Trang chủKinh tếNông nghiệpThủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia,...

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia, kỳ vọng năm 2025 thu 20 tỷ USD từ xuất khẩu gỗ


Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhằm xây dựng ngành lâm nghiệp trở thành một ngành kinh tế, kỹ thuật trên cơ sở thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp; đảm bảo sự tham gia rộng rãi, bình đẳng của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động lâm nghiệp, huy động các nguồn lực xã hội; phát huy tối đa các tiềm năng, vai trò và giá trị của rừng để phát triển bền vững; đóng góp ngày càng tăng vào quá trình phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ môi trường, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt 25 tỷ USD vào năm 2030

Quy hoạch cũng đặt ra những mục tiêu cụ thể như: Đảm bảo duy trì tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc ổn định từ 42 – 43%, chú trọng nâng cao chất lượng rừng, nhất là rừng tự nhiên hiện có.

Tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp bình quân đạt 5,0 – 5,5%/năm. Giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt 20 tỷ USD vào năm 2025 và 25 tỷ USD vào năm 2030; giá trị tiêu thụ đồ gỗ và lâm sản trong nước đạt 5 tỷ USD (quy đổi) vào năm 2025, 6 tỷ USD (quy đổi) vào năm 2030.

Đến năm 2025, giá trị thu nhập từ rừng trồng sản xuất trên một đơn vị diện tích tăng 1,5 lần, đến năm 2030 tăng 2 lần so với năm 2020.

Xây dựng ngành lâm nghiệp trở thành một ngành kinh tế, kỹ thuật - Ảnh 1.

Nhân viên Công ty TNHH Sản xuất Dương Linh khảo sát lập hồ sơ hỗ trợ cấp chứng chỉ FSC cho rừng sản xuất của các nhóm hộ tại huyện Lục Nam (Bắc Giang). Ảnh: Báo Bắc Giang.

Đến 2030, 100% diện tích rừng của các chủ rừng là tổ chức được quản lý bền vững nhằm nâng cao hiệu quả bảo tồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng sinh học và đảm bảo chức năng phòng hộ của rừng, giảm thiểu tối đa các vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp.

Đến năm 2050, xây dựng ngành lâm nghiệp trở thành một ngành kinh tế, kỹ thuật, phát huy tiềm năng và lợi thế của tài nguyên rừng nhiệt đới; ứng dụng công nghệ hiện đại và thân thiện với môi trường; tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ, giá trị gia tăng cao, chủ động tham gia chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu; đóng góp ngày càng tăng vào sự phát triển bền vững của đất nước; góp phần cải thiện sinh kế, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn gắn với việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống và không gian sinh tồn của đồng bào các dân tộc; bảo đảm giữ vững quốc phòng, an ninh của đất nước…

Theo định hướng quy hoạch lâm nghiệp toàn quốc đến năm 2030, về phát triển rừng: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, chọn tạo giống mới có năng suất, chất lượng cao, giống cây bản địa mọc nhanh có năng suất, chất lượng phục vụ phát triển rừng sản xuất, rừng gỗ lớn. Đảm bảo cung cấp bình quân 575 triệu cây/năm.

Xây dựng 1 trung tâm giao dịch sản phẩm gỗ quốc tế

Đến năm 2025, diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững đạt khoảng 500 nghìn ha và sẽ đạt khoảng 1 triệu ha vào năm 2030.

Chế biến, thương mại gỗ và lâm sản: Ưu tiên sử dụng trang thiết bị hiện đại, tự động hoá, chuyên môn hoá. Khuyến khích phát triển công nghệ tạo ra các sản phẩm chất lượng, có giá trị gia tăng cao. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua đổi mới nội dung chương trình đào tạo, gắn đào tạo với thực tiễn; đào tạo trên cơ sở đặt hàng và nhu cầu của doanh nghiệp. Ưu tiên ngân sách nhà nước cho đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất cho các đơn vị đào tạo. Ưu tiên phát triển trung tâm giao dịch gỗ tại các khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao; xây dựng 01 trung tâm giao dịch sản phẩm gỗ quốc tế; xây dựng các chương trình, kế hoạch xúc tiến thương mại, phát triển thị trường…

Để thực hiện quy hoạch này, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và PTNT chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu, tài liệu, hệ thống sơ đồ, bản đồ và cơ sở dữ liệu trong hồ sơ quy hoạch bảo đảm thống nhất với nội dung của Quyết định này, tuân thủ đúng quy định của pháp luật về quy hoạch và các quy định có liên quan; lưu trữ, lưu giữ hồ sơ quy hoạch được duyệt theo đúng quy định.

