Trang chủNewsThời sựthu hút, trọng dụng nhân tài từ cơ chế đặc thù

thu hút, trọng dụng nhân tài từ cơ chế đặc thù


Báo Kinh tế & Đô thị trích đăng một số ý kiến của các đại biểu là cán bộ đang công tác tại Đại học Luật Hà Nội trao đổi tại Hội thảo. Qua đó, làm rõ hơn nhận thức chung về phát triển, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao và vấn đề trọng dụng nhân tài hiện nay. Đề xuất các cơ chế, chính sách cụ thể để thu hút, trọng dụng nhân tài, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô.

Quang cảnh hội thảo
Quang cảnh hội thảo

TS Đoàn Thị Tố Uyên: có chế độ, chính sách đặc thù, thu nhập cao

Tôi đồng tình với cách thể hiện trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), đồng thời, để chính sách thu hút nhân lực chất lượng cao có tính khả thi và đem lại hiệu quả, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho Thủ đô cần quan tâm đến một số nội dung. 

Cụ thể, tiêu chuẩn, điều kiện của nhân lực chất lượng cao; vị trí được tuyển dụng, bổ nhiệm; nguồn kinh phí để thực hiện chính sách hỗ trợ một lần và chính sách ưu đãi khác về lương và thu nhập đảm bảo ổn định của nhân lực chất lượng cao so với các cán bộ, công chức, viên chức khác; chính sách đãi ngộ, môi trường làm việc thích hợp cho nhân lực chất lượng cao; quy trình, thủ tục tuyển dụng và bổ nhiệm cần đơn giản hơn.

TS Đoàn Thị Tố Uyên phát biểu tại hội thảo
TS Đoàn Thị Tố Uyên phát biểu tại hội thảo

Cùng đó, quan tâm quyền và nghĩa vụ của nguồn nhân lực chất lượng cao khi trở thành cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô (quyền được hưởng chính sách giáo dục, y tế, bảo hiểm, nhà ở, thu nhập…). 

Ngoài ra, để thu hút, sử dụng được nguồn nhân lực chất lượng cao làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Thủ đô, cần phải có các chế độ, chính sách đặc thù theo hướng thu nhập cao hơn so với mặt bằng cán bộ, công chức, viên chức của địa phương khác mới có thể giữ họ làm việc lâu dài. 

TS Lại Thị Phương Thảo: thực hiện đồng bộ các giải pháp 

Để giải quyết các thách thức trong hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam, tôi cho rằng, có thể thực hiện đồng bộ các giải pháp. Trong đó, tăng cường đầu tư và nguồn lực cho giáo dục và đào tạo: Chính phủ cần tăng cường đầu tư và cung cấp nguồn lực đủ cho hệ thống giáo dục và đào tạo. 

TS Lại Thị Phương Thảo phát biểu tại hội thảo
TS Lại Thị Phương Thảo phát biểu tại hội thảo

Đồng thời, tạo liên kết chặt chẽ giữa giáo dục và doanh nghiệp; cải thiện quản lý và chính sách. Chính phủ cần tăng cường quản lý và thúc đẩy việc thực thi chính sách trong hệ thống giáo dục và đào tạo. Điều này bao gồm việc xây dựng các chính sách linh hoạt và cập nhật để phản ánh các thay đổi trong nhu cầu của thị trường lao động và xã hội. 

Ngoài ra, tăng cường ý thức và nhận thức, tổ chức các chương trình và chiến dịch để nâng cao ý thức và nhận thức của giáo viên, sinh viên và cộng đồng về tầm quan trọng của chất lượng giáo dục và đào tạo. Điều này có thể được thực hiện thông qua việc cung cấp đào tạo và hướng dẫn, cũng như thông qua các hoạt động truyền thông và giáo dục. 

TS Tạ Quang Ngọc: linh hoạt trong thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao

Chính quyền Thủ đô Hà Nội cần phải xây dựng và thực hiện một quy trình khoa học trong việc tuyển dụng thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng dụng nhân tài. Quy trình này phải hướng tới việc xây dựng được nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng dụng nhân tài cho cả thời kỳ dài, đảm bảo tính kế thừa, tính liên tục; tạo cơ hội để người tài được tuyển dụng và thể hiện năng lực và sự tâm huyết của họ. 

TS Tạ Quang Ngọc phát biểu tại hội thảo
TS Tạ Quang Ngọc phát biểu tại hội thảo

Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng dụng nhân tài cần phải linh hoạt, chủ động, kịp thời, dân chủ, công minh; không phân biệt loại hình đào tạo, lý lịch cá nhân hay dân tộc, tôn giáo, giới tính… Bảo đảm tạo đột phá và tăng sức hấp dẫn đối với nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội của Thủ đô Hà Nội phát triển nhanh, bền vững.

