Trang chủNewsNhân quyềnThứ trưởng Ngoại giao bác bỏ các báo cáo sai lệch về...

Thứ trưởng Ngoại giao bác bỏ các báo cáo sai lệch về quyền con người ở Việt Nam


Theo Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, các báo cáo của các cơ quan Liên hợp quốc và các bên liên quan về Việt Nam có rất nhiều nội dung được xây dựng trên những thông tin chưa được kiểm chứng, đưa ra những nhận định thiếu khách quan về tình hình Việt Nam.

Thứ trưởng Ngoại giao bác bỏ các báo cáo sai lệch về quyền con người ở Việt Nam
Thứ trưởng Ngoại giao không đồng tình với các báo cáo sai lệch về quyền con người ở Việt Nam. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Thông tin trên được Thứ trưởng nêu tại họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR) của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, chiều ngày 15/4. Cũng tại họp báo, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đã trả lời nhiều câu hỏi của phóng viên liên quan đến báo cáo UPR chu kỳ IV.

UPR là một trong những cơ chế quan trọng nhất của Hội đồng Nhân quyền, với nhiệm vụ rà soát tình hình nhân quyền tại tất cả các nước thành viên Liên hợp quốc, qua đó thúc đẩy các nước thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ, cam kết về quyền con người trên nguyên tắc đối thoại, hợp tác, bình đẳng, khách quan, minh bạch.

Nhiều nội dung chưa được kiểm chứng, thiếu khách quan

Về yêu cầu bình luận các báo cáo của các cơ quan Liên hợp quốc và các bên liên quan về Việt Nam theo cơ chế UPR chu kỳ IV, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt cho biết, liên quan đến báo cáo của các tổ chức Liên hợp quốc tại Việt Nam, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có phát biểu hôm 11/4.

Thứ trưởng nêu rõ, một trong những nguyên tắc mang tính nền tảng của quan hệ quốc tế hiện đại và được ghi nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc là nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia. Và một trong những nguyên tắc cũng mang tính nền tảng của quan hệ Việt giữa Việt Nam và các nước trên thế giới đó là tôn trọng thể chế chính trị của nhau.

“Tôi kiên quyết bác bỏ những ý kiến, những đề xuất, kiến nghị vi phạm quy tắc này”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt nêu rõ rằng, không đồng tình với rất nhiều ý kiến nội dung khác trong báo cáo đó. Bởi theo ông, các báo cáo có rất nhiều nội dung được xây dựng trên những thông tin chưa được kiểm chứng, đưa ra những nhận định thiếu khách quan về tình hình Việt Nam.

Theo đó, Việt Nam tổ chức rất nhiều hội thảo tham vấn để lấy ý kiến nhưng các tổ chức đã không tham gia vào tiến trình đó, thậm chí không có mặt ở Việt Nam nhưng họ gửi rất nhiều thông tin đánh giá sai lệch về tình hình của Việt Nam.

“Đối với báo cáo quốc gia của Việt Nam, chúng tôi đã có một tiến trình tham vấn rất rộng rãi với tất cả các bên liên quan để củng cố và xây dựng báo cáo của Việt Nam”, Thứ trưởng nói.

Ở chiều ngược lại thì tất cả báo cáo khác của các cơ quan Liên hợp quốc đều không được tiến hành công khai, minh bạch, không được tham vấn đầy đủ như cách của Việt Nam tiến hành đối với báo cáo quốc gia của mình. Thứ trưởng nhấn mạnh, Việt Nam hoàn toàn là không được tham gia tham vấn gì về nội dung các báo cáo đó.

“Trong khi chúng tôi rất minh bạch, công khai, bảo đảm tính bao trùm với sự tham gia của tất cả các bên liên quan thì các báo cáo khác không được tiến hành theo cách như vậy”, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt khẳng định.

Lãnh đạo Bộ Ngoại giao nhấn mạnh những nguyên tắc khi làm UPR là “đối thoại, bình đẳng, khách quan và minh bạch”, đồng thời, mong muốn các tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện ngoại giao các nước sẽ cân nhắc thận trọng khi sử dụng thông tin trong các báo cáo và sử dụng nguồn thông tin đã được kiểm chứng.

