Trang chủSự kiệnThủ đô Hà Nội: Nơi kết tinh sức mạnh văn hóa, tinh...

Thủ đô Hà Nội: Nơi kết tinh sức mạnh văn hóa, tinh thần Việt Nam

Giáo sư, Tiến sỹ, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, nguyên Giám đốc Trung tâm Hà Nội học và Phát triển Thủ đô đã có nhiều đề tài nghiên cứu về Hà Nội, chủ biên, đồng chủ biên và tác giả hơn chục đầu sách và hàng chục bài báo khoa học về Hà Nội, xây dựng thành công ngành học Hà Nội học phục vụ cho các chiến lược phát triển Thủ đô. Ông cũng là người trực tiếp tham gia xây dựng hồ sơ khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long thành Di sản Văn hóa Thế giới. Năm 2020, Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc được tặng danh hiệu Công dân Thủ đô ưu tú.

Nhân kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc dành cho phóng viên Báo Điện tử VietnamPlus cuộc trò chuyện thú vị về lịch sử hào hùng của Thủ đô cũng như những giá trị cốt lõi để gìn giữ, phát triển một Hà Nội-thành phố vì hòa bình.

title1.png

– Trong ký ức của nhiều người dân Việt Nam, sự kiến Giải phóng thủ đô ngày 10/10/1954 là một mốc son trong trang sử đầy hào hùng của dân tộc ta khi đoàn quân cách mạng tiến vào giải phóng thủ đô, mở ra một chương mới trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Vậy xin Giáo sư cho biết bối cảnh lịch sử về dấu mốc quan trọng này?

Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc: Ngày 7/5/1954, Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta. Chúng ta trở lại bàn đàm phán Geneva với vị thế của người chiến thắng và đi đến ký kết Hiệp định vào ngày 21/7/1954. Theo Hiệp định Geneva, Pháp và các bên liên quan cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào và Campuchia. Do tình hình tương quan lực lượng, các bên lấy Vĩ tuyến 17 làm ranh giới tạm thời. Pháp và các lực lượng thân Pháp phải di chuyển về phía Nam. Từ Vĩ tuyến 17 về phía Bắc, trong đó có Thủ đô Hà Nội đã hoàn toàn được giải phóng.

Về phía Việt Nam, Đảng và Chính phủ chủ trương tiếp quản toàn bộ khu vực phía Bắc, trọng điểm là thành phố Hà Nội. Trong khi đó, quân Pháp từng bước rút khỏi thành phố Hà Nội. Từ tháng 9/1954 cho đến ngày 9/10/1954, những người lính Pháp cuối cùng đã rút khỏi Hà Nội qua cầu Long Biên, có nghĩa rằng Thủ đô Hà Nội đã được giải phóng.

vna_potal_ky_niem_66_nam_ngay_giai_phong_thu_do_10101954_-_10102020_ha_noi_ngay_tro_ve_-_thu_do_buoc_sang_trang_su_moi_075534552_5050326.jpg
vna_potal_ky_niem_66_nam_ngay_giai_phong_thu_do_10101954_-_10102020_ha_noi_ngay_tro_ve_-_thu_do_buoc_sang_trang_su_moi_075539426_5050331.jpg

 

 

Ngày 19/9/1954, Bác Hồ và Đại đoàn quân tiên phong (Sư đoàn 308) đã về đến Phú Thọ và dừng chân ở Đền Giếng trong khu di tích Đền Hùng, Bác Hồ nói chuyện với Đại đoàn quân tiên phong và Bác khẳng định: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.” Bác căn dặn cán bộ, chiến sỹ vào tiếp quản Thủ đô phải giữ nghiêm kỷ luật, giữ gìn trật tự an ninh, bảo vệ tính mạng tài sản của nhân dân, chống mọi hành động phá hoại của kẻ thù; phải bảo vệ công thương nghiệp, kể cả công thương nghiệp của ngoại kiều. Bộ đội phải giúp đỡ nhân dân, tuyên truyền giải thích cho nhân dân, không được làm điều gì phiền nhiễu nhân dân, sao cho từ cụ già đến em bé đều quý mến, tin tưởng. Đây là một mệnh lệnh thiêng liêng, là chiến lược tiếp quản Thủ đô, không chỉ bằng các lực lượng quân sự, mà còn bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân, sức mạnh vật chất, sức mạnh tinh thần, sức mạnh từ chiều sâu, từ cội nguồn của lịch sử-văn hóa dân tộc.