TS Trần Hồng Nhung: quan điểm “sống lâu lên lão làng” ngăn cản nhân tài đóng góp cho đất nước

Theo tôi, cần tạo cơ hội và tạo môi trường để thu hút nhân tài. Nếu như trước kia, qua các cuộc thi như thi Hội, thi Hương, thi Đình, nhà vua tuyển chọn được người tài trên khắp cả nước, không phân biệt giai cấp, giàu nghèo, người nào tài giỏi đỗ cao sẽ được giữ các chức quan cao thì ngày nay chúng ta nên mở rộng nguồn nhân lực sang khu vực tư nhân để tuyển chọn cán bộ, thông qua thi tuyển để bố trí người tài đức vào giữ vị trí lãnh đạo quan trọng trong các cơ quan nhà nước. 

TS Trần Hồng Nhung phát biểu tại hội thảo
TS Trần Hồng Nhung phát biểu tại hội thảo

Chính tư tưởng “sống lâu lên lão làng” phải đi từng bước từ nhân viên, chuyên viên lên lãnh đạo theo quy trình rập khuôn, máy móc đã ngăn cản nhiều nhân tài có cơ hội đóng góp cho đất nước. 

Ngoài ra, quan trọng nhất trong gây dựng và bồi đắp nhân tài là chính sách xây dựng và thiết lập hệ thống giáo dục, với mạng lưới trường càng rộng càng tốt, gồm các trường công và trường tư từ trung ương đến các địa phương trong toàn quốc. Phát triển mạnh giáo dục là việc hệ trọng và cơ bản nhất để có nguồn nhân tài cho đất nước… 

Thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng Thúy phát biểu tại hội thảo
Thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng Thúy phát biểu tại hội thảo

Thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng Thúy: thu hút Việt kiều, du học sinh trở về phục vụ đất nước

Theo tôi, Hà Nội cần đẩy mạnh chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao là Việt kiều, du học sinh trở về phục vụ đất nước dưới nhiều hình thức khác nhau như: sinh sống và làm việc toàn thời gian hoặc trong một thời gian nhất định ở trong nước; sống ở nước ngoài nhưng tham gia tư vấn, tham mưu, kiêm nhiệm… để vừa khắc phục tình trạng “chảy máu chất xám”, vừa tận dụng được tri thức những đối tượng này. 

Bên cạnh đó, cũng cần thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao là người nước ngoài cống hiến cho thành phố và đất nước bằng các chính sách phù hợp. Singapore được đánh giá là quốc gia có chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao từ nước ngoài bài bản nhất thế giới…

 

Phát biểu tại hội thảo, TS Chu Mạnh Hùng – Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Luật Hà Nội nhận định, chủ đề hội thảo là một trong 9 chính sách mà Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đề cập đến.

TS Chu Mạnh Hùng - Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Luật Hà Nội phát biểu tại hội thảo
TS Chu Mạnh Hùng – Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Luật Hà Nội phát biểu tại hội thảo

Theo TS Chu Mạnh Hùng, đột phá về thể chế, nguồn nhân lực và hạ tầng là những khâu đột phá đang được TP Hà Nội chú trọng thực hiện. Ý nghĩa của hội thảo nhằm đề cập đến 2 trong 3 chính sách đột phá của Đảng bộ TP Hà Nội là thể chế và làm thế nào để thu hút, trọng dụng nhân tài. Trong đó, các chính sách, cơ chế về thu hút, trọng dụng nhân tài, nên nhìn ở hai lĩnh vực công và tư. Dù là người sinh sống, học tập và làm việc tại Hà Nội hay người từ nơi khác đến làm việc tại Hà Nội, người nước ngoài đến Thủ đô làm việc, chúng ta đều nên tạo cơ chế để thu hút, phát huy nguồn nhân lực chất lượng cao, đóng góp cho sự phát triển của Hà Nội.

Tại hội thảo, các tham luận, ý kiến của các nhà khoa học, đại biểu đã đề cập đến nhiều khía cạnh trong vấn đề này. Ban tổ chức hội thảo sẽ tập hợp, gửi đến các cơ quan chức năng, đóng góp vào Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Qua đó, sẽ tham góp để Ban soạn thảo cùng hoàn thiện Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), trước khi tiếp tục trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 7.



