Trang chủPolitical ActivitiesThủ tướng chỉ rõ '3 tăng cường', '5 đẩy mạnh' trong chuyển...

Thủ tướng chỉ rõ ‘3 tăng cường’, ‘5 đẩy mạnh’ trong chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số

(Chinhphu.vn) – “Chuyển đổi số đã ‘đến từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người’, chúng ta phải tiếp tục thúc đẩy chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực, các cấp, các ngành, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân và doanh nghiệp”, Thủ tướng nhấn mạnh và chỉ đạo “3 tăng cường”, “5 đẩy mạnh” trong chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, yêu cầu mỗi bộ, ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số.
Thủ tướng chỉ rõ '3 tăng cường', '5 đẩy mạnh' trong chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số- Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Chúng ta phải tiếp tục thúc đẩy chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực, các cấp, các ngành, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân và doanh nghiệp – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.

Tham dự phiên họp có Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (Ủy ban); các đồng chí bộ trưởng, lãnh đạo các bộ, ngành, thành viên Ủy ban; lãnh đạo các địa phương, các tập đoàn, doanh nghiệp lớn về CNTT.

Với tinh thần tích cực, khẩn trương, nghiêm túc, các đại biểu đã phát biểu, tham luận về tình hình, kết quả chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế, cũng như các đề xuất nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới.

Xuất khẩu sản phẩm công nghệ thông tin đạt 31 tỷ USD

Các báo cáo, ý kiến tại phiên họp thống nhất đánh giá, từ đầu năm 2024, công tác chuyển đổi số quốc gia đã đạt được một số kết quả tích cực.

Thứ nhất, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện được triển khai quyết liệt, đồng bộ với quyết tâm cao. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 5 quyết định và 2 chỉ thị; các bộ, ngành đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thúc đẩy chuyển đổi số và triển khai Đề án 06. Tiếp tục kiện toàn bộ máy của Ủy ban và các ban chỉ đạo chuyển đổi số các bộ, ngành, địa phương.

Thứ hai, công tác hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách tạo khuôn khổ, điều kiện thuận lợi cho chuyển đổi số quốc gia. Chính phủ đã ban hành 1 nghị định về khu công nghệ cao; đang khẩn trương, tích cực xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Luật Viễn thông, Luật Giao dịch điện tử, Luật Căn cước, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Đất đai, Luật Nhà ở… Đã có 56/63 tỉnh, thành phố ban hành chính sách miễn, giảm phí, lệ phí trong sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

Thủ tướng chỉ rõ '3 tăng cường', '5 đẩy mạnh' trong chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số- Ảnh 2.

Thủ tướng đề nghị các bộ trưởng, trưởng ngành, bí thư, chủ tịch UBND các cấp phải quyết tâm cao hơn, chỉ đạo quyết liệt trong triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia, chú trọng “3 tăng cường” và “5 đẩy mạnh” – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thứ ba, hạ tầng số, các nền tảng số tiếp tục được phát triển. 100% xã, phường, thị trấn có kết nối internet băng thông rộng, kết nối với mạng truyền số liệu chuyên dùng của cơ quan Nhà nước. Trên 80% hộ gia đình sử dụng cáp quang internet băng rộng.

Nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) đã kết nối với 388 hệ thống và cơ sở dữ liệu (CSDL) của 95 cơ quan, đơn vị (bình quân mỗi ngày có khoảng 2,8 triệu giao dịch được thực hiện).

Nhiều trung tâm dữ liệu lớn, hiện đại được khánh thành, đi vào hoạt động trong năm 2023-2024 (như của Viettel, VNPT, CMC…); Trung tâm Dữ liệu quốc gia đang được tích cực triển khai. Hoàn thành đấu giá băng tần 5G, cấp phép cho doanh nghiệp (VNPT và Viettel) kinh doanh dịch vụ 5G.

Thứ tư, các CSDL quốc gia, chuyên ngành được đẩy mạnh triển khai xây dựng, kết nối, chia sẻ.