Vậy là chúng ta đã thấy ngày 10/10/1954, Đại đoàn quân tiên phong đã tiếp quản Thủ đô trong một không khí hòa bình, hân hoan, không tiếng súng và không đổ máu.

– Thưa Giáo sư, việc Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng chủ trương cử thanh niên trí thức từ chiến khu về Thủ đô từ những ngày đầu tháng 10 để chuẩn bị công tác tiếp quản có ý nghĩa như thế nào trong những ngày đầu của công cuộc xây dựng và phát triển Thủ đô sau này?

img_9029.jpg
Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc trả lời phỏng vấn của phóng viên Báo Điện tử VietnamPlus. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc: Chúng ta vừa mới giành chính quyền ở Thủ đô Hà Nội trong cuộc Cách mạng Tháng Tám vĩ đại, thì đã phải bước ngay vào cuộc kháng chiến chống Pháp. Các trí thức của Thủ đô phần lớn đã đi lên căn cứ địa Việt Bắc phục vụ kháng chiến. Số còn lại làm việc tại trường Đại học Đông Dương. Đến năm 1951, Đại học Đông Dương chuyển vào Sài Gòn, Hà Nội hầu như không còn trí thức làm việc trực tiếp. Cũng bắt đầu từ lúc này, Đảng và Chính phủ trong chủ trương kháng chiến kiến quốc đã chăm lo xây dựng đội ngũ trí thức mới cho Thủ đô Hà Nội. Đây chính là lực lượng quan trọng tham gia tiếp quan Thủ đô, thực hiện đúng như lời dạy của Bác Hồ là “làm cho Hà Nội thành một Thủ đô yên ổn, tươi vui và phồn thịnh.”

Chúng ta tiếp quản và giữ được Thủ đô còn tương đối nguyên vẹn là một kỳ tích. Đành rằng với cơ sở hạ tầng hết sức lạc hậu và đây đó vẫn còn các mưu đồ phá hoại của kẻ thù, nhưng cuối cùng chúng ta đã vượt lên tất cả, tiếp quản nhanh gọn và an toàn Thủ đô, giữ vững nền hòa bình và nhanh chống tái thiết Thủ đô ngàn năm văn hiến theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, làm hậu phương lớn cho tiền tuyến lớn miền Nam. Trí thức mới của Thủ đô Hà Nội luôn luôn giữ vai trò đặc biệt quan trọng của công cuộc kiến tạo kỳ vĩ này.

title2.png

– Thưa Giáo sư, là người đã có nhiều những công trình nghiên cứu về Thủ đô Hà Nội, ông có đánh giá như thế nào về quá trình 70 năm Hà Nội đổi mới và phát triển?

Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc: Điều đầu tiên, tôi cho rằng Hà Nội đã thực hiện được đầy đủ sứ mệnh là một hậu phương lớn cho cả tiền tuyến lớn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đặc biệt, sứ mệnh đó được kết tinh bằng Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không vào cuối năm 1972. Sự kiện này kết tinh tất cả giá trị lịch sử, văn hóa, làm nên một kỳ tích, góp phần to lớn trong công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Với vai trò là Thủ đô của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội đã đi tiên phong trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước.

Ngày đầu tiếp quản, Hà Nội chỉ có 36 khu phố nội thành và 4 quận (46 xã) ngoại thành, với khoảng hơn 40 vạn dân, trong đó tuyệt đại đa số là thị dân buôn bán nhỏ và nông dân nghèo khổ. Thủ đô Hà Nội ngày hôm nay đã thay đổi hoàn toàn so với Thủ đô Hà Nội 70 năm trước. Đây thật sự là một bước tiến thần kỳ.

