Trang chủNewsThời sựThủ tướng: Phát triển Thừa Thiên Huế toàn diện là yêu cầu...

Thủ tướng: Phát triển Thừa Thiên Huế toàn diện là yêu cầu khách quan


Theo Thủ tướng, phát triển Thừa Thiên Huế toàn diện theo hướng “bản sắc, thông minh, thích ứng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, bền vững” là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược.

Phát biểu tại lễ công bố quyết định quy hoạch Thừa Thiên Huế sáng 6/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng, là cầu nối từ Bắc vào Nam, có tiềm năng lớn về phát triển kinh tế biển – đầm phá. Đây cũng là cố đô lịch sử, thành phố di sản với 5 di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận (quần thể di tích cố đô Huế, nhã nhạc Cung đình Huế, Mộc bản triều Nguyễn, Châu bản triều Nguyễn và thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế).

Lãnh đạo Chính phủ đánh giá cao tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2023 của tỉnh, đạt 7,03%, xếp thứ 28/63 trong cả nước và 9/14 trong vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ; cao hơn bình quân cả nước (5,05%). Tỉnh có nhiều tiến bộ trong cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh: Chỉ số PCI xếp thứ 6, tăng 2 bậc; chỉ số PAPI tăng 4 bậc, đứng đầu cả nước; chỉ số ICT xếp thứ 4; chỉ số đổi mới sáng tạo (PII) xếp thứ 14.

Tuy nhiên, Thừa Thiên Huế có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, ít diện tích đất canh tác; thiên tai, mưa bão, lũ lụt, ngập úng, trượt lở đất, xói mòn. Quy mô của nền kinh tế của tỉnh còn nhỏ; hệ thống kết cấu hạ tầng còn thiếu đồng bộ; thu hút đầu tư còn thấp, chưa có dự án sử dụng công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn…

Vì vậy theo người đứng đầu Chính phủ, Thừa Thiên Huế cần tập trung thực hiện “1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đẩy mạnh” khi triển khai các quy hoạch.





Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại lễ công bố quyết định quy hoạch Thừa Thiên Huế sáng 6/4. Ảnh: VGP

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại lễ công bố quyết định quy hoạch Thừa Thiên Huế sáng 6/4. Ảnh: VGP

“Một trọng tâm” là huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực hợp pháp để thúc đẩy các động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng); đột phá vào các động lực tăng trưởng mới như kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí, ứng phó biến đổi khí hậu.

“Hai tăng cường”, gồm đầu tư, phát triển yếu tố con người (nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài; bảo đảm công bằng, tiến bộ, an sinh xã hội, không để ai bị bỏ lại phía sau); kết nối vùng, khu vực, trong nước và quốc tế thông qua kết nối văn hóa và du lịch, kết nối giao thông, hệ thống sản xuất và cung ứng theo chuỗi, đa dạng hóa thị trường.

“Ba đẩy mạnh”, gồm phát triển hệ thống hạ tầng chiến lược đồng bộ, bao trùm (về giao thông, ứng phó biến đổi khí hậu, hạ tầng số, văn hóa, y tế, giáo dục, xã hội…); phát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí, công nghiệp phục vụ cho chế biến, chế tạo, chuỗi sản xuất – cung ứng cho khu vực, thế giới; ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp trong sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân.

Thủ tướng cũng gợi mở một số giải pháp trọng tâm để Thừa Thiên Huế thực hiện quy hoạch. Trong đó, ông nhấn mạnh tỉnh phải phát huy hiệu quả 3 trung tâm động lực kinh tế, bố trí nguồn lực thực hiện đồng bộ và hiệu quả không gian phát triển. Kinh tế biển, kinh tế du lịch, kinh tế di sản cần được định hướng “xanh, số, tuần hoàn”; nâng cao hiệu quả khai thác Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô, Cảng hàng không Quốc tế Phú Bài, Cảng nước sâu Chân Mây, Lăng Cô – Bạch Mã, vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, Quần thể di tích Cố đô Huế…

“Thừa Thiên Huế cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; tiếp tục nâng cao hơn nữa các chỉ số như PAPI, PCI; chuẩn bị tốt các dự án, lĩnh vực mời gọi đầu tư để đón các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư lớn, có tiềm năng”, Thủ tướng nói.





Diện mạo đô thị Huế nhìn từ trên cao. Ảnh: Võ Thạnh

Diện mạo đô thị Huế nhìn từ trên cao. Ảnh: Võ Thạnh

Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050, Quy hoạch chung đô thị đến năm 2045 tầm nhìn đến 2065 đặt mục tiêu đến năm 2025 đô thị Huế là đô thị loại I, thành phố trực thuộc Trung ương có yếu tố đặc thù. Đây là đô thị phát triển trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể cố đô, bản sắc văn hóa Huế, đô thị đặc sắc về sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.

