Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhThủ tướng giao nhiệm vụ đầu năm mới với ngành ngân hàng

Thủ tướng giao nhiệm vụ đầu năm mới với ngành ngân hàng

– Sáng 3/2, ngày đầu tiên trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới thăm, chúc mừng năm mới, giao nhiệm vụ cho Ngân hàng Nhà nước và ngành ngân hàng trong năm 2025 và thời gian tới.

Thủ tướng Phạm Minh Chính giao nhiệm vụ đầu năm mới với ngành ngân hàng – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Năm 2024, bám sát các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã chủ động bám sát diễn biến kinh tế thế giới và trong nước để triển khai đồng bộ các giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, phục hồi sản xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, an toàn hoạt động của hệ thống tổ chức tín dụng.

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giữ nguyên các mức lãi suất điều hành trong bối cảnh lãi suất thế giới vẫn neo ở mức cao; điều hành tỉ giá linh hoạt, phù hợp, góp phần ứng phó phù hợp các cú sốc bên ngoài; đồng thời, phối hợp đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ; quản lý hoạt động kinh doanh vàng là xử lý và kiểm soát chênh lệch giá vàng miếng SJC so với giá vàng thế giới trong biên độ phù hợp đã đạt được; sự ổn định, an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng tiếp tục được giữ vững; nợ xấu được tập trung xử lý, kiểm soát…

Với các giải pháp đồng bộ của Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/12/2024, tín dụng nền kinh tế tăng khoảng 15,08% so với cuối năm 2023, tập trung vào sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên; đẩy mạnh triển khai các chương trình tín dụng như: Chương trình 145.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ; Chương trình tín dụng đối với lĩnh vực lâm, thủy sản… Đặc biệt, ngành ngân hàng đã khẩn trương, kịp thời thực hiện các giải pháp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị ngành ngân hàng đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số, giảm chi phí để giảm lãi suất cho vay – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Năm 2025, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến thị trường, kinh tế vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ; theo dõi sát tình hình thị trường để điều hành tỉ giá linh hoạt, phù hợp, phối hợp đồng bộ với các công cụ chính sách tiền tệ, góp phần kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô; thực hiện các giải pháp điều hành tín dụng phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát, đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho nền kinh tế; triển khai quyết liệt, hiệu quả Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng; ứng dụng mạnh mẽ chuyển đổi số trong ngành ngân hàng; tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn và bảo mật hoạt động thanh toán, ngân hàng…

Chúc mừng năm mới tới toàn thể cán bộ, nhân viên, người lao động ngành ngân hàng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu bật vai trò của Ngân hàng Nhà nước và hệ thống ngân hàng, tín dụng – mạch máu của nền kinh tế đối với sự phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội thời gian qua, nhất là trong bối cảnh thời gian qua kinh tế gặp nhiều khó khăn, thách thức do đại dịch COVID-19, đứt gẫy các chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất.

Thủ tướng Chính phủ cho biết, lãnh đạo Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm, có các chỉ đạo, điều hành quyết liệt và được ngành ngân hàng thực hiện tốt chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, nhất là năng lượng, bảo đảm an sinh xã hội, đặc biệt trong năm 2024, sau nhiều năm cả nước đạt và vượt 15/15 chỉ tiêu cơ bản.

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng phát biểu – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng biểu dương, đánh giá cao kết quả công tác của ngành ngân hàng, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, thường xuyên trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là Tổng Bí thư, cùng Chính phủ, sự đồng hành của Quốc hội, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ của nhân dân, doanh nghiệp, bạn bè quốc tế để cả nước đạt được thành tựu quan trọng trong năm 2024.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá ngành ngân hàng đã bám sát các nghị quyết, kết luận, chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ; nắm chắc tình hình, chủ động tham mưu; phản ứng kịp thời trước các vấn đề đột xuất, cấp bách; kiên trì chính sách lãi suất, bảo đảm an toàn hệ thống, kiểm soát nợ xấu; xử lý hiệu quả các ngân hàng yếu kém; đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp, cung cấp tín dụng cho phát triển kinh tế-xã hội, nhất là cung cấp tín dụng cho ngành gỗ, thủy sản, nhà ở xã hội…

Năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt, với nhiều nhiệm vụ quan trọng: tăng tốc, bứt phá hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2025; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ít nhất 8%, tạo đà, tạo thế, tạo lực để phấn đấu thời gian tới tăng trưởng 2 con số; tổ chức đại hội đảng các cấp, tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng; sắp xếp tổ chức bộ máy; tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ngành ngân hàng phải bám sát các nhiệm vụ này, thực hiện hiệu quả Nghị quyết 01, Nghị quyết 02 năm 2025 của Chính phủ, góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng năm mới ngành ngân hàng – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng đề nghị ngành ngân hàng đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số, giảm chi phí để giảm lãi suất cho vay; tập trung tín dụng cho các ngành nghề, chương trình ưu tiên như Chương trình phát triển nhà ở xã hội, Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát; hướng tín dụng vào làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống là đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng, trong đó có tín dụng cho phát triển hạ tầng và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới như chuyển đổi số; tiếp tục xử lý các ngân hàng yếu kém, kiểm soát nợ xấu hiệu quả, tránh không để xảy ra vụ việc tương tự ngân hàng SCB; tiếp tục tiên phong trong chuyển đổi số, kết hợp với thực hiện Đề án 06 và xây dựng cơ sở dữ liệu ngành ngân hàng; làm tốt hơn nữa công tác truyền thông chính sách; hoàn thiện thể chế, bảo đảm bình đẳng và tạo không gian phát triển cho người dân, doanh nghiệp…

Nhấn mạnh tinh thần phải “biến không thành có, biến khó thành dễ, biến cái không thể thành cái có thể”, “coi trọng thời gian, đề cao trí tuệ và sự quyết đoán”, vượt qua giới hạn của chính mình để tạo ra đột phá, Thủ tướng Chính phủ đề nghị Ngân hàng luôn quán triệt phương châm này, cùng các cơ quan phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, hài hòa, hiệu quả các chính sách, trong đó điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; tạo hệ sinh thái tài chính, ngân hàng tốt, tạo việc làm, sinh kế cho doanh nghiệp, người dân cùng phát triển sản xuất, kinh doanh, với quan điểm “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”, “người dân, doanh nghiệp có phát triển thì ngành ngân hàng mới phát triển”.

“Phải biết chia sẻ, biết cảm thông, đặt vị trí của mình vào vị trí người khác để cùng vượt qua những lúc khó khăn, thách thức và cùng phát triển”, Thủ tướng mong muốn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính mừng tuổi cho cán bộ ngành ngân hàng – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phân tích thêm, Thủ tướng cho rằng trong điều hành chính sách phải tính đến giá trị tổng thể, kết quả tổng thể. Chăm lo sự phát triển của sản xuất, kinh doanh, sinh kế của người dân, doanh nghiệp là trách nhiệm, nghĩa vụ, cũng là tình cảm, trái tim, lý trí của ngành ngân hàng; có trách nhiệm với xã hội, người dân, doanh nghiệp cũng chính là trách nhiệm với ngành ngân hàng.

Thủ tướng đề nghị các ngân hàng, nhất là các ngân hàng thương mại cổ phần phát huy hơn nữa tình dân tộc, nghĩa đồng bào, trách nhiệm xã hội, chia sẻ nhiều hơn với với người dân, doanh nghiệp, đóng góp nhiều hơn cho đất nước.

Lưu ý một số nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng đề nghị các ngân hàng cần nghiên cứu chính sách ưu đãi cho cả người xây dựng, phát triển nhà ở xã hội và người mua nhà ở xã hội, góp phần giúp người thu nhập thấp có nhà ở.

Đồng thời, cần tích cực hỗ trợ phát triển hạ tầng giao thông chiến lược, các ngân hàng phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp để làm công tác này, tháo gỡ các điểm nghẽn về hạ tầng trên tinh thần “khó mấy cũng phải làm”.

Thủ tướng đề nghị ngành ngân hàng tích cực tiên phong thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ hơn nữa, kiểu mẫu hơn nữa, chú trọng xây dựng cơ sở dữ liệu của ngành, tạo động lực, truyền cảm hứng cho các ngành khác trong chuyển đổi số, hướng tín dụng vào chuyển đổi số.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng, mong muốn và tin tưởng ngành ngân hàng sẽ mạnh dạn hơn, quyết liệt hơn, đạt kết quả công tác năm 2025 cao hơn năm 2024, cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng và người dân ngày càng hạnh phúc, ấm no./.





Nguồn: https://baophapluat.vn/thu-tuong-giao-nhiem-vu-dau-nam-moi-voi-nganh-ngan-hang-post538883.html

Cùng chủ đề

Tạo cơ hội và nền tảng vững chắc cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Nhân dịp kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), nhiều học giả, nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế đã có những đánh giá, nhận định sâu sắc về vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với dân tộc Việt Nam.

Tầm nhìn của Việt Nam về đổi mới sáng tạo và vai trò lãnh đạo toàn cầu

Chiều 21/1 (giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu, đối thoại tại Phiên Đối thoại chính sách đặc biệt "Bứt phá tới tương lai: Tầm nhìn của Việt Nam về đổi mới sáng tạo và vai trò toàn cầu" trong khuôn khổ Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Davos năm 2025. ...