– Là một Thủ đô có bề dày lịch sử nghìn năm, theo Giáo sư, Hà Nội cần phải làm gì để giữ gìn được những giá trị văn hóa làm nên hồn cốt của mình?

Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc: Một nguyên tắc xây dựng Thủ đô của chúng ta là phát triển trên nền tảng di sản. Phải nói rằng Hà Nội sở hữu khối lượng lớn di sản lịch sử-văn hóa và thiên nhiên vô cùng phong phú, đa dạng. Nếu chỉ tính riêng di sản văn hóa vật thể, theo thống kê, Hà Nội có gần 6.000 di tích, chiếm gần một phần ba tổng số di tích của cả nước, trong khi diện tích Hà Nội chỉ chiếm 1% diện tích tự nhiên cả nước. Đó là một nguồn lực rất lớn để Hà Nội phát triển toàn diện, bền vững, song cũng là thách thức lớn đối với những người lãnh đạo và quản lý Thủ đô, bởi khai thác nguồn tài nguyên này đòi hỏi phải có tâm và có tầm tương xứng.

Thành phố đã thể hiện quyết tâm xây dựng Thủ đô Văn hiến – Văn minh – Hiện đại trên nền tảng của các di sản với các chủ trương, đường lối, quyết sách đều dựa trên cơ sở đề cao giá trị lịch sử-văn hóa, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản, đi đầu trong phát triển công nghiệp văn hóa, đẩy mạnh du lịch văn hóa, nâng tầm kinh tế di sản thành ngành kinh tế mạnh của Thủ đô. Tôi cho rằng đó là hướng phát triển bền vững, toàn diện, có tính đột phá rất cao của Hà Nội hiện nay.

quote.png

– Hà Nội đã được thế giới ghi nhận là “Thành phố Sáng tạo,” “Thành phố vì hòa bình,” “Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người”…, vậy chúng ta phải làm gì để phát huy được những danh hiệu đó mà không ‘lạc’ ra khỏi dòng chảy của văn minh đô thị?

Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc: Ngày 16/7/1999, Hà Nội được UNESCO vinh danh “Thành phố vì hòa bình,” nhưng chúng ta cần hiểu rằng đó là sự ghi nhận của thế giới đối với toàn bộ tiến trình lịch sử – văn hóa của thành phố, chứ không phải chỉ riêng năm cuối của thế kỷ XX. Nói đến Thăng Long-Hà Nội – Thành phố vì Hòa bình, không thể không nói đến “Đại cáo bình Ngô” của Lê Lợi-Nguyễn Trãi với tuyên ngôn bất hủ: “Lấy đại nghĩa để thắng hung tàn/ Lấy chí nhân để thay cường bạo” và bày tỏ mong ước “Kiền khôn bĩ rồi lại thái/ Nhật nguyệt hối rồi lại minh/ Muôn thuở nền thái bình vững chắc.”

Ông cha ta thời xưa đã khẳng định tầm quan trọng của hòa bình, ổn định. Yêu chuộng độc lập, tự do, khát vọng cháy bỏng về một nền hòa bình đích thực từ ngàn đời đã là nguồn sức mạnh để vượt qua mọi thử thách hiểm nghèo.

Ngày nay, chúng ta cần tiếp nối truyền thống và nâng tầm giá trị truyền thống. Đây thật sự là một cuộc chấn hưng văn hóa lớn, một thời kỳ “đại phục hưng” văn hóa dân tộc để nâng tầm phát triển toàn diện và bền vững Thủ đô.