“Chính các đại sứ – những người trực tiếp hiện diện tại Việt Nam, được chứng kiến đổi thay, tiến triển, tiến bộ của Việt Nam từng ngày, từng giờ sẽ mang đến những thông tin đầy đủ, khách quan nhất cho các Chính phủ trong quá trình trao đổi, khuyến nghị đối với Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền thời gian tới”, Thứ trưởng nói.

Nhiều thuận lợi, nhưng không thiếu thách thức

Theo Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt, quá trình thực hiện các khuyến nghị UPR chu kỳ III mà Việt Nam đã chấp thuận và xây dựng Báo cáo UPR chu kỳ IV gồm 4 thuận lợi.

Thứ nhất, chủ trương và chính sách xuyên suốt của Đảng và Nhà nước là bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Đại hội Đảng lần thứ XIII đã xác định đặt con người vào vị trí trung tâm của các chính sách phát triển; coi con người là vốn quý nhất, chăm lo cho con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất, tạo cơ sở vững chắc hơn nữa để bảo đảm quyền con người. Bên cạnh đó, khuôn khổ luật pháp ngày càng hoàn thiện đã tạo nền tảng quan trọng để bảo đảm ngày càng tốt hơn các quyền và tự do cơ bản của nhân dân.

Thứ hai, đất nước chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu vượt bậc và phát triển kinh tế xã hội, đời sống của người dân không ngừng được ưu tiên, thế và lực đất nước được nâng cao.

Thứ ba, việc nghiêm túc và tích cực thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người, trong đó có thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên và các Mục tiêu phát triển bền vững, cũng là sự bổ sung, tương hỗ cho quá trình thực hiện các khuyến nghị UPR.

Và cuối cùng, trong suốt tiến trình UPR, Việt Nam có được sự hợp tác, đồng hành, ủng hộ và hỗ trợ của các nước, các tổ chức quốc tế, Liên hợp quốc. Nhân dịp này, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đến các đối tác và hy vọng sự hợp tác, sẻ chia tích cực, xây dựng này tiếp tục được phát huy, bền chặt hơn trong thời gian tới.

Thứ trưởng cho biết, bên cạnh những thuận lợi kể trên, vẫn còn tồn tại một số khó khăn nhất định trong quá trình triển khai các khuyến nghị UPR chu kỳ III.

Khó khăn lớn nhất phải kể đến đại dịch Covid-19, tác động sâu sắc và toàn diện đến mọi mặt của đời sống kinh tế – xã hội trên phạm vi toàn cầu và khu vực, trong đó có Việt Nam. Trong bối cảnh đó, Việt Nam gặp nhiều khó khăn về nguồn lực cho phát triển, trong khi vẫn phải ứng phó với biến đổi khí hậu, các hình thái thời tiết cực đoan cùng nhiều vấn đề toàn cầu khác ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh kế của người dân.

Bên cạnh đó, có lúc, có nơi, nhận thức của người dân và cán bộ các cấp về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người có thể còn chưa được quan tâm đúng mức.

Những con số khẳng định nỗ lực rất lớn trong bảo đảm quyền con người của Việt Nam
Họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR) của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, chiều ngày 15/4. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Yếu tố quan trọng

Về sự tham gia của các bên liên quan trong tiến trình UPR tại Việt Nam, Thứ trưởng cho biết, trong chu kỳ vừa qua cũng như các chu kỳ trước đây, sự tham gia đầy đủ và tham vấn rộng rãi của các bên liên quan là yếu tố quan trọng và luôn được tạo điều kiện.

Cùng với sự cởi mở, minh bạch của các cơ quan đầu mối thực hiện các khuyến nghị, các tổ chức chính trị-xã hội, các đoàn thể nhân dân đã thể hiện vai trò tích cực, chủ động trong tiến trình này.

Bộ Ngoại giao đã tổ chức một số Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm quốc tế và tham vấn về nội dung Báo cáo một cách toàn diện, minh bạch với sự tham gia đóng góp ý kiến của các Bộ ngành, các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức nghề nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, các đối tác phát triển và người dân; đồng thời mở kênh tiếp nhận ý kiến đóng góp qua thư, email và tiếp thu nhiều ý kiến xây dựng. Bên cạnh đó, một số Bộ, ngành cũng đã tổ chức một số hội nghị, hội thảo có nội dung liên quan đến các khuyến nghị UPR trong phạm vi phụ trách.

