Trang chủNewsNhân quyềnThu hoạch năng trên những cánh đồng nứt nẻ

Thu hoạch năng trên những cánh đồng nứt nẻ


Gia đình bà Ma Thao đang thu hoạch củ năng.
Gia đình bà Ma Thao đang thu hoạch củ năng.

Sau những ngày vui Xuân, đón Tết Nguyên đán, bà con nông dân các dân tộc Chu Ru, Cơ Ho tranh thủ thời gian thu hoạch củ năng trên những thửa ruộng khô rang nứt nẻ. Mặc dù thời tiết khá oi bức, nhưng gia đình bà Ma Thao (dân tộc Chu Ru, thôn P’Róh Ngó, xã P’Róh) vẫn tranh thủ thời gian để thu hoạch xong vụ củ năng.

 Bà Ma Thao giải thích: “Nếu ruộng có nước thì thu hoạch thuận lợi hơn, còn ruộng khô như thế này, thu hoạch củ năng vất vả hơn, lại tốn nhiều công lao động. Bình quân mỗi ngày, một người thu hoạch được từ 40 đến 50 kg củ năng. So với các vụ mùa trước, thì vụ củ năng năm nay được mùa, năng suất cao hơn. Giá củ năng trên thị trường cũng ổn định nên gia đình mình phấn khởi lắm!”

Củ năng còn gọi là củ năn, mã thầy. Củ năng có thể dùng để nấu chè, chế biến trong bữa ăn, mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng. Ngoài ra loại củ này còn có tác dụng đối với sức khỏe như ổn định đường huyết, cầm máu, kháng khuẩn, giải độc.

Bà Ma Thao cho biết thêm, trước đây, toàn bộ diện tích trồng củ năng này, là trồng lúa nước mỗi năm 2 vụ. Năm nào được mùa thì thu về khoảng 1,4 tấn/sào, quy ra tiền khoảng 10 triệu đồng. Năm mất mùa, sâu bệnh, hạn hán thì không được là bao. Được cán bộ khuyến nông tư vấn, gia đình bà Ma Thao mạnh dạn chuyển đổi toàn bộ diện tích trồng lúa 7 sào sang trồng củ năng. 

Từ khi xuống giống cho đến lúc thu hoạch củ năng khoảng 6 tháng, giá bán hiện tại 8 ngàn đồng/kg. Nhờ trồng và chăm sóc đúng quy trình theo hướng hữu cơ sinh học nên năng suất ruộng năng của gia đình bà Ma Thao đạt trên 4 tấn củ năng/sào. Như vậy, vụ mùa năm nay, gia đình bà Ma Thao thu về khoảng 28 tấn củ năng, quy ra tiền đạt trên 200 triệu đồng, hiệu quả kinh tế cao gấp 3 lần so với trồng lúa nước trước đây. Từ khi chuyển sang trồng củ năng, đời sống kinh tế của gia đình bà Ma Thao được nâng lên rõ rệt.

Dưới những thửa ruộng nứt nẻ là sản phẩm củ năng mang lại no ấm cho nông dân vùng đồng bào DTTS.
Dưới những thửa ruộng nứt nẻ là sản phẩm củ năng mang lại no ấm cho nông dân vùng đồng bào DTTS.

Không riêng gia đình bà Ma Thao mà hầu hết bà con người Chu Ru, Cơ Ho nơi đây đã mạnh dạn chuyển đổi ruộng lúa sang trồng củ năng được gần 10 năm nay. Nhờ điều kiện khí hậu và thổ nhượng thích hợp, vốn đầu tư ban đầu như giống, phân bón thấp, đỡ tốn công chăm sóc, lại phù hợp với điều kiện canh tác của bà con nông dân nên diện tích trồng củ năng ngày càng được mở rộng.

 Những năm 2014, 2015, toàn huyện Đơn Dương chỉ có khoảng vài chục ha diện tích trồng củ năng, đến nay đã phát triển được gần 300 ha, chủ yếu tập trung ở xã P’Róh. Hiện tại, đầu ra của củ năng khá thuận lợi, thương lái vào tận ruộng thu mua, hoặc nông dân sau khi thu hoạch nhập cho các vựa thu mua trên địa bàn. Thị trường tiêu thụ củ năng chủ yếu là TP. Hồ Chí Minh, TP. Hà Nội và các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Khánh Hòa.

Bà Ma Thao cho biết, thu hoạch củ năng dưới chân ruộng nứt nẻ rất vất vả nhưng vụ năng năm nay cho nhiều củ nên gia đình bà có thu nhập cao hơn trồng lúa.
Bà Ma Thao cho biết, thu hoạch củ năng dưới chân ruộng nứt nẻ rất vất vả nhưng vụ năng năm nay cho nhiều củ nên gia đình bà có thu nhập cao hơn trồng lúa.