Nguồn

Cùng chủ đề

Hà Nội xem xét ban hành 11 Nghị quyết để triển khai, thi hành Luật Thủ đô

Ngày 19/11, HĐND TP Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ 19-kỳ họp chuyên đề để xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Phát biểu khai mạc kỳ họp,...

quyết liệt ngăn chặn vi phạm trật tự xây dựng

Kinhtedothi-UBND TP Hà Nội đã ban hành kế hoạch thi hành Luật Thủ đô 2024, trong đó quy định “biện pháp ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước đối với công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khi xử lý vi phạm”, ban hành trước 1/1/2025, để kịp thời có hiệu lực cùng với Luật Thủ đô. Chính sách đặc thù của Hà Nội Mới đây, Sở Tư pháp Hà Nội tổ chức họp triển khai xây dựng...

Đề xuất nhiều giải pháp phát triển Thủ đô bền vững, văn minh, hiện đại

Kinhteodothi-Theo các chuyên gia, nhà khoa học, với Luật Thủ đô 2024, Hà Nội tiếp tục hoàn thiện mô hình quản trị hiệu quả, hiện đại; đặc biệt, triển khai các quy hoạch, bảo đảm xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại, phát triển bền vững. Ngày 14/11, Thành ủy, HĐND, UBND TP Hà Nội phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học “Triển khai Luật Thủ đô số...

Tạo cơ sở pháp lý để Hà Nội phát triển nhanh và bền vững

Kinhtedothi – Theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong, việc triển khai Luật Thủ đô 2024 cùng với các Nghị quyết, Chỉ thị quan trọng của Trung ương như một cú hích quan trọng, tạo cơ sở pháp lý để Hà Nội phát triển nhanh và bền vững. Ngày 14/11, Thành ủy, HĐND, UBND TP Hà Nội phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học “Triển...

Tạo cơ hội để Thủ đô Hà Nội có các chính sách “mở đường”, đột phá

Kinhtedothi - Sáng 14/11, Thành ủy, HĐND, UBND TP Hà Nội phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học “Triển khai Luật Thủ đô số 39/2024/QH15: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”. Tham dự hội thảo có PGS.TS Lê Hải Bình - Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong; Phó...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Tuyến làm Ủy viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký Quyết định số 242/QĐ-TTg ngày 4/2/2025 bổ nhiệm Ủy viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội Cụ thể, Quyết định số 242/QĐ-TTg bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam kiêm giữ chức Ủy viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội, thay bà Hà Thị Nga được phân công công tác khác. Thời...

Gia tăng tai nạn ở trẻ em

Nguyên nhân do trẻ hiếu động, được nghỉ học dài ngày, nhu cầu về quê đón Tết, du lịch của các gia đình tăng cao. Trong khi đó, người lớn thường bận rộn, không giám sát chặt chẽ, khiến trẻ gặp phải nhiều tình huống đáng tiếc gây nguy hại sức khỏe, tính mạng. Tai nạn nguy hiểm khi trẻ bị chó cắn Mới đây, Bệnh viện Nhi Hà Nội đã tiếp nhận một bé trai 8 tuổi (Hà Nội)...

Chuẩn bị cho khả năng chiến tranh thương mại thế giới trong năm nay

Kinhtedothi - Sáng 5/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng như việc chuẩn bị cho khả năng xảy ra chiến tranh thương mại trên thế giới, tình hình thế giới diễn biến khó lường, việc giao chỉ tiêu tăng trưởng giao từng địa phương. Tham dự phiên họp có các đồng chí: các Phó Thủ tướng Chính phủ, các thành viên Chính phủ, lãnh...

Giao 11.342,1m2 đất cho huyện Đông Anh để đấu giá quyền sử dụng đất

Vị trí, ranh giới, diện tích khu đất được xác định tại Bản vẽ Tổng mặt bằng, tỷ lệ 1/500 dự án xây dựng khu đấu giá quyền sử dụng đất thôn Vạn Lộc 2, xã Xuân Canh, huyện Đông Anh do Công ty CP tư vấn đầu tư xây dựng Ngọc Minh lập và hoàn thành năm 2024, được Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Đông Anh xác nhận kèm theo Văn bản số 1579/TTQĐ-QL&PTQĐ ngày...

Triển khai đưa Luật Công đoàn, Luật Bảo hiểm xã hội đi vào cuộc sống

Kinhtedothi - Sáng 5/2, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Luật Công đoàn, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại trụ sở Tổng LĐLĐ Việt Nam, trực tuyến tới gần 100 điểm cầu trên toàn quốc. Dự Hội nghị có Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang cùng các lãnh đạo...

Bài đọc nhiều

DeepSeek là gì và vì sao nó đang gây chấn động ngành AI toàn cầu

(CLO) DeepSeek, một startup công nghệ AI giá rẻ từ Trung Quốc, đã khiến thị trường chứng khoán toàn cầu rung chuyển khi tung ra các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) mới nhất. ...

