Trang chủNewsThời sựThủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ về những năm tháng tuổi...

Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ về những năm tháng tuổi trẻ tại Romania


“Chúng tôi luôn trân trọng, biết ơn sự giúp đỡ của Romania”

Trong bài phỏng vấn, trả lời câu hỏi về mối quan hệ hiện nay giữa Romania và Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, hai nước có quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác rất tốt đẹp trong gần 75 năm qua; tiếp tục được mở rộng, phát triển tích cực.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ về những năm tháng tuổi trẻ tại Romania- Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng phu nhân bắt đầu thăm chính thức Romania

Romania là một trong những nước đầu tiên công nhận Việt Nam và đã dành cho Việt Nam sự ủng hộ, giúp đỡ quý báu trong công cuộc đấu tranh giành lại độc lập dân tộc, thống nhất trước đây cũng như sự nghiệp xây dựng, phát triển ngày nay. Romania đã giúp đỡ đào tạo cho Việt Nam khoảng 4.000 cán bộ, chuyên gia, là nguồn nhân lực rất quý báu cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Bên cạnh đó, Romania đã tích cực hỗ trợ quá trình Việt Nam và EU đàm phán, ký phê chuẩn và thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), là một trong 2 quốc gia EU đầu tiên phê chuẩn Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam – EU (EVIPA).

Trong giai đoạn đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh nhất, Romania là nước EU đầu tiên đã hỗ trợ vắc xin cho Việt Nam với tổng số 300.000 liều, giúp Việt Nam vượt qua đại dịch, mở cửa phục hồi, phát triển kinh tế.

“Chúng tôi luôn trân trọng, biết ơn và không bao giờ quên sự giúp đỡ kịp thời, chí tình, chí nghĩa của Chính phủ, nhân dân Romania”, Thủ tướng chia sẻ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, quan hệ giữa hai nước Việt Nam – Romania cũng ngày càng phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực. Kim ngạch hai chiều đã gần gấp đôi, từ 261 triệu USD năm 2019 lên 425 triệu USD năm 2022. Hai nước vừa ký Chương trình hợp tác giáo dục giai đoạn 2023 – 2026. Hợp tác giữa các địa phương hai nước được đẩy mạnh, giao lưu nhân dân ngày càng được tăng cường; ngày càng nhiều khách du lịch Romania đến thăm Việt Nam.

Với cơ hội, tiềm năng và dư địa hợp tác còn rất lớn, trên cơ sở quan hệ truyền thống tốt đẹp vốn có, Thủ tướng cho biết, Việt Nam mong muốn cùng Romania làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác, củng cố tin cậy chính trị; tăng cường hợp tác trên các diễn đàn đa phương và khu vực; tiếp tục tạo đột phá về thương mại và đầu tư trở thành trụ cột trong quan hệ song phương.

Đồng thời, đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực mà Romania có thế mạnh và Việt Nam có tiềm năng. Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Việt Nam mong muốn Chính phủ Romania tiếp tục bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động Việt Nam tại Romania, tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng người Việt Nam hòa nhập, ổn định cuộc sống và làm ăn lâu dài, trở thành cầu nối gắn kết hai nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ về những năm tháng tuổi trẻ tại Romania- Ảnh 2.

Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Romania lần này là hoạt động trao đổi đoàn đầu tiên ở cấp Thủ tướng Chính phủ giữa hai nước sau 5 năm

Chia sẻ về những kỷ niệm của Thủ tướng với Romania và cảm nhận khi quay lại thăm nước này trên cương vị Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, cá nhân Thủ tướng luôn lưu giữ những ấn tượng sâu sắc, tình cảm tốt đẹp và kỷ niệm sâu sắc về đất nước, con người Romania.

“Tôi không bao giờ quên những năm tháng tuổi trẻ học tập và thời gian công tác tại Romania; lưu nhớ những gương mặt, giọng nói, tiếng cười và hình ảnh rất đỗi thân thương của các thầy cô, bạn bè Romania. Họ đã góp phần quan trọng giúp những lưu học sinh chúng tôi có được những gì như ngày hôm nay”, Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ.