Để nâng cao năng suất và chất lượng củ năng, xã P’Róh đã thành lập một hợp tác xã và một tổ hợp tác trồng củ năng theo hướng hữu cơ. Thông qua đó, hướng dẫn người dân tận dụng nguồn phân chuồng sẵn có, những phụ phẩm nông nghiệp ủ làm phân bón cho ruộng năng. Cách làm này, ngoài đảm bảo môi trường, lại tăng chất dinh dưỡng, tạo độ tơi xốp cho đất, giảm sâu bệnh, nên các ruộng năng phát triển tốt, sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng.

Ông Dương Văn Thắng, Phó Chủ tịch UBND xã P’Róh cho biết: “Có thể nói, nhờ trồng củ năng mà đời sống kinh tế của bà con đồng bào Chu Ru, Cơ Ho trên địa bàn xã được nâng lên rõ rệt. Chúng tôi đang khuyến khích tất cả các nông hộ trồng củ năng theo hướng hữu cơ sinh học, nhằm đưa đến cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng tốt nhất và đảm bảo môi trường trong sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, sẽ thành lập các chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo ổn định đầu ra, giúp nông dân trồng củ năng yên tâm canh tác”.

Sản phẩm củ năng
Sản phẩm củ năng

Nhờ sản xuất theo hướng hữu cơ sinh học mà sản phẩm củ năng tươi của xã P’Róh đã được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Tuy nhiên hiện nay, địa phương này chưa có cơ sở chế biến các sản phẩm từ củ năng. Sau khi thu hoạch, bà con vẫn bán củ năng tươi nên hiệu quả kinh tế chưa đạt được như kỳ vọng.

Trước thực trạng đó, ngành nông nghiệp huyện Đơn Dương đang phối hợp với các đơn vị liên quan, tập huấn cho bà con nông dân kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, tham gia hội chợ, kết nối tìm kiếm thị trường mới. Đồng thời, khuyến khích bà con người DTTS liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, mời gọi các doanh nghiệp đầu tư và chế biết các sản phẩm từ củ năng, tạo điều kiện thuận lợi để sản phẩm củ năng P’Róh đến với người tiêu dùng một cách nhanh nhất. 

Người dân ở Pró thoát nghèo nhờ thay đổi nếp nghĩ, cách làm





Nguồn

Cùng chủ đề

Mẹo mặc đẹp đơn giản, thoải mái nhưng có gu mùa nắng

Thời trang mùa nắng đặt ưu tiên hàng đầu về sự thoáng mát. Do vậy những bộ cánh...

Công thức phối áo blazer mùa nắng đẹp miễn chê

Áo blazer là món đồ thời trang linh hoạt bậc nhất trong tủ đồ. Chiếc áo này vừa...

Nắng nóng gay gắt ở Nam bộ vào cuối tuần

TPO - Cơ quan khí tượng dự báo nắng nóng tiếp tục xảy ra trên diện rộng ở các tỉnh miền Đông và một vài nơi ở các tỉnh miền Tây Nam bộ vào cuối tuần với nhiệt độ cao nhất từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C. Theo Đài Khí tượng Thủy văn Nam bộ, ngày hôm qua (15/2), nắng nóng đã xảy ra diện rộng trên khu vực Miền Đông và vài...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Tận tụy vì sự phát triển của buôn làng (Bài 1)

Khu vực Tây Nguyên là nơi hội tụ của hầu hết thành phần dân tộc Việt Nam, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước; là nơi có nền văn hóa đa dạng, phong phú với những đặc trưng riêng biệt. Cùng với chính sách của Đảng, Nhà nước, đội ngũ Người có uy tín đã có những đóng góp quan trọng trên hành trình phát triển vùng đất Tây...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Những người lính với hành trình làm sạch đất

Ngoài thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị chính quy, những người lính công binh tại nơi biên ải Hà Giang đang từng ngày, từng giờ quyết tâm làm sạch những mảnh đất bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh để trả lại sự bình yên cho vùng đất biên cương Tổ quốc.Từ mô hình trồng thử nghiệm của Người có uy tín Hồ Đức...

Bạc Liêu: Thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Bạc Liêu đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho vùng có...

Bài đọc nhiều

Ứng phó bão số 1, hàng không đóng cửa 3 sân bay

Cục Hàng không VN vừa tiếp tục có công điện gửi các đơn vị có liên quan để tiếp tục chủ động phòng, chống, ứng phó cơn bão số 1 (tên quốc tế Talim) nhằm đảm bảo an toàn hoạt động bay, người và tài sản...

Tổng giám đốc WHO chúc mừng thành tựu y tế của Việt Nam

Tổng giám đốc Tổ chức y tế thế giới (WHO) nói, WHO tự hào khi chứng kiến những chuyển biến trong lĩnh vực y tế của Việt Nam trong thời gian qua, WHO sẽ tiếp tục duy trì phối hợp và hỗ trợ mạnh mẽ cho Việt Nam trên hành trình mang lại cuộc sống khỏe mạnh, an toàn và thịnh vượng hơn cho toàn thể người dân.