CSDL quốc gia về dân cư đã kết nối, chia sẻ, xác thực, làm sạch dữ liệu với 18 bộ, ngành, 63 địa phương, 4 doanh nghiệp Nhà nước. Cấp trên 86 triệu thẻ căn cước công dân gắn chíp; kích hoạt gần 54 triệu tài khoản; tiếp nhận hơn 1,5 tỷ yêu cầu xác thực thông tin.

Đã đưa thêm 311 cơ sở dữ liệu chuyên ngành đi vào hoạt động (lũy kế đến nay có 2.398 tổng số cơ sở dữ liệu chuyên ngành hoạt động).

Thứ năm, cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp được đẩy mạnh. Đến nay, đã có gần 14,6 triệu tài khoản và hơn 46,2 triệu hồ sơ nộp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia; gần 26,8 triệu giao dịch thanh toán trực tuyến với số tiền hơn 12.900 tỷ đồng. Triển khai 41/53 dịch vụ công thiết yếu ở mức độ 3, 4 (tăng 5 dịch vụ công thiết yếu so với cuối năm 2023).

Tính riêng 25 dịch vụ công thiết yếu tại Đề án 06 hằng năm, đã tiết kiệm cho Nhà nước, xã hội gần 3.500 tỷ đồng.

Thứ sáu, kinh tế số, xã hội số tiếp tục có bước phát triển tích cực. Theo báo cáo của Bộ TT&TT, trong quý I/2024, doanh thu công nghiệp CNTT đạt gần 36,3 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ; xuất khẩu sản phẩm CNTT đạt 31 tỷ USD, tăng 17%.

Hiện có 8,2 triệu khách hàng sử dụng Mobile money, tăng 2,2 lần so với cùng kỳ năm 2023; trong đó hơn 5,8 triệu khách hàng tại vùng nông thôn, miền núi.

Hiện có 100% các cơ sở khám, chữa bệnh có dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt; 77% người dân trưởng thành có tài khoản thanh toán tại ngân hàng và trên 1 triệu đối tượng chính sách đã nhận trợ cấp an sinh xã hội qua tài khoản.

Thủ tướng chỉ rõ '3 tăng cường', '5 đẩy mạnh' trong chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số- Ảnh 3.

Thủ tướng yêu cầu: “Mỗi bộ, ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số như Bộ Công an đã làm và kết nối với Đề án 06” và giao Bộ Công an phổ biến kinh nghiệm – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chuyển đổi số đã ‘đến từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người’

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính cơ bản đồng tình với các báo cáo, ý kiến; giao Bộ TT&TT, Văn phòng Chính phủ tiếp thu các ý kiến, hoàn thiện dự thảo Kết luận của phiên họp để thống nhất triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới đồng bộ, hiệu quả.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng biểu dương những nỗ lực, cố gắng và kết quả đạt được của các bộ, ngành, địa phương, các chủ thể liên quan; sự chỉ đạo quyết liệt của các thành viên Ủy ban; sự đồng lòng, ủng hộ, tham gia tích cực của người dân, doanh nghiệp.

“Chuyển đổi số đã ‘đến từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người’, chúng ta phải tiếp tục thúc đẩy chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực, các cấp, các ngành, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân và doanh nghiệp”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Thủ tướng chỉ rõ việc chuyển đổi số, phát triển kinh tế số còn nhiều tồn tại, hạn chế.

Việc ban hành Kế hoạch hoạt động của Ủy ban còn chậm. Chưa có cơ chế hiệu quả để kiểm tra, giám sát, theo dõi, tổng hợp, đánh giá việc triển khai công tác chuyển đổi số tại bộ, ngành, địa phương.

“Nhiều lãnh đạo các ban, bộ, ngành, địa phương chưa coi chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm, chưa thực sự quan tâm, chỉ đạo, ưu tiên nguồn lực cho chuyển đổi số. Bộ, ngành nào mà bộ trưởng, thứ trưởng quan tâm tới chuyển đổi số thì kết quả khác ngay, điển hình như Bộ Công an, tạo động lực, truyền cảm hứng cho các cơ quan khác”, Thủ tướng phát biểu.