Văn hóa đã trở thành ngọn đuốc dẫn dắt đồng bào ta vượt qua hai cuộc kháng chiến, tạo ra những kỳ tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Từ Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần đầu tiên năm 1946, Bác Hồ đã nhấn mạnh: “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi” và quả thực, văn hóa đã trở thành ngọn đuốc dẫn dắt đồng bào ta vượt qua hai cuộc kháng chiến, tạo ra những kỳ tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mặc dù văn hóa đã chứng minh được vai trò của mình như vậy, nhưng đến nay cũng vẫn còn những ý kiến cho rằng văn hóa chỉ là để tô điểm cho cuộc sống, là ngành “ăn theo,” chỉ biết “tiêu tiền” mà không tạo ra của cải cho xã hội… Đó là lối tư duy không thực tế và hết sức ấu trĩ. Chúng ta đang sống trong thời đại kinh tế và văn hóa kết quyện lại với nhau thành một thể thống nhất và văn hóa đang trở thành nguồn lực lớn nhất và quan trọng nhất cho phát triển ở bất cứ một quốc gia nào.

Tôi rất vui mừng được biết Hà Nội là địa phương đầu tiên của cả nước có một nghị quyết chuyên đề về phát triển công nghiệp văn hóa (Nghị quyết số 09-NQ/TƯ). Hà Nội cũng vừa mới hoàn thành Luật Thủ đô (sửa đổi) và Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050… tất cả đều đặc biệt đề cao vai trò của văn hóa. Điều này cho thấy quyết tâm lớn của cả hệ thống chính trị thành phố nhằm sớm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Thủ đô Hà Nội Văn hiến-Văn minh-Hiện đại.

– Xin trân trọng cảm ơn Giáo sư!

vna_potal_phong_canh_thanh_pho_ha_noi_525972.jpg
Thủ đô Hà Nội Văn hiến-Văn minh-Hiện đại ngày nay. (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN)
credit.png

Vietnamplus.vn

Nguồn:https://mega.vietnamplus.vn/bai-4-thu-do-ha-noi-noi-ket-tinh-suc-manh-van-hoa-tinh-than-viet-nam-6627.html

Cùng chủ đề

Nhật Bản mong muốn tăng cường các hoạt động giao lưu nhân dân tại Hà Nội

Phía Nhật Bản mong muốn có thể đưa các hoạt động của Lễ hội Việt - Nhật tới Thủ đô Hà Nội trong thời gian tới, qua đó nhằm thúc đẩy giao lưu nhân dân, đóng góp và nâng tầm mối quan hệ song phương Việt Nam - Nhật Bản. Chiều 10/10, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã tiếp và làm việc với đoàn Cố vấn đặc biệt Liên minh...

Hà Nội tiếp tục cấm đường, phân luồng giao thông quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm đến hết ngày 13/10

UBND thành phố Hà Nội đồng ý với đề xuất của UBND quận Hoàn Kiếm về việc cấm đường xung quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm phục vụ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô tới hết ngày 13/10. Chiều 10/10, Văn phòng UBND Thành phố vừa có Công văn số 12434/VP-ĐT ngày 10/10/2024, thông báo chỉ đạo của Chủ tịch UBND Thành phố về việc cấm đường xung quanh khu vực hồ...

Vẹn nguyên cảm xúc của những người trong đoàn quân trở về Thủ đô từ 70 năm trước

Nhân dân Thủ đô hân hoan chào đón các đơn vị quân đội ta vào tiếp quản Thủ đô. (Ảnh: TTXVN - Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1) Tôi sinh ra ở Hà Nội năm 1936, trước đây gia đình ở phố Mã Mây, Hoàn Kiếm. Năm 1946, cha mẹ tôi theo lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ, dẫn 7 anh em lên Việt Bắc tản cư. Anh cả tôi năm đó mới 16 tuổi...

Hà Nội lắng đọng, tự hào với “bản hùng ca phố”

"Hà Nội - Bản hùng ca phố" gợi nhớ về những ngày tháng lịch sử anh dũng mà hào hoa của Thủ đô và sự tiếp nối của thế hệ ngày nay trong công cuộc gìn giữ hòa bình, xây dựng phát triển Hà Nội, xứng với danh hiệu Thành phố Vì hòa bình, Thành phố sáng tạo, vươn mình trong thời đại mới. Tối 10/10, chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng...

