Trang chủDestinationsQuảng NinhThủ tướng: Kỳ vọng hợp tác kinh tế Việt Nam-Hàn Quốc đạt...

Thủ tướng: Kỳ vọng hợp tác kinh tế Việt Nam-Hàn Quốc đạt kết quả gấp 3, 4 lần hiện nay


Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn các doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc sẽ cùng lớn lên với sự phát triển của hai đất nước, kỳ vọng hợp tác kinh tế – thương mại và đầu tư sẽ có đột phá hơn về mọi mặt, đạt kết quả gấp 3, 4 lần những kết quả đã đạt được hiện nay.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chiều 23/6, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc. Trước đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc tọa đàm với các hiệp hội và tập đoàn lớn của Hàn Quốc.

Chủ đề của Diễn đàn Kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc năm 2023 nhằm hướng tới 30 năm quan hệ mới, Chiến lược hợp tác công nghiệp Việt – Hàn trong tương lai. Đồng thời, tập trung vào hợp tác chuỗi giá trị toàn cầu (GVC), chuyển đổi kỹ thuật số (DX) và chương trình hành động chống biến đổi khí hậu.

Diễn đàn Kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc được Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam; Bộ Công Thương Hàn Quốc; Phòng Công nghiệp và Thương mại Hàn Quốc tổ chức.

Đây là những sự kiện quan trọng được tổ chức trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống Hàn Quốc. Lãnh đạo các bộ ngành, địa phương và khoảng 500 doanh nghiệp, gồm khoảng 300 doanh nghiệp Hàn Quốc, 200 doanh nghiệp Việt Nam cùng tham dự Diễn đàn.

Cùng tham dự các sự kiện có: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và lãnh đạo các bộ ngành đã lắng nghe những đóng góp chân thành, thẳng thắn và trao đổi về các kiến nghị, đề xuất với các ý tưởng hợp tác, đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam của các doanh nghiệp Hàn Quốc.

Hàng trăm doanh nghiệp Hàn Quốc (bao gồm lãnh đạo của 5 tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc) tháp tùng Tổng thống Yoon Suk Yeol trong chuyến thăm Việt Nam lần này. Đây là số doanh nghiệp đông nhất trong các chuyến thăm nước ngoài gần đây của Tổng thống Hàn Quốc.

Cuộc tọa đàm, Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc là sự kiện quan trọng được tổ chức trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thành công của Việt Nam cũng là thành công của doanh nghiệp Hàn Quốc

Các ý kiến tại tọa đàm và diễn đàn cùng đánh giá mặc dù chịu ảnh hưởng đại dịch COVID-19, quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước vẫn phát triển mạnh mẽ với những kết quả ấn tượng.

Năm 2022, kim ngạch xuất nhập khẩu song phương đạt gần 87 tỷ USD. Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn với gần 82 tỷ USD vốn đăng ký, gần 9.600 dự án đầu tư trực tiếp còn hiệu lực tại Việt Nam.

Hiện có 9.000 doanh nghiệp Hàn Quốc đang đầu tư tại Việt Nam, hoạt động không chỉ trong các lĩnh vực truyền thống mà còn hướng tới các lĩnh vực mới nổi như trí tuệ nhân tạo, công nghệ thông tin, môi trường, tăng trưởng xanh… với khoảng 1,3 tỷ USD đầu tư vào các lĩnh vực năng lượng tái tạo, tăng trưởng xanh… Doanh nghiệp Hàn Quốc có những đóng góp quan trọng trong một số lĩnh vực như công nghệ cao, công nghiệp điện tử, năng lượng, ô tô, xây dựng…

Các doanh nghiệp Hàn Quốc đánh giá cao sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam thời gian qua, cảm ơn sự ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của Chính phủ và các bộ, ngành Việt Nam với các nhà đầu tư Hàn Quốc.

Các doanh nghiệp Hàn Quốc đánh giá cao sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam thời gian qua, cảm ơn sự ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của Chính phủ và các bộ, ngành Việt Nam với các nhà đầu tư Hàn Quốc – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Các đại biểu khẳng định kỳ vọng vào tiềm năng phát triển to lớn của Việt Nam và việc tăng cường hợp tác thương mại – đầu tư giữa hai nước thời gian tới, khẳng định sẽ tiếp tục đồng hành với Việt Nam, coi Việt Nam là địa bàn chiến lược, cứ điểm đầu tư quan trọng trên toàn cầu với các dự án đầu tư cụ thể, nhất là trong bối cảnh tình hình quốc tế, kinh tế toàn cầu có nhiều biến động.