Catholic Relief Services: Dìu bạn trên hành trình hạnh phúc

Đó là tâm nguyện và hành động của tổ chức Catholic Relief Services (CRS) đã có nhiều dự án để hỗ trợ người khuyết tật Việt Nam trong những năm qua. Hòa nhập để vươn lên Phan Bá Quang (sinh năm 2015 tại Quảng Trị), giờ đây đã tự tin hòa mình vào các hoạt động nhóm, tự tay gấp quần áo, sắp xếp sách vở gọn gàng và hoàn thành nhiều...

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam chủ trì họp gỡ khó cho doanh nghiệp

Theo báo cáo của Sở KH&ĐT Quảng Nam, tính đến tháng 4/2023, toàn tỉnh có 54 DN giải thể, 631 DN đăng ký tạm dừng hoạt động, tăng hơn 12% so với cùng kỳ, tương ứng tăng 68 DN. Ngoài nông, lâm nghiệp, thủy sản và dịch vụ, các ngành...

Quảng Ninh ra công điện khẩn chủ động ứng phó Bão số 1

Để khẩn trương chủ động ứng phó với bão số 1 nhất là trong thời gian bão vào Vịnh Bắc Bộ và mưa lũ do hoàn lưu bão, sau bão cần khẩn trương tập trung vào một số nội dung: Chủ tịch UBND các huyện, thị...

Cùng chuyên mục

Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Tận tụy vì sự phát triển của buôn làng (Bài 1)

Khu vực Tây Nguyên là nơi hội tụ của hầu hết thành phần dân tộc Việt Nam, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước; là nơi có nền văn hóa đa dạng, phong phú với những đặc trưng riêng biệt. Cùng với chính sách của Đảng, Nhà nước, đội ngũ Người có uy tín đã có những đóng góp quan trọng trên hành trình phát triển vùng đất Tây...

Những người lính với hành trình làm sạch đất

Ngoài thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị chính quy, những người lính công binh tại nơi biên ải Hà Giang đang từng ngày, từng giờ quyết tâm làm sạch những mảnh đất bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh để trả lại sự bình yên cho vùng đất biên cương Tổ quốc.Từ mô hình trồng thử nghiệm của Người có uy tín Hồ Đức...

Quyết chấm dứt nạn đói cho trẻ em châu Phi, AfDB phê duyệt lập quỹ hàng chục triệu USD

Hội đồng quản trị của Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) đã phê duyệt việc thành lập một quỹ nhằm giúp chấm dứt nạn đói và suy dinh dưỡng ở trẻ em trong độ tuổi đi học tại châu lục.

Xây dựng không gian mạng an toàn cho sự phát triển lành mạnh của phụ nữ và trẻ em

Ngày 28/3, tại Hà Nội, Bộ Công an với sự hỗ trợ của UN Women và UNESCO đã tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề: Bảo vệ phụ nữ và trẻ em trên không gian mạng.

Xây dựng không gian mạng an toàn cho sự phát triển lành mạnh của phụ nữ và trẻ em

Ngày 28/3, tại Hà Nội, Bộ Công an với sự hỗ trợ của UN Women và UNESCO đã tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề: Bảo vệ phụ nữ và trẻ em trên không gian mạng.

Mới nhất

Nền tảng tăng trưởng mới của VNG

"Trước làn sóng AI, chúng tôi không chờ đợi-chúng tôi hành động. Quan điểm của chúng tôi rất rõ ràng: đừng chỉ nói, hãy làm. Bắt đầu từ dự án nhỏ, triển khai nhanh trên nhiều lĩnh vực, liên tục thích ứng nhưng luôn đặt giá trị người dùng làm ưu tiên hàng đầu. Yêu cầu chứng minh...

Hành Trình Kiến Tạo Tương Lai Số Hóa Bền Vững Cho Việt Nam

Tầm nhìn và sứ mệnh Trong suốt 20 năm hình thành và phát triển, VNG không ngừng đổi mới vì một tương lai số của Việt Nam. Từ một công ty game trực tuyến khởi nghiệp năm 2004, VNG đã phát triển thành doanh nghiệp công nghệ hàng đầu, tiên phong trong nhiều lĩnh vực then chốt như...

20 năm không ngừng đổi mới

20 năm qua, chúng tôi liên tục dẫn đầu trong nhiều lĩnh vực và kiến tạo nên những sản phẩm - dịch vụ "industry first" tại  Việt Nam.Các cột mốc chính:  2004: Khởi nghiệp, tiên phong khai phá thị trường game nhập vai trên PC. 2012: Ra mắt Zalo, nền tảng mạng xã hội đầu tiên của Việt Nam.  2013:...

Để “hồn cốt dân tộc” lưu giữ trong từng tên xã, tên phường?

VHO - HĐND hai tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận đã họp và ra Nghị quyết thống nhất chủ trương sáp nhập hai tỉnh. Nhân dân, các chuyên gia văn hóa cho rằng, việc sáp nhập này là cần thiết sẽ tạo mối liên kết vùng, phát huy thế mạnh để phát triển kinh tế -xã của hai...

“Phương thức sản xuất số là yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp”

Đây là nhận định của ông Lê Hồng Quang – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần MISA tại tọa đàm “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng...

Mới nhất