Những công trình, tuyến đường làm thay đổi hoàn toàn diện mạo Hà Nội

Hai dự án đường sắt đô thị, những công trình giao thông trong nội đô hay các tuyến cao tốc... được xây dựng trong thập kỷ qua đã làm cho bộ mặt Hà Nội thay đổi đáng kể, sánh ngang với thủ đô các nước trong khu vực Đông Nam Á.   Đường Võ Nguyên Giáp kết nối Cảng hàng không quốc tế Nội Bài với trung tâm Thủ đô dài 12km, rộng từ 70 - 100m, đi qua 2 huyện...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đà Nẵng sẵn sàng đón hơn 456.000 lượt khách dịp Tết Nguyên đán 2025

Nhân Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (từ ngày 25/1 đến 2/2), Đà Nẵng dự kiến đón hơn 456.000 lượt khách du lịch, tăng 13,5% so với kỳ nghỉ năm ngoái; trong đó, khách quốc tế ước đạt hơn 221.000 lượt.Đà Nẵng khẳng định điểm đến của sự kiện lễ hội hàng đầu châu ÁChương trình 'Mùa du lịch biển Đà Nẵng': Nhiều hoạt động hấp dẫn, hút kháchĐà Nẵng: Phát triển du lịch an toàn, bền vững trên...

Giáo viên Hà Nội sẽ được đảm bảo quyền lợi theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết thành phố đã chấp thuận đề xuất của Sở Giáo dục-Đào tạo Hà Nội và Sở Tài chính về hỗ trợ tiền thưởng cho giáo viên theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP Ngày 24/1, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương cho biết thành phố đã chấp thuận đề xuất của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Sở Tài chính...

Kinh nghiệm để có chuyến du lịch Tết an toàn và tiết kiệm

Tìm hiểu thời tiết điểm đến du lịch sẽ giúp bạn chuẩn bị trang phục phù hợp, tránh tình trạng mang quần áo không phù hợp với thời tiết sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là trẻ nhỏ và người cao tuổi.Du lịch Tết Nguyên đán: Lượng tìm kiếm chỗ ở của khách quốc tế tăng 139%Xu hướng du lịch gia đình sẽ “lên ngôi” trong năm 2025Vì sao du lịch Việt vẫn chưa thể trở thành...

95 năm Ngày thành lập Đảng: Vun đắp tình cảm đặc biệt Lào-Việt Nam

Các lãnh đạo của Lào chúc mừng những thành tựu to lớn, toàn diện, có ý nghĩa lịch sử mà Việt Nam đã đạt được trong công cuộc đổi mới, nhất là những kết quả nổi bật về đối nội và đối ngoại trong 2024. Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link Nhân kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025, trong các ngày từ 21- 22/1, Đại sứ Việt Nam...

Giải thưởng Du lịch ASEAN 2025 gọi tên điểm du lịch cộng đồng Cồn Chim

Điểm độc đáo ở Cồn Chim là du khách có thể hòa mình cùng thiên nhiên, tìm hiểu, trải nghiệm sinh kế "thuận thiên" và thưởng thức món ăn dân dã Nam Bộ, tham gia trò chơi dân gian đặc sắc.Làng rau Trà Quế, Hội An - "Làng du lịch tốt nhất thế giới" năm 2024Văn hóa truyền thống - Thế mạnh để phát triển du lịch cộng đồng ở Cao BằngRa mắt công trình số hóa Khu di...

