Trang chủNewsThời sựThủ tướng chủ trì cuộc họp Thường trực Tiểu ban Kinh tế-xã...

Thủ tướng chủ trì cuộc họp Thường trực Tiểu ban Kinh tế-xã hội Đại hội XIV của Đảng


Thủ tướng chủ trì cuộc họp Thường trực Tiểu ban Kinh tế-xã hội Đại hội XIV của Đảng- Ảnh 1.
Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Tiểu ban ghi nhận, đánh giá cao các thành viên Tiểu ban, Tổ biên tập đã làm việc với tinh thần, trách nhiệm cao, đảm bảo chất lượng, tiến độ – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Dự cuộc họp có: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh; các thành viên Thường trực Tiểu Ban, Thường trực Tổ Biên tập.

Cuộc họp nhằm rà soát các công việc của Tiểu ban, xác định các nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới và đặc biệt là cho ý kiến với dự thảo Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2026-2030, trước khi phiên họp toàn thể của Tiểu ban cho ý kiến với dự thảo để trình Bộ Chính trị, trình Hội nghị Trung ương lần thứ 10, khóa XIII.

Theo các báo cáo, ý kiến tại cuộc họp, sau phiên họp thứ hai, Tiểu ban đã chủ động, tích cực, nỗ lực triển khai và hoàn thành nhiều nội dung công tác bảo đảm tiến độ, chất lượng. Trong đó, đã trình Hội nghị Trung ương 9 thông qua Đề cương chi tiết của Báo cáo kinh tế-xã hội; xây dựng Dự thảo Báo cáo kinh tế-xã hội; nghiên cứu, đối chiếu, cập nhật nội dung của Dự thảo Báo cáo Chính trị theo nguyên tắc Báo cáo Chính trị là báo cáo trung tâm, Báo cáo kinh tế-xã hội là báo cáo chuyên đề.

Thủ tướng chủ trì cuộc họp Thường trực Tiểu ban Kinh tế-xã hội Đại hội XIV của Đảng- Ảnh 2.
Thủ tướng yêu cầu các thành viên Tiểu ban, Tổ biên tập tiếp tục phát huy, hoàn thiện thêm một bước dự thảo báo cáo để phục vụ phiên họp toàn thể sắp tới của Tiểu ban Kinh tế-xã hội – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trong quá trình công tác, Tổ Biên tập của Tiểu ban Văn kiện và Tiểu ban Kinh tế-xã hội thường xuyên trao đổi nhằm đảm bảo tính thống nhất, cập nhật giữa hai báo cáo. Tiểu ban đã tổ chức các đoàn công tác khảo sát, làm việc với 4 vùng: Trung du miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên.

Cùng với nghiên cứu các báo cáo, đề xuất, kiến nghị có giá trị từ thực tiễn của các địa phương qua các buổi làm việc tại các vùng và các chuyên đề nghiên cứu chuyên sâu một số bộ, ngành về các lĩnh vực quan trọng, then chốt, Tổ Biên tập cập nhật xây dựng dự thảo Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2026-2030.

Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Tiểu ban ghi nhận, đánh giá cao các thành viên Tiểu ban, Tổ biên tập đã làm việc với tinh thần, trách nhiệm cao, đảm bảo chất lượng, tiến độ; yêu cầu tiếp tục phát huy, hoàn thiện thêm một bước dự thảo báo cáo để phục vụ phiên họp toàn thể sắp tới của Tiểu ban Kinh tế-xã hội.

Trưởng Tiểu ban yêu cầu tổ chức các đoàn công tác của Tiểu ban đi khảo sát, làm việc, lấy ý kiến tại 2 vùng là Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long; xin ý kiến các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để bổ sung, hoàn thiện báo cáo.