Tổ chức công bố, công khai Quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch; xây dựng kế hoạch thực hiện Quy hoạch; cung cấp dữ liệu có liên quan để cập nhật vào hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch theo quy định; tham mưu đề xuất thực hiện các nhiệm vụ giải pháp cần thiết theo quy định của pháp luật về quy hoạch và pháp luật liên quan.

Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý và tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch. 

Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối, bố trí vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện quy hoạch theo quy định của Luật Đầu tư công; phối hợp với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia đảm bảo phù hợp với các quy hoạch liên quan.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối, bố trí nguồn kinh phí sự nghiệp từ ngân sách trung ương để thực hiện các nội dung của Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia; phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch lâm nghiệp, đảm bảo phù hợp với các quy hoạch liên quan.

Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì quản lý thống nhất về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các địa phương thực hiện quy hoạch lâm nghiệp, bảo tồn thiên nhiên đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; kiểm tra, giám sát việc thực hiện quản lý bảo vệ và phát triển rừng đảm bảo phù hợp, thống nhất với quản lý đất đai.





Nguồn: https://danviet.vn/thu-tuong-chinh-phu-phe-duyet-quy-hoach-lam-nghiep-quoc-gia-ky-vong-nam-2025-thu-20-ty-usd-tu-xuat-khau-go-20240826223019006.htm

Cùng chủ đề

Phê duyệt điều chỉnh dự án sân bay Long Thành

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt điều chỉnh Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1. ...

Điều chỉnh quy mô, lộ trình đầu tư nhiều tuyến cao tốc

Đây là những nội dung mới tại Quyết định phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành. ...

Phiên họp thứ nhất BCĐ về phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Sáng 18/3 tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06, chủ trì và chỉ đạo Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo. Phiên họp diễn ra theo hình thức trực tiếp và kết nối trực tuyến tới các bộ, ngành và 63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Cùng dự...

Gần 39.000 tỷ đồng đầu tư cao tốc Quy Nhơn

Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku sẽ được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công nhằm kết nối Tây Nguyên với Nam Trung Bộ, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. ...

Thủ tướng Chính phủ chủ trì phiên họp Tiểu ban Kinh tế-xã hội Đại hội XIV của Đảng

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu dự thảo Báo cáo kinh tế-xã hội phải sát với tình hình thế giới, khu vực và yêu cầu phát triển đất nước, nội dung phải mang tính cập nhật hơn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mây mù bao phủ khu di tích danh thắng ở Hải Dương có lưng tựa núi, trước mặt là sông

Khu di tích danh thắng Côn Sơn - Kiếp Bạc thuộc TP Chí Linh (Hải Dương) tựa lưng vào núi Trán Rồng, trước mặt là sông Lục Đầu tạo thành vùng đất quần tụ đủ tứ linh, ngũ nhạc, lục đầu giang. ...

Bài đọc nhiều

Quảng Nam bức phá giảm nghèo từ các dự án liên kết chuỗi giá trị

Việc thực hiện các mô hình phát triển kinh tế theo chuỗi sản xuất, mô hình hỗ trợ sản xuất cộng đồng đã góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cao cho đồng bào vùng cao Quảng Nam. Các mô hình này không chỉ tạo việc làm, đem lại thu nhập ổn định cho người dân, mà phát huy hiệu quả trong công tác giảm nghèo bền vững ở địa phương.Các xã vùng cao trên của huyện Bắc...

Nông sản thực phẩm Việt Nam bị EU cảnh báo 130 lần, đề xuất siết chặt sử dụng thuốc BVTV, kháng sinh

Năm 2024 và 2 tháng đầu năm 2025, EU đưa ra 130 cảnh báo đối với nông sản thực phẩm xuất khẩu của Việt Nam, trong khi Thái Lan bị cảnh báo 74 lần, Indonesia 29 lần, Hàn Quốc 17 lần, Malaysia 9 lần, Nhật Bản 6 lần. Vậy, nguyên nhân...

Cây bonsai cổ thụ hình thù kỳ lạ, có chậu như cây khô ở Hội hoa xuân Nha Trang–Khánh Hòa

Nhiều cây bonsai cổ thụ hình thù kỳ lạ và bộ rễ độc đáp được trưng bày tại Hội hoa xuân Nha Trang – Khánh Hòa 2025. ...