Thủ tướng chỉ rõ '3 tăng cường', '5 đẩy mạnh' trong chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số- Ảnh 4.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu tại phiên họp – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Việc xây dựng, hoàn thiện môi trường pháp lý, cơ chế, chính sách còn chưa kịp thời. Còn 390/1.086 thủ tục hành chính chưa được cắt giảm, đơn giản hóa theo các nghị quyết của Chính phủ. Còn 7/63 địa phương chưa ban hành Nghị quyết của HĐND về miễn, giảm phí, lệ phí trong sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

Công tác an ninh mạng, an toàn thông tin ở nhiều nơi chưa được quan tâm đúng mức. Tình hình hoạt động tấn công mạng, đặc biệt là mã độc tống tiền tăng mạnh thời gian gần đây (quý I/2024 đã ghi nhận gần 2.400 cuộc tấn công mạng).

Chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến chưa cao, chưa thực sự thu hút người dân, doanh nghiệp. Tỉ lệ hồ sơ xử lý trực tuyến chưa cao. Tỉ lệ cung cấp dịch vụ công toàn trình còn thấp. Đặc biệt, tỉ lệ khai thác, sử dụng lại thông tin, dữ liệu rất thấp, tính kết nối, chia sẻ, liên thông dữ liệu còn kém, gây lãng phí.

Hạ tầng số chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, chưa có đột phá; còn nhiều điểm lõm điện, lõm sóng (tính đến tháng 3/2024, toàn quốc còn 1.050 thôn lõm sóng, trong đó có 177 thôn chưa có điện). Phát triển nền tảng xã hội số, thương mại điện tử còn hạn chế, ảnh hưởng đến khả năng tự chủ trong chuyển đổi số quốc gia. Chưa xử lý dứt điểm tình trạng sim rác, không chính chủ tăng nguy cơ lừa đảo qua mạng. Nhân lực cho chuyển đổi số còn chưa đáp ứng được nhu cầu cả về số lượng, chất lượng, phân bổ chưa đồng đều.

Tại các phiên họp trước của Ủy ban, Thủ tướng và các đại biểu đã phân tích các bài học kinh nghiệm. Tại phiên họp này, Thủ tướng nhấn mạnh những bài học lớn.

Một là, sự vào cuộc với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, đề cao vai trò người đứng đầu. Nắm chắc tình hình thực tế, có phản ứng linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; chỉ đạo điều hành đồng bộ, linh hoạt, tổ chức triển khai quyết liệt, xác định rõ ưu tiên, trọng tâm, trọng điểm.

Hai là, lấy người dân, doanh nghiệp là chủ thể, là trung tâm của chuyển đổi số quốc gia; để người dân, doanh nghiệp được thụ hưởng những thành quả từ chuyển đổi số quốc gia mang lại, trên tinh thần không ai bị bỏ lại phía sau; minh bạch hóa và tăng cường sự tham gia của người dân, doanh nghiệp.

Ba là, xây dựng, hoàn thiện hành lang pháp lý về chuyển đổi số quốc gia, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, nhất là về kinh tế số, xã hội số.

Bốn là, luôn giữ vững kỷ luật, kỷ cương; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực, tăng cường kiểm tra, giám sát; kiên quyết phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm; đẩy mạnh truyền thông chính sách, góp phần tạo đồng thuận xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân.

Năm là, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính.

Thủ tướng chỉ rõ '3 tăng cường', '5 đẩy mạnh' trong chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số- Ảnh 5.

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại phiên họp – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng chỉ rõ '3 tăng cường', '5 đẩy mạnh' trong chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số- Ảnh 6.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại phiên họp – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng chỉ rõ '3 tăng cường', '5 đẩy mạnh' trong chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số- Ảnh 7.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan phát biểu tại phiên họp – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng chỉ rõ '3 tăng cường', '5 đẩy mạnh' trong chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số- Ảnh 8.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phát biểu tại phiên họp – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về quan điểm phát triển kinh tế sốThủ tướng nêu rõ, phải bám sát tình hình thực tế, quán triệt, hiện thực hoá, vận dụng sáng tạo chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước để thúc đẩy chuyển số quốc gia nói chung, phát triển kinh tế số nói riêng thực chất, hiệu quả. Huy động sự vào cuộc, tham gia của cả hệ thống chính trị, người dân và cộng đồng doanh nghiệp.