Chủ tịch Tập đoàn Hyosung, ông Cho Hyun Joon cho biết Tập đoàn đã đầu tư hơn 20 năm tại Việt Nam với tổng số vốn khoảng 20.000 tỷ Won (khoảng 3,5 tỷ USD) và khoảng hơn 9.000 lao động. Hyosung coi Việt Nam là thị trường chiến lược, trọng điểm và thời gian tới, Tập đoàn sẽ tiếp tục mở rộng quy mô và hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực công nghệ cao, dự kiến tiếp tục tuyển dụng thêm 10.000 nhân lực tại Việt Nam.

Ông Cho Hyun Joon nhận định hoạt động hợp tác đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam là một hình mẫu mà không nước nào khác có được. “Tôi luôn tin tưởng rằng sự phát triển của Việt Nam sẽ đồng hành với sự phát triển của Hàn Quốc. Chúng tôi mong muốn đóng góp trong quá trình và muốn đặt tương lai 100 năm tới của Tập đoàn tại Việt Nam”, ông nhấn mạnh.

Theo ông Lee Jae-yong, Chủ tịch Tập đoàn Samsung-doanh nghiệp đã đầu tư 18 tỷ USD vào Việt Nam, cũng đánh giá sự phát triển của Việt Nam chính là sự phát triển của các doanh nghiệp Hàn Quốc, sự thành công của Việt Nam chính là sự thành công của các doanh nghiệp Hàn Quốc.

Chủ tịch Tập đoàn Samsung Lee Jae-yong khẳng định sự thành công của Việt Nam chính là sự thành công của các doanh nghiệp Hàn Quốc – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Quan hệ hợp tác mẫu mực

Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam-Hàn Quốc, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol bày tỏ hy vọng quan hệ Hàn Quốc – Việt Nam là mẫu mực trên thế giới. Nhiều người Việt Nam đang học tiếng Hàn và nhiều người Hàn Quốc đang học tiếng Việt.

Do đó, hai nước cần tiếp tục nâng tầm mối quan hệ này để đối phó với những biến động bất thường đang diễn ra trên thế giới. Trong tương lai, các lĩnh vực văn hoá, giao lưu nhân dân, thương mại, đầu tư giưa hai nước sẽ đều được mở rộng mạnh mẽ.

Tổng thống Hàn Quốc cho rằng điều cấp bách nhất là hai nước cần nâng cao hơn nữa hoạt động giao thương, đưa kim ngạch thương mại song phương lên 150 tỷ USD vào năm 2030. Hai nước cần mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực khác, đồng thời gỡ bỏ mọi rào cản quá trình này. Ông hy vọng doanh nghiệp hai nước sẽ có nhiều dự án hợp tác với nhau.

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol cho rằng quan hệ Hàn Quốc – Việt Nam là mẫu mực trên thế giới – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ông Yoon Suk Yeol cũng cho biết Hàn Quốc sẽ hỗ trợ Việt Nam phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, khoa học công nghệ. Điều này đòi hỏi những động thái, chiến lược hết sức cụ thể.

Việt Nam và Hàn Quốc đang là những nước được hưởng lợi ích từ tự do thương mại và hai bên cần thúc đẩy điều này, đồng thời tăng cường hợp tác về các lĩnh vực như chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng, năng lượng tái tạo.

Mặt khác, phía Hàn Quốc sẽ hỗ trợ để các hoạt động giao lưu giữa thế hệ trẻ hai nước ngày càng phát triển.

Tổng thống Hàn Quốc nhấn mạnh giá trị của tình bạn mãi mãi không bao giờ phai và hy vọng quan hệ hợp tác, bạn bè giữa hai nước Việt Nam – Hàn Quốc sẽ dài lâu như sông Mekong không bao giờ ngừng chảy.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao và cảm ơn những chia sẻ thẳng thắn, chân thành của các doanh nghiệp Hàn Quốc về tình hình kinh doanh tại Việt Nam và cam kết đầu tư ở Việt Nam trong những lĩnh vực mới – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hợp tác kinh tế sẽ đột phá hơn về mọi mặt

Phát biểu tại cuộc tọa đàm và Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi lời cảm ơn đến những người bạn từ Hàn Quốc đã luôn đồng hành với sự phát triển của đất nước Việt Nam trong 3 thập kỷ qua, góp phần quan trọng giúp vun đắp, phát triển mối quan hệ giữa hai nước.

