Trang chủKhoa học - Công nghệKhoa họcThủ tướng đề xuất 5 cơ chế đặc biệt để khoa học...

Thủ tướng đề xuất 5 cơ chế đặc biệt để khoa học công nghệ phát triển đột phá



DNVN – Thảo luận tại tổ Quốc hội về dự thảo Nghị quyết thí điểm chính sách tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, để thực sự đổi mới, cần có những cơ chế đủ mạnh và đặc biệt thay vì chỉ dừng lại ở mức đặc thù để thúc đẩy khoa học, công nghệ phát triển đột phá.

Sáng 15/2, Quốc hội làm việc tại hội trường, nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự thảo Nghị quyết thí điểm một số chính sách nhằm tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Dự thảo này nhằm thể chế hóa Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Thảo luận tại tổ Quốc hội sau đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, để phát triển nhanh và bền vững, Việt Nam phải dựa vào khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Đây không chỉ là xu thế tất yếu mà còn là lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu.

Chính phủ đã chỉ đạo sửa đổi nhiều luật quan trọng như Luật Ngân sách nhà nước, các luật thuế, Luật Doanh nghiệp, Luật Khoa học và Công nghệ… để tháo gỡ những rào cản thể chế. Một số luật dự kiến sẽ được trình Quốc hội trong kỳ họp tháng 5 tới. Tuy nhiên, để Nghị quyết 57 nhanh chóng đi vào thực tiễn, Chính phủ trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, để thực sự đổi mới, cần có những cơ chế đặc biệt thay vì chỉ dừng lại ở mức đặc thù để thúc đẩy khoa học, công nghệ phát triển đột phá. (Ảnh: VGP).

Dự thảo Nghị quyết tập trung tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc đang rất cần thiết để thực hiện Nghị quyết 57 nên cũng chưa bao trùm, toàn diện hết các vấn đề; do đó sau khi ban hành Nghị quyết này cần tiếp tục sửa các luật khác.

Thủ tướng khẳng định, để thực sự đổi mới, cần có những cơ chế đặc biệt thay vì chỉ dừng lại ở mức đặc thù. Những cơ chế này phải đủ mạnh để thúc đẩy khoa học, công nghệ phát triển đột phá.

Thủ tướng đề xuất 5 cơ chế đặc biệt để gỡ vướng. Thứ nhất, cơ chế đặc biệt phát triển hạ tầng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số. Việt Nam đang thiếu hụt nghiêm trọng hạ tầng trong các lĩnh vực này, trong khi nguồn lực đầu tư rất lớn. Vì vậy, ngoài ngân sách Nhà nước, cần cơ chế huy động vốn từ khu vực tư nhân, hợp tác công tư, xã hội hóa và đóng góp từ người dân.

Thứ hai, cơ chế đặc biệt trong quản lý, quản trị khoa học công nghệ.Thủ tướng đề xuất các mô hình quản trị linh hoạt như: lãnh đạo công – quản trị tư, đầu tư công – quản lý tư, hoặc đầu tư tư – sử dụng công. Ví dụ, Nhà nước có thể đầu tư vào một trung tâm nghiên cứu nhưng giao doanh nghiệp tư nhân vận hành để tối ưu hiệu quả.

Thứ ba, cơ chế đặc biệt thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu. Cần tạo điều kiện thuận lợi hơn để các nhà khoa học thương mại hóa công trình nghiên cứu. Đồng thời, phân cấp, phân quyền mạnh hơn cho các địa phương, bộ, ngành trong phê duyệt dự án, giảm thủ tục hành chính và loại bỏ cơ chế xin – cho.

Thứ tư, cơ chế đặc biệt bảo vệ người thực thi chính sách. Hiện nay, việc tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu do tâm lý sợ trách nhiệm, e ngại rủi ro. Thủ tướng đề xuất thiết lập cơ chế miễn trừ trách nhiệm cho những người thực hiện chính sách nếu họ làm đúng quy trình, tránh tình trạng trì trệ do lo ngại sai sót.

Thứ 5, cơ chế đặc biệt thu hút nhân tài. Để phát triển khoa học, công nghệ, cần chính sách thu hút nhân tài không chỉ trong khu vực công mà cả khu vực tư nhân, đồng thời thu hút chuyên gia nước ngoài. Các chính sách có thể bao gồm ưu đãi về thuế, phí, nhà ở, visa và hợp đồng lao động.