Phát triển kinh tế số là đòi hỏi khách quan, yêu cầu bắt buộc trong phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam phù hợp xu thế phát triển hiện nay. Phát triển kinh tế số phải gắn với kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ; góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả.

Phát triển kinh tế số là một quá trình liên tục, bền bỉ, không ngừng nghỉ, không có điểm dừng; chúng ta phải đổi mới tư duy, có tầm nhìn chiến lược, tinh thần quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; huy động hiệu quả mọi nguồn lực, đẩy mạnh hợp tác công tư để bắt cùng, tiến kịp và vượt lên so với khu vực, thế giới.

Phát triển kinh tế số phải ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ hiện đại, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, nhằm nâng cao năng lực sản xuất, năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân.

Phát triển kinh tế số một cách tổng thể, toàn diện, ưu tiên chất lượng hơn số lượng; kết hợp đồng bộ, hiệu quả phát triển hạ tầng số, dịch vụ số, dữ liệu số, kỹ năng số, thể chế số và bảo đảm an ninh mạng, an toàn thông tin.

Thủ tướng chỉ rõ '3 tăng cường', '5 đẩy mạnh' trong chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số- Ảnh 9.

Các đồng chí bộ trưởng, lãnh đạo các bộ, ngành, thành viên Ủy ban; lãnh đạo các địa phương, các tập đoàn, doanh nghiệp lớn về CNTT… tham dự phiên họp – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

 Mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Thủ tướng đề nghị các bộ trưởng, trưởng ngành, bí thư, chủ tịch UBND các cấp phải quyết tâm cao hơn, chỉ đạo quyết liệt trong triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia, chú trọng “3 tăng cường” và “5 đẩy mạnh”.

“3 tăng cường” gồmTăng cường nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của chuyển đổi số tới từng người dân, doanh nghiệp và nhất là người đứng đầu; tăng cường tiềm lực cho chuyển đổi số, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm cần ưu tiên bố trí nguồn lực; tăng cường hợp tác công tư, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư, kích hoạt và huy động mọi nguồn lực xã hội.

“5 đẩy mạnh” gồm: Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, tạo hành lang pháp lý đầy đủ thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số; đẩy mạnh phát triển hạ tầng số, nền tảng số tạo tiền đề quan trọng cho phát triển kinh tế số; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, lập nghiệp trong chuyển đổi số; đẩy mạnh phát triển nhân lực số, kỹ năng số đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội; đẩy mạnh an ninh mạng, an toàn thông tin để quyền, lợi ích hợp pháp của người dân và doanh nghiệp, bảo vệ chủ quyền không gian mạng quốc gia từ sớm, từ xa.

Thủ tướng chỉ rõ các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới:

Thứ nhất, ưu tiên các nguồn lực, bảo đảm hoàn thành các nhiệm vụ được giao tại Chương trình chuyển đổi số quốc gia và 3 Chiến lược: Về phát triển Chính phủ số; về phát triển kinh tế số và xã hội số; về phát triển dữ liệu số. Trong đó, khẩn trương xử lý các nhiệm vụ quá hạn, tồn đọng trong giai đoạn 2022-2023.

“Mỗi bộ, ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số như Bộ Công an đã làm và kết nối với Đề án 06”, Thủ tướng yêu cầu và giao Bộ Công an phổ biến kinh nghiệm.

Bộ TT&TT sớm hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược Phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030; Bộ KH&ĐT trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án “Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045”.

Triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp để chỉ số phát triển Chính phủ điện tử của Liên Hợp Quốc tăng ít nhất 5 bậc và chỉ số an toàn an ninh mạng thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu.

Thủ tướng chỉ rõ '3 tăng cường', '5 đẩy mạnh' trong chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số- Ảnh 10.

Đại diện các bộ, ngành, địa phương… phát biểu tại phiên họp – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng chỉ rõ '3 tăng cường', '5 đẩy mạnh' trong chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số- Ảnh 11.

Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng chỉ rõ '3 tăng cường', '5 đẩy mạnh' trong chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số- Ảnh 12.

Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thứ hai, thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và các nhiệm vụ trong Đề án 06. Các bộ, ngành, địa phương phải khẩn trương kiện toàn các ban chỉ đạo, hoạt động mạnh mẽ, thực chất,

Bộ TT&TT chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, có liên quan khẩn trương hoàn thiện, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội thông qua Luật Công nghiệp công nghệ số; hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành các nghị định hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), Luật Viễn thông (sửa đổi); khẩn trương sửa đổi, bổ sung Nghị định số 73/2019/NĐ-CP quy định quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước; nghiên cứu, xây dựng và ban hành văn bản hướng dẫn bảo đảm an toàn thông tin cấp bộ, tỉnh; xây dựng hệ thống kiểm tra, giám sát, theo dõi, tổng hợp, đánh giá việc triển khai công tác chuyển đổi số quốc gia và tại các bộ, ngành, địa phương.

Bộ KH&ĐT chủ trì, phối hợp với Bộ TT&TT sớm hoàn thiện và ban hành phương pháp, tiêu chí đo lường chỉ tiêu thống kê về tỷ trọng giá trị gia tăng của kinh tế số trong GDP và trong các ngành, lĩnh vực tại Việt Nam.

Bộ Công an đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ của Đề án 06; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện hồ sơ lập đề nghị xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, Luật Dữ liệu trình Chính phủ xem xét, thông qua; tiếp tục mở rộng các tiện ích trên ứng dụng VNeID và nghiên cứu, đề xuất ban hành các quy định pháp lý liên quan; tập trung triển khai hiệu quả việc thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp tại Hà Nội, Thừa Thiên Huế trước khi triển khai nhân rộng; đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng Trung tâm Dữ liệu quốc gia.

Bộ Nội vụ khẩn trương hoàn thiện, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội thông qua Luật Lưu trữ (sửa đổi); tập trung số hóa trong cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính.

Bộ Tư pháp khẩn trương hoàn thiện rà soát văn bản quy phạm pháp luật, bổ sung phương án xử lý đối với việc thực thi các nghị quyết đơn giản hoá thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư theo phạm vi quản lý của từng bộ, ngành.

Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành nghị định quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng kinh phí thường xuyên ngân sách Nhà nước để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp, mở rộng dự án, mua sắm tài sản, sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị; rà soát, lập phương án phân bổ, báo cáo Chính phủ trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định đối với các khoản chi của ngân sách Trung ương năm 2024 chưa phân bổ để thực hiện mua sắm, hiện đại hóa trang thiết bị, đầu tư cơ sở vật chất và ứng dụng CNTT trước 30/5/2024; quyết liệt triển khai hóa đơn điện tử; bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, mở rộng cơ sở thu và chống thất thu thuế, nhất là dịch vụ kinh doanh ăn uống, nhà hàng, thương mại điện tử, kinh doanh trên các nền tảng xuyên biên giới…

Thứ ba, các bộ, ngành khẩn trương tổ chức các phiên họp chuyên đề số hóa các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý. Trong quý II/2024, Bộ TT&TT phối hợp với Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương báo cáo Phó Thủ tướng phụ trách tổ chức phiên họp chuyên đề về số hóa ngành nông nghiệp, ngành công thương.

Thứ tư, yêu cầu các địa phương phối hợp với chặt chẽ các doanh nghiệp viễn thông xóa bỏ các vùng lõm sóng di động tại các thôn, bản đã có điện lưới quốc gia, hoàn thành trước tháng 12/2024; tiếp tục nâng cao chất lượng mạng băng rộng di động.

Thủ tướng chỉ rõ '3 tăng cường', '5 đẩy mạnh' trong chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số- Ảnh 13.