Các đoàn thể chính trị – xã hội, các tổ chức nhân dân chủ động tổ chức các hoạt động chia sẻ thông tin để thúc đẩy sự tham gia xây dựng vào tiến trình này, bao gồm việc đóng góp cho báo cáo quốc gia cũng như gửi báo cáo của các bên liên quan.

Nghĩa vụ và trách nhiệm cao hơn

UPR và việc xây dựng báo cáo quốc gia cũng như việc thực hiện các kiến nghị UPR đó là nghĩa vụ của tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc.

“Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực để tăng cường sự tham gia đóng góp của mình tại Hội đồng Nhân quyền trong thời gian tới đây”, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt khẳng định.

Việc triển khai xây dựng báo cáo là cũng đúng vào thời điểm tham gia và là thành viên của Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc, đã cho thấy Việt Nam càng cảm thấy có nghĩa vụ và trách nhiệm cao hơn đối với báo cáo.

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt cho biết, quá trình xây dựng báo của Việt Nam cũng gắn liền với quá trình tham gia Hội đồng Nhân quyền hiện nay, cũng như phương châm đã đề ra ngay trong quá trình vận động đó là bảo đảm sự tôn trọng, hiểu biết có đối thoại hợp tác, bảo đảm các quyền con người cho tất cả mọi người.

Trong quá trình chuẩn bị báo cáo này phù hợp với ưu tiên, cam kết của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền về các nội dung như quyền con người trong thúc đẩy trong biến đổi khí hậu, quyền của người khuyết tật, quyền sức khoẻ, y tế, chống phân biệt đối xử…

Về những đóng góp trong tham gia vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, Thứ trưởng cho biết, Việt Nam cũng thúc đẩy một số sáng kiến tại Hội đồng Nhân quyền như đầu năm 2023, Việt Nam đã thúc đẩy thành công để Hội đồng Nhân quyền thông qua nghị quyết về kỷ niệm 75 năm ngày Tuyên ngôn nhân quyền thế giới và 30 năm Tuyên bố và chương trình hành động Vienna về quyền con người. Những Nghị quyết này đã thông qua và đồng thuận với sự tham gia bảo trợ của hơn 120 quốc gia thành viên.

“Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực để tăng cường sự tham gia đóng góp của mình tại Hội đồng Nhân quyền trong thời gian tới đây”, Thứ trưởng khẳng định.

Về những điều chỉnh trong chính sách của Việt Nam, Thứ trưởng cho biết, hiện Việt Nam vẫn luôn trăn trở và nỗ lực để cải thiện những lỗ hổng trong việc bảo đảm quyền con người.

Thứ trưởng dẫn chứng Hiến pháp năm 2014 đã dành riêng 1 chương cho vấn đề nhân quyền. Và với Hiến pháp, Việt Nam đã có một nền tảng quy tắc tương đối rộng về việc bảo vệ thúc đẩy nhân quyền. Dựa vào đó, Việt Nam đã sửa đổi và bổ sung hơn 100 luật và văn bản pháp lý khác. Đây là một quá trình liên tục.

Như đã đề cập trong báo cáo, tính từ năm 2019 đến năm 2023, Việt Nam đã sửa đổi và bổ sung hơn 40 luật và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

Thứ trưởng cho biết, Việt Nam đã đang tận dụng những cơ chế gồm cả đa phương, song phương, khu vực và quốc tế để cải thiện những lỗ hổng còn tồn tại. Hiện Việt Nam có các cơ chế đối thoại nhân quyền song phương với Liên minh châu Âu, Mỹ, Australia, Nga, Trung Quốc, đồng thời là thành viên liên chính phủ ASEAN về nhân quyền, thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.

Việc tổ chức họp báo ngày hôm nay cũng là cơ hội để Việt Nam học hỏi thêm về thực tiễn kinh nghiệm trên toàn cầu để hoàn thiện hệ thống chính sách về nhân quyền ở Việt Nam.