Huế sẽ là cực tăng trưởng của vùng động lực miền Trung về kinh tế biển, kinh tế du lịch, trung tâm lớn của cả nước về khoa học – công nghệ, y tế chuyên sâu, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao…

Từ nay đến năm 2025, Thừa Thiên Huế sẽ được xây dựng để trở thành thành phố trực thuộc trung ương với 9 đơn vị hành chính cấp huyện. Thành phố Huế hiện hữu chia thành quận phía Bắc sông Hương và quận phía Nam sông Hương; 3 thị xã gồm thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà và thị xã Phong Điền (thành lập mới); các huyện Phú Vang, Quảng Điền, A Lưới; dự kiến sáp nhập huyện Phú Lộc với huyện Nam Đông.

Từ sau năm 2025 đến năm 2030, thành phố trực thuộc trung ương gồm quận phía Bắc sông Hương, quận phía Nam sông Hương, quận Hương Thủy, 2 thị xã Hương Trà, thị xã Phong Điền và huyện Phú Vang, Quảng Điền, A Lưới, huyện Phú Lộc – Nam Đông. Đô thị Chân Mây sẽ được xây dựng gồm khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô và phần mở rộng đạt tiêu chí đô thị loại III.

Từ sau năm 2030 đến năm 2045, thành phố trực thuộc trung ương với 4 quận gồm quận phía Bắc sông Hương, phía Nam sông Hương, Hương Thủy, Hương Trà; thành phố Chân Mây; thị xã Phong Điền và các huyện. Từ sau năm 2045 đến năm 2065, Thừa Thiên Huế ổn định và nâng cao chất lượng đô thị với mô hình khu vực đô thị trung tâm gồm 4 quận, 1 thành phố, thị xã và các huyện.

Võ Thạnh




Source link

Cùng chủ đề

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021

Ngày 29/11/2024, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1481/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050Ngày 29/11/2024, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1481/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời...

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên-Huế

Sáng 6/4/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Quy hoạch chung đô thị đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065. Sáng 6/4/2024, tại thành phố Huế (Thừa Thiên-Huế), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Quy hoạch chung đô thị...

Đến năm 2030, Thừa Thiên Huế trở thành đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam

Đến năm 2030 tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân 9 - 10%/năm Theo đó, Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 có mục tiêu tổng quát đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

Hàng trăm ô tô ‘chôn chân’ nhiều giờ trên quốc lộ ở Hà Tĩnh

Hai vụ tai nạn liên tiếp xảy ra trên Quốc lộ 15A đoạn qua Hà Tĩnh khiến hàng trăm xe ô tô mắc kẹt, "chôn chân" nhiều tiếng đồng hồ trên đường. Ghi nhận vào lúc 19h tối 8/2, vụ tai nạn xảy ra ở đoạn qua thôn 10 xã Hà Linh, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) khiến Quốc lộ 15A ùn tắc nhiều km, hàng trăm ô tô phải dừng chờ lực lượng chức năng xử lý vụ tai...

DeepSeek là gì và vì sao nó đang gây chấn động ngành AI toàn cầu

(CLO) DeepSeek, một startup công nghệ AI giá rẻ từ Trung Quốc, đã khiến thị trường chứng khoán toàn cầu rung chuyển khi tung ra các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) mới nhất. ...

Xe khách TP HCM tông dải phân cách, 3 người tử vong

(NLĐO) - Trên đường chở khách vào Nam, 1 xe khách mang biển số TP HCM đã tông vào dải phân cách làm 3 người tử vong, hơn 10 người bị thương ...

Cứu tài xế mắc kẹt trong cabin sau tai nạn trên cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây

Vụ tai nạn giữa 2 xe tải xảy ra trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đoạn qua tỉnh Đồng Nai khiến tài xế bị thương nặng, mắc kẹt trong cabin. Hôm nay (8/2), lực lượng chức năng huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai phối hợp điều tra nguyên nhân vụ tai nạn giao thông giữa 2 xe tải trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây khiến 1 người bị thương. Theo thông tin ban đầu, khoảng 22h30 ngày...