Chi tiết 12 tuyến metro của TPHCM, sẽ kết nối đến Cần Giờ và Củ Chi

TPHCM dự kiến kéo dài metro Bến Thành - Suối Tiên đến huyện Bình Chánh, đồng thời xây dựng thêm 11 tuyến metro kết nối đến các huyện Cần Giờ và Củ Chi. Theo Quy hoạch TPHCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt, thành phố phấn đấu đến năm 2030 hình thành các trục cơ bản của đường sắt đô thị, đến năm 2050 hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị. Cụ thể,...

Ngắm chim, thú hoang dã trong “lá phổi xanh” của Đông Nam Bộ

(NLĐO)-“Lá phổi xanh” của Đông Nam Bộ hiện có hơn 1.400 loài thực vật, hơn 2,2 ngàn động vật, trong đó nhiều loài thuộc nhóm nguy cấp, quý, hiếm. ...

Dấu ấn hoạt động đối ngoại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong những năm qua, công tác đối ngoại Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, trong đó có dấu ấn to lớn, sâu sắc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tại cuộc gặp gỡ nhân sĩ và thế hệ trẻ hai nước, tháng 12.2023, tại Hà Nội. Ảnh: Hải Nguyễn Gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới...

Cầu Gianh nghẽn cứng sau Tết!

(NLĐO) - Cảnh tượng hàng dài ô tô nối đuôi nhau nhích từng chút trên Quốc lộ 1 qua Quảng Bình đang trở thành nỗi ám ảnh sau mỗi dịp nghỉ Tết. ...

Cùng chuyên mục

Gần 30 người bị thương do pháo nổ dịp Tết ở Đắk Lắk

(NLĐO) – Trong dịp Tết Nguyên đán, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có 27 trường hợp bị thương do pháo nổ, nhiều người bị mất ngón tay. ...

Bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Tuyến làm Ủy viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký Quyết định số 242/QĐ-TTg ngày 4/2/2025 bổ nhiệm Ủy viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội Cụ thể, Quyết định số 242/QĐ-TTg bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam kiêm giữ chức Ủy viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội, thay bà Hà Thị Nga được phân công công tác khác. Thời...

Mang báo xuân về với Lễ hội Lồng Tồng

(CLO) Hướng tới kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Hội Nhà báo Việt Nam (21/4/1950 – 21/4/2025), Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội Nhà báo tỉnh Thái Nguyên đã thống nhất tổ chức Hội báo...

Công an làm rõ vụ xô xát tại giải đua thuyền truyền thống ở Đắk Lắk

Công an huyện Krông Ana (Đắk Lắk) đang khẩn trương làm rõ vụ xô xát giữa các đội đua thuyền tại giải đua thuyền truyền thống được tổ chức tại hồ sen, thị trấn Buôn Trấp. Ngày 5/2, trao đổi với PV VietNamNet, ông Hoàng Minh Giám, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Krông Ana cho biết, địa phương đã giao Công an huyện khẩn trương làm rõ vụ việc lùm xùm giữa các đội đua thuyền để xử...

Chủ tịch nước Lương Cường thăm và làm việc với Tỉnh ủy Lạng Sơn

Nhân dịp đầu xuân năm mới và dự lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ", sáng 5/2 (tức mùng 8 Tết Ất Tỵ), Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới chúc Tết và làm việc với Tỉnh ủy Lạng Sơn. Chủ tịch nước tin tưởng rằng, với tinh thần đoàn kết thống nhất và phát huy những kết quả, thành tựu từ đầu nhiệm kỳ tới nay, Đảng bộ,...

Mới nhất

Người dân vẫn chủ quan với bệnh cúm mùa

Theo thông tin từ một cơ sở tiêm chủng, hiện tỷ lệ tiêm vắc-xin cúm mùa không có sự biến động dù bệnh cúm đang diễn biến khó lường. Theo thông tin từ một cơ sở tiêm chủng, hiện tỷ lệ tiêm vắc-xin cúm mùa không có sự biến động dù bệnh cúm đang diễn biến khó lường. ...

Công bố lịch thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2025

Ngày 5/2, Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội thông tin về việc tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực (HSA) học sinh THPT năm 2025. ...

ĐH Quốc gia Hà Nội công bố lịch thi đánh giá năng lực năm 2025

Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội vừa thông tin về việc tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực (HSA) học sinh THPT năm 2025, trong đó có lịch thi và địa điểm các đợt chi tiết. Theo đó, các đợt thi diễn ra từ ngày 15/3 đến ngày 18/5 tại Hà Nội, Thái Nguyên, Hưng Yên,...

Gần 30 người bị thương do pháo nổ dịp Tết ở Đắk Lắk

(NLĐO) – Trong dịp Tết Nguyên đán, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có 27 trường hợp bị thương do pháo nổ, nhiều người bị mất ngón...

Mới nhất