Thủ tướng đánh giá cao và cảm ơn những chia sẻ thẳng thắn, chân thành của các doanh nghiệp Hàn Quốc về tình hình kinh doanh tại Việt Nam và cam kết đầu tư ở Việt Nam trong những lĩnh vực mới. Đây chính là minh chứng rõ nét cho sự đồng hành, tin cậy, thấu hiểu và chia sẻ của các doanh nghiệp Hàn Quốc đối với Việt Nam trên tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ, quyết tâm vượt qua khó khăn để phát triển.

Thủ tướng đánh giá cao và cảm ơn những chia sẻ thẳng thắn, chân thành của các doanh nghiệp Hàn Quốc về tình hình kinh doanh tại Việt Nam và cam kết đầu tư ở Việt Nam trong những lĩnh vực mới – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

“Cách đây 30 năm, chúng ta không thể hình dung được quan hệ hai nước sẽ đạt được thành quả ngày hôm nay và tôi mong muốn thời gian tới, các doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc sẽ cùng lớn lên với sự phát triển của hai đất nước, hợp tác kinh tế – thương mại và đầu tư sẽ có đột phá hơn về mọi mặt, đạt kết quả gấp 3, 4 lần những kết quả đã đạt được hiện nay vào dịp hai nước kỷ niệm 60 năm quan hệ ngoại giao, xứng tầm quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước, góp phần giúp quan hệ hai nước ngày càng đơm hoa kết trái”, Thủ tướng chia sẻ.

Thủ tướng cho biết sau hơn 35 năm thực hiện công cuộc Đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử. Quy mô nền kinh tế đạt 409 tỷ USD; thu nhập bình quân đầu người hơn 4.100 USD. Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2022 đạt hơn 730 tỷ USD, thuộc nhóm nước có quy mô thương mại lớn trên thế giới. Việt Nam đã ký kết 15 hiệp định thương mại tự do (FTA) và chuẩn bị thêm 1 FTA nữ là 16 FTA với hơn 60 nước, vùng lãnh thổ. Đồng thời, Việt Nam đã là điểm đến đầu tư hấp dẫn với khoảng 37.000 dự án FDI đang hoạt động, tổng vốn hơn 440 tỷ USD của các nhà đầu tư đến từ 143 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.

Việt Nam phát triển đất nước dựa trên 3 trụ cột gồm xây dựng nền dân chủ XHCN, Nhà nước pháp quyền XHCN và nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Trong quá trình đó, quan điểm xuyên suốt là coi con người là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, là nguồn lực và là động lực phát triển. Việt Nam không hy sinh môi trường, tiến bộ, công bằng và an sinh xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần.

Trong bối cảnh thế giới biến động nhanh, phức tạp, khó lường, Việt Nam kiên định thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn tốt, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; quyết tâm xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, thực chất, hiệu quả.

Việt Nam đang ưu tiên tập trung thực hiện 3 đột phá chiến lược (thể chế, hạ tầng và nhân lực); đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa dựa trên nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, trong đó ưu tiên các động lực tăng trưởng bền vững như kinh tế số và chuyển đổi số, tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn.

Thủ tướng mong muốn các doanh nghiệp Hàn Quốc tiếp tục tin tưởng và gắn bó với Việt Nam trong quá trình phát triển – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đề nghị đầu tư chiến lược, bền vững tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ trong tiến trình đó, Việt Nam rất hoan nghênh sự tham gia tích cực của các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là các doanh nghiệp Hàn Quốc. Định hướng thu hút đầu tư hiện nay của Việt Nam là có chọn lọc, ưu tiên các lĩnh vực kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, lấy khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo làm nền tảng, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu, phù hợp với Chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

Theo đó, Việt Nam khuyến khích các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam các lĩnh vực tiềm năng như đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, công nghệ sinh học, điện tử, bán dẫn, năng lượng sạch, kinh tế xanh, đô thị thông minh, nông nghiệp công nghệ cao… Đặc biệt, Thủ tướng mong các doanh nghiệp Hàn Quốc tăng cường đầu tư các lĩnh vực công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí. Đây cũng là những lĩnh vực mà Hàn Quốc có thế mạnh và sự hợp tác này có tính bổ trợ, cùng nhau cùng phát triển.