Tai nạn liên hoàn trên phố ở Hà Nội, tài xế xe ôm công nghệ bị thương nặng

Một vụ tai nạn liên hoàn giữa 3 phương tiện, gồm ô tô bán tải, xe buýt và mô tô trên đường Cầu Giấy (quận Cầu Giấy) khiến tài xế xe ôm công nghệ bị thương nặng. Theo thông tin đầu, khoảng 19h ngày 8/2, một vụ tai nạn liên hoàn giữa 3 phương tiện, gồm ô tô bán tải, xe buýt và mô tô đã xảy ra trên đường Cầu Giấy (quận Cầu Giấy, Hà Nội). Thời điểm xảy ra...

Cùng chuyên mục

11 bí thư, phó bí thư huyện ở Quảng Nam xin nghỉ hưu trước tuổi

8 bí thư và 3 phó bí thư cấp huyện ở Quảng Nam đã có đơn gửi Ban Thường vụ Tỉnh ủy xin nghỉ hưu trước tuổi. Ngày 10/2, ông Nguyễn Đức Dũng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Nam, xác nhận, đến thời điểm hiện tại có 26 cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý có đơn xin nghỉ hưu trước tuổi, trong đó có 8 bí thư...

Phó giáo sư trẻ nhất quê ở TPHCM từng là Quả cầu vàng trẻ nhất nước

(Dân trí) - Là phó giáo sư trẻ nhất quê ở TPHCM năm 2024, TS Đặng Hoàng Phú cũng từng là người trẻ tuổi nhất trong cả nước giành giải thưởng khoa học Quả cầu vàng vào năm 2018 khi chỉ mới 29 tuổi. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia TPHCM) vừa tổ chức lễ vinh danh 12 nhà giáo được bổ nhiệm và bổ nhiệm lại chức danh giáo sư, phó giáo sư. Riêng năm...

Phú Quốc đón siêu du thuyền chở 2.000 hành khách dịp Lễ tình nhân

Đảo ngọc Phú Quốc đang chuẩn bị các bước để đón siêu du thuyền AIDAstelle nhập cảnh vào ngày Lễ tình nhân 14/2. ...

Đắk Nông công bố các quyết định quan trọng về công tác cán bộ

Kinhtedothi - Ngày 10/2, Tỉnh ủy Đắk Nông tổ chức Hội nghị công bố các quyết định về công tác cán bộ. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Nông quyết định điều động, phân công, bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thị Thu Hường, TUV, Giám đốc Sở Nội vụ giữ chức vụ Phó Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy từ ngày 15/2/2025. Điều động, phân công đồng chí Đỗ Tấn Sương, TUV, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành...

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc tại Lữ đoàn tên lửa 490

Theo Tổng Bí thư, phải không ngừng nâng cao chất lượng tổng hợp, trình độ khả năng sẵn sàng chiến đấu của Binh chủng Pháo binh. ...

Mới nhất

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và kiểm tra Lữ đoàn tên lửa 490

Sáng 10-2, Tổng Bí thư Tô Lâm dẫn đầu đoàn công tác đến thăm và kiểm tra thực tế tại Lữ đoàn tên lửa 490, Binh chủng Pháo binh, tỉnh Hải Dương. ...

Các nhà khoa học Việt Nam thắng lớn Giải thưởng Sáng tạo châu Á

Giải thưởng Sáng tạo châu Á của Quỹ toàn cầu Hitachi vừa công bố các nhà khoa học khu vực ASEAN đoạt giải năm 2024, trong đó có đến 6 nhà khoa học đoạt giải thưởng này. ...

Mách bạn bài thuốc cổ truyền hữu hiệu giải cảm cúm, ngạt mũi, đau họng

Những ngày qua, ca mắc cúm gia tăng, nhiều người khổ sở với triệu chứng đau đầu, ngạt mũi, đau họng… Làm gì để giảm các triệu chứng này, y học cổ truyền đã có nhiều bài thuốc hữu hiệu. ...

Phó giáo sư trẻ nhất quê ở TPHCM từng là Quả cầu vàng trẻ nhất nước

(Dân trí) - Là phó giáo sư trẻ nhất quê ở TPHCM năm 2024, TS Đặng Hoàng Phú cũng từng là người trẻ tuổi nhất trong cả nước giành giải thưởng khoa học Quả cầu vàng vào năm 2018 khi chỉ mới 29 tuổi. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia TPHCM) vừa tổ chức lễ...

Chủ tịch Bạc Liêu Phạm Văn Thiều: ‘15 tỉ đồng tổ chức Festival nghề muối đều xã hội hóa’

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều cho biết toàn bộ kinh phí 15 tỉ đồng tổ chức Festival nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu sắp diễn ra đều được vận động xã hội hóa, không dùng ngân sách. ...

Mới nhất