Làng chài câu mực ở Quảng Ngãi vươn khơi

Câu mực khơi ở Quảng Ngãi là nghề lênh đênh trên biển nhiều ngày nhất. Một năm, các ngư dân bám biển 9 tháng và chỉ về đất liền có 3 tháng. Những ngày cuối tháng Giêng, các ngư dân lại tất bật chuẩn bị vươn khơi, bám biển.Hiện nay, dung tích các hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh Lào Cai chỉ đạt trên 50% công suất thiết kế. Để bảo đảm nước tưới tiêu, các địa...

Người La Hủ trồng sâm Lai Châu

Tuy nhiên hiện nay, chính sách hỗ trợ và công cụ quản lý trong phát triển giống sâm Lai Châu còn hạn chế; hạ tầng giao thông đến bản còn khó khăn. Để giải quyết vướng mắc này cần phát triển và hình thành chuỗi liên kết sản xuất giữa người dân và doanh nghiệp; chuyển giao khoa học công nghệ về giống, quy trình chăm sóc, thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm.Ông Đao...

Cùng chuyên mục

Trồng các loại rau củ ưa lạnh, làm 3 vụ, bán quanh năm, một nông dân là tỷ phú Kon Tum

Với mong muốn chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao thu nhập, ông A Phố, nông dân tỷ phú Kon Tum ở thôn Kon Chênh (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) đã làm giàu với mô hình trồng rau củ xứ lạnh, mang lại thu nhập hàng trăm triệu...

Cà na Thái là đặc sản Cà Mau, loài cây dại ra quả dại ngờ đâu lại làm món quà vặt ăn bén miệng

Có lẽ do chưa phát huy được giá trị kinh tế nên hiện nay cây cà na không còn hiện hữu nhiều như xưa, nhưng đâu đó trên những nẻo đường quê, bên hông nhà, sân vườn các hộ gia đình ở vùng nước ngọt trong tỉnh Cà Mau, vẫn có...

Loài tôm khổng lồ của Việt Nam được giới nhà giàu Trung Quốc săn lùng, 2 tháng năm 2025 đã bán được 204 triệu...

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 2 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu tôm của Việt Nam ghi nhận những dấu hiệu tích cực với sự tăng trưởng mạnh mẽ ở một số thị trường quan trọng, trong đó, xuất khẩu tôm hùm...

Mới nhất

Bài 1: Giải mã dấu tích kinh thành đá

VHO - Trải qua hơn 600 năm phong sương và biến thiên lịch sử, những khối đá xanh khổng lồ ở Thành nhà Hồ vẫn lặng lẽ gìn giữ dấu ấn một kinh đô vương triều. Từ lòng đất Vĩnh Lộc, hàng loạt phát hiện khảo cổ học trong những năm gần đây đang góp phần phác họa...

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam tham gia thúc đẩy thương mại hai chiều Việt – Mỹ tại SelectUSA 2025 – Tổng công...

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang chuyển dịch mạnh mẽ, từ ngày 12 đến 15/5/2025, Hội nghị Thượng đỉnh Đầu tư SelectUSA Investment Summit 2025 tại thành phố National Harbor, bang Maryland, Hoa Kỳ đã trở thành điểm đến của hơn 130 đại biểu Việt Nam, đại diện cho hơn 100 doanh nghiệp hàng đầu trong...

Vinh danh tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh

VHO - Bộ VHTTDL vừa ban hành quyết định đưa “Tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh” tại huyện Nam Trà My, (Quảng Nam) vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Qua đó, khẳng định giá trị đặc biệt của “quốc bảo” sâm Ngọc Linh, đồng thời tôn vinh kho tàng tri thức...

Cứu hai quả thận khỏi “bờ vực” suy thận từ biến chứng giãn nặng

Báo điện tử Dân Trí đưa tin về bài viết “Cứu hai quả thận khỏi “bờ vực” suy thận từ biến chứng giãn nặng” ngày 16/05/2025. Để cập nhật thông tin tới khách hàng, chúng tôi sẽ trích nội dung từ Báo Dân Trí để cung cấp tới bạn đọc.Trích dẫn toàn bộ nội dung bài báo:Biến chứng...

Thông tin mới nhất cho các khách hàng đặt vé máy bay Vietnam Airlines trên VNPAY App và các Ứng dụng ngân hàng

Từ ngày 17/5/2025, toàn bộ chuyến bay nội địa của Hãng sẽ chuyển sang nhà ga T3 – sân bay Tân Sơn Nhất. Khách hàng khi đặt vé máy bay trên VNPAY App và các ứng dụng ngân hàng hãy kiểm tra kỹ thông tin chuyến bay trước khi đặt vé để đảm bảo chuyến đi suôn sẻ và...

Mới nhất