Cơ hội lớn tạo đột phá trong hợp tác thương mại, đầu tư Việt Nam – Czech

Chuyến thăm của Thủ tướng tới Czech không chỉ tăng cường quan hệ giữa hai Chính phủ, mà còn thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư từ Czech vào Việt Nam. Việt Nam và Cộng hòa Czech thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 2/2/1950, đưa Czech trở thành một trong những quốc gia đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. 75 năm qua, quan hệ tốt đẹp...

Thực hiện nghiêm quy hoạch, Hà Nội sẽ tạo đột phá trong kỷ nguyên vươn mình

Kinhtedothi - Ngày 14/1, UBND TP Hà Nội tổ chức hội nghị công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo. Cùng dự hội nghị có: Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn...

Phát triển mạnh mẽ quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Nga

Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Mikhail Vladimirovich Mishustin thăm chính thức Việt Nam ngày 14 và 15/1/2025. Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh quan hệ hai nước thời gian gần đây liên tục được tăng cường, nhằm tiếp tục làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Liên bang Nga, hướng tới kỷ niệm 75 năm ngày thiết lập quan...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tăng cao lượng du khách đến Quảng Bình dịp Tết

02/02/2025 12:46 Du khách đến Phong Nha - Kẻ Bàng tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025. (PLVN) - 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ (25/1 đến 2/2), lượng khách đến Quảng Bình ước đạt 163.400 lượt, tăng 10,5% so với cùng kỳ. Khách nội địa ước đạt 158.615 lượt, tăng 10,1% so với cùng kỳ, khách quốc tế ước đạt 4.785 lượt, tăng 24,1% so với dịp Tết Giáp Thìn 2024. ...

‘Nâng bước’ phát triển từ việc đa dạng các loại hình du lịch ở Việt Nam

Xu hướng tất yếu Cách trung tâm TP Hà Nội khoảng 50km, bao bọc xung quanh bởi hồ Đồng Mô, cùng những ngọn đồi tự nhiên thơ mộng, xã Kim Sơn (thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội) đang dần chuyển dịch từ một địa phương thuần nông sang kinh tế thương mại, dịch vụ, du lịch. Chia sẻ với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam, Phó Chủ tịch UBND xã Kim Sơn, ông Trần Long Vân...

Tầm cao mới của Thành phố cửa biển

(PLVN) - Sau khi xác lập và giữ nhiều kỷ lục về phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) suốt nhiều năm, Hải Phòng chọn 2025 là năm đẩy mạnh chương trình mở rộng không gian phát triển kinh tế, nhằm nâng cao vị thế Thành phố (TP), mở rộng không gian thu hút đầu tư, tạo đà phát triển bước vào kỷ nguyên mới cùng đất nước. Những ngày đầu Xuân Ất Tỵ, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng...

Ngày đầu năm mới, biển người váy áo xúng xính check-in Lễ hội Xuân lớn nhất Việt Nam

01/02/2025 12:24 (PLVN) -  “Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy”. Từ mùng 4 Tết, với người Việt chính là thời gian du Xuân, vãn cảnh, vừa để cầu mong những điều tốt lành trong năm mới, vừa có khoảng thời gian ý nghĩa bên người thân. Năm nay, Lễ hội Ánh sáng phương Đông - lễ hội Xuân lớn nhất Việt Nam tại Ocean City chính là điểm đến không thể bỏ...

FTZ – Động lực phát triển Đà Nẵng

(PLVN) - Ngày 26/6/2024 được coi là một ngày đáng nhớ trong giai đoạn phát triển mới của Đà Nẵng, khi Quốc hội thông qua Nghị quyết 136/2024/QH15 về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng. Nghị quyết 136 có một điều đặc biệt, dành riêng một Điều 13 với 2883 chữ quy định về việc thành lập Khu thương mại tự do (Free Trade Zone...

Bài đọc nhiều

Hà Nội tạm đình chỉ quán bún riêu bán 1,2 triệu đồng 3 bát ngày mùng 1 Tết

Chủ tịch UBND phường Bách Khoa (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) Hoàng Thị Tuyết Lan cho biết đã yêu cầu đình chỉ hoạt động quán bún riêu bán 1,2 triệu đồng 3 bát bún ngày mùng 1 Tết. Tối 31-1 (tức mùng 3...

Khách quốc tế đến TP.HCM đầu năm 2025 tăng cao

Trong bối cảnh kinh tế chung vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng dịp năm mới 2025, khách quốc tế đến TP.HCM tăng cao. Doanh thu ước đạt khoảng 7.690 tỉ đồng, tăng 17,4% so với 6.550 tỉ đồng cùng kỳ năm 2024. Sở Du...

Dự báo mới nhất về lãi suất, giá USD sau Tết

(NLĐO) - Đồng USD mạnh lên trên thị trường quốc tế là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới tỉ giá USD/VNĐ. ...