Nguồn

Cùng chủ đề

Trả lời phỏng vấn của Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt về kết quả Hội nghị hẹp các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN

Sau khi Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN tổ chức tại Langkawi, Malaysia ngày 19/1 dưới sự chủ trì của nước Chủ tịch Malaysia thành công tốt đẹp, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đã có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí.

Hội nghị SOM trù bị cho Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN

Ngày 18/1, Hội nghị Quan chức cao cấp (SOM) ASEAN đã diễn ra tại thành phố Langkawi, Malaysia nhằm rà soát công tác chuẩn bị cho Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMMR) được tổ chức vào ngày 19/1. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam Đỗ Hùng Việt dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị.

Chuyến công tác Lào 2 ngày với 20 hoạt động của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết, chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Lào diễn ra trong 2 ngày với gần 20 hoạt động phong phú, đa dạng. Chuyến công tác với các lần "đầu tiên" đặc biệt Tối 10.1, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào từ ngày...

Người phát ngôn nói về việc Việt Nam tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền

(NLĐO)- Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nhấn mạnh Việt Nam cam kết thúc đẩy thực hiện các mục tiêu chung của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ...

Hội thảo “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới’

(CLO) Ngày 19/12, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới”. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth công bố các ưu tiên sau khi tuyên thệ nhậm chức

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth ngày 25/1 ra tuyên bố nêu rõ những ưu tiên hàng đầu của Lầu Năm Góc dưới thời Tổng thống Donald Trump.

Thủ tướng Slovakia bác lời kêu gọi từ chức vì “lý do thân”… Tổng thống Nga

Thủ tướng Slovakia Robert Fico ngày 25/1 đã bác bỏ lời kêu gọi từ chức của những người tổ chức biểu tình.

Thượng viện Mỹ phê chuẩn tân Bộ trưởng An ninh nội địa, có quan điểm tương đồng với ông Trump

Thượng viện Mỹ, do đảng Cộng hòa kiểm soát, ngày 25/1 đã phê chuẩn bà Kristi Noem - cựu Thống đốc bang South Dakota - làm Bộ trưởng An ninh nội địa.

Tòa án Hàn Quốc không đồng ý gia hạn giam giữ, luật sư lập tức yêu cầu trả tự do

Ngày 25/1, Tòa án quận trung tâm Seoul một lần nữa bác bỏ yêu cầu của các công tố viên về việc gia hạn thời gian bắt giữ Tổng thống Yoon Suk Yeol.

Thư pháp tiếng Hàn được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể

Thư pháp Hàn ngữ được Cục Di sản Hàn Quốc công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bài đọc nhiều

Đụng đâu vướng đó, khó hoàn thành tiến độ!

Thiếu đủ thứ…Trao đổi với phóng viên, một lãnh đạo của công ty tham gia gói thầu (xin giấu tên) cho biết: Tại dự án này, có 3 nhà thầu chính là Công ty TNHH Xây dựng Đức Nhanh, Công ty CP Đầu tư Xây dựng...

Haruna Ishimaru – cô gái Nhật Bản muốn cải thiện sinh kế cho người dân tộc thiểu số trẻ

"Khi tôi còn nhỏ, tôi thường được nghe người ta nói rằng phụ nữ không cần phải có thu nhập, rằng bạn càng sớm kết hôn với ai đó thì càng tốt. Tôi luôn đặt câu hỏi về quan điểm này vì họ không nói những điều tương tự với các bạn nam. Do dự án này hướng đến giới trẻ đang phải đối mặt với các vấn đề về bình đẳng giới nên tôi nghĩ đây là dự...

Các tỉnh, thành ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang chủ động ứng phó với mưa lớn, ngập lụt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, từ đêm 29/10 đến sáng ngày 31/10, từ Nam Nghệ An đến Quảng Ngãi có mưa vừa, mưa to đến rất to với tổng lượng mưa phổ biến từ 50-150mm, có nơi trên 200mm; mưa...

Hỗ trợ phụ nữ bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn tại Cà Mau và Ninh Thuận

Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam và UN Women hợp tác hỗ trợ 7.200 người dân, đặc biệt là phụ nữ dễ bị tổn thương, tại Cà Mau và Ninh Thuận bị ảnh hưởng bởi hạn hán và xâm nhập mặn.