Thủ tướng chủ trì cuộc họp Thường trực Tiểu ban Kinh tế-xã hội Đại hội XIV của Đảng- Ảnh 3.
Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại cuộc họp – Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng chủ trì cuộc họp Thường trực Tiểu ban Kinh tế-xã hội Đại hội XIV của Đảng- Ảnh 4.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn phát biểu tại cuộc họp – Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng chủ trì cuộc họp Thường trực Tiểu ban Kinh tế-xã hội Đại hội XIV của Đảng- Ảnh 5.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại cuộc họp – Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng chủ trì cuộc họp Thường trực Tiểu ban Kinh tế-xã hội Đại hội XIV của Đảng- Ảnh 6.
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu tại cuộc họp – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu việc xây dựng dự thảo Báo cáo cần bám sát Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025, các nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, có các số liệu cụ thể để chứng minh.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương rà soát nội dung theo chỉ đạo của Trung ương và nghiêm túc thực hiện ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại phiên họp Thường trực Tiểu ban Văn kiện ngày 14/8/2024; bổ sung nội dung, xây dựng dự thảo Báo cáo đảm bảo đầy đủ, toàn diện, khách quan, nhất là về kết quả phát triển kinh tế-xã hội 5 năm, trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều khó khăn, phức tạp, như dịch COVID-19 với hậu quả còn kéo dài, cạnh tranh chiến lược, xung đột, đứt gẫy chuỗi sản xuất, cung ứng, phân phối, ảnh hưởng tới tình hình phát triển kinh tế trong nước, trong khi vẫn phải xử lý các vấn đề tồn đọng và những vấn đề mới phát sinh.

Dự thảo Báo cáo cần xác định rõ mức độ hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế- xã hội, nhất là chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế; nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài, bội chi ngân sách được kiểm soát hiệu quả; các điểm nhấn trong phát triển hạ tầng, như đường bộ cao tốc, đường dây tải điện 500 kV mạch 3, nghiên cứu xây dựng đường sắt tốc độ cao…

Dự thảo Báo cáo cũng cần nêu bật thành tựu về an sinh xã hội, nhất là trong đại dịch COVID-19; tăng lương cho người lao động, tăng lương cơ sở cho công chức, viên chức; thực hiện không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội và môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần; thành tựu giữ gìn, phát huy giá trị, phát triển văn hóa đặt ngang hàng với chính trị, kinh tế, xã hội…

Qua đó, khẳng định sự nỗ lực, cố gắng của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ của người dân, doanh nghiệp dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đồng thời nêu những nguyên nhân, bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện.

Thủ tướng chủ trì cuộc họp Thường trực Tiểu ban Kinh tế-xã hội Đại hội XIV của Đảng- Ảnh 7.
Trưởng Tiểu ban yêu cầu tổ chức các đoàn công tác của Tiểu ban đi khảo sát, làm việc, lấy ý kiến tại 2 vùng là Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long; xin ý kiến các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để bổ sung, hoàn thiện báo cáo – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Chính phủ cũng nhấn mạnh, dự thảo Báo cáo về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2026-2030 cần phân tích bối cảnh, tình hình xác định cơ hội, thuận lợi, khó khăn, thách thức; xác định các quan điểm, mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu, các giải pháp, nhiệm vụ; rà soát, bổ sung phương châm hành động, cách tiếp cận mới, những quan điểm, định hướng mang tính đột phá cho giai đoạn tới để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, thực hiện các mục tiêu phát triển đất nước tới thời điểm kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng và 100 năm thành lập nước.

Thủ tướng cho rằng, cùng với thực hiện 3 đột phá chiến lược, nhất là đột phá về phát triển hạ tầng, cần làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống là đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, như kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ, các lĩnh vực mới nổi, dựa vào khoa học, công nghệ, đổi mới, sáng tạo; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi của cấp dưới, tăng cường kiểm tra, giám sát; cải cách thủ tục hành chính; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách; phát triển công nghiệp văn hóa, giải trí; coi trọng an sinh xã hội; xây dựng đô thị thông minh, hiện đại, văn minh…

Đặc biệt, cần đề xuất các cơ chế đột phá để huy động mọi nguồn lực, nhất là hợp tác công tư cho phát triển hạ tầng giao thông, y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội… để phát triển đất nước, đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.



Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/thu-tuong-chu-tri-cuoc-hop-thuong-truc-tieu-ban-kinh-te-xa-hoi-dai-hoi-xiv-cua-dang-378662.html

Cùng chủ đề

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban KT-XH Đại hội XIV của Đảng

Ngày 13/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chủ trì làm việc với Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIV của Đảng. Tại buổi làm việc, đồng chí Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Tiểu ban Kinh tế - Xã hội và đồng chí Nguyễn Chí Dũng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thường trực...