Thủ tướng tin tưởng, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự hưởng ứng của người dân, cộng đồng doanh nghiệp, kinh tế số của nước ta sẽ có bước phát triển mạnh mẽ, thực sự là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thứ năm, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tháo gỡ khó khăn vướng mắc, hoàn thành triển khai 12/53 dịch vụ công thiết yếu còn lại theo Quyết định 06/QĐ-TTg, Quyết định 422/QĐ-TTg và 20 dịch vụ công ưu tiên theo Quyết định số 206/QĐ-TTg; kết nối các hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính với Cổng Dịch vụ công quốc gia, hệ thống giám sát, đo lường mức độ cung cấp và sử dụng dịch vụ (Hệ thống EMC). 7 địa phương khẩn trương trình HĐND ban hành nghị quyết về miễn, giảm phí, lệ phí trong sử dụng dịch vụ công trực tuyến (hoàn thành trong tháng 5/2024).

Thứ sáu, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương tiến hành tổng rà soát, đánh giá tình hình bảo đảm an toàn thông tin mạng, an ninh mạng đối với các hệ thống thông tin trong phạm vi quản lý theo hướng dẫn của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ TT&TT.

Với các đề xuất, kiến nghị tại phiên họp, Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ, Bộ TT&TT tập hợp, báo cáo Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phân công các cơ quan giải quyết theo thẩm quyền, nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Thủ tướng tin tưởng rằng, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự hưởng ứng của người dân, cộng đồng doanh nghiệp, kinh tế số của nước ta sẽ có bước phát triển mạnh mẽ, thực sự là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.

Hà Văn – Cổng TTĐT Chính phủ

Nguồn

Cùng chủ đề

Ông Trần Lưu Quang được bầu làm Ủy viên Ban Bí thư

(NLĐO) - Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu bổ sung ông Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, giữ chức Ủy viên Ban Bí thư khoá XIII ...

Bảng giá đất cần phân định rõ mức thu các loại đất phi nông nghiệp, đất dịch vụ

Có 25 tỉnh, thành phố đã điều chỉnh, ban hành bảng giá đất mới theo nguyên tắc thị trường, nhưng việc gom các loại đất phi nông nghiệp không phải đất ở, đất thương mại dịch vụ vào một nhóm thu tiền đất đang làm khó người dân, doanh nghiệp. ...

Xoá bỏ mọi rào cản trong phát triển khoa học, công nghệ

(NLĐO)- Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết Chính phủ sẽ đẩy mạnh hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo ...

Đổi mới khoa học, công nghệ là động lực để Việt Nam phát triển tăng tốc

Kinhtedothi - Sáng 13/1, tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã báo cáo Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW. 3 việc phải thực hiện nhanh, có hiệu quả Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quảng Phú Cầu – ‘Nam châm’ hút khách du lịch miền di sản ngoại đô

Ứng Hòa, vùng đất giàu truyền thống văn hóa nằm ở phía Nam Thủ đô Hà Nội, đang dần khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch với những tiềm năng chưa được khai thác hết. Trong bức tranh đa sắc màu ấy, làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu nổi lên như một điểm sáng, không chỉ lưu giữ nghề thủ công truyền thống mà còn mang trong mình tiềm năng du lịch to lớn, góp phần...

Lịch thi đấu UEFA Euro 2024 và COPA AMERICA 2024; Công an cảnh báo tội phạm cá độ

(Chinhphu.vn) - Giải vô địch bóng đá Châu Âu (EURO 2024) và giải vô địch bóng đá Nam Mỹ năm 2024 (COPA AMERICA 2024) diễn ra từ ngày 15/6/2024 đến ngày 15/7/2024. Đây là những sự kiện thể thao lớn, thu hút đông đảo người xem. Đồng thời cũng là thời điểm phát sinh, gia tăng các hình thức cá độ bóng đá, lôi kéo số lượng người chơi lớn, gây ra rất nhiều hệ lụy, suy thoái kinh...

Thủ tướng chỉ rõ những ‘tài sản vô giá’ để Ninh Bình bứt phá, phát triển nhanh, bền vững

(Chinhphu.vn) - Chỉ rõ "1 trọng tâm, 2 quyết tâm, 3 động lực" để Ninh Bình phát triển nhanh, bền vững, Thủ tướng nhấn mạnh nguồn lực quan trọng nhất vẫn là con người, phát huy tính tự lực, tự cường, truyền thống lịch sử, văn hóa hào hùng của vùng đất Cố đô Hoa Lư, dựa vào công nghiệp và dịch vụ để bứt phá, chú trọng xây dựng giá trị thương hiệu di sản, du lịch, phát...