Cùng chuyên mục

Năm 2024, khủng hoảng khí hậu khiến gần 250 triệu trẻ em bị gián đoạn học tập

Các hiện tượng thời tiết cực đoan dẫn tới việc đóng cửa trường học hoặc gián đoạn nghiêm trọng lịch học của trẻ em.

Thông tin đối ngoại là vũ khí đắc lực trong nỗ lực bảo vệ và thúc đẩy quyền con người tại Việt Nam

Báo chí và mạng xã hội song hành là xu thế tất yếu hiện nay bởi mạng xã hội có rất nhiều thế mạnh trong việc lan tỏa thông tin. Việc vận dụng các phương tiện truyền thông mới nêu trên đã được các cơ quan báo, đài từ trung ương đến địa phương tích cực triển khai trong thời gian qua, tạo nên những cầu nối tin tức sinh động, hấp dẫn và tin cậy.

Các phương thức truyền thông mới và ứng dụng trong công tác thông tin đối ngoại về quyền con người

Phát triển truyền thông đa kênh trong lĩnh vực đấu tranh và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam là một giải pháp hiệu quả để nâng cao nhận thức, bảo vệ quyền con người, đồng thời phản bác các thông tin sai lệch.

Tết ấm áp đến với trẻ em vùng cao Quảng Trị và Quảng Ngãi

Trong hai ngày 21 và 24/1, tổ chức Zhi Shan Foundation đã phối hợp với Quỹ Bảo trợ trẻ em hai tỉnh Quảng Trị và Quảng Ngãi tổ chức chương trình “Xuân yêu thương” dành cho 3.000 trẻ em vùng cao tại huyện Đakrông (Quảng Trị) và huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi). Chương trình mang đến cho các em bữa tất niên đặc biệt tại trường với nhiều món ăn phong phú. Ngoài bữa ăn,...

Liên hợp quốc kêu gọi viện trợ nhân đạo cho gần 6 triệu người dân Somalia

Liên hợp quốc ngày 22/1 tuyên bố, trong năm 2025, có gần 6 triệu người ở Somalia, chiếm gần 1/3 dân số của quốc gia này, đang cần viện trợ nhân đạo.

Mới nhất

Giá bạc hôm nay 26/1/2025: Bạc nối đà giảm

Giá bạc hôm nay (26/1/2025), giá bạc trong nước và thế giới tiếp tục xu hướng giảm sang phiên thứ 3 liên tiếp. Giá bạc hôm nay tại Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Phú Quý, giá bạc giảm nhẹ, niêm yết ở mức 1.148.000 đồng/lượng (mua vào) và 1.184.000 đồng/lượng (bán...

Đây là một thành phố của Quảng Nam đang phát triển manh về nông nghiệp công nghệ cao

Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế nông nghiệp của TPTam Kỳ (Quảng Nam) đến năm 2030 phát triển kinh tế nông nghiệp đô thị gắn với ứng dụng khoa...

Kinh nghiệm du lịch tết Nguyên đán 2025 để né đông đúc, tránh lừa đảo

Dưới đây là một số kinh nghiệm du lịch tết Nguyên Đán 2025 bạn có thể tham khảo để có chuyến đi đáng nhớ cùng người thân, bạn bè. Chọn nơi đến "thấp điểm" Nếu mong muốn nghỉ ngơi, thư giãn hay có chuyến đi thanh bình, du khách nên tìm những nơi đến không quá đông đúc vào dịp tết...

Uống nhầm dung dịch tẩy rửa kim loại, một cháu bé nguy kịch

Nhầm tưởng chai nhựa chứa dung dịch tẩy rửa bề mặt kim loại là... nước ngọt, một cháu...

Chú trọng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Chăm sức khỏe người cao tuổi luôn là vấn đề cần quan tâm, nhất là vào những ngày lễ, Tết bởi vào dịp này, người cao tuổi thường lơ là không tuân thủ chế độ ăn uống, uống thuốc đều đặn; thời tiết cũng thay đổi thất thường... Những điều này khiến người cao tuổi phải đối mặt...

Mới nhất