Tiểu ban Kinh tế-Xã hội Đại hội XIV của Đảng làm việc tại vùng Tây Nguyên

Đại diện một số bộ, ngành cũng cập nhật thông tin về định hướng phát triển y tế, bảo vệ và phát huy giá trị văn hoá Tây Nguyên, điều tra dân số dân tộc thiểu số, đồng thời gợi mở những động lực mới để...

Đổi mới mạnh mẽ tư duy xây dựng thể chế, kiến tạo không gian mới phát triển

Kết luận cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đánh giá cao những ý kiến đóng góp làm mới những nội dung, nhiệm vụ đã được nêu trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIV, nhất là nhóm vấn đề mới đặt ra...

Tiểu ban Kinh tế-Xã hội làm việc với các tỉnh Vùng Trung du và miền núi phía bắc

Sau gần 2 năm triển khai Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị, tăng trưởng GRDP của vùng năm 2023 đạt 6,53%, cao hơn bình quân chung của cả nước (5,05%). GRDP bình quân đầu người của vùng đạt khoảng 68 triệu đồng, cao hơn...

Thủ tướng chủ trì phiên họp Tiểu ban KTXH Đại hội XIV của Đảng

Phiên họp tập trung thảo luận về Đề cương Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2030, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2026-2030 (Đề cương Báo cáo). Cùng tham dự phiên họp có: Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Tô Lâm; Bí...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hội nghị phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Chiều 11/2 tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Cùng chủ trì Hội nghị có Phó Thủ tướng Lê Thành...

Xây dựng gần 50 văn bản pháp luật tài nguyên và môi trường

Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Theo Chương trình công tác của Bộ, năm 2025 sẽ tập trung xây dựng và hoàn thiện 9 văn bản quy phạm pháp luật trình Chính phủ và 39 văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng. ...

Xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Đồng Phúc (Bắc Giang)

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 258/QĐ-TTg ngày 10/2/2025 về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Đồng Phúc, tỉnh Bắc Giang (Dự án). Quyết định nêu rõ, nhà đầu...

Ông Trương Cảnh Tuyên giữ chức Phó Bí thư Thành ủy Cần Thơ

(TN&MT) - Ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang được Ban Bí thư điều động, chỉ định giữ chức Phó Bí thư Thành ủy Cần Thơ, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Ông Trương Cảnh Tuyên sinh năm 1969; quê quán huyện Yên...

Thủ tướng chỉ đạo, tháo gỡ nhiều chương trình, dự án lớn của Đà Nẵng

Tối 9/2, tại Đà Nẵng, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng để giải quyết các đề xuất, kiến nghị của Đà Nẵng, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, giúp thành phố triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách đặc thù, phát triển tăng tốc, bứt phá. ...

Bài đọc nhiều

Giới thiệu cuốn sách của Tổng Bí thư Tô Lâm về người Công an cách mạng

Cuốn sách của Tổng Bí thư Tô Lâm mang tựa đề: "Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và Nhân dân - Sáng ngời tư cách người Công an cách mạng". Ngày 3/2, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng và Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức họp báo giới thiệu, phát hành cuốn sách "Tuyệt đối...

Thông qua đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế đặc thù làm metro

Bộ Giao thông vận tải được giao tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ trong quá trình xây dựng, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Quốc hội theo đúng quy định. ...

Cán bộ Quảng Nam phải bám đất, bám người, “sống chết” với Quảng Nam để tỉnh đi đầu trong phát triển

Chiều 8/2, tại thành phố Tam Kỳ, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam về tình hình kinh tế-xã hội, kết quả triển khai các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong chuyến công tác tại Quảng Nam năm 2022, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025, giải quyết các đề xuất, kiến nghị của tỉnh, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc. ...

Bình Định phấn đấu khởi công nâng cấp, mở rộng Cảng hàng không Phù Cát trước 24/8

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn khẳng định, dự án nâng cấp, mở rộng Cảng hàng không Phù Cát là dự án trọng điểm, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của tỉnh, cần phối hợp chặt chẽ, đẩy nhanh các thủ tục để đảm bảo tiến độ. ...

79 năm Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập: Giữ vững lời thề lịch sử

Đội tiêu binh danh dự duyệt đội ngũ qua trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN) Bản Tuyên ngôn độc lập thể hiện mạnh mẽ khát vọng của Việt Nam về vấn đề độc lập dân tộc và ý chí “quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy.” Ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh...

Cùng chuyên mục

Dâng sao giải hạn: Nên hay không nên?