Thủ tướng cùng các cựu lưu học sinh, lưu học sinh Việt Nam luôn tri ân, ghi nhớ công lao của các thầy cô, bạn bè và nhân dân Romania đã dìu dắt, giúp đỡ trong thời gian học tập tại đây.

“Với kiến thức, chuyên môn được đào tạo tại Romania, chúng tôi đã, đang và sẽ tiếp tục cống hiến cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; đồng thời đóng góp tích cực cho mối quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác giữa hai nước, hai dân tộc”, Thủ tướng khẳng định.

Người đứng đầu Chính phủ bày tỏ vui mừng, xúc động khi trở lại Romania lần này và tin tưởng chuyến thăm sẽ góp phần thúc đẩy, tăng cường, làm sâu sắc, thực chất, hiệu quả hơn nữa quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước, vì lợi ích của hai dân tộc, của nhân dân hai nước, vì hòa bình, hợp tác, phát triển ở khu vực và trên thế giới.

5 bài học kinh nghiệm đưa Việt Nam phát triển

Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã trả lời các câu hỏi về kinh nghiệm phát triển thành công của Việt Nam, các định hướng phát triển đất nước và đường lối đối ngoại. Thủ tướng chia sẻ, sau gần 40 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ về những năm tháng tuổi trẻ tại Romania- Ảnh 3.

Đông đảo bà con người Việt tại Romania đón Thủ tướng và phu nhân tại sân bay

Quy mô nền kinh tế tăng hơn 53 lần, thu nhập bình quân đầu người tăng khoảng 28 lần. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt cả về vật chất và tinh thần; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ mức 60% vào đầu những năm 1990 xuống còn 2,93% năm 2023, Việt Nam đã hoàn thành sớm các mục tiêu thiên niên kỷ. Chỉ số phát triển con người nằm trong nhóm cao nhất trong số các nền kinh tế có cùng trình độ phát triển.

Việt Nam hiện là mắt xích quan trọng trong các chuỗi cung ứng toàn cầu và khu vực; là một trong 20 nền kinh tế có quy mô thương mại lớn nhất thế giới với mạng lưới 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết và 3 FTA đang đàm phán.

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, những thành tựu quan trọng đạt được trên đây có nhiều nguyên nhân, Việt Nam cũng đã đúc kết được 5 bài học kinh nghiệm.

Một là, nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Hai là, sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Ba là, không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết: đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế. Đoàn kết cũng là yếu tố nền tảng quan trọng của sự ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng tiến bộ đấu tranh cho dân chủ, tiến bộ và hòa bình trên thế giới.

Bốn là, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế. Năm là, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Mục tiêu phát triển sắp tới của Việt Nam

Về mục tiêu phát triển đất nước sắp tới, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Đại hội Đảng lần thứ XIII xác định rõ mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, Việt Nam trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ về những năm tháng tuổi trẻ tại Romania- Ảnh 4.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Romania Klaus Iohannis vào tháng 9.2023

Đến năm 2030 là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 là nước phát triển, thu nhập cao.

Để đạt được những mục tiêu chiến lược nêu trên, Thủ tướng cho biết, Việt Nam tập trung xây dựng các yếu tố nền tảng cho phát triển nhanh, bền vững. Đồng thời, đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược về hoàn thiện thể chế, phát triển nguồn nhân lực và xây dựng hệ thống hạ tầng đồng bộ, hiện đại.

Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả. Đồng thời, Việt Nam tập trung thực hiện những chủ trương, quyết sách lớn trên các lĩnh vực cả trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

Về kinh tế, tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Tập trung làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống như đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu; đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới như kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, các ngành, lĩnh vực mới nổi như trí tuệ nhân tạo, chip bán dẫn, hydrogen…

Về văn hóa, xã hội, môi trường, phát triển con người Việt Nam toàn diện và xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.

Về quốc phòng, an ninh, phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc gắn với sức mạnh thời đại để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; tăng cường kỷ luật, kỷ cương; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, góp phần củng cố niềm tin trong nhân dân.

Về đối ngoại, Việt Nam kiên định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, là bạn tốt, là đối tác tin cậy, thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Theo Thủ tướng, qua thực tiễn, đây là chủ trương hết sức đúng đắn và kịp thời của Việt Nam, góp phần đưa đất nước vượt qua khó khăn, thách thức, đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.