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Ninh Bình

(Chinhphu.vn) - Sáng 28/5, tại tỉnh Ninh Bình, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó có mục tiêu đến năm 2035, tỉnh Ninh Bình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Thủ tướng Phạm Minh Chính dự hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Ninh Bình - Ảnh: VGP/Nhật Bắc Cùng tham dự Hội nghị có các đồng...

Khai thác và quản lý Hệ thống thông tin quốc gia về hợp tác xã

(Chinhphu.vn) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa ban hành Thông tư số 9/2024/TT-BKHĐT quy định biểu mẫu thực hiện thủ tục đăng ký tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và quy định về nội dung thông tin, việc cập nhật, khai thác và quản lý Hệ thống thông tin quốc gia về hợp tác xã. Theo Thông tư, công tác xây dựng, cập nhật, khai thác và quản lý Hệ thống thông tin...

Bài đọc nhiều

01:45:08

Ngắm hổ mang chúa dài 38m ôm đá quý, linh vật xuân Ất Tỵ 2025 của Phú Yên

(VTC News) - Đường hoa xuân cùng linh vật chào xuân Ất Tỵ 2025 của TP Tuy Hòa vừa lộ diện khiến người dân, du khách và dân cư mạng trầm trồ. Video cụm linh vật Rắn ở Phú Yên khiến dân mạng trầm trồ Đường hoa Xuân Ất Tỵ 2025 tại TP Tuy Hòa (Phú Yên) vừa được khai mạc vào tối 19/1 với linh vật tết mang tên Kim Tỵ Phú Quý - Hổ mang chúa khiến người dân và...

Thành Chung – Duy Mạnh, ‘lá chắn thép’ của đội tuyển Việt Nam trở lại ngoạn mục thế nào?

Từng là người thừa của đội tuyển Việt Nam dưới thời HLV Philippe Troussier, nhưng AFF Cup 2024 là giải đấu chứng kiến bộ đôi trưởng thành từ CLB Hà Nội của bầu Hiển: Thành Chung - Duy Mạnh trở lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nếu tiếp cận thành tích và màn trình diễn của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024 trên góc độ thống kê, khán giả chắc sẽ thấy choáng ngợp trước phong độ khủng khiếp của Nguyễn Xuân...

Việt Nam – Thái Lan nỗ lực hướng tới nâng cấp quan hệ

Trên cơ sở quan hệ gắn bó và những thành tựu hợp tác đã đạt được giữa Việt Nam - Thái Lan, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng hai bên cần nỗ lực hướng tới nâng cấp quan hệ trong thời gian tới. Ngày 7.12, tại tòa nhà Quốc hội Thái Lan đã diễn ra lễ đón Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam, với sự chủ...
06:08:18

CNN lan tỏa vẻ đẹp bất tận của du lịch Việt Nam ra thế giới

Video dài 30 giây trên kênh truyền hình và các nền tảng kỹ thuật số của CNN đã đưa công chúng quốc tế bước vào hành trình khám phá vẻ đẹp bất tận của Việt Nam đầy kỳ thú. Từ những giá trị văn hóa đặc sắc đến các bãi biển hoang sơ, kỳ quan thiên nhiên hùng vĩ và cuộc sống thường nhật đầy màu sắc... tất cả cùng hòa quyện, tạo nên bức tranh sống động về du...

Đèn lồng khổng lồ 70m làm khách Nhật bất ngờ: Người Việt quá sáng tạo!

(Dân trí) - Có mặt tại lễ hội đèn lồng quốc tế ở Việt Nam, anh Harashima người Nhật cho biết rất bất ngờ khi thấy nhiều tác phẩm được thiết kế hoành tráng. Đặc biệt, anh ấn tượng với nhiều đèn lồng đội Việt Nam. Từ 18/1 đến 16/3, lễ hội đèn lồng quốc tế với quy mô lớn nhất Việt Nam được tổ chức với chủ đề "Ánh sáng phương Đông" tại huyện Văn Giang, Hưng Yên. Đây là sự kiện văn...