Thủ tướng mong muốn các doanh nghiệp Hàn Quốc tiếp tục tin tưởng và gắn bó với Việt Nam trong quá trình phát triển. Càng khó khăn, thách thức, càng phải đoàn kết, thống nhất, nỗ lực, chủ động, sáng tạo, khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức, biến nguy thành cơ.

Thủ tướng đề nghị các hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc trong thời gian tới tiếp tục mở rộng đầu tư, xây dựng chiến lược kinh doanh lâu dài, bền vững, thân thiện môi trường, góp phần cùng Việt Nam thực hiện cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Cùng với đó, tiếp tục thể hiện tình cảm và trách nhiệm xã hội, thực hiện tốt văn hóa doanh nhân, chế độ, chính sách đối với người lao động và góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Đồng thời, nêu cao tinh thần “cùng thắng”, hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người dân, đồng hành bên nhau cả trong lúc thuận lợi, cả lúc khó khăn.

Thủ tướng đề nghị các hiệp hội Hàn Quốc với vai trò “cánh tay nối dài” của các doanh nghiệp Hàn Quốc với Chính phủ Việt Nam, kịp thời cung cấp và báo cáo các vướng mắc, khó khăn của các hội viên trong quá trình hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam; kịp thời kiến nghị, đề xuất các chính sách, pháp luật phù hợp.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và đại diện các hiệp hội doanh nghiệp/tập đoàn lớn cảu Hàn Quốc – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trên tinh thần hợp tác chân thành, tin cậy và hiệu quả, Thủ tướng một lần nữa khẳng định Chính phủ Việt Nam luôn luôn lắng nghe, đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp. Thủ tướng ghi nhận đầy đủ các ý kiến đóng góp của các hiệp hội, doanh nghiệp ngày hôm nay và sẽ giao cho các bộ, ngành, địa phương liên quan để nghiên cứu, tiếp thu và có những phản hồi cụ thể.





Nguồn

Cùng chủ đề

Kỳ vọng đầu tư công, đầu tư tư nhân và xuất nhập khẩu duy trì tăng

Dự báo kinh tế 2025, TS Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) kỳ vọng những động lực quan trọng như: Đầu tư công, đầu tư tư nhân và hoạt động xuất nhập khẩu tiếp tục duy trì đà tăng tích cực. ...

Đừng biến kỳ vọng thành gánh nặng

Những người trẻ ngày nay bị rất nhiều áp lực bủa vây. Họ không chỉ bị áp lực từ gia đình, sự kỳ vọng của xã hội, mà còn từ những áp lực tự tạo cho bản thân....

Kỳ vọng xuất nhập khẩu 2025 bứt phá

DNVN - Năm 2024 dần khép lại với những tín hiệu khả quan của xuất nhập khẩu, mở ra kỳ vọng lớn cho năm 2025. Sự gia tăng mạnh mẽ trong kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu không chỉ phản ánh sự phục hồi của nền kinh tế mà còn đặt ra những cơ...

Các địa phương Hàn Quốc tiếp tục là đối tác quan trọng của Hà Nội

Đoàn làm việc cũng đã gặp Thống đốc tỉnh Gyeonggi và Ký kết bản ghi nhớ về thiết lập quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa UBND thành phố Hà Nội và chính quyền tỉnh Gyeonggi, hội kiến Thị trưởng Seoul, Chủ tịch Hội đồng thành phố Seoul, gặp gỡ, tiếp xúc với một số doanh nghiệp lớn của Hàn Quốc. Đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc Vũ Hồ đã tham dự các hoạt động của Đoàn. Tại...

Hoàn thiện bệ đỡ chính sách, BĐS sẽ có bước chuyển mình?

Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV đã chính thức thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.Tuy nhiên tới ngày 29/6/2024, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi Luật Đất đai,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bảo tồn để phát triển kinh tế di sản

Để phát triển kinh tế di sản, làm cho di sản không bị khai thác quá mức dẫn đến nguy cơ mai một thì trước khi phát huy giá trị di sản cần nghĩ đến câu chuyện bảo tồn.  Quảng Ninh có kho tàng di sản văn hoá đồ sộ. Trong đó, di sản văn hóa biển, đảo vùng Đông Bắc xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử văn hóa dân tộc (với các di chỉ văn hóa Hạ...