“Gác lại quá khứ, hướng đến tương lai”

Trả lời câu hỏi về mối quan hệ giữa Việt Nam và các nước lớn, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, với tinh thần “gác lại quá khứ, tôn trọng khác biệt, phát huy tương đồng, hướng đến tương lai”, Việt Nam đã biến thù thành bạn, chuyển đối đầu thành đối thoại và trở thành hình mẫu về hàn gắn, vươn lên sau chiến tranh với quan hệ đối ngoại rộng mở, toàn diện và hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả.

Thủ tướng cho biết, để đạt được những thành tựu quan trọng nêu trên, trước hết chính là nhờ có chủ trương, đường lối đối ngoại đúng đắn của Việt Nam trên cơ sở bám sát tình hình thực tiễn, kế thừa, phát huy chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh và phát huy mạnh mẽ bản sắc ngoại giao “Cây tre Việt Nam: gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển”.

Cùng với đó, những thành tựu phát triển kinh tế – xã hội, sự ổn định chính trị – xã hội, bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh và kiên trì chính sách quốc phòng “bốn không” đã góp phần để Việt Nam có được vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.

“Chúng tôi mong muốn chung tay cùng các quốc gia, dân tộc, cộng đồng quốc tế tiếp tục đóng góp chủ động, tích cực, hiệu quả vào việc gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định, thuận lợi cho phát triển nhanh, bền vững, cùng nhau tạo dựng, thúc đẩy các động lực mới cho tăng trưởng, chung tay ứng phó với các thách thức chung mang tính toàn cầu”, Thủ tướng khẳng định.



Source link

Cùng chủ đề

Những ‘chàng trai Peter Pan’ mãi không chịu lớn, ít muốn ràng buộc trong tình yêu

Peter Pan là nhân vật từ câu chuyện cổ tích nổi tiếng với đặc điểm cậu không bao giờ chịu lớn. Chính vì đặc điểm ấy mà cái tên Peter Pan cũng được đặt cho một hội chứng tâm lý được một số người đánh giá là 'nguy hiểm cho cả tình yêu và xã hội'. ...

Bộ đội tên tửa, truyền lửa cho học sinh

(NLĐO) - Ấn tượng nhất là khi nhạc nổi lên, chiến sĩ trẻ - hạ sĩ Nguyễn Thanh Tú với "vũ điệu lính trẻ", làm hàng trăm học sinh làm theo trong tiếng reo hò ...

Ba lưu ý quan trọng trong tuyển sinh lớp 1, lớp 6, trái tuyến tại TP HCM

(NLĐO) - Đối với trường hợp học trái tuyến, địa phương cần ban hành văn bản xác định rõ các đối tượng được ưu tiên xét tuyển, tạo cơ sở pháp lý để phân loại ...

Tuy Hòa bắt tay với quận của Hàn Quốc tìm hướng xuất khẩu cá ngừ đại dương

Buổi gặp mặt của TP Tuy Hòa (Phú Yên) và quận Seongdong, TP Seoul, Hàn Quốc không chỉ gắn kết tình hữu nghị, mà còn mở ra cơ hội xuất khẩu cá ngừ vào thị trường Hàn Quốc. Ông Cao Đình Huy - chủ...

Trận đấu võ thuật tổng hợp kỳ lạ: Võ sĩ nam đánh người mẫu nữ

(Dân trí) - Một sự kiện võ thuật kỳ lạ diễn ra tối 19/2 tại Romania đang bị chỉ trích dữ dội. Nguyên nhân của sự việc là nhà tổ chức cho các võ sĩ nam chuyên nghiệp đánh các người mẫu nữ. Trong sự kiện này, hai võ sĩ MMA (võ thuật tổng hợp) chuyên nghiệp Costica Prisecaru và Sebastian Rechinu thi đấu với 3 tay đấm không chuyên của nữ.Thực chất các tay đấm nữ này là những...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tên lửa quỹ đạo của châu Âu rơi và phát nổ sau khi phóng

Tên lửa Spectrum phóng lên thất bại trong thử nghiệm vốn được trông đợi sẽ là bước tiến mới của châu Âu trong lĩnh vực không gian. ...