Cũng theo người đứng đầu Chính phủ, nghiên cứu khoa học luôn đi kèm với rủi ro và độ trễ. Cần chấp nhận những thất bại ban đầu như “học phí” để có thêm kiến thức, kinh nghiệm, trí tuệ. Tuy nhiên, cũng cần kiểm soát chặt chẽ để tránh lợi dụng chính sách phục vụ lợi ích cá nhân.


Minh Thu





Nguồn: https://doanhnghiepvn.vn/cong-nghe/thu-tuong-de-xuat-5-co-che-dac-biet-de-khoa-hoc-cong-nghe-phat-trien-dot-pha/20250215033402950

Cùng chủ đề

Văn hóa của 54 dân tộc là tài sản vô giá

Ngày 15-2, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức ngày hội "Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc" xuân Ất Tỵ 2025 ...

Bộ Giáo dục và Đào tạo bỏ xét tuyển sớm

Theo vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy chế tuyển sinh đại học năm 2025 sẽ bỏ hẳn xét tuyển sớm. Điểm ưu tiên của mỗi thí sinh được quy định không vượt quá 10% mức điểm tối đa. ...

Dùng trí tuệ nhân tạo chuyển đổi giáo dục cho trẻ mắc chứng đa dạng thần kinh

Trẻ mắc chứng đa dạng thần kinh (não phát triển hoặc hoạt động khác biệt so với phần lớn mọi người) thường gặp khó khăn với các phương pháp giáo dục truyền thống. ...

Quốc vương Qatar thăm Ấn Độ vào tuần tới

Đây là chuyến thăm thứ hai của Quốc vương Qatar Tamim Bin Hamad Al-Thani tới Ấn Độ trong vòng 10 năm.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Rào cản pháp lý đang kìm hãm khoa học, công nghệ phát triển

DNVN - Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, thời gian qua, khoa học, công nghệ không phát triển được là do vướng mắc trong hệ thống pháp luật. Động đến vấn đề nào của hoạt động khoa học, công nghệ, chuyển đổi số quốc gia cũng có khó khăn do các quy định hiện...

Đài Loan gia hạn kiểm tra sầu riêng nhập khẩu từ Việt Nam

DNVN - Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (TFDA) vừa quyết định gia hạn biện pháp kiểm tra từng lô sầu riêng nhập khẩu từ Việt Nam đến hết ngày 30/4/2025. ...

Công ty Chứng khoán TP Hồ Chí Minh bị nhắc chở chậm công bố thông tin

DNVN - Ngày 14/2, Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE) có thông báo nhắc nhở chậm công bố thông tin Nghị quyết Hội đồng quản trị (HĐQT) về tăng hạn mức tín dụng đối với Công ty Cổ phần Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. ...

Cần chính sách ưu tiên cho doanh nghiệp chủ động đổi mới công nghệ

DNVN - Hiện nay dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo gần như mới chỉ tập trung vào các nhiệm vụ khoa học công nghệ và công cụ của Nhà nước, chưa phải là nội dung thúc đẩy làm sao để doanh nghiệp đổi mới công nghệ, tìm lối...

Cơ hội hợp tác, cập nhật công nghệ pin và lưu trữ năng lượng

DNVN - Triển lãm quốc tế công nghệ pin, ắc quy và lưu trữ năng lượng Việt Nam (BATTERY EXPO 2025) sẽ diễn ra từ ngày 25-27/6/2025 tại Trung tâm Triển lãm quốc tế (I.C.E Hanoi). Sự kiện quy tụ gần 200 doanh nghiệp đến từ nhiều quốc gia với những công nghệ tiên...

Bài đọc nhiều

DeepSeek chỉ đạt 17% độ chính xác, thua xa đối thủ phương Tây

Trong bài kiểm tra của một tổ chức xếp hạng độ tin cậy lớn, AI Trung Quốc DeepSeek chỉ đạt 17% độ chính xác, xếp thứ 10/11 trong các chatbot AI được đánh giá. Theo Hãng tin Reuters, ngày 29-1 (giờ địa phương), tổ...

Đóng góp xây dựng Nghị định quy định về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo

NDO - Ngày 13/2, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định một số nội dung về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo. Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng và...