Những kiến trúc nổi tiếng ở cố đô Huế

Mỗi công trình kiến trúc ở Huế là một tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh, thể hiện những yếu tố triết lý, tâm linh và giá trị thẩm mỹ riêng. Kiến trúc ở Huế phong phú, thể hiện ở khối các công trình đồ sộ dưới triều Nguyễn, bên cạnh đó là các kiến trúc dân gian, kiến trúc tôn giáo và đền miếu... Trong đó, kinh thành Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể...

Bảo vệ và phát huy giá trị điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long

Năm 2024 tròn 30 năm Vịnh Hạ Long (VHL) được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, đây cũng là quãng thời gian chứng kiến sự phát triển vượt bậc của ngành Du lịch Quảng Ninh. Phóng viên Trung tâm Truyền thông tỉnh đã phỏng vấn ông Vũ Kiên Cường, Trưởng Ban Quản lý VHL (ảnh) về việc phát huy giá trị điểm đến du lịch VHL. - Ông cho biết VHL có vai trò như thế nào đối...

Hạ Long định vị thành phố di sản

Hạ Long được quy hoạch theo định hướng phát triển mô hình đô thị thông minh, phát triển bền vững, có cấu trúc phát triển gồm 5 vùng và 1 hành lang ven Vịnh Hạ Long và lấy Vịnh Cửa Lục làm trung tâm kết nối theo hướng đa cực, hài hòa với Di sản thiên nhiên thế giới và các vùng núi phía Bắc. Trong hướng đi chung đó, di sản văn hoá sẽ là nền tảng vững...

Kết nối 2 vùng di sản

Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà đã trở thành di sản thiên nhiên thế giới liên tỉnh đầu tiên trong cả nước. Đây là niềm vinh dự, tự hào của tỉnh Quảng Ninh cũng như TP Hải Phòng. Mỗi vùng di sản có những giá trị riêng biệt, hiếm có, là lợi thế cho việc phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là ngành du lịch, dịch vụ. 2 địa phương sở hữu di sản...

Bài đọc nhiều

Than Vàng Danh nâng cao năng lực vận tải hầm lò

Trong sản xuất than hầm lò, việc đi lại của công nhân, cũng như vận chuyển vật tư, thiết bị, than, đất đá có vai trò rất quan trọng. Mô hình vận tải được thiết kế hiện đại, đồng bộ với công nghệ sản xuất sẽ giúp các mỏ nâng cao năng lực sản xuất, đảm bảo công tác an toàn, cũng như cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động. Công ty CP Than Vàng...

Hai thiếu niên mất tích khi đi tắm suối cùng nhóm bạn

Chiều 13/8, Chủ tịch UBND xã Thái Học, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng Lê Văn Đồng cho biết, trên địa bàn xóm Vằng Vạt thuộc huyện Bảo Lâm đã xảy ra vụ việc hai thiếu niên bị mất tích khi tắm suối. Cụ thể, nhóm 5 thiếu niên (đều trú tại xóm Lạng Cá, thị trấn Pác Miầu, huyện Bảo Lâm) rủ nhau đi xe máy từ nhà đến tắm suối tại địa phận xóm Vằng Vạt, xã...

Cứu bệnh nhi bị sốc giảm thể tích nguy kịch do tiêu chảy cấp

Các bác sĩ Bệnh viện Bãi Cháy vừa cấp cứu thành công một trường hợp bệnh nhi 3 tuổi bị tiêu chảy dẫn đến sốc mất nước. Đây là một trong những trường hợp trẻ bị sốc giảm thể tích do tiêu chảy cấp nguy kịch nhất mà Khoa Nhi, Bệnh viện Bãi Cháy từng tiếp nhận nhận điều trị. Bệnh nhi Nguyễn N T M ( 3 tuổi, trú tại huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh) bị tiêu...

Nhà thơ, nhà báo Như Mai

Vừa sắc sảo, tỉnh táo nhưng cũng rất ngẫu hứng, tưởng chừng có 2 con người đối lập trong Như Mai khi xuất hiện với 2 vai trò nhà thơ và nhà báo. Nhà thơ - nhà báo Như Mai tên thật là Ngô Huy Bỉnh, quê gốc ở Hưng Yên, sinh năm 1924 tại Hải Phòng, lớn lên và học tập ở Hà Nội. Như Mai hoạt động cách mạng từ khi mới 20 tuổi, phụ trách Thanh...