Cùng chuyên mục

Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc tiếp Giám đốc Quốc gia Việt Nam Viện Tony Blair

(MPI) - Ngày 23/01/2025, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc đã có buổi tiếp ông Richard McClellan, Giám đốc Quốc gia Viện Tony Blair (TBI) nhằm trao đổi, thảo luận về việc xây dựng trung tâm tài chính tại Việt Nam. Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc và ông Richard McClellan, Giám đốc Quốc...

Đà Lạt nhiều chương trình hấp dẫn thu hút du khách Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Nhằm thu hút du khách dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, TP Đà Lạt (Lâm Đồng) sẽ tổ chức nhiều chương trình, hoạt động văn hoá, văn nghệ hấp dẫn. Theo UBND TP...

Đưa ra các giải pháp tháo gỡ các điểm nghẽn, khơi thông các nguồn lực, tranh thủ được cơ hội, phát huy tối đa...

(MPI) - Phát biểu khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII khai mạc chiều 23/01/2025, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Trung ương tập trung thảo luận cho ý kiến về các giải pháp để tháo gỡ các điểm nghẽn, khơi thông các nguồn lực, tranh thủ được cơ hội, phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế, các "dư địa" để phát triển nhanh và bền vững...

Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Chính phủ đề nghị hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh...

Ngày 23/01/2025, Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Chính phủ (Ban Chỉ đạo) ban hành Văn bản số 35/CV-BCĐTKNQ18 gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. ...

Vào vụ Tết, làng nghề bánh tráng hơn 200 năm liên tục cháy hàng

Cần Thơ - Sản xuất hàng nghìn chiếc bánh tráng mỗi ngày, các hộ dân tại làng nghề Thuận Hưng (quận Thốt Nốt) vẫn không đủ đáp ứng cho thị trường Tết. Ghé thăm làng nghề bánh tráng Thuận Hưng (quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ) những ngày cận Tết, chúng tôi có dịp cảm nhận được sự hối hả của bà con nơi đây. Từ sáng sớm, những chiếc lò đã nghi ngút khói để cho ra những chiếc...

Mới nhất

Vẻ tươi xinh của hoa hậu 19 tuổi Trà Giang

Dương Trà Giang, 19 tuổi - tân Hoa hậu Sinh viên Việt Nam 2024 - gây chú ý với nhan sắc trong trẻo, vẻ ngoài nhẹ nhàng hơn một tháng sau đăng quang. Sau đăng quang Hoa hậu Sinh viên Việt Nam 2024, người đẹp Dương Trà Giang nhận được sự chú ý của khán giả và tham gia nhiều...

Đâu là thị trường xuất khẩu chính của hàng thuỷ sản?

Năm 2024, ngành thủy sản Việt Nam xuất khẩu thành công đến nhiều quốc gia, cán mốc 10 tỷ USD. Vậy đâu là thị trường mục tiêu và tiềm năng của thuỷ sản năm 2025? Hoa Kỳ và Trung Quốc vẫn là 2 thị trường lớn Theo bà Lê Hằng, Hiệp hội Chế...

Tích cực hợp tác ASEAN về cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng

Thời gian qua, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã tích cực tham gia triển khai các hoạt động hợp tác của ASEAN về cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng. Theo lãnh đạo Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương), với vai trò là cơ quan thành viên Nhóm Chuyên gia Cạnh...

Dự báo giá tiêu ngày mai 25/1/2025, trong nước bình ổn

Dự báo giá tiêu ngày mai 25/1/2025, giá tiêu trực tuyến, giá tiêu Đắk Lắk, giá tiêu Đắk Nông, giá tiêu Bình Phước, giá tiêu Gia Lai, giá tiêu ngày 25/1. Dự báo giá tiêu ngày mai ​​​​​Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai 25/1/2025 bình ổn và neo ở mức khá...

Ngày làm việc thứ hai và phiên bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành TW Đảng khóa XIII

Ban Chấp hành Trung ương Đảng cho ý kiến và thông qua nội dung tiếp thu, giải trình của Bộ Chính trị; cho ý kiến về giới thiệu nhân sự lãnh đạo một số cơ quan nhà nước nhiệm kỳ 2021-2026. ...

Mới nhất