của người cao tuổi (NCT) trên địa bàn tỉnh luôn được quan tâm chăm sóc. Trong đó, phong trào văn hóa văn nghệ (VHVN) được xem là một trong những nội dung hoạt động quan trọng và không thể thiếu trong thực hiện mục tiêu chăm sóc và phát huy vai trò NCT hiện nay.

Ngành Giáo dục và Đào tạo: Những kết quả nổi bật trong năm học 2022-2023

Năm học 2022-2023 là năm học ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tiếp tục triển khai Chương trình giáo dục (GD) phổ thông 2018 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10. Toàn ngành nỗ lực vượt qua khó khăn về cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học để triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng GD, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ đề ra và đạt kết quả tích cực ở cả GD đại trà và GD mũi nhọn.

Liên đoàn Yoga Ninh Thuận tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2023-2028

Ngày 13/8, Liên đoàn Yoga Ninh Thuận tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ II, nhiệm kỳ 2023-2028.

Cơn sốt giá gạo thế giới

Thị trường gạo thế giới nóng lên khi giá loại lương thực quan trọng này chạm mức cao nhất trong 12 năm qua. Cơn sốt giá gạo được cho là không sớm hạ nhiệt, do hiện tượng El Nino ảnh hưởng mùa màng tại các vựa lương thực, trong khi xu hướng dự trữ gia tăng trong bối cảnh lạm phát phi mã và an ninh bất ổn tại nhiều nước.

Bài đọc nhiều

Thường trực Tỉnh ủy tiếp và làm việc với Đoàn công tác Ban Cơ yếu Chính phủ

Ngày 29/6, Đoàn công tác Ban Cơ yếu Chính phủ do đồng chí Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với Thường trực Tỉnh ủy về công tác cơ yếu, bảo mật, an toàn thông tin (ATTT). Tiếp và làm việc với đoàn có các đồng chí: Phạm Văn Hậu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Phan Tấn Cảnh, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các cơ quan, đơn vị liên quan.

NTO – Những chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 26

Tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng từ 1/7/2023;ban hành Nghị định về thí điểm đấu giá biển số xe ô tô... là những chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 26-30/6/2023.

Tập huấn các chính sách về quan hệ lao động năm 2023

Ngày 14/7, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức buổi tập huấn các chính sách về quan hệ lao động (LĐ) năm 2023 cho 50 doanh nghiệp (DN) nằm trên địa bàn huyện Thuận Bắc và Ninh Hải.

Lễ phát động “Gửi tiền chung tay vì người nghèo”

Ngày 17/5, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh phối hợp với 4 tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác các cấp tổ chức Lễ phát động “Gửi tiền chung tay vì người nghèo” năm 2023.

NTO – Toàn tỉnh có 28 trường mầm non được công nhận “Xanh – an toàn

Ngày 17/5, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Bế mạc Hội thi “Xây dựng trường mầm non xanh - an toàn - thân thiện”, năm học 2022-2023.

Cùng chuyên mục

Lễ hội Kate tại tháp Pô Klông Garai

Theo Chăm lịch, vào ngày đầu tiên của tháng 7, tất cả các khu vực đền tháp Chăm của tỉnh Ninh Thuận đều tổ chức lễ rước y trang từ các làng lên đền tháp để làm lễ. Ninh Thuận có 3 khu vực đền tháp được người Chăm theo đạo Bàlamôn thờ cúng hàng năm, trong đó tháp Po Klong Garai (Phường Đô Vinh, TP Phan Rang – Tháp Chàm) được coi là có lợi thế địa lý...

Hướng tới mục tiêu net zero: Khoa học công nghệ là chìa khóa

Trước mục tiêu quốc gia được Thủ tướng Chính phủ đưa ra tại Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP 26), đến năm 2050, Việt Nam sẽ giảm phát thải khí nhà kính bằng 0, nhiều hành động thiết thực đã được Đảng, Nhà nước và Chính phủ đưa ra kịp thời với những nội dung sát yêu cầu đặt ra.

Phong trào văn hóa văn nghệ “Món ăn tinh thần” của người cao tuổi

Trong những năm qua, đời sống tinh thần của người cao tuổi (NCT) trên địa bàn tỉnh luôn được quan tâm chăm sóc. Trong đó, phong trào văn hóa văn nghệ (VHVN) được xem là một trong những nội dung hoạt động quan trọng và không thể thiếu trong thực hiện mục tiêu chăm sóc và phát huy vai trò NCT hiện nay.

Ngành Giáo dục và Đào tạo: Những kết quả nổi bật trong năm học 2022-2023

Năm học 2022-2023 là năm học ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tiếp tục triển khai Chương trình giáo dục (GD) phổ thông 2018 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10. Toàn ngành nỗ lực vượt qua khó khăn về cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học để triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng GD, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ đề ra và đạt kết quả tích cực ở cả GD đại trà và GD mũi nhọn.

Liên đoàn Yoga Ninh Thuận tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2023-2028

Ngày 13/8, Liên đoàn Yoga Ninh Thuận tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ II, nhiệm kỳ 2023-2028.

Mới nhất

Công ty Kinh doanh Bất động sản Viglacera tổ chức sự kiện “Gặp mặt tư vấn 2025” – Tổng công ty Viglacera

Vừa qua, Công ty Kinh doanh Bất động sản Viglacera đã tổ chức sự kiện “Gặp mặt tư vấn 2025” tại khu nghỉ dưỡng Angsana Quan Lan, Ha Long Bay, với sự tham dự của gần 30 đối tác đến từ Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc. Sự kiện là dịp để Công ty tri ân các đối...

Học sinh thi làm hướng dẫn viên di sản Thành nhà Hồ trên TikTok

VHO - Học sinh trường THCS Phạm Văn Hinh (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá) sẽ vào vai hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu di sản Thành nhà Hồ qua các video clip ngắn đăng tải trên nền tảng TikTok, trong khuôn khổ cuộc thi “Em là Hướng dẫn viên di sản quê em”. Cuộc thi do...

Thanh Hóa báo cáo Bộ VHTTDL vụ xâm phạm lăng mộ vua Lê Túc Tông

VHO - Trước vụ việc xâm phạm nghiêm trọng lăng mộ vua Lê Túc Tông thuộc di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh, Sở VHTTDL tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản chính thức báo cáo Bộ VHTTDL, đồng thời kiến nghị tăng cường các biện pháp bảo vệ an ninh, an toàn cho các...

CHỌN ĐẸP – CHỌN TrenD: THỎA SỨC TRẢI NGHIỆM NHỮNG PHIÊN BẢN RỰC RỠ CÙNG TRANG SỨC DOJI

TrenD – dòng sản phẩm trang sức được DOJI ra mắt với thông điệp “Tôn vinh xu hướng đa phong cách” là tuyên ngôn lấp lánh cho hành trình khám phá vẻ đẹp đa sắc và đầy khí chất của người phụ nữ. Khi cá tính, gu thẩm mỹ và cái “tôi” riêng biệt lên ngôi trong thế giới thời trang đương...

Petrolimex điều chỉnh giá xăng dầu từ 15 giờ 00 phút ngày 15.05.2025

Hà Nội, ngày 15.05.2025, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex/Tập đoàn - mã chứng khoán: PLX) chính thức điều chỉnh giá xăng dầu, theo đó mức giá mới như sau:Mức giá mới có hiệu lực từ thời điểm 15 giờ 00 phút ngày 15 tháng 05 năm 2025 cho đến kỳ điều hành giá xăng dầu tiếp...

Mới nhất