Dâng sao giải hạn phản ánh nhu cầu tìm kiếm sự bình an của con người. Tuy nhiên, việc quá tin vào nghi lễ này cũng có thể tạo nên những hệ lụy khó lường. Dâng sao giải hạn là một tín ngưỡng, nghi lễ phổ biến trong văn hóa Á Đông, đặc biệt ở Việt Nam. Theo quan niệm dân gian, mỗi người trong mỗi năm đều bị chi phối bởi một ngôi sao chiếu...

Phòng khám bị tố cắt bao quy đầu với giá “cắt cổ”

(NLĐO) – Người đàn ông tại Bình Thuận làm chi phí cắt bao quy đầu với giá hơn 50 triệu đồng, phải gọi điện cầu cứu viện phí người nhà ...

Hội nghị phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Chiều 11/2 tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Cùng chủ trì Hội nghị có Phó Thủ tướng Lê Thành...

Người mẹ khóc ròng khi con trai mất tích, liên tục bị gọi điện đòi tiền chuộc

Nghe tin con trai nghi bị lừa qua Campuchia, bà Rơ Mah Psem (Gia Lai) đau khổ, khóc cạn nước mắt. Do hoàn cảnh gia đình nghèo khó, người anh đã viết đơn cầu cứu cơ quan chức năng vì không có tiền chuộc. Những ngày qua, thông tin về Rơ Mah Giú (22 tuổi, trú tại Làng Bi, xã la O, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) nghe lời người lạ, nghi bị đưa sang Campuchia gây xôn xao...

Nhà báo Mỹ: Vũ khí viện trợ cho Ukraine rơi vào tay băng đảng tội phạm

(Dân trí) - Một nhà báo nổi tiếng cho biết, một nửa số vũ khí được Mỹ cung cấp cho Ukraine đã bị tuồn ra thị trường chợ đen quốc tế, trong đó có số vũ khí rơi vào tay các băng đảng khét tiếng ở Mexico. "Một lượng lớn vũ khí mà Mỹ đã viện trợ cho Ukraine trong cuộc xung đột với Nga đã rơi vào tay những kẻ thù thực sự của Washington", nhà báo Mỹ Tucker...

Mới nhất

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng tham gia đoàn công tác của Thủ tướng Chính phủ khảo sát hai dự án đường bộ quan trọng...

(MPI) - Ngày 09/02/2025, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng tham gia đoàn công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đi khảo sát hai dự án đường bộ quan trọng trên địa bàn là đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh và cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn,...

Tránh tạo khoảng trống pháp lý trong triển khai thực hiện Luật Đầu tư công 2024

(MPI) - Nhằm tránh tạo khoảng trống pháp lý khi Luật Đầu tư công năm 2024 có hiệu lực, tạo điều kiện cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương lập, thẩm định, phê duyệt các chương trình, nhiệm vụ, dự án và xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030, Bộ...

Bóc tách giá trị gia tăng, lập hiệp hội kiểu AmCham để mở rộng thị trường Mỹ

Phân tích sâu giá trị gia tăng trong công đoạn sản xuất, lập hiệp hội tương tự AmCham hay EuroCham, mua sáng chế,... được gợi ý như các giải pháp giúp doanh nghiệp Việt tham gia thị trường Mỹ hiệu quả hơn. ...

VN-Index hồi phục tăng hơn 5 điểm, khối ngoại vẫn bán ròng hơn 640 tỷ đồng

NDO - Phiên giao dịch ngày 11/2, thị trường giao dịch giằng co trên mức tham chiếu, lực cầu gia tăng cuối phiên kéo chỉ số đảo chiều bật tăng, cổ phiếu các nhóm ngành phần mềm, nguyên vật liệu, ngân hàng… tăng tốt, đóng góp tích cực giúp VN-Index tăng 5,19 điểm khi chốt phiên, lên mức 1.268,45...

Tăng cường ôn thi cuối cấp là trách nhiệm của các trường học

TPO - Chiều 11/2, Bộ GD&ĐT có văn bản gửi UBND các tỉnh về việc tăng cường chỉ đạo đối với giáo dục phổ thông, trong đó yêu cầu, tổ chức cho học sinh lớp cuối cấp tăng cường ôn thi tuyển sinh, ôn thi tốt nghiệp, tuyệt đối không buông lỏng ôn tập cho học sinh yếu...

Mới nhất