Won Bin tích cực xem xét việc trở lại với phim ảnh

Nữ diễn viên Lee Na Young tiết lộ ông xã Won Bin đang chọn kịch bản để chuẩn bị cho sự trở lại giới giải trí. Truyền thông Hàn Quốc đưa tin nữ diễn viên Lee Na Young đã chia sẻ tình trạng của ông xã Won Bin trong một cuộc phỏng vấn mới đây. Nữ diễn viên nói khi nhận được câu hỏi về sự trở lại của chồng: "Tại sao bạn cứ hỏi tôi câu hỏi này....

Cùng chuyên mục

Nghề nuôi giống cá biển: Mở ra tương lai bền vững cho ngành thủy sản

Nuôi giống cá biển là một trong những khâu quan trọng nhất trong chuỗi giá trị của ngành thủy sản. Việc sản xuất giống chất lượng cao, số lượng lớn không chỉ đảm bảo nguồn cung cho nuôi trồng mà còn góp phần bảo tồn đa dạng sinh học biển.

Mô hình trồng dưa lưới nhà màng: Tối ưu hóa năng suất và chất lượng

Mô hình trồng dưa lưới nhà màng là một giải pháp hiện đại, giúp nông dân kiểm soát tốt hơn các yếu tố môi trường, từ đó nâng cao năng suất và chất lượng của sản phẩm. Nhà màng giúp điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, CO2... tạo điều kiện sinh trưởng tối ưu cho cây dưa lưới. Nhờ kiểm soát được khí hậu, bạn có thể trồng dưa lưới quanh năm, không phụ thuộc vào mùa...

Đông trùng hạ thảo – dược liệu quý với sức khỏe cộng đồng

Đông trùng hạ thảo, một loại nấm ký sinh độc đáo, đã từ lâu được coi là một trong những dược liệu quý hiếm và có giá trị nhất trên thế giới. Với hình dáng đặc biệt, kết hợp giữa côn trùng và thực vật, đông trùng hạ thảo không chỉ là một hiện tượng kỳ thú của tự nhiên mà còn mang đến những lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc.

Theo chân ngư dân Quảng Ninh đi bắt Sá Sùng

Đối với ngư dân, việc nhìn con nước để đánh bắt hải sản là rất quan trọng. Trong đó có một loại hải sản mà việc khai thác phụ thuộc hoàn toàn vào con nước lên xuống theo dòng thủy triều. Chỉ khi nước rút xuống mới có thể đào được, đó là Sá Sùng - một loại đặc sản quý hiếm có tiếng từ lâu, chỉ có ở vùng biển Quan Lạn, Vân Đồn...

Mới nhất

Không khí xuân tràn ngập phố phường, người Hà Nội hối hả ‘chở Tết’ về nhà

TPO - Chỉ còn 2 ngày nữa là đến Tết, những ngày này, trên đường phố Hà Nội thường xuyên bắt gặp hình ảnh người dân 'chở Tết' về nhà. 26/01/2025 | 07:05 ...

Thái Lan và Trung Quốc hợp tác chống mạng lưới lừa đảo qua điện thoại

(CLO) Thái Lan và Trung Quốc sẽ phối hợp thành lập trung tâm điều phối để đối phó với các mạng lưới lừa đảo qua điện thoại đang phát triển nhanh...

Lộ diện iPhone 17 Air

Bức ảnh được đăng tải trên mạng xã hội X mới đây bởi "chuyên gia tin đồn" Majin Bu cho thấy mặt lưng của điện thoại với logo Apple quen thuộc và cụm camera nằm ngang. Đáng chú ý, cụm camera chỉ có một lỗ cho ống kính, lỗ còn lại nhỏ hơn dành cho đèn flash. Theo nguồn...

Hàng nghìn giáo viên vùng cao Thanh Hóa có tiền thưởng dịp Tết

Theo đó, các giáo viên vui mừng, phấn khởi khi vừa được nhận tiền thưởng vào dịp Tết, với số tiền lớn theo nghị định 73 của Chính phủ. ...

Người mắc bệnh tim mạch cần chú ý gì dịp Tết?

Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm có khoảng 200.000 người tử vong vì bệnh tim mạch, chiếm 33% ca tử vong. Người mắc bệnh tim mạch cần duy trì ăn uống, chế độ thuốc trong dịp Tết như thế nào để...

Mới nhất

Lộ diện iPhone 17 Air