Israel quyết gây áp lực với Hamas, triển khai kế hoạch của ông Trump ở Gaza

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho hay nội các Israel đồng ý gia tăng áp lực với Hamas, đồng thời tuyên bố nỗ lực thực hiện kế hoạch của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc khuyến khích người dân Dải Gaza 'di...

Bài đọc nhiều

Việt Nam – Trung Quốc tăng cường hợp tác vì lợi ích nhân dân hai nước

Chiều 25.10, Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Phó chủ tịch Quân ủy T.Ư Trung Quốc, thượng tướng Trương Hựu Hiệp, đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam. Chủ tịch nước Lương Cường bày tỏ vui mừng được gặp lại Phó chủ tịch Quân ủy T.Ư Trung Quốc Trương Hựu Hiệp, khẳng định VN và Trung Quốc là láng giềng núi liền núi, sông liền sông; có tình hữu nghị truyền thống "vừa là đồng chí, vừa là...

Liên tiếp bắt 5 vụ và 13 người mua bán, sử dụng ma tuý ở Thanh Hoá

Ngày 24/11, Công an tỉnh Thanh Hoá cho biết, từ 30/10 đến nay, Công an thị xã Bỉm Sơn liên tiếp phát hiện, bắt giữ 5 vụ, 13 người mua bán, tàng trữ và sử dụng trái phép chất ma túy.Điển hình, khoảng 12h ngày 30/10, qua công tác nắm tình hình Công an thị xã Bỉm Sơn phát hiện, bắt quả tang 2 người là Đặng Trung Thành (sinh năm 1973 ở phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm...

Công tác đối ngoại là điểm sáng nổi bật của năm 2023

Công tác đối ngoại là điểm sáng nổi bật của năm 2023, đạt nhiều thành tựu quan trọng, có tính lịch sử, tạo thuận lợi mới, cơ hội mới, thời cơ mới để phát triển KTXH và tiếp tục củng cố, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Các nước coi trọng vị thế, vai trò và tiếng nói tích cực của Việt Nam trong hợp tác quốc tế

LTS-Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hành động khí hậu thế giới trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28), tiến hành một số hoạt động song phương tại Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ. Nhân dịp này, Thứ trưởng...

Tờ báo đưa tin tàu Titanic bị chìm được phát hiện sau tủ quần áo sau 112 năm

Hậu quả của thảm kịch, gần 1500 sinh mạng chìm xuống đáy đại dương và vĩnh viễn không thể tìm thấy vào tháng 4 năm 1912, được lưu lại trong những bức ảnh đăng trên tờ báo 112 năm tuổi này. Ngày 20 tháng 4 năm 1912, trang nhất...

Cùng chuyên mục

Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư. Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường là một giải pháp quan trọng trong công cuộc cải tổ bộ máy hành chính hiện nay, nhằm tái cấu trúc tổ chức, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Xe mất phanh trước tai nạn?

(NLĐO) - Vụ xe khách rơi vực đèo Bảo Lộc đến hiện tại xác định 1 người chết và 3 người bị thương nặng. ...

Mới nhất

Giám khảo “áp lực” trước dàn thí sinh bước vào chung kết Dalat Best Dance Crew 2025

Giám khảo Viết Thành và Việt Max bất ngờ trước chất lượng thí sinh...

Làm rõ những giá trị nổi bật toàn cầu di sản khảo cổ Óc Eo – Ba Thê

VHO - Ban Quản lý di tích văn hóa Óc Eo vừa tổ chức hội nghị triển khai công tác xây dựng hồ sơ đề cử Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê tỉnh An Giang trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là Di...

Xây dựng hồ sơ Cảng Quy Nhơn – Điểm 300 ngày chuyển quân tập kết ra Bắc là di tích quốc gia

VHO - UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản số 2778/ UBND-NCVX gửi các Sở VHTTDL và Tài chính về chủ trương xây dựng hồ sơ khoa học di tích Cảng Quy Nhơn - Điểm 300 ngày chuyển quân tập kết ra Bắc để xếp hạng di tích quốc gia.  Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh này đồng...

Mới nhất