Bài đọc nhiều

01:45:08

Ngắm hổ mang chúa dài 38m ôm đá quý, linh vật xuân Ất Tỵ 2025 của Phú Yên

(VTC News) - Đường hoa xuân cùng linh vật chào xuân Ất Tỵ 2025 của TP Tuy Hòa vừa lộ diện khiến người dân, du khách và dân cư mạng trầm trồ. Video cụm linh vật Rắn ở Phú Yên khiến dân mạng trầm trồ Đường hoa Xuân Ất Tỵ 2025 tại TP Tuy Hòa (Phú Yên) vừa được khai mạc vào tối 19/1 với linh vật tết mang tên Kim Tỵ Phú Quý - Hổ mang chúa khiến người dân và...

Đèn lồng khổng lồ 70m làm khách Nhật bất ngờ: Người Việt quá sáng tạo!

(Dân trí) - Có mặt tại lễ hội đèn lồng quốc tế ở Việt Nam, anh Harashima người Nhật cho biết rất bất ngờ khi thấy nhiều tác phẩm được thiết kế hoành tráng. Đặc biệt, anh ấn tượng với nhiều đèn lồng đội Việt Nam. Từ 18/1 đến 16/3, lễ hội đèn lồng quốc tế với quy mô lớn nhất Việt Nam được tổ chức với chủ đề "Ánh sáng phương Đông" tại huyện Văn Giang, Hưng Yên. Đây là sự kiện văn...

Bà Harris dẫn trước ông Trump với tỷ lệ sít sao trên toàn quốc

Trong cuộc khảo sát được The Guardian công bố, ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris đang dẫn trước đối thủ đảng Cộng hòa Donald Trump với tỷ lệ ủng hộ toàn quốc là 47% và 46%. Dữ liệu khảo sát được The Guardian công bố cho thấy, tỷ lệ ủng hộ bà Harris và ông Trump trên toàn nước Mỹ tính tới ngày 30/10 lần lượt là 47% và 46%, và số liệu này vẫn giữ nguyên từ hôm...

Kinh tế Việt Nam năm 2024 phục hồi tích cực, dự báo vượt mục tiêu Quốc hội đề ra

Với quyết tâm cao của toàn hệ thống chính trị, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, rất nhiều đại biểu tin tưởng rằng mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2024 sẽ hoàn thành và vượt mục tiêu. Báo cáo tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh năm 2024, kinh tế phục hồi tích cực, cả năm ước đạt khoảng 6,8-7%, vượt mục tiêu Quốc hội...

Giới trẻ xếp hàng từ 6h30, chờ 7 tiếng để chụp ảnh ở quán cà phê cổ trang

(Dân trí) - Nhiều bạn trẻ không ngần ngại đến từ sáng sớm, sẵn sàng chi khoảng 600.000 đồng để tận hưởng 120 phút chụp ảnh tại quán cà phê mang phong cách cổ trang đang "gây sốt" ở Hà Nội. Giới trẻ lấy số thứ tự xếp hàng để vào quán cà phê cổ trang (Video: Tiến Bùi). Trước sức hút của trào lưu chụp ảnh trong trang phục truyền thống dịp cận Tết Nguyên đán, nhiều quán cà phê...

Cùng chuyên mục

Vào vụ Tết, làng nghề bánh tráng hơn 200 năm liên tục cháy hàng

Cần Thơ - Sản xuất hàng nghìn chiếc bánh tráng mỗi ngày, các hộ dân tại làng nghề Thuận Hưng (quận Thốt Nốt) vẫn không đủ đáp ứng cho thị trường Tết. Ghé thăm làng nghề bánh tráng Thuận Hưng (quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ) những ngày cận Tết, chúng tôi có dịp cảm nhận được sự hối hả của bà con nơi đây. Từ sáng sớm, những chiếc lò đã nghi ngút khói để cho ra những chiếc...

Đào rừng Sơn La cổ thụ giá gần trăm triệu hút khách ở TPHCM

TPO - Một tuần trở lại đây, các nhà vườn ở miền Bắc đã vận chuyển những gốc đào "khủng" bày bán ở công viên 23/9 (quận 1, TPHCM), với giá hàng chục đến cả trăm triệu đồng.  Những ngày gần đây, công viên 23/9 rộn ràng hơn mọi khi. Hàng trăm gốc đào từ miền Bắc được bày bán làm rực hồng một góc trời. Ông Nguyễn Văn Sơn (ngụ Hà Nội) cho biết năm nay gia đình ông đem 400 gốc đào vào TPHCM bán,...