Người lính nơi biển đảo chúc mừng năm mới tới hậu phương ở đất liền

TPO - Những chiếc lá dong xanh, từng hạt gạo nếp dẻo thơm được gói kỹ càng dưới ánh đèn vàng trên boong tàu. Dù xa đất liền, những người lính biển đang tái hiện không khí Tết quê nhà bằng những món ăn truyền thống. Đặc biệt, ở nơi cách xa tổ ấm, sự ấm áp lại được lan tỏa từ tình đồng chí, ánh mắt sẻ chia. Nhân dịp đầu Xuân năm mới, các cán bộ,...

Quái thú 70 triệu tuổi lộ diện ở Quảng Đông: Loài chưa từng biết

(NLĐO) - Các phần xương của một con quái thú kỷ Phấn Trắng đã được tìm thấy trong lớp sỏi đỏ gần TP Triệu Khánh, tỉnh Quảng Đông - Trung Quốc. ...

Phát hiện bất ngờ liên quan đến “trái tim” của Trái Đất

(NLĐO) - Sóng địa chất đã tiết lộ lõi trong của Trái Đất không chỉ thay đổi tốc độ quay mà còn đang thay đổi cả hình dạng. ...

Cùng chuyên mục

Rào cản pháp lý đang kìm hãm khoa học, công nghệ phát triển

DNVN - Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, thời gian qua, khoa học, công nghệ không phát triển được là do vướng mắc trong hệ thống pháp luật. Động đến vấn đề nào của hoạt động khoa học, công nghệ, chuyển đổi số quốc gia cũng có khó khăn do các quy định hiện...

Zalo thu phí người dùng tạo tài khoản mới

Nhiều người dùng cho biết họ phải trả tiền mới được tạo tài khoản Zalo mới, dù ứng dụng này vẫn tuyên bố là ‘ứng dụng nhắn tin và gọi điện miễn phí trên di động và máy tính’. Theo tìm hiểu của Tuổi...

Đẩy mạnh triển khai các mục tiêu chiến lược

Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy, Trưởng Tiểu ban Khoa học Tự nhiên cho biết, năm 2024 đánh dấu những thành tựu nổi bật trong lĩnh vực khoa học tự nhiên với sự phối hợp hiệu quả giữa Bộ Khoa học và Công nghệ, các tiểu ban chuyên môn và UNESCO. Đáng chú ý, các bên liên quan đã đạt được những tiến bộ đáng kể, từ việc thúc đẩy các chương trình...

Sự sống giống Trái Đất có thể hiện diện ở “hành tinh thây ma”

(NLĐO) - Phát hiện gây sốc của các nhà khoa học Mỹ về một loại ngoại hành tinh chết chóc có thể cho thấy tương lai của hệ Mặt Trời 5 tỉ năm sau. ...

OpenAI chính thức từ chối ‘bán mình’ cho tỉ phú Elon Musk

OpenAI khẳng định họ không phải để bán, và chính thức từ chối đề nghị mua lại của tỉ phú Elon Musk với giá gần 100 tỉ USD. Ngày 14-2 (giờ Mỹ), ban quản trị OpenAI đã từ chối lời đề nghị trị giá...

Mới nhất

5 “cơ chế đặc biệt” để gỡ vướng cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Thảo luận tại tổ đại biểu Quốc hội sáng 15/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh để thực hiện Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị, tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thì cần có các cơ chế, chính sách đặc biệt, chứ không chỉ là đặc thù. ...

Sau 6 năm, Nhật Bản mới chuẩn bị đón chuyến thăm cấp nhà nước, đó là…

Vị khách trong chuyến thăm cấp nhà nước gần đây nhất tới Nhật Bản là Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tháng 5/2019.

thực hiện quyết liệt, hiệu quả sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Kinhtedothi - Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký Công văn số 479/UBND-TH về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Theo đó, Chủ tịch UBND TP yêu cầu Giám đốc, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã, theo chức năng,...

Bộ GD-ĐT: Năm 2025, các đại học không còn xét tuyển sớm

Năm 2025, các đại học sẽ không còn đợt xét tuyển sớm. Tất cả các phương thức sẽ được xét chung trong một đợt. PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT ngày 15/2 cho biết Quy chế tuyển sinh đại học năm 2025 sẽ được ban hành trong tháng 2. Quy chế chính thức có...

Làm đường sắt và đường sắt đô thị: Cần ưu tiên đặt hàng doanh nghiệp nội

"Việc đặt hàng này giúp tăng trưởng trong nước, còn nếu mua nước ngoài sẽ chảy ra nước ngoài và không bao giờ chúng ta có ngành công nghiệp đường sắt" - đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) nói. ...

Mới nhất