Dấu ấn đặc biệt của phát triển kinh tế 2024

(PLVN) - Năm 2024 được coi là năm đặc biệt của kinh tế Việt Nam bởi trong bối cảnh toàn cầu khó khăn nhưng các tổ chức quốc tế, định chế tài chính lớn của thế giới liên tục thay đổi dự báo tăng trưởng của Việt Nam theo xu hướng ngày càng tích cực về cuối năm. Kết quả, kinh tế Việt Nam đã về đích ngoạn mục, vượt cả mục tiêu đề ra lẫn các dự báo của...

Thị trường mùng 3 Tết: giá hoa ổn định, đắt hàng đồ lễ chùa, hóa vàng

Thông tin từ Bộ Công Thương về tình hình thị trường, ngày mùng 3 Tết: Sức mua cũng như nguồn hàng đã dồi dào hơn khi có nhiều chợ dân sinh, siêu thị mở cửa trở lại đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đầu năm. ...

Cùng chuyên mục

Dòng tiền có thể dồn vào cổ phiếu riêng lẻ

(NLĐ) - Trong phiên 3-2 nhiều cổ lớn giảm điểm rất mạnh. Thị trường kỳ vọng dòng tiền sẽ dồn vào các mã chứng khoán riêng lẻ ...

Khối ngoại xả mạnh tay gần 1.500 tỷ đồng phiên khai xuân Ất Tỵ

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 12,02 điểm (-0,95%), về mức 1.253,03 điểm; HNX-Index tăng 0,48 điểm (+0,22%), lên mức 223,49 điểm. Đáng chú ý, khối ngoại bán ròng mạnh gần 1.500 tỷ đồng trên toàn thị trường. Khối ngoại xả mạnh tay gần 1.500 tỷ đồng phiên khai xuân Ất TỵKết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 12,02 điểm (-0,95%), về mức 1.253,03 điểm; HNX-Index tăng 0,48 điểm (+0,22%), lên mức 223,49 điểm. Đáng chú ý, khối ngoại...

Thủ tướng: Không để xảy ra vụ việc tương tự Ngân hàng SCB

Ngành ngân hàng cần đẩy mạnh chuyển đổi số, giảm chi phí để giảm lãi suất, tập trung tín dụng lĩnh vực ưu tiên, động lực tăng trưởng. Sáng 3-2, ngày đầu tiên trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán...

Gần 3,6 triệu hành khách qua các sân bay Việt Nam dịp Tết

Trong dịp Tết Ất Tỵ, có xấp xỉ 3,6 triệu hành khách thông qua các sân bay Việt Nam, tăng 16% so với cùng kỳ 2024. Hành khách quốc tế và nội địa đều tăng so với cùng kỳ. Thông tin từ Cục Hàng...

‘Bát bún riêu giá 400.000 đồng’ và chuyện minh bạch giá cả dịp lễ, Tết

Từ chuyện ba bát bún riêu ở Hà Nội giá 1,2 triệu đồng và bốn con sò điệp Nhật ở Vũng Tàu giá 1,4 triệu đồng, cần đặt ra tính minh bạch của các hàng quán trong dịp lễ, Tết. Những ngày đầu năm...

Mới nhất

Khối ngoại xả mạnh tay gần 1.500 tỷ đồng phiên khai xuân Ất Tỵ

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 12,02 điểm (-0,95%), về mức 1.253,03 điểm; HNX-Index tăng 0,48 điểm (+0,22%), lên mức 223,49 điểm. Đáng chú ý, khối ngoại bán ròng mạnh gần 1.500 tỷ đồng trên toàn thị trường. Khối ngoại xả mạnh tay gần 1.500 tỷ đồng phiên khai xuân Ất TỵKết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 12,02...

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà gặp mặt đầu xuân Ất Tỵ 2025 công chức, viên chức, người lao động khối cơ quan Bộ...

(Moha.gov.vn)-Sáng ngày 03/02/2025, ngày làm việc đầu tiên sau dịp nghỉ Tết cổ truyền Ất Tỵ năm 2025, tại trụ sở Bộ, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà gặp mặt đầu xuân cán bộ, công chức, viên chức, người...

ĐSVN tổ chức lễ ra quân đầu năm kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng

Trong không khí vui tươi của dịp Xuân mới Ất Tỵ - 2025, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức buổi Gặp mặt đầu năm và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 – 03/02/2025).Tham dự lễ ra quân có Lãnh đạo Tổng công ty, cán bộ nhân viên cơ...

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương nhận Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng

Kinhtedothi - Chiều 3/2, Thành ủy Hà Nội trang trọng tổ chức Lễ trao Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Trần Đức Lương - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước nhân kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025). Tổng Bí thư Tô Lâm gửi lẵng...

Mới nhất