Chi tiết 30 điểm bắn pháo hoa ở Hà Nội dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

(Dân trí) - Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Hà Nội tổ chức 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa, trong đó có 10 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp và 21 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp. Thiết kế: Patrick Nguyễn Nguồn:https://dantri.com.vn/xa-hoi/chi-tiet-30-diem-ban-phao-hoa-o-ha-noi-dip-tet-nguyen-dan-at-ty-2025-20250123223710855.htm

Giới trẻ tấp nập check in đường hoa Tết ở ‘khu nhà giàu’ TPHCM

TPO - Chưa đến giờ khai mạc nhưng từ trưa, nhiều bạn trẻ đã đến chụp ảnh cùng linh vật năm Ất Tỵ tại tuyến đường nối thẳng đến cầu Ánh Sao trong KĐT Phú Mỹ Hưng (Quận 7, TPHCM). Đường hoa với nhiều tiểu cảnh rực rỡ, mở cửa đón khách từ 23/1 đến 1/2. Cổng Nghinh xuân với sắc đỏ, vàng rực rỡ. Trên cổng, chủ đề được thể hiện nổi bật, cùng hàng trăm chiếc phong bao lì xì...

Lễ hội xuân lớn nhất Việt Nam giáp Hà Nội, già trẻ đều mê

Từ Hà Nội bắt xe buýt miễn phí đến Lễ hội Ánh sáng phương Đông, người lớn trẻ nhỏ bắt gặp cả một thiên đường ánh sáng, lại đủ ‘combo’ mua sắm, ăn chơi ‘tẹt ga’ mùa Tết. Check-in bên cạnh Lạc Long Quân trở về, tác phẩm đèn lồng đoạt giải khuyến khích tại Cuộc thi đèn lồng quốc tế Ocean. Diễn ra đến hết ngày 16-3, tới thời điểm hiện tại Lễ hội Ánh sáng phương Đông 2025 tại Vinhomes Ocean...

Mới nhất

Nguyên Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu qua đời

NDO - Thông tin từ Bộ Y tế tối 24/1 cho biết, nguyên Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu đã qua đời lúc hơn 17 giờ chiều nay tại Hà Nội. Trước đó, nguyên Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu có thời gian điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai từ giữa năm 2024 trong tình trạng...

Nguồn hàng dồi dào nhưng chi tiêu Tết Ất Tỵ 2025 không quá cao vì một xu hướng

Nguồn cung hàng nông sản tương đối dồi dào, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết Ất Tỵ 2025. Tuy nhiên, dự báo mức chi tiêu của người dân năm nay không tăng đột biến, bởi xu hướng tiêu dùng đơn giản, tiết kiệm. ...

Mẹo để tránh ăn quá nhiều trong dịp tết

Tết là dịp để sum họp gia đình, gặp gỡ bạn bè. Khi mọi người đều vui vẻ, đồ ăn, đồ uống thoải...

4 điều ít ngờ tới ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc

Uống thuốc hằng ngày là thói quen của nhiều người, đặc biệt là người cao tuổi có bệnh mạn tính. Không chỉ thuốc...

Cháy dữ dội xưởng gỗ ở Thủ Đức, bộ đội giúp dập lửa, di dời tài sản

Xưởng gỗ bị cháy nằm gần Ban Chỉ huy Quân sự TP Thủ Đức nên lực lượng bộ đội đã đến hỗ trợ. Xưởng gỗ bị cháy nằm gần Ban Chỉ huy Quân sự TP Thủ Đức nên lực lượng bộ đội đã đến hỗ trợ. Ngày 24-1, Công an TP Thủ Đức (TP HCM